1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tam giác Pickering
    [​IMG]
    Làn mây mỏng này có vẻ như là tàn dư còn lại của một ngôi sao trong dải Ngân Hà. Khoảng 7.500 năm trước, ngôi sao này đã bùng nổ trở thành siêu sao mới tạo nên tinh vân Vành Khăn (Veil Nebula) hay còn gọi là Cygnus Loop (Vòng Thiên Nga). Tại thời điểm ấy, đám mây khí thoát ra từ ngôi sao tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời, bằng ánh sáng của trăng lưỡi liềm. Ngày nay, tàn dư siêu sao mới đã mờ dần và chỉ có thể nhận ra khi nhìn qua một kính thiên văn nhỏ hướng về phía chòm Thiên Nga. Tinh vân Vành Khăn có kích thước khổng lồ và mặc dù cách chúng ta tới 1.400 NAS, tinh vân này vẫn chiếm một diện tích tương đối lớn trên thiên cầu (gấp khoảng 5 lần góc nhìn Mặt Trăng).
    Trong bức ảnh trên, người xem có thể nhận thấy hình dáng tinh vân tương giống một tam giác Pickering*. Bức ảnh được ghép lại từ nhiều ảnh nhỏ hơn chụp bởi kính thiên văn Mayall tại đài quan sát quốc gia Kitt Peak (bang Arizona, Hoa Kì).
    Nguồn: APOD
    *Tam giác Pickering: http://www.bautforum.com/astrophotography/63227-western-veil-pickerings-triangle.html
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    SDSSJ1430: hiệu ứng Chiếc Nhẫn Einstein
    [​IMG]
    Liệu rằng có thứ gì đủ lớn để bao quanh một thiên hà không nhỉ? Chiếc vòng tròn xanh thẫm trên thực chất chỉ là kết quả của hiệu ứng thấu kính hấp dẫn. Khối lượng khổng lồ của thiên hà màu trắng trong hình đã bẻ cong đường truyền của những tia sáng đến từ một thiên hà màu xanh khác nằm ở phía sau. Hiệu ứng trên hiệu quả đến mức đã làm cho hình ảnh của thiên hà xanh trở thành một vành gần tròn bao quanh thiên hà thấu kính hấp dẫn. Hiệu ứng đặc biệt này đã được dự đoán tương đối chi tiết bởi Albert Einstein hơn 70 năm về trước. Những đối tượng có dạng như SDSSJ1430 thường được gọi là "Chiếc Nhẫn Einstein" <Einstein Ring>. SDSSJ1430 được phát hiện bởi camera ACS của KTV vũ trụ Hubble nhằm phục vụ SLACS, một chương trình quan sát để tìm ra những đối tượng đóng vai trò "thấu kính vũ trụ".
    Những thấu kính hấp dẫn rất mạnh như SDSSJ1430 thường phổ biến hơn nhiều những kì dị. Các nhà thiên văn học có thể dựa vào các thuộc tính của hiện tượng này để xác định khối lượng và mật độ vật chất tối trong thiên hà đóng vai trò thấu kính. Những dữ liệu của chương trình SLACS sẽ được sử dụng để cho ra nhiều thông tin, chẳng hạn như việc phát hiện một phần nhỏ vật chất tối tăng cùng với khối lượng toàn bộ thiên hà. Ba bức ảnh nhỏ bên phải được xử lí bằng máy tính để giúp người xem hình dung ra hình dạng thật của thiên hà xanh (trên cùng), thiên hà trắng (giữa) và dạng của thiên hà xanh sau khi ánh sáng từ nó bị bóp méo (dưới cùng).
    Nguồn: APOD
    *kì dị là khu vực đặc biệt mà tại đó trường hấp dẫn mạnh vô hạn và độ cong của không-thời gian cũng vô hạn. Điểm kì dị được lý thuyết hiện đại dự đoán là tồn tại, chẳng hạn như tại tâm một hố đen.
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    SN 2005ap: supernova sáng nhất từ trước tới nay
    [​IMG]
    Hai bức ảnh trên chụp cùng một vùng trời vào tháng 12/2004 và tháng 3/2005 cho phép xác định sự bùng nổ dữ dội của SN 2005ap. Thứ gì đã gây ra một vụ nổ lớn đến như vậy trong vũ trụ? Siêu sao mới trên sáng tới mức nó có thể được nhìn thấy qua một kính thiên văn nhỏ dù cách chúng ta tới 5 tỉ NAS (độ dịch chuyển về phía đỏ là 0.28). Những màu đặc biệt trong quang phổ của SN 2005ap cho thấy nó là một dạng supernova loại II, kết cục của một ngôi sao có khối lượng lớn khi đã đốt cháy hết nhiên liệu hạt nhân.
    Supernova loại II có thể mạnh hơn nhiều dạng supernova Ia nhưng lại không mấy hữu ích vì các nhà thiên văn học chưa thể hiểu được cách tạo ra độ chói khủng khiếp của chúng. Những supernova Ia có độ sáng ổn định hơn nên được dùng để đo các thang khoảng cách ngắn trong vũ trụ. Đến khi supernova loại II được hiểu một cách kĩ lưỡng, các nhà khoa học sẽ có trong tay một công cụ tốt để tìm hiểu vũ trụ ở khoảng cách lớn hơn và thăm dò sự tồn tại đáng ngờ của dạng năng lượng tối bí ẩn tràn ngập không gian.
    Theo: APOD
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 22:22 ngày 21/09/2008
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Một số ảnh đẹp thiên văn
    Đám mây khí Rho Ophiuchus và sao Antares (bên phải, dưới cùng)
    [​IMG]
    Tàn dư siêu sao mới IC443 thuộc chòm Song Tử (Gemini)
    [​IMG]
    Tinh vân IC405 được chiếu sáng bởi sao AE Auriga, một ngôi sao được hình thành trong tinh vân M42 tuy nhiên dưới tác dụng của lực hấp dẫn đến từ những ngôi sao khác, AE Auriga đã "lưu lạc" đến đây.
    [​IMG]
    Nguồn: http://www.tvdavisastropics.com/index.htm
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    NGC 1818: quần tinh cầu​
    [​IMG]
    Những quần tinh cầu đã từng một thời thống trị dải Ngân Hà. Trở về quá khứ, khi thiên hà của chúng ta được hình thành, hàng ngàn quần tinh cầu có thể đã tập trung tại đây. Đến ngày nay, số lượng này chỉ vào khoảng 200. Rất nhiều quần tinh cầu bị phá hủy từ rất lâu do va chạm với nhau hoặc do va chạm với tâm Ngân Hà. Những quần tinh còn sống sót chắc chắn già hơn bất kì mẫu hóa thạch nào trên Trái Đất, già hơn cả những cấu trúc khác trong thiên hà của chúng ta. Những quần tinh này gần như là di tích sót lại của vũ trụ trong quá khứ sơ khai.
    Tuy nhiên vẫn có một số ít quần tinh cầu trẻ do những điều kiện chưa đủ mạnh để hình thành nên chúng trong quá khứ. Tình hình sẽ khác hẳn đối với thiên hà láng giềng của chúng ta: những đám mây Magenlan. Bức ảnh trên chụp cận một quần tinh cầu trẻ tại thiên hà Magenlan lớn (LMC) mang tên NGC 1818. Quan sát cho thấy NGC 1818 có độ tuổi vào khoảng 40 triệu năm, trong khi những quần tinh cầu thuộc dải Ngân Hà đã lên tới 12 tỉ năm tuổi.
    Nguồn: APOD
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 22:00 ngày 22/09/2008
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tàn dư siêu sao mới SN 1006
    [​IMG]
    Một ngôi sao, dường như là một siêu sao mới sáng nhất từng được con người ghi nhận trong lịch sử đã xuất hiện trên bầu trời Trái Đất vào năm 1006 sau CN. Đám mây khí tàn dư sau vụ nổ sao được tìm thấy phía nam chòm Lupus.
    Bức ảnh trên kết hợp nhiều bước sóng: tia X (xanh dương; đài quan sát Chandra), ánh sáng khả kiến (vàng) và bước sóng radio (đỏ). Đám mây khí trên bao trùm một vùng không gian có đường kính tới 60 NAS. SN 1006 chứa một hệ thống kép bao gồm một sao lùn trắng và một sao bạn quay quanh nhau. Quan sát cho thấy sao lùn trắng đang từ từ thu hút dần vật chất của sao bạn về phía mình. Sự tăng khối lượng cuối cùng sẽ dẫn đến vụ bùng nổ nhiệt hạch phá hủy bản thân ngôi sao lùn đó. Do cách chúng ta khoảng 7.000 NAS nên có lẽ vụ bùng nổ trên đã xảy ra cách đây chừng ấy năm, vào khoảng năm 1006 sau CN. Sóng xung kích từ vụ nổ đã gia tốc hạt trong đám mây tới mức năng lượng rất lớn. Đây được biết đến như một trong những nguyên nhân tạo ra tia vũ trụ bí ẩn!
    Ảnh chụp một phần SN 1006 từ KTV vũ trụ Hubble cho thấy một dải bụi khí bị ion hóa phát sáng dưới bước sóng khả kiến. SN 1006 nằm trong chòm sao Lupus và khi phát nổ, nó được người ta đặt cho tên gọi: "sao khách".
    [​IMG]
    Nguồn: APOD
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Những ngôi sao trẻ trên Đầu Orion
    [​IMG]
    Bức ảnh từ KTV hồng ngoại Spitzer cho thấy những ngôi sao trẻ được sinh ra từ một khu vực tạo sao mãnh liệt nằm ở đầu chòm Orion. Các nhà thiên văn học dự đoán rằng sóng xung kích từ một vụ nổ siêu sao mới cách đây khoảng 3 triệu năm có thể là nguyên nhân gây ra quá trình sinh sao này.
    Khu vực trong bức ảnh của KTV Spitzer trên mang tên Barnard 30, cách chúng ta 1.300 NAS và nằm bên trái của đầu chàng thợ săn Orion, phía bắc ngôi sao Lambda Orionis.
    Những dải tinh vân màu đỏ trong ảnh là những đám mây chứa phân tử hữu cơ PAHs, một loại hidrocacbon thơm. PAHs được sinh ra do phân tử cacbon bị cháy chưa hoàn toàn. Trên Trái Đất, loại hidrocacbon này có thể tìm thấy trong muội khói xe ôtô hay từ động cơ máy bay. PAHs còn phủ lên những lò nướng thịt sử dụng nhiên liệu đốt là than.
    Bức ảnh trên được chụp từ hệ thống camera hồng ngoại của KTV Spitzer trong đó màu đỏ và vàng tương ứng với bước sóng 8 và 5.8 micron thể hiện ánh sáng từ đám mây phân tử bị đốt nóng bởi những ngôi sao, xanh lục ứng với bước sóng 4.5 micron thể hiện màu của bụi và khí, xanh dương ứng với bước sóng 3.6 micron thể hiện ánh sáng từ các vì tinh tú.
    Nguồn: Spitzer Space Telescope - Image Gallery
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Hố đen trong thiên hà M81
    [​IMG]
    Bức ảnh tổng hợp thiên hà xoắn ốc M81 trên nhiều bước sóng: khả kiến từ KTV vũ trụ Hubble (xanh lục), tử ngoại từ vệ tinh GALEX (đỏ tía), hồng ngoại từ KTV Spitzer (hồng nhạt) và tia X từ đài quan sát Chandra (xanh dương). Những điểm sáng màu xanh dương chính là những hố đen trong M81. Có nhiều hố đen nằm trong một hệ thống kép với khối lượng bằng khoảng 10 lần Mặt Trời hay điển hình là siêu hố đen tại tâm thiên hà với khối lượng gấp 70 triệu lần Thái Dương hệ.
    Năng lượng và các tia bức xạ sinh ra do vật chất tại đĩa gia tốc bao quanh hố đen cọ sát vào nhau. Các hố đen với khối lượng cỡ ngôi sao dường như nuốt các vật chất này vào và tăng dần khối lượng. M81 có kích thước khoảng 70.000 NAS và cách chúng ta 12 triệu NAS về phía bắc chòm Đại Hùng (Ursa Major).
    Nguồn: APOD
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân Trứng
    [​IMG]
    Đâu là trung tâm của tinh vân kì lạ này nhỉ? Giống như một chú gà con đang tìm cách mổ vỏ để thoát ra với cuộc sống bên ngoài, ngôi sao trong tinh vân Trứng đang tự mình bắn ra không gian một lượng lớn khí và bụi để trở thành một sao lùn trắng thực thụ. Nằm trong chòm Thiên Nga, tinh vân Trứng trải dài trong một vùng không gian có bán kính khoảng 1 NAS và đang trong quá trình tiến triển để trở thành tinh vân hành tinh.
    Lớp bụi tại trung tâm tinh vân ngăn cản chúng ta quan sát trực tiếp ngôi sao ở giữa. Trong khi đó, lớp khí xung quanh lại phản chiếu hết sức hiệu quả ánh sáng. Sự kết hợp kì lạ giữa bức xạ tại ngôi sao trung tâm và sự phân bố của những hạt bụi đã tạo ra hiện tượng phân cực rõ rệt (chùm sáng bên phải và trái tinh vân). Bức ảnh trên được chụp từ camera khảo sát tiên tiến của KTV vũ trụ Hubble và được phủ màu giả nhằm làm nổi bật sự phân cực trong tinh vân này.
    *Link ảnh chất lượng cao: http://heritage.stsci.edu/2003/09/egg_nebula/0309a.jpg
    Nguồn:
    [​IMG]
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 18:54 ngày 10/10/2008
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Thiên hà va chạm
    [​IMG]
    Những cuốn sách giáo khoa về thiên văn thường nhắc đến thiên hà như các đối tượng khổng lồ phẳng lặng, cô độc ?" những hòn đảo vũ trụ lấp lánh sao.Tuy nhiên vũ trụ không bao giờ tĩnh lặng cả! Một số thiên hà dưới tác dụng của lực hấp dẫn đã tiến lại gần nhau và va chạm, tạo ra thiên hà hợp nhất có hình dạng vô cùng kì lạ.
    Trong ngày kỉ niệm 18 năm hoạt động của KTV vũ trụ Hubble (24/4/2008), bộ sưu tập 59 bức ảnh tuyệt đẹp về sự va chạm của thiên hà chụp bởi KTV này đã được giới thiệu cho công chúng. Ngày nay hiện tượng va chạm giữa các thiên hà xảy ra với tỉ lệ tương đối thấp (chỉ khoảng 1/1000), tuy nhiên trong quá khứ, khi vũ trụ còn tương đối trẻ thì có lẽ các thiên hà va chạm với nhau thường xuyên hơn do chúng ở khá gần nhau. Các nhà thiên văn đang tiếp tục tìm hiểu cơ chế phức tạp của lực hấp dẫn ?" nguyên nhân chính gây ra những vụ va chạm trên quy mô vũ trụ. Những bức ảnh của KTV Hubble là những ví dụ điển hình cho các giai đoạn khác nhau của quá trình hợp nhất thiên hà này.
    Hầu hết những bức ảnh của KTV Hubble nằm trong dự án GOALS (Great Observatories All-sky LIRG Survey, tạm dịch: Khảo sát bầu trời dưới nhiều bước sóng bằng các đài quan sát lớn), phối hợp dữ liệu với KTV hồng ngoại Spitzer, đài quan sát tia X Chandra và đài quan sát tử ngoại GALEX.
    * Link ảnh chi tiết: http://imgsrc.hubblesite.org/hu/db/2008/16/images/b/formats/print.jpg
    Nguồn: Hubble site

Chia sẻ trang này