1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Sao băng không chụp được đâu bạn, chỉ có dân chuyên nghiệp bấm máy rào rào hoặc quay phim mới có thể tóm được các sao băng.
    sao băng chỉ lóe lên trong vòng chừng vài giây rất khó để tóm nó trên ảnh .
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân Carina​
    [​IMG]
    Bức ảnh màu rực rỡ trên đã chụp cận cảnh khu vực tinh vân Carina Lớn (Great Carina Nebula - NGC 3372). Tinh vân Carina Lớn được một khu vực hình thành sao khá điển hình ở bầu trời phía nam và cách chúng ta 7.500 NAS. Bao trùm một diện tích khổng lồ xung quanh đám mây khí Lỗ Khóa (Keyhole Nebula - NGC 3324, gần trung tâm), bức ảnh trên chỉ cho thấy được một khoảng không trải dài cỡ 40 NAS bên trong tinh vân Carina. Cũng giống như tinh vân Orion ở thiên cầu bắc, tinh vân Carina rất sáng và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
    Màu sắc trong bức ảnh tuyệt diệu trên được lọc trên băng tần hẹp và nhuộm lại màu nhằm làm nổi bật các nguyên tố có trong các đám khí: sulfua có màu xanh da trời, hydrogen xanh lá cây và oxygen mang màu đỏ. Tinh vân Carina là cái nôi của những ngôi sao trẻ và vô cùng nặng như sao biến quang Eta Carinae, một ngôi sao với khối lượng gấp hơn 100 lần Mặt Trời của chúng ta. Sao Eta là ngôi sao rất sáng nằm ở phía trên, bên trái tinh vân Lỗ Khóa.
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Đuôi của một ngôi sao kì lạ​
    [​IMG]
    Đối với các nhà thiên văn học thế kỉ 17, Omicron Ceti hay Mira quả thực là một ngôi sao kì lạ. Cứ khoảng 11 tháng, độ sáng của Mira lại thay đổi một cách đáng kể. Thiên văn học hiện đại đã phát hiện ra Mira là hệ sao biến quang chu kì dài. Không chỉ có thế, các quan sát mới đây đã phát hiện ra Mira còn là một "sao chổi" khổng lồ của vũ trụ với cái đuôi dài tới gần...13 NAS! Các nhà khoa học đã tìm ra được điều thú vị trên khi phân tích những hình ảnh mà vệ tinh bước sóng tia tử ngoại GALEX (Galaxy Evolution Explorer - tìm hiểu sự tiến hóa của thiên hà) gửi về.
    Hàng tỉ năm trước đây Mira có vẻ giống với Mặt Trời của chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, trải qua thời gian, Mira đã trở thành một sao khổng lồ đỏ, lực hấp dẫn không đủ mạnh khiến lớp vật chất ngoài cùng của nó bắn vào không gian vũ trụ. Phát sáng rực rỡ dưới bước sóng tử ngoại, lớp vật chất bắn ra tạo thành một vệt dài như đám khói phía sau sao Mira trong khi bản thân ngôi sao này chuyển động tiến về phía trước với vận tốc 130 km/s. Khối lượng của "cái đuôi" này ước chừng gấp 3.000 lần Trái Đất.
    Nằm cách chúng ta 400 NAS theo hướng chòm Cetus, Mira sẽ sáng cực đại vào giữa tháng 11 năm nay (năm 2007) sau đó mờ đi rất chậm trong 11 tháng sắp tới.
    Nguồn: APOD
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Chữ Z mang tên sao Hỏa​
    [​IMG]
    Bức ảnh trên được kết hợp từ nhiều bức ảnh khác chụp cách nhau 1 tuần tại cùng một thời điểm trong đêm, suốt thời gian từ tháng 7/2005 (bên phải, dưới cùng) đến tháng 2/2006 (bên trái, trên cùng). Không phải bao giờ vị trí của các ngôi sao cũng giống y như đêm hôm trước! Bức ảnh đã cho thấy sự chuyển động thụt lùi rất nhỏ của sao Hỏa - người láng giềng màu đỏ cam trên bầu trời Trái Đất theo thời gian. Vào ngày 7 tháng 11 năm 2005, hành tinh Đỏ nằm ở phía đối diện với Mặt Trời. Đây cũng là thời điểm sao Hỏa sáng nhất và gần chúng ta nhất. Bạn có thể dễ dàng nhận ra sao Hỏa trên bầu trời với độ sáng cực đại như trên hình đã biểu diễn. Phía trái, bên trên đường chuyển động của Hỏa tinh là quần tinh Tua Rua (Pleiades) khá quen thuộc. Sau khi hoàn thành xong hình chữ Z kì lạ, sao Hỏa sẽ đi...giật lùi để trở về vị trí ban đầu và tất nhiên, một chu trình hình chữ Z mới lại được hình thành. Hiện tượng thú vị trên xảy ra do sự chênh lệch về vị trí và vận tốc chuyển động của Trái Đất và sao Hỏa trên quỹ đạo.
    Theo: APOD
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Hì, bác hỏi đúng đó! Vẽ xong chữ Z thì nó sẽ đi giật lùi của giật lùi để trở về chỗ cũ. Được chứ?
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 15:31 ngày 04/01/2008
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tôi type nhầm, sao Eta Carinae nằm phía trên, bên phải tinh vân Lỗ Khoá.
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    M57: tinh vân Chiếc Nhẫn
    [​IMG]
    Trông đây giống như một chiếc nhẫn khồng lồ trên bầu trời! Một trăm năm trước, nhiều nhà thiên văn học đã phải sững sờ vì hình dạng có một không hai của tinh vân này. Được biết đến với cái tên M57 hay NGC 6720, đám mây khí cách xa Trái Đất tới 4.000 NAS trên còn được gọi đơn giản là tinh vân Chiếc Nhẫn (Ring Nebula). Ngày nay chúng ta đã rõ tinh vân Chiếc Nhẫn là một tinh vân hành tinh, là giai đoạn cuối của một ngôi sao tương tự Mặt Trời. Là một trong số ít tinh vân hành tinh sáng trên bầu trời, M57 có thể được nhìn thấy dễ dàng bằng một kính thiên văn nhỏ khi hướng về chòm sao Thiên Cầm (Lyra). Tinh vân M57 có đường kính gấp hơn 500 lần hệ Mặt Trời. Trong bức ảnh chụp cận của KTV vũ trụ Hubble, những "tảng" khí và bụi bị bắn tung ra nhiều phía và tạo thành lớp khá rõ rệt. Tại trung tâm bức ảnh là chấm sáng nhỏ xíu của ngôi sao lùn trắng - phần lõi cô đặc của ngôi sao khổng lồ đỏ sau khi phát nổ. Một vài nghiên cứu gần đây cho thấy tinh vân Chiếc Nhẫn không có dạng cầu mà lại có hình ống trong không gian.
    Nguồn: APOD
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Bão vũ trụ
    [​IMG]
    Với chiều dài hàng NAS, cơn bão vũ trụ này thực chất là luồng khí rất mạnh mang tên HH49/50 trải dài khắp bức ảnh hồng ngoại của KTV vũ trụ Spitzer. Những sự bùng phát năng lượng mạnh mẽ như vậy thường liên quan mật thiết đến sự hình thành sao trẻ, tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến sự hình thành cấu trúc xoắn ốc trong "cơn bão vũ trụ" trên thì vẫn còn là điều bí ẩn.
    Ngôi sao trẻ phía dưới cùng bắn ra luồng vật chất với vận tốc lên đến 100km/s kéo dài vượt ra ngoài phạm vi của bức ảnh trên. Cột khí (và có thể lẫn cả bụi) rực sáng dưới bước sóng hồng ngoại do sự bức xạ nhiệt của vật chất bao quanh. Màu sắc từ đỏ đến xanh trong bức ảnh cho thấy càng nằm gần ngôi sao thì đám bụi này càng bức xạ với bước sóng ngắn hơn, tức là càng có năng lượng cao hơn. Năng lượng này có được do sự va chạm của những phân tử vật chất trong đám khí mà ngôi sao trẻ phun ra. HH49/50 được liệt kê trong danh mục Hebic - Haro như một vật thể với những luồng phóng vật chất kì lạ trong vũ trụ. "Cơn bão" này cách chúng ta 450 NAS và nằm trong đám mây phân tử Chamaeleon I.
    Nguồn: APOD
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Chòm Bọ Cạp trên bầu trời
    [​IMG]
    Bức ảnh chụp một vùng trời lấp lánh sao nằm trong khu vực của chòm sao Bọ Cạp. Để thu hoạch được bức ảnh kì diệu này, tác giả Stéphane Guisard đã sử dụng một máy ảnh số chuyên nghiệp, một bộ lọc màu và một hệ thống xử lý ảnh hiện đại. Chạy dọc phía bên trái là ánh sáng rực rỡ của dải Ngân Hà. Nếu nhìn bằng mắt thường bạn sẽ khó mà phân biệt nổi những ngôi sao nhiều màu sắc, những đám mây hiđro hồng nhạt, những "viền" tối dài đan xen nhau trong đĩa sáng vũ trụ này. Cắt chéo dải Ngân Hà tại vị trí gần trung tâm bức ảnh là một dải bụi tối rất mảnh mang tên "Dark River" (Dòng Sông Tối). "Con sông bé nhỏ" này nối tới vài ngôi sáng sáng phía bên phải, đây là phần đầu và càng của chòm sao Bọ Cạp (Scorpius). Ngôi sao màu vàng nhạt thấp thoáng trong làn bụi mỏng chính là Antares. Phía trên Antares là thiên thể rất sáng: sao Mộc - một hành tinh trong hệ Mặt Trời. Rải rác trong bức ảnh là những tinh vân phát xạ màu đỏ và một vài tinh vân phản xạ màu xanh dương. Chòm Bọ Cạp xuất hiện nổi bật trên bầu trời phía nam sau khi hoàng hôn buông xuống vào thời điểm giữa năm.
    Nguồn: APOD

Chia sẻ trang này