1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quanconan1991

    quanconan1991 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Cái ảnh thứ 3 là ảnh tinh vân M31(andromeda) ,phía góc dưới là M32 hay sao ấy!
    còn ảnh thứ 5 hình như là của M45 còn có tên gọi khác là Pleiades(tua rua)
    Còn 4 cái ảnh đầu của bức thứ 8 là hình chụp 4 vệ tinh của Mộc tinh!
    Em chỉ biết có thế!vi vọng là không sai!
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Quanconan nhanh ghê (đúng là Conan thám tử) ! Đây là đáp án của tớ:
    1: Một thiên hà : không biết tên
    2 :Thiên hà M51
    3. Thiên hà Andromeda M31
    4. Hiện tượng cực quang
    5. Quần tinh Pleiades
    6. Tinh vân NGC 3603 (trên hình đã chú thích)
    7. Đất trên sao Hỏa, vùng núi Olympus Mons, một núi lửa cao nhất hệ Mặt trời
    8. 4 vệ tinh lớn của sao Mộc
    9. Không biết. Chắc là một tinh vân hành tinh
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    1. Thiên hà NGC-1350. Cái này dựa vào tên file gốc
    ngc1350_eso_c30.jpg
    9. Tổ hợp tinh vân Rho Ophiuchus (Rho Ophiuchus Nebulae Complex).
    Cái này có được sau khi google với từ khóa Jerry Lodriguss.
    http://www.astropix.com/HTML/D_SUM_S/RHO.HTM
    Thêm thông tin về tổ hợp tinh vân này
    http://home.earthlink.net/~rickwiggins/id26.html
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 16:51 ngày 15/12/2007
  4. pinkdiamond

    pinkdiamond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2007
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    hờ hờ cái pleiades ấy , sao mỗi ảnh vẽ 1 kỉu thía nhĩ
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được pinkdiamond sửa chữa / chuyển vào 13:14 ngày 16/12/2007
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Mira: Ngôi sao kì lạ
    [​IMG]
    Đối với các nhà thiên văn học thế kỉ 17, Omicron Ceti hay Mira quả thực là một ngôi sao kì lạ. Cứ khoảng 11 tháng, độ sáng của Mira lại thay đổi một cách đáng kể. Thiên văn học hiện đại đã phát hiện ra Mira là hệ sao biến quang đặc biệt. Chỉ cách chúng ta có 420 NAS, sao khổng lồ đỏ Mira A (bên phải) có đường kính gấp hơn 700 lần Mặt Trời. Mira A và sao lùn trắng Mira B quay quanh nhau trên một quỹ đạo khá ổn định. Mira B được bao bọc bởi một đĩa khí gồm những vật chất bắn ra khỏi sao khổng lồ đỏ trong quá trình vận động của mình. Đối với một hệ thống kép như vậy, đĩa khí rất nóng xung quanh sao lùn trắng thường phát ra một chút bức xạ tia X. Tuy nhiên trong bức ảnh trên của đài quan sát Chandra, bản thân sao khổng lồ đỏ với nhiệt độ không cao Mira A lại phát ra luồng tia X với năng lượng rất cao và rất mạnh, hoàn toàn biệt lập so với đĩa khí yếu ớt của "người hàng xóm". Sự tương tác đặc biệt giữa bề mặt hai ngôi sao thông qua dải khí giữa chúng có lẽ là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên.
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Cực quang ở phía xa
    [​IMG]
    Vài dạng cực quang chỉ có thể phát hiện được thông qua một camera. Chúng sáng quá yếu tới mức mắt thường không thể nhận ra. Những đối tượng mờ như vậy gọi là "sub-visual" (dưới ngưỡng thị giác). Nguyên nhân là do mắt người chỉ có khả năng thu nhận ánh sáng trong một phần nhỏ của giây tại cùng một thời điểm. Trong khi đó cửa sập của máy ảnh (hoặc máy quay) lại có thể mở ra trong thời gian dài để tổng hợp và ghi lại lượng ánh sáng rất yếu ớt phát ra từ đối tượng.
    Khi ghi lại quang cảnh bầu trời ở Juneau, Alaska, Mĩ với thời gian phơi sáng (thời gian mở cửa sập) là 30s, máy ảnh của tác giả Lance McVay đã phát hiện ra cực quang dạng "sub-visual" gần phía chân trời. Cực quang được hình thành do những hạt năng lượng đến từ Mặt Trời như electron, proton dưới tác dụng của từ trường Trái Đất đã va chạm vào các phân tử khí ở độ cao rất lớn của bầu khí quyển. Va chạm sẽ làm bật các electron từ phân tử khí. Khi chúng nhận lại electron, bức xạ sẽ được phát ra, chẳng hạn oxi sẽ phát sáng xanh như trên hình. Tất nhiên, cực quang còn có nhiều màu và hình dạng khác nữa.
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Hubble và Keck phối hợp tìm ra thiên hà lùn​
    [​IMG]
    Bức ảnh minh họa trên cho thấy một thiên hà rất nhỏ nằm cách chúng ta tới 6 tỉ NAS. Đây được coi là thiên hà nhỏ nhất mà con người có thể phát hiện ra tại khoảng cách khủng khiếp này!
    Thiên hà xa xăm trên được các nhà khoa học khám phá ra bằng hiệu ứng thấu kính hấp dẫn. Ánh sáng từ một đối tượng ở rất xa sẽ bị bẻ cong và khuếch đại lên nhiều lần do hấp dẫn của một đối tượng khác (thường là một thiên hà hay một quần thiên hà) nằm ở gần Trái Đất hơn. Khi Trái Đất và hai đối tượng kia xếp thành một đường thẳng, người quan sát trên Trái Đất sẽ thấy ánh sáng từ đối tượng nằm ở xa nhất bị khuếch đại tạo nên một "vành sáng" xung quanh đối tượng nằm ở gần hơn. Vành sáng đó gọi là "vành đai Einstein" (Einstein ring).
    Vành đai Einstein được minh họa ở trên hình như một vòng tròn màu vàng nhạt bao quanh thiên hà đóng vai trò thấu kính hấp dẫn. Hiện tượng thú vị này mang trên nhà vật lý - thiên văn Albert Einstein, người đã đưa ra dự đoán tuyệt vời: "Ánh sáng có thể bị bẻ cong bởi trường hấp dẫn". Nhờ có thấu kính hấp dẫn, ánh sáng từ thiên hà lùn sẽ được khuếch đại lên tới 10 lần. Bức ảnh trên phối hợp quan sát của hai kính thiên văn hiện đại nhất hiện nay: W. M. Keck (bước sóng hồng ngoại) và Hubble (bước sóng khả kiến). Thiên hà lùn trên là đối tượng rất trẻ của vũ trụ, hầu hết sao của thiên hà này vừa mới được hình thành ít lâu.
    Những hình ảnh của Hubble được chụp hôm 5/11/2006 bằng camera khảo sát tiên tiếng kết hợp camera cận hồng ngoại và quang phổ kế đa chức năng. Những hình ảnh của Keck được chụp hôm 11/12/2006. Các dữ liệu tổng hợp được công bố hôm 4/11/2007.
    Nguồn: Hubblesite - NewsCenter (STScI-2007-38)
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 10:39 ngày 16/12/2007
  8. pinkdiamond

    pinkdiamond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2007
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Ảnh chụp đó bạn. Thêm mấy cái ảnh chụp của Pleiades nữa này:
    Hubble.
    [​IMG]
    Đài Baker
    [​IMG]
  10. lamdba

    lamdba Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    Sao không thấy bác nào post ảnh mưa sao băng hôm vừa rồi lên cho mọi người xem với! Hôm đó chổ mình trời mưa và nhiều mấy quá, không nhìn thấy được gì hết..tiêc thật, mà có lẽ cũng nhiều bạn cùng hoàn cảnh như mình..hix, thế mà chờ hoài chẳng thấy bác nào post mưa sao băng Geminid lên hết hay là các bác ... hì, đùa thôi, có lẽ là mấy bác bận quá!
    Nhanh nhanh lên nghe mấy bác, tiếc và tò mò quá!
    Chúc mọi người ngày mai đầu tuần vui vẻ và cả tuần may mắn!

Chia sẻ trang này