1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Bạn sai rồi. Không có chuyện sao Hỏa đi giật lùi của giật lùi đâu!
    Nếu đã biết thì có thể dịch thoáng. Nếu không biết thì phải dịch thật sát (rồi từ đó mình mới biết). Còn vừa ko biết, vừa ko dịch được sát thì ko nên dịch.
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Nói thật nhé, chưa thấy ai khó tính như bác. Cái đoạn tôi trả lời bác chỉ là nói cho vui, thế bác hiểu đoạn đó là tôi dịch từ nguyên gốc hả? Cũng chả bít bác nghĩ gì nữa! Buồn...
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    3C321: hố đen và người láng giềng
    [​IMG]
    Bức ảnh kết hợp trên cho thấy một lỗ đen khổng lồ tại trung tâm một thiên hà (lớn hơn, dưới cùng) đang bắn những luồng hạt xuyên qua mép một thiên hà nhỏ hơn kế bên. Hiện tượng tương tác kì lạ trên lần đầu tiên được phát hiện nhờ sự phối hợp giữa dữ liệu tia X của đài quan sát Chandra (màu tím nhạt), dữ liệu tại vùng sáng khả kiến, tử ngoại của Hubble (vàng cam và đỏ sậm) và dữ liệu quan sát trên dải sóng radio của đài Very Large Array và MERLIN (màu xanh dương).
    [​IMG]
    Các dữ liệu khảo sát radio cho thấy một dòng hạt rất mảnh bắn ra khỏi thiên hà phía dưới, va chạm dữ dội với mép của thiên hà láng giềng ở phía trên. Dòng hạt này bị phá vỡ và lệch hướng tạo nên một "chùm" hạt bắn ra nhiều phía như nước bắn vào cạnh tường. Mỗi bước sóng đều cho thấy một khía cạnh khác nhau của cặp thiên hà mang tên 3C321 trên. Bức ảnh của Chandra cho thấy sự bức xạ tia X mạnh mẽ tại tâm mỗi thiên hà chứng tỏ cả hai người láng giềng này đều chứa một hố đen vô cùng nặng ở tâm. Điểm sáng trong bức ảnh của VLA và MERLIN cho thấy nơi dòng hạt va chạm với thiên hà vệ tinh, cách thiên hà chính khoảng 20.000 NAS. Dòng hạt này kéo dài tới hơn 850.000 NAS trong không gian. Những đám khí bao quanh hai thiên hà trên bùng phát mạnh mẽ tia tử ngoại trong bức ảnh của Hubble cho thấy những hố đen trong hai thiên hà trên đã từng có một quá khứ đầy bạo lực. Thiên hà nhỏ hơn dường như đang đu đưa trong nhịp độ đều đặn của dòng hạt phát ra từ thiên hà chính.
    Các nhà khoa học phán đoán độ tuổi của dòng hạt này chỉ vào khoảng 1 triệu năm. Dòng hạt với năng lượng cao này gây tổn hại nghiêm trọng cho bầu khí quyển của bất cứ hành tinh nào mà nó gặp trên đường đi tuy nhiên chắc chắn chẳng thể nào ảnh hưởng tới Trái Đất của chúng ta.
    Nguồn: Chandra X-ray Observatory
    Bạn cũng có thể download video minh họa tại: http://chandra.harvard.edu/photo/2007/3c321/animations.html#3c321_anim1
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Chà , bạn lại giận rồi, nhưng cũng phải thôi, tự nhiên có nguời nói mình sai thì ai mà không giận. Nhưng tôi cũng nói thật luôn này, nếu không tự nhìn lại mình khi mình có lỗi thì khó tiến bộ lắm đấy. Bạn nhớ ''biểu kiến'' và ''khả kiến'' không?. Tôi đã góp ý, bạn có nhận ra, nhưng trước đó bạn nói một câu làm tôi phải suy nghĩ , đại loại là ''nếu cả 2 cùng đúng thì sao''. Đúng là bó tay.
    Quay lại chủ đề sao Hỏa đi giật lùi. Ta đang tranh luận một vấn đề, không nên trả lời chỉ để cho vui. Bạn hiểu đi giật lùi của giật lùi là thế nào?. Trong đoạn gốc của nó không hề có ý đó.
    Bây giờ bạn thử nói cho tôi biết vào tháng 12/2008, sao Hỏa mọc ở đâu không? Nếu trả lời được, tự bạn sẽ thấy mình bị sai. Tại sao kể cũng gọi là thành viên lâu năm mà bạn lại không thể biết chuyển động biểu kiến của sao Hỏa như thế nào nhỉ.
    Đã là trong diễn đàn, ai cũng có thể đúng và sai, nhưng vào diễn đàn là để sửa cho nhau chứ không phải nhìn thấy sai mà không nói gì. Tuy nhiên nếu bạn yêu cầu, tôi sẽ không bao giờ góp ý nữa. Rất đỡ mất thời gian.
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tôi không khoái lôi chuyện cũ lên (mà chuyện cũ đó thì tôi đã nhận là sai; trước đó tôi đã sai và đã xin lỗi bác hẳn hoi, việc gì bác phải kêu bó tay). Tôi cũng chẳng khoái bác nói theo kiểu "cay cú" đó! Tranh luận thì cũng được nhưng mà bác thôi cái kiểu nói như đấm vào mặt người ta đi! Bây giờ tôi cũng không xuất hiện trên diễn đàn nhiều để trả lời và "trả miếng" như trước nữa, hi vọng bác hiểu cho. Còn cái câu hỏi "tháng 12 sao Hỏa mọc ở đâu?" thì tôi không hiểu rõ bác hỏi với ý định gì nữa. Nhưng tôi vẫn vui vì có người góp ý cho mình. Vậy thôi! À, tôi không phải thành viên lâu năm đâu, tính theo tháng thôi
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Cụm sao Bông Tuyết​
    [​IMG]
    Những ngôi sao trẻ lần quất trong đám bụi dày đã được phát hiện ra trong các bức ảnh chụp cụm sao Cây Noel (Christmas Tree Cluster) của KTV hồng ngoại Spitzer. Bức ảnh rực rỡ sắc màu trên được phối hợp từ những dữ liệu của camera hồng ngoại IRAC và quang kế đa băng tần MIPS đặt trên Spitzer.
    Những ngôi sao nằm trong quần tinh rất trẻ này được biểu diễn bởi hai màu: đỏ và hồng. Chúng được hình thành một cách khá có trật tự và sắp đều đặn trong không gian như những chiếc đũa xe hay như những nhánh nhỏ của một bông tuyết. Bạn có thể nhìn thấy rất rõ hình dạng hoàn hảo của cụm sao này trong bức ảnh IRAC có độ phân giải cao hơn. Chính vì thế những nhà thiên văn học gọi cụm sao này với cái tên gần gũi: cụm sao Bông Tuyết. Những đám mây hình thành sao bao quanh quần tinh trẻ này hoạt động mạnh và đang dần thay đổi hình dạng của mình theo thời gian. Chỉ với khoảng 100.000 năm tuổi, toàn bộ cấu trúc trẻ này dường như mới chạy ra xa khỏi khu vực hình thành chúng. Những sự chuyển động tự nhiên của mỗi ngôi sao dần dần sẽ phá hủy hình dạng hiện nay của cụm sao, do đó cấu trúc dạng "bông tuyết" sẽ không còn nữa. Gió và bức xạ của cụm sao này ảnh hưởng mạnh mẽ đến tinh vân Nón (Cone nebula) nằm ngay cạnh chúng, đáy bên trái của bức ảnh.
    Khu vực hình thành sao trên cách chúng ta 2.700 NAS theo hướng chòm Monoceros. Bức ảnh chụp trên nhiều bước sóng hồng ngoại, từ 3.6 đến 23 micron và có trường nhìn 33*56 arcmin.
    Nguồn: Spitzer Space Telescope - Image Gallery
    Link ảnh phân giải cao: + IRAC-MIPS: http://ipac.jpl.nasa.gov/media_images/sig05-028a.jpg
    + IRAC: http://ipac.jpl.nasa.gov/media_images/sig05-028b.jpg
    + MIPS: http://ipac.jpl.nasa.gov/media_images/sig05-028c.jpg
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Thứ nhất, tôi chưa cay cú với ai bao giờ, ít nhất là trong diễn đàn này.
    Tôi cũng không thích kiểu góp ý vỗ vào mặt như bạn nói. Lần đầu, bạn nhầm biểu kiến và khả kiến, tôi không nói bạn sai mà chỉ nói ... hình như (thực ra tôi biết từ đó sai chứ).
    Lần 2, sao Hỏa không đi giật lùi của giật lùi, vậy thì phải góp ý thế nào? Liệu bạn đã hiểu ra vấn đề chưa? Cuối năm nay bạn có biết sao Hỏa mọc ở đâu không? Năm 2005, sao Hỏa vẽ một hình chữ Z, năm 2007 lại không vẽ ra hình chữ Z nữa, bạn có biết tại sao không?
    Bạn c ũng nên nhớ tôi không có gì phải cay cú cả, nhìn trong diễn đàn này tôi đã thể hiện cay cú bao giờ chưa?. Nếu mình sai, có người góp ý thì nên đáng mừng mới phải, cay cú thì chỉ thiệt mà thôi.
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Thì tôi có nói là tôi cay cú đâu mà bác, bác lại lôi chuyện cũ lên rồi! Tôi vui là khác ý chứ. Chuyện sao Hoả tôi vẫn chưa xem lại vì quả thực dạo này bận quá, quả thật nếu sai thì tôi xin chữa lại bài dịch sau! Có lẽ bác Thohry cũng nên cho chuyện này dập đi, tôi thích hoà bình hơn. Vui khi được tiếp chuyện bác. Tôi không muốn gặp chuyện buồn trong thời gian sắp tới. Có lẽ đến tháng 7 tôi mới gặp lại mọi người. Chúc thành đạt và vui vẻ.
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Vụ va chạm của thiên hà Antennae

    [​IMG]
    Hai thiên hà đang giằng xé nhau dữ dội và trên đây là bức ảnh mới nhất về chúng! Bản thân những ngôi sao trong hai thiên hà trên không hề va chạm vào nhau như nhiều người lầm tưởng. Bởi vì phần lớn không gian trong một thiên hà là không gian trống, những ngôi sao dù nhiều cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong vùng không gian đó. Rất chậm chạp, trải qua hàng trăm triệu năm, hấp dẫn từ hai thiên hà mới kéo chúng lại với nhau, phần bụi và khí bên trong chúng sẽ bị xé ra và hòa trộn với nhau. Những cột bụi khí rất đặc trong thiên hà sẽ bị nén ép, va chạm vào nhau tại vùng xảy ra đụng độ, sản sinh hàng triệu ngôi sao. Một phần lớn trong số những ngôi sao được sinh ra sau vụ va chạm sẽ tương tác hấp dẫn với nhau tạo nên các quần tinh khổng lồ với độ tuổi cực thấp.
    Bức ảnh phía trên chụp hai thiên hà NGC 4038 và NGC 4039 (cặp thiên hà Antennae) trong chòm Con Quạ (Corvus). Bằng những thao tác tỉ mỉ trên bức ảnh của KTV vũ trụ Hubble gửi về, những chuyên gia của NASA đã đem đến cho người xem sự choáng ngợp trước quy mô và màu sắc rực rỡ của hai "người khổng lồ nóng tính" trên. Vùng không gian dày đặc phía bên tay trái là nơi diễn ra vụ đụng độ. Lần quất bên trong đám bụi tối là hàng triệu khu vực hình thành sao mãnh liệt với nhiệt độ tương đối cao do đám sao trẻ xung quanh cung cấp.
    Nguôn: APOD + Hubble site
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Halloween và tinh vân Đầu Ma​
    [​IMG]
    Halloween là một lễ hội lâu đời được bắt nguồn từ một sự kiện thiên văn học hàng năm. Ngay từ thế kỉ thứ 5 trước công nguyên, Halloween đã được tổ chức vào thời điểm rất đặc biệt: khoảng giữa xuân phân (đêm - ngày dài bằng nhau) và điểm chí (ngày ngắn nhất - đêm dài nhất trong năm ở bán cầu Bắc). Ngày nay, với lịch hiện đại của chúng ta, ngày đặc biệt đó rơi vào đầu tháng 11 - tuy nhiên Halloween lại được tổ chức vào ngày 31/10, đêm trước ngày lễ các thánh. Halloween là một lễ hội vui vẻ trong đó mọi người thường hóa trang làm ma để "hù dọa" nhau và xua đuổi cái chết.
    Với tinh thần của một ngày lễ kỉ niệm, KTV vũ trụ Hubble đã gửi về cho chúng ta một món quà ý nghĩa: tinh vân Đầu Ma (Ghost Head Nebula). Có hình thù giống một con ma hư cấu, NGC 2080 thực chất là một khu vực hình thành sao trong thiên hà Magellanic Lớn. Tinh vân Đầu Ma trải rộng khoảng 50 NAS và đã được xử lí để cho ra những màu tiêu biểu như trên hình
    Nguồn: APOD

Chia sẻ trang này