1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Thiên hà NGC 474
    [​IMG]
    Chuyện gì đang xảy ra với thiên hà NGC 474 thế kia? Xuất hiện ấn tượng trong bức ảnh vũ trụ rộng lớn trên là một thiên hà ellip với những dải bụi mỏng mảnh và những cung bậc khác thường, kì dị của sự bức xạ năng lượng tại vùng xung quanh thiên hà này. Nguyên nhân khiến cho thiên hà trên có hình dạng lạ kì như vậy thì chưa ai rõ nhưng có lẽ những dải bụi mỏng kia là cái "đuôi thủy triều" (tidal tails) còn sót lại của nhiều thiên hà nhỏ hơn đã bị hút cạn kiệt vật chất trong hàng tỉ năm qua. Lớp vỏ giống như những gợn sóng nhỏ trên mặt ao của thiên hà kì dị này cũng có thể là nơi diễn ra sự va chạm mãnh liệt với thiên hà xoắn ốc bên phải NGC 474.
    Bức ảnh trên dường như là minh họa điển hình cho những ý kiến khẳng định sự không đồng đều và bằng phẳng của lớp quầng (halo) bao quanh những thiên hà lớn do sự tương tác và thu hút vật chất liên tục với những thiên hà xung quanh. Lớp quầng của dải Ngân Hà cũng là một ví dụ cho hiện tượng tương tác rất phức tạp trên. NGC 474 trải rộng khoảng 250.000 NAS và cách chúng ta khoảng 10 triệu NAS theo hướng chòm Song Ngư.
    Nguồn: APOD
  2. lamdba

    lamdba Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    Mình có ý kiến thế này nhé, bác nào có điều kiện thì làm giúp anh em TVH nhé:
    + Sưu tầm ảnh trong diễn đàn từ trước đến nay, zip lại một file, úp lên trang nào đó (chẳng hạn 4share.com) rồi gửi link lên cho anh em down về một lần luôn cho tiện (cái này có lẽ dễ vì nhiều bác sưu tầm ảnh rất nhiều, nhớ chọn những cái đẹp nhất zip lại).
    + Bác nào có mấy phần mềm trình chiếu ảnh thì làm một cái thật đẹp, có chú thích, ***g mấy bài nhạc về thiên văn vào (chẳng hạn bài fire on the sky ở bên trang thienvanvietnam.org vào) cho anh em down về xem
    + Còn cái này thì khó, bác nào biết lập trình BV thì làm một chương trinh phần mềm load ảnh, có phần chú thích bên dưới về thông tin của hình, tuỳ chọn ảnh theo ý muốn, cho phép chọn nhạc nền...(các bác cứ nghĩ thêm ý tưởng).
    Tôi nghĩ làm như thế thì các anh em sẽ có mấy trình ảnh xem ảnh sướng mắt, tiện lợi mà hiệu quả, hơn nữa mình có thể xem đó là sản phẩm có hệ thống của dân thiên văn học tụi mình hẳn hoi, mà cũng làm kỷ niệm được nữa!
  3. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Cat''s eye Nebula, NGC 6543, Rose like Nebula
    [​IMG]
    [​IMG]
    Với một ngôi sao nằm ở vị trí trung tâm, bao quanh với nhiều vành bụi đồng tâm và các luồng khí bắn ra với tốc độ cao, Tinh vân Mắt mèo (NGC 6543) ?otuyệt đẹp?nằm cách trái đất của chúng ta khoảng 3000 năm ánh sáng. Là một tinh vân hành tinh nằm trong chòm sao Draco, tinh vân Mắt mèo là một trong số tinh vân hành tinh phức tạp nhất đã được khám phá, nó là giai đoạn cuối của một ngôi sao với kích thứơc tương tự như Mặt trời của chúng ta. Tinh vân Mắt mèo được khám phá bởi William Herschel vào ngày 15 tháng 1 năm 1786 và là tinh vân hành tinh đầu tiên được nghiên cứu vào năm 1864 bởi nhà thiên văn nghiệp dư người Anh William Huggins. Tinh vân Mắt mèo nằm trải rộng khoảng nửa năm ánh sáng. Và việc nghiên cứu kỹ hơn về tinh vân này sẽ cho các nhà thiên văn học của chúng ta đoán biết được ?osố phận? Mặt trời của chúng ta, bởi theo dự đoán Mặt trời của chúng ta sẽ trở thành một tinh vân hành tinh trong khoảng 5 tỉ năm nữa.
    Thêm nữa, tinh văn Mắt mèo còn thường được nhắc đến với tên gọi ?oRose like Nebula?. Và đố các bạn biết tại sao mình lại dịch lại bài viết về Tinh vân Mắt mèo vào ngày hôm nay???
    Nguồn: Lược dịch từ APOD, Wikipedia...
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Vì hôm nay là ngày Valentine
    Còn 1 bông hoa hồng trong vũ trụ nữa này
    Bài của @perseus viết lúc 04:25 ngày 30/09/2006
    http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/58574/trang-20.ttvn
    ====
    NGC 7129 tại bước sóng hồng ngoại ?" Bông hồng trong vũ trụ​
    Ảnh kính thiên văn Spitzer chụp các đám sao đang hình thành tại tinh vân NGC 7129. Tại bước sóng hồng ngoại, NGC 7129 trở thành ?obông hồng trong vũ trụ? với phần ?ocánh hoa? là lớp khí và bụi giàu hydrocarbon bao phủ quanh các ngôi sao trẻ, ?ođài hoa" là khu vực khí phát ra từ các ngôi sao tương tác với các phân tử carbon monoxide.
    Các nghiên cứu gần đây cho thấy có khoảng 130 ngôi sao trẻ trong đám sao này. Số lượng bụi và khí trong NGC 7129 đủ để tạo ra hàng ngàn ngôi sao tương tự Mặt Trời. Các nhà thiên văn cho rằng hầu hết các ngôi sao trong Ngân Hà, trong đó có Mặt Trời được hình thành trong những đám sao tương tự như đám sao của NGC 7129. Vào những giai đoạn tiếp theo, khi mà gió phát ra từ các ngôi sao quét đi đám bụi vây quanh, các ngôi sao trẻ sẽ bắt đầu tỏa sáng trong vũ trụ.
    Trong khoảng một triệu năm đầu tiên của quá trình hình thành, các ngôi sao bị bao bọc kín trong các đám mây khí và bụi. Ánh sáng màu đỏ của phần ?ocánh hoa? chính là các đám mây khí và bụi được đốt nóng bởi các ngôi sao trẻ. Các đám mây này hấp thụ tia tử ngoại và các photon của ánh sáng biểu kiến, phát ra năng lượng dưới dạng sóng hồng ngoại. Thành phần chủ yếu của những vùng màu đỏ trong bức hình là các hydrocarbon.
    Các ngôi sao trẻ phun ra những luồng khí với vận tốc rất cao. Vùng màu xanh ?" ?ođài hoa? trong hình vẽ biểu diễn sự tương tác của những luồng khí này với các phân tử carbon monoxide.

    Ngoài đám sao chính, trong hình còn có thể thấy được 2 đám sao nhỏ hơn ở phía bên trái và phía dưới của ?obông hồng?. Mỗi đám sao này chỉ chứa một vài ngôi sao trẻ.
    NGC 7129 nằm trong chòm sao Cepheus, cách Trái Đất 3300 năm ánh sáng. Các quan sát của kính Spitzer được tiến hành trong ngày 24/12/2003 tại 4 bước sóng: lam -3.6 micron, lục: 4.5 micron, cam: 5.8 micron và đỏ: 8.0 micron. Bức ảnh được công bố ngày 12/02/2004 ?" ?oBông hồng cho Valentine?.
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2004-02a
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 10:41 ngày 14/02/2008
  5. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    ĐÚng rồi, Mod Hero_Zeratul quả là tinh ý. Thêm nữa Mod còn tìm được bức hình khác đẹp hơn....
    Chúc mừng ngày lễ Tình yêu!!!
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    TINH VÂN CUA.
    Đây là phần còn lại của một vụ nổ sao supernova mà các nhà thiên văn học xưa kia đã ghi lại đựơc vào năm 1054. Tinh vân này được đặc trưng bởi rất nhiều các vân sáng bí hiểm. Các vân sáng này không chỉ đặc trưng bởi cấu tạo rất phức tạp mà còn có vẻ nhẹ hơn so với vật chất xung quanh và cũng có tốc độ lớn hơn so với một vụ nổ tự nhiên. Bức ảnh dưới đây do kính Hubble ghi lại và đựơc thể hiện trên 3 mầu được lựa chọn cho phù hợp với các yêu cầu nghiên cứu khoa học.
    Tinh vân Cua trải trên một khu vực rộng khoảng 10 năm ánh sáng (hệ Mặt trời của chúng ta có bán kính khoảng 1 NAS nếu tính tới vành ngoài cùng của đám mây Oort). Nằm chính giữa của tinh vân Cua là một ngôi sao xung (pulsar). Đó thực ra là một ngôi sao neutron có khối lượng tương đương với Mặt trời của chúng ta, nhưng kích thước chỉ bằng một thành phố nhỏ. Ngôi sao xung của tinh vân Cua tự quay quanh trục với tốc độ khoảng 30 vòng trong một giây.
    [​IMG]
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    LỞ TUYẾT TRÊN SAO HỎA
    [​IMG]
    Nguyên nhân gì đã tạo ra những đám mây bụi trên sao Hỏa như thế này? Vâng, đó là một vụ lở tuyết ! Hình ảnh vụ lở tuyết đầu tiên được ghi lại khi nó đang xẩy ra trên một hành tinh khác do tầu quan sát sao Hỏa của Nasa mang tên Mars Reconnaissance Orbiter thực hiện hồi tháng trước. Trong bức ảnh trên, chúng ta có thể thấy rõ những lớp tuyết đang tan trên những lớp đá mầu đỏ quạch, mầu của đất đá và tuyết cũng sẫm dần về phía phải chứng tỏ những lớp đất ở đó cũng bị lẫn băng tuyết nhưng với mức độ giảm dần. Khi băng tuyết ở vực núi cao hơn 700 mét trên bị tan ra, bị trượt xuống và tạo thành những cột bụi đất đá và băng tuyết dầy đặc đến mức chúng che khuất ánh sáng Mặt trời thành những vệt bóng tối (phía phải). Sườn dốc trên có độ nghiêng tới hơn 60 độ. Toàn bộ khung cảnh trên được minh họa rõ nét với ánh sáng Mặt trời chiếu từ bên phải, hơi chếch lên trên.
    Cứ mỗi khi mùa xuân tới trên băc bán cầu sao Hỏa, bắng tuyết lại bắt đầu tan bởi vì khí hậu ấm lên đã làm cho CO2 ở dạng băng thăng hoa trực tiếp thành khí CO2. Nghiên cứu những vụ lở tuyết như thế này cho phép các nhà hành tinh học hiểu rõ hơn về thành phần cấu tạo của đất đá trên sao Hỏa.
    Theo APOD
  8. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    M104 Hubble Remix
    [​IMG]
    Thiên hà hình xoắn ốc M104 nổi tiếng bởi hình dáng nổi bật như một vòng bụi mờ khổng lồ. Trên nền ánh sáng của những ngôi sao, vệt của những luồng bụi vũ trụ càng làm nổi bật thêm hình dáng giống chiếc mũ và đó là gợi ý cho những tên gọi thông dụng như ?oThe Sombrero Galaxy? của thiên hà này (Sombrero, là tên một loại mũ truyền thống nổi tiếng của Mexico, loại mũ là có vành rất lớn). Và đây, bức ảnh lưu trữ của Kính thiên văn vũ trụ Hubble đã được tái xử lý để tạo lên một cái nhìn khác về thiên hà nổi tiếng này. Những tiến bộ mới nhất trong việc xử lý đã cải thiện đáng kể và cho thấy một cách rõ ràng những chi tiết, trong trường hợp này đã cho thấy đặc tính những luồng bụi khí nối tiếp nhau từ ngoài vào vùng tâm sáng của thiên hà.Trải rộng khoảng 50,000 năm ánh sáng và cách Trái đất khoảng 28 triệu năm ánh sáng, M104 là một trong số các thiên hà lớn nhất ở phía Nam của cụm thiên hà Virgo.
    Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap080308.html
    Lâu lắm rồi mình mới dịch bài. Bài này mặc dù dịch xong, nhưng cứ cảm giác có cái gì chưa ổn. Mong các bạn góp ý giúp.
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Tôi nghĩ là bạn dịch cũng được, đúng là có một số chỗ tôi đọc chưa thoáng. Nếu là tôi, tôi sẽ dịch thành:

    Thiên hà M104 bắt mắt và nổi tiếng bởi có mặt phẳng thiên hà gần trùng với góc nhìn, điều đó càng làm nổi bật lên vòng bụi tối và dầy. Nhìn qua vầng sáng của các ngôi sao ở bụng thiên hà, vệt cắt (sẫm mầu) của các lớp bụi đã tạo thành một hình trông giống chiếc mũ rộng vành, cũng vì đó mà thiên hà M104 còn mang một biệt danh khác thông dụng hơn nhiều: Thiên hà Sombrero (tên một loại mũ rộng vành ở Mehico). Trong bức ảnh dưới, các số liệu ảnh gốc của kính Hubble đã được xử lý để tạo ra một cách nhìn khác về thiên hà nỏi tiếng này. Kỹ thuật xử lý ảnh mới này đã tăng độ nét của một số các chi tiết mà đáng lẽ không thể tháy được vì bị ánh sáng xung quanh át đi. Trong trường hợp này, kỹ thuật đó đã cho phép nhìn được các vệt bụi đặc trưng ngay cả vùng giữa thiên hà, nơi mà ánh sáng của các ngôi sao tỏa ra rất mạnh.
    Rộng khoảng 50000 NAS và cách chúng ta 28 triệu NAS, M104 là một trong những thiên hà lớn nhất định cư ở rìa phía nam của cụm thiên hà Virgo.

    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 18:01 ngày 14/03/2008
  10. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Planets Align Over Australian Radio Telescope Array
    [​IMG]
    Cuối tuần trước, Sao Thủy, Sao Kim và Mặt trăng ?ogặp gỡ? nhau trên bầu trời. Cuộc gặp gỡ này đã được ghi lại bởi một Camera đặt phía sau các kính thành phần thuộc hệ kính thiên văn Radio của Úc (Australia Telescope Compact Array ?" ATCA). ATCA là hệ thống bao gồm 6 kính thiên văn Radio, mỗi cái nặng khoẳng 270 tấn, to hơn cả một ngôi nhà. 5 trong số đó có thể di chuyển dọc theo 1 đường ray khoảng 3km, cái thứ 6 được đặt cách đó 3km về phía Tây. Việc kết hợp chúng đã hình thành một thiết bị đo đạc có độ phân giải lớn nhất thế giới. Hệ KTV này đặt tại trạm quan sát Paul Wild Observatory cách thủ phủ bang Narrabri của Úc khoảng 20 km về phía Tây). Sự giao hội ấn tượng của các hành tinh xảy ra trong chu kỳ khoảng vài năm. Lần gặp gỡ này với sự góp mặt của những đối tượng sáng nhất trên bầu trời đêm (Mặt trăng, Sao Kim). Bức ảnh này được chụp vào sáng sớm ngày 06 tháng 03, và lần lựot từ trên xuống là Sao Thủy, Sao Kim rồi đến Mặt trăng.
    Nguồn: APOD và thông tin từ WIKIPDIA.

Chia sẻ trang này