1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Purple Haze All in My Eyes
    [​IMG]
    Một vòng hoa pháo màu hồng và xanh lam nằm ở trung tâm thiên hà Southern Pinwheel nhìn thấy trong bức hình phức hợp trên được tạo bởi Kính thiên văn không gian chuyên dùng cho việc theo dõi, quan sát các thiên hà (GALEX) của NASA và hệ thống kính thiên văn cực lớn (VLA) của Tổ chức khoa học quốc gia ở bang New Mexico, Hoa Kỳ.
    Ánh sáng đỏ trong bức hình trên được ghi nhận bởi VLA bởi sự phát xạ sóng vô tuyến của những nguyên tử khí Hidro - những thành phần thô của những ngôi sao đã tạo nên sự mở rộng của những ?ocánh tay? của thiên hà. Sắc xanh lam và xanh lá trong hình được lấy từ những hình ảnh mà KTV không gian GALEX ghi nhậ được dưới bước song tử ngoại cho thấy những vùng sinh sao mãnh liệt trải rộng khoảng 140,000 năm ánh sáng tính từ tâm của thiên hà.
    Thiên hà trong bức ảnh phức hợp trên còn được biết đến với tên M83, nó đã minh chứng cho việc có bao nhiêu cụm sao trẻ có thể sánh được với những ?ocánh tay? mở rộng của khí Hidro. Điều đó đã đẫn đường cho các nhà thiên văn học để nghiên cứu về những ngôi sao trẻ có thể được hình thành dưới điều kiện giống với vũ trụ thuở sơ khai, khi mà các phần tử bụi và khí nặng hơn không tồn tại.
    GALEX: Galaxy Evolution Explorer ?" Là một kính thiên văn hồng ngoại trên quỹ đạo của NASA chuyên dùng để quan sát và theo dõi cá thiên hà.
    [​IMG]
    VLA: Very Large Array: Hệ thống gồm 27 ăng-ten vô tuyến được xếp thành hình chữ Y ở phía Tây Socorro bang New Mexico ?" Hoa Kỹ. Mỗi ăng-ten có đường kính 25m, nặng 230 tấn
    [​IMG]
    (Lược dịch từ Space.com và một số nguồn khác.)
    Được vnnsmile sửa chữa / chuyển vào 11:26 ngày 21/04/2008
  2. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    The Fox Fur Nebula from CFHT ​
    [​IMG]
    Một con thú nằm giữa các vì sao được hình thành từ bụi vũ trụ và khí tương tác với năng lượng ánh sáng và gió từ những ngôi sao trẻ nóng. Hình ảnh, kết cấu trực quan và màu sắc là những yếu tố kết hợp để tạo nên cho nó một cái tên phổ biến là Tinh vân lông cáo. Ánh sáng xanh rực rỡ ở bên trái là đám bụi phản xạ ánh sáng từ ngôi sao rất sáng S Mon (thông tin về S Mon: http://www.astro.uiuc.edu/~kaler/sow/15mon.html), nó ở vị trí phía xa bên cạnh trái của bức ảnh. Những chấm lốm đốm màu hồng và những vùng àu nâu là sự kết hợp của bụi vũ trụ và sự phát xạ ánh sáng đỏ từ đám khi Hidro ion hoá. S Mon là một phần của cụm sao mở trẻ của những ngôi sao (NGC 2264) cách chúng ta khoảng 2,500 năm ánh sáng về phí chòm sao Monoceros, phía Bắc của tinh vân Cone.
    Hình ảnh tinh vân Cone:
    [​IMG]
    (Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap080422.html)
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Messier 65​
    [​IMG]
    M65 là một thiên hà xoắn ốc tuyệt đẹp cách chúng ta khoảng 35 triệu NAS. Thiên hà này là đối tượng thứ 65 được liệt kê trong danh mục của Charles Messier vào thế kỉ 18. Bức ảnh ấn tượng trên bao quát M65 với các đường nét hết sức độc đáo: những cánh tay bụi xoắn rất chặt vào tâm, một dải bụi tối trải ngang qua phần lõi thiên hà với hàng triệu triệu ngôi sao già màu vàng lẩn quất đó đây. M65 là thành viên của bộ ba thiên hà tương tác Leo Triplet. M65 trải dài trong vùng không gian cỡ 100.000 NAS, xấp xỉ bằng kích thước của dải Ngân Hà.
    Nguồn: APOD
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 14:31 ngày 15/07/2008
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Messier 96​
    [​IMG]
    Trong bức ảnh chân thực và giàu màu sắc trên, thiên hà Messier 96 hiện lên như một "hòn đảo vũ trụ" bí ẩn với những dải bụi tối xoắn xen kẽ quanh vùng tâm vàng nhạt. Tất nhiên M96 là một thiên hà xoắn ốc. Những cánh tay mảnh khảnh và mờ nhạt của nó trải dài tới hơn 100 nghìn NAS, bằng kích thước của dải Ngân Hà. Thiên hà tuyệt đẹp này cách chúng ta 38 triệu NAS, là một thành viên tiêu biểu của nhóm thiên hà Leo I. Tác giả của bức ảnh này, Adam Block (đài quan sát Caelum) hoàn toàn bị hấp dẫn bởi một thiên hà xoắc ốc khác xuất hiện sát mép trên của M96 tại vị trí 10h. Thiên hà trên được dự đoán có kích thước bằng khoảng 1/5 lần M96. Nếu có kích thước bằng M96 thì thiên hà trên sẽ nằm xa chúng ta hơn 5 lần khoảng cách tới M96.
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 14:30 ngày 15/07/2008
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Trăng non và Pleiades​
    [​IMG]
    Ảnh chụp trăng non bên cạnh những ngôi sao trong quần tinh Peiades của tác giả Pete Lawrence vào ngày 19/4/2006. Bức ảnh với độ phơi sáng cao cho thấy một Mặt Trăng lưỡi liềm rất mảnh cùng với phần tối của nó ẩn hiện sau làn mây mỏng manh. Pleiades là một quần tinh phát tán nằm trong một tinh vân phát xạ màu xanh dương. Tuy nhiên trong ảnh ta không thấy được tinh vân này do ảnh hưởng của Mặt Trăng và đám mây mỏng.
    Nguồn: APOD
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Những ngôi sao lẻ loi trong "chiếc đuôi" thiên hà​
    [​IMG]
    Bức ảnh trên kết hợp dữ liệu từ bước sóng tia X của đài quan sát Chandra và bước sóng khả kiến của kính thiên văn SOAR (Chile). Trong bức ảnh chúng ta có thể nhận ra một chiếc "đuôi" khí gas khổng lồ kéo dài trên 200.000 NAS đằng sau thiên hà mang tên ESO 137-001.
    Chiếc "đuôi" vũ trụ này chứa nhiều cụm sao xanh rất trẻ, nhiều vật chất sáng màu và cả những vùng hình thành sao mãnh liệt. Chiếc "đuôi" bị tách ra khỏi ESO 137-001 khi nó hướng về trung tâm Abell 3627, một quần thiên hà khổng lồ. Dưới bước sóng tia X (xanh lam), đám khí nóng tới hàng triệu độ hiện ra; trong khi đó những tinh vân lạnh hơn sẽ được phát hiện dưới dải tần bức xạ H-alpha của phân tử hiđro (đỏ). Người ta đếm được tới 29 vùng mà tại đó đám hơi hiđro bị ion hóa phát ra ánh sáng dưới dải tần H-alpha, chứng tỏ tại những vùng đó tồn tại nhiều sao mới được hình thành. Các nhà nghiên cứu cho rằng những vùng hình thành sao này mới chỉ được khoảng 10 triệu năm tuổi (hoặc có thể hơn thế).
    Nguồn: Chandra X-ray Observatory.
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Chào sự trở lại của Nguyentranha!
  8. tranphucnguyen_21031990

    tranphucnguyen_21031990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2006
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0

    Bác "Ha" ra tay gạo xay ra cám
    Mãn phép các bác ,gây loãng diễn đàn một tí :

    [​IMG]
    Tấm hình hiếm có khó tìm chỉ có ở TTVN >
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Em chưa trở lại hẳn mà! Dạo này ra net bọn chúng không cho cắm USB nữa, bó tay, chả bít up hình lên TTVN thế nào nữa! Thôi, đợi Hạ này lên ĐH sẽ làm ngay quả ADSL cho oai.Mọi người đợi nhé!
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Hanny''s Voorwerp​
    [​IMG]
    Thứ vật chất màu xanh lá cây trên là gì vậy? Một người tình nguyện đã lướt qua những bức ảnh bầu trời thuộc chương trình Galaxy Zoo trên mạng và phát hiện ra điều kì lạ trên. Đối tượng màu xanh kia không phải là bất kì dạng thiên hà nào, nó dường như nằm ngay phía dưới thiên hà xoắn ốc IC 2497. Giáo viên Hanny van Arkel đã phát hiện ra một dạng "voorwerp" lạ thường vào năm ngoái (tiếng Hà Lan "voorwerp" nghĩa là đối tượng). Dự án Galaxy Zoo (tạm dịch là "Công viên thiên hà") động viên những người say mê bầu trời duyệt qua những bức ảnh SDSS và phân loại dạng thiên hà. Giờ đây được biết đến với cái tên "Hanny''s Voorwerp", những quan sát chi tiết sau đó đã chỉ ra đối tượng này có cùng khoảng cách với thiên hà láng giềng IC 2497. Một giả thuyết cho rằng Hanny''s Voorwerp là một thiên hà nhỏ đóng vai trò như một tinh vân lớn phản xạ ánh sáng đến từ một quasar phía sau nó. Quasar này có thể nhìn thấy tại vùng trung tâm của IC 2497 và cách IC 2497 chừng 100.000 NAS.
    Bức ảnh trên được chụp từ kính thiên văn Isaac Newton có đường kính 2.5m đặt trên đảo Canary bởi nhà thiên văn Dan Smith, Peter Herbert và Chris Lintott (Đại học Hertfordshire) với sự hợp tác giúp đỡ của Matt Jarvis, Kevin Schawinski, và William Keel.
    Nguồn: APOD

Chia sẻ trang này