1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Sao băng
    [​IMG]
    Ảnh chụp một mảnh sao băng lớn (thường gọi là "fireball") trên bầu trời công viên quốc gia State Park (Oklahoma, Hoa Kì) vào đêm 30 tháng 9.
    Nguồn: APOD
    *Các bác thông cảm, hôm nay mình hơi mệt
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân Trái Tim và tinh vân Linh Hồn
    [​IMG]
    Phải chăng trái tim và linh hồn của dải Ngân Hà nằm trong chòm sao Thiên Hậu (Cassiopeia) ?! Câu trả lời có lẽ là không! Tuy nhiên tại chòm sao này người ta có thể tìm thấy 2 tinh vân phát xạ đặc biệt mang tên "Trái Tim" (bên phải) và "Linh Hồn" (bên trái). Cả hai tinh vân đều phát ra ánh sáng đỏ, thứ ánh sáng đặc trưng của phân tử hiđro bị kích thích. Vài cụm sao trẻ nằm rải rác trong bức ảnh và có thể dễ dàng nhận ra nhờ sắc xanh dương của các vì tinh tú thành phần. Cặp tinh vân thú vị này trải rộng trên một vùng không gian có kích thước 300 NAS và cách chúng ta khoảng 6.000 NAS. Những nghiên cứu đang tập trung vào việc phân tích sự hình thành của những ngôi sao khối lượng lớn và những quần tinh trẻ nằm trong hai tinh vân này và ảnh hưởng của chúng đến môi trường xung quanh.
    Nguồn: APOD
  3. Dr.No

    Dr.No Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Bài viết:
    1.084
    Đã được thích:
    70
    bác nguyentranha cho phép em copy ảnh và các bài dịch của bác sang forum vietastro nhá.
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Ok, bác cứ thoải mái mà dùng. Khoản này em đã có trao đổi với anh Fairy.
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    M16 và tinh vân Đại Bàng
    [​IMG]
    Bao trùm tinh vân Đại Bàng (Eagle Nebula) là sắc đỏ kì bí của những đám khí khổng lồ và ánh sáng lấp lánh đến từ những vì sao trong quần tinh M16. Đây là khu vực sinh sao rất phức tạp và được biết đến nhiều qua những bức ảnh chụp cận của KTV vũ trụ Hubble.
    Ở giữa bức ảnh là dãy ba Cây Cột Của Sự Sáng Tạo (Pillars of Creation). Những ngôi sao rất trẻ đang tiếp tục được hình thành trong cái "kén" giàu bụi khí này dưới tác dụng của lực hấp dẫn. Theo thời gian, gió hạt và bức xạ đến từ những ngôi sao sẽ dần thổi bay lớp khí dày bao quanh chúng, tạo nên những khoảng trống trong tinh vân. Phía trên hơi chếch về bên trái cũng là một vùng sinh sao mang tên "The Fairy of Eagle Nebula" (Fairy = Nàng tiên).
    M16 và tinh vân Đại Bàng cách chúng ta khoảng 7.000 NAS và có thể dễ dàng nhận ra bằng ống nhòm hay kính thiên văn cỡ nhỏ khi hướng về chòm Serpens Cauda (đuôi rắn).
    Nguồn: APOD
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Một số ảnh chụp cận tinh vân Đại Bàng của KTV vũ trụ Hubble
    1. Ảnh chụp dãy 3 Cây Cột Của Sự Sáng Tạo vào năm 1995 của KTV vũ trụ Hubble.
    [​IMG]
    2. Ảnh chụp khu vực tạo sao mới mang tên "The Fairy of Eagle Nebula". Bức ảnh được công bố nhân kỉ niệm 15 năm ngày phóng KTV vũ trụ Hubble (25/4/1990 - 25/4/2005).
    [​IMG]
    Nguồn: APOD
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Bức ảnh định vị M16 trong khu vực rất giàu tinh vân và quần tinh thuộc trung tâm Ngân Hà:
    [​IMG]
    Ảnh có chú thích
    [​IMG]
    Nguồn: APOD
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 12:27 ngày 16/10/2008
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Pulsar tối trong CTA 1​
    [​IMG]
    Ngôi sao pulsar nằm ở đâu nhỉ? Những bức ảnh của đài thiên văn DRAO đã phát hiện trong tinh vân CTA 1 tồn tại một nguồn phát xạ đặc biệt: ngôi sao xung. Đây vốn là một sao neutron quay, liên tục phát ra ở 2 đầu luồng sóng radio với tần số tương đối ổn định. Tuy nhiên người ta không tìm thấy bất kì tín hiệu radio nào ở tinh vân CTA 1 cả!
    Những quan sát mới nhất của KTV Fermi đã chỉ ra rằng: pulsar nằm trong tinh vân chỉ phát ra tia gamma. Nguồn phát xạ đặc biệt này có thể sẽ được xếp vào lớp "pulsar tối", một dạng sao neutron quay chỉ bức xạ sóng mang năng lượng cao. Những ẩn tinh đó cũng có thể không được phát hiện ra vì luồng sóng radio hay luồng sáng khả kiến phát ra từ chúng với dải hẹp không tới được Trái Đất. Nếu điều này là đúng thì KTV Fermi có thể sẽ phát hiện ra khá nhiều pulsar còn đang lẩn quất trong thiên hà của chúng ta.
    Việc nghiên cứu chi tiết luồng tia gamma xuất phát từ ẩn tinh có thể đưa ra nhiều đầu mối có giá trị về đặc tính vật lý của những vùng phát xạ trên sao neutron.
    Nguồn: APOD
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Gia đình tinh tú
    [​IMG]
    Sự phát sinh sao mới có thể được tìm thấy trong bức ảnh chụp tinh vân W5 của KTV hồng ngoại Spitzer. Những ngôi sao rất già được biểu diễn dưới dạng những chấm xanh dương nằm trong hai vùng tối ở trung tâm bức ảnh. Những ngôi sao trẻ hơn là những tấm li ti màu hồng lại nằm phân tán ở mép của những vùng tối này và tại đỉnh của những cột bụi khổng lồ có dạng rất giống cái vòi voi. Tại những vùng màu trắng, các ngôi sao cực trẻ đang trong quá trình hình thành. Bức xạ đến từ những vì tinh tú đốt nóng lớp khí và bụi mỏng trong tinh vân khiến chúng phát ra tia hồng ngoại có bước sóng dài 24 micron (ứng với màu đỏ trong bức ảnh kết hợp trên).
    Cũng giống như khu vực hình thành sao Orion hay Carina, trong lòng tinh vân W5 tồn tại những vùng tối khổng lồ chính là những vùng bị quét sạch khí và bụi do bức xạ và gió hạt đến từ những sao nặng trong tinh vân. Lượng khí bụi này bị đẩy tới mép vùng tối và bị nén ép, dưới tác dụng của lực hấp dẫn lại hình thành nên những ngôi sao mới.
    Tinh vân W5 cách chúng ta khoảng 6.200 NAS. Bức ảnh của KTV hồng ngoại Spitzer là bằng chứng tốt nhất khẳng định lí thuyết hình thành sao. Việc phân tích bức ảnh có thể giúp các nhà khoa học dự đoán tuổi của những ngôi sao trong tinh vân (càng xa trung tâm vùng tối sao càng trẻ). Màu sắc trong bức ảnh được kết hợp từ dữ liệu của hệ thống camera hồng ngoại và quang kế đa băng tần đặt trên Spitzer(xanh dương ứng với bước sóng 3.6 micron, xanh lục ứng với bước sóng 8 micron, đỏ ứng với bước sóng 24 micron).
    Nguồn: Spitzer Space Telescope
    Ảnh phân giải cao (2MB): http://ipac.jpl.nasa.gov/media_images/ssc2008-15a.jpg
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 17:45 ngày 23/10/2008
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Rhea và sao Thổ
    [​IMG]
    Nguồn: APOD
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 11:58 ngày 27/10/2008

Chia sẻ trang này