1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    HÌNH LỤC GIÁC KỲ LẠ

    [​IMG]
    Một hình lục giác kỳ lạ đang quay xung quanh cực bắc của sao Thổ ở khoảng vĩ độ 78. Hình ảnh này đã được chụp bằng các thiết bị phổ trên tầu thăm dò Cassini trong dải sóng hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy.
    Thực ra hình ảnh về lục giác kỳ lạ này đã được tầu Voyager phát hiện ra vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Hình ảnh các bạn đang xem của tầu Cassini mới đây chứng tỏ rằng đặc điểm kỳ lạ này của sao Thổ tồn tại không chỉ là chốc lát.
    Bức ảnh hình lục giác trên đựơc tầu Cassini chụp vào ngày 29/10/2006 từ khoảng cách 902000km trên bề mặt những đám mây của sao Thổ.
    Như chúng ta vẫn biết, trong tự nhiên, những vật thể chuyển động vòng tròn thì thường có quỹ đạo tròn (hoặc elip). Nhưng những đám mây trên cực bắc của sao Thổ lại không muốn thế, và chúng ta nhìn thấy một hình lục giác khá hoàn thiện. Vậy có những lực nào, những tác nhân nào tác động lên những vòng xoáy mây của sao Thổ và tạo nên một hình dạng rất ?onhân tạo? này?
    Theo Nasa.org
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Axit trên sao Kim​
    [​IMG]
    Những đám mây trắng mịn chứa đầy axit đã được quan sát chi tiết bởi tàu thăm dò Venus vào cuối tháng 7 năm nay. Thành phần chủ yếu của những đám mây khổng lồ này là axit sunfuric đặc được tạo ra do quá trình kết hợp của hơi nước và lưu huỳnh đioxit (SO2) ở độ cao thấp hơn trên thượng tầng khí quyển dưới tác động của ánh sáng Mặt Trời.
    Bức ảnh màu giả trên được chụp vào ngày 23 tháng 7 qua camera tử ngoại của tàu Venus. Nguyên nhân gây ra những sọc tối trong các đám mây này vẫn đang được tìm hiểu.
    Nguồn: APOD
    * Quá trình tạo axit sunfuric trong khí quyển sao Kim: tia cực tím trong ánh sáng Mặt Trời phân tách oxi nguyên tử từ phân tử cacbon đioxit CO2. Oxi nguyên tử rất hoạt động. Nó kết hợp với SO2 tạo thành SO3 (lưu huỳnh trioxit). SO3 kết hợp với nước ở nhiệt độ cao tạo axit sunfuric dạng sương mù lơ lửng trên thượng tầng sao Kim. Đó chính là những đám mây trắng và rất mịn như trong ảnh.
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 13:09 ngày 28/10/2008
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Mình post nhầm bài cũ. Xóa đi cho gọn vậy!
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 13:07 ngày 28/10/2008
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Bức hình này chụp vào năm ngoái đấy, 23/7/07
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Phù thủy dưới ánh sao​
    [​IMG]
    Tỏa sáng dưới ánh sao xanh huyền bí, tinh vân Đầu Phù Thủy (Witch Head Nebula) nằm cách chúng ta tới 1.000 NAS và trải rộng trên một vùng không gian kích cỡ 50 NAS. Được liệt kê trong cataloge chuyên ngành với cái tên IC 2118, đám mây bụi vũ trụ này là một dạng tinh vân phản xạ. Bên phải bức ảnh thiên văn đầy mê hoặc này là sao khổng lồ xanh Rigel với nhiệt độ bề mặt lên tới 11.000 độ K và độ trưng gấp 40.000 lần Mặt Trời.
    Đêm nay, bạn có thể gặp một mụ phù thủy thật gớm trước cửa tuy nhiên chớ có sợ hãi! Chúc bạn một đêm Halloween vui vẻ.
    Nguồn: APOD
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 16:59 ngày 31/10/2008
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Chơi cùng trăng​
    [​IMG]
    Nguồn: http://www.pixheaven.net
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân Hoa Hồng
    [​IMG]
    Tinh vân Hoa Hồng (hay NGC 2237) không chỉ là đám mây vũ trụ gợi lên hình tượng của đóa hoa tình yêu. Trong số rất nhiều bức ảnh về tinh vân lãng mạn này gửi về website APOD, bức ảnh trên có lẽ là thích hợp nhất vì nó không chỉ chứa phần "đài hoa" màu đỏ tươi mà còn "bắt" thêm được cột bụi khí hidro màu hồng nhạt phía dưới được ví như "thân cây hoa hồng".
    Nằm tại mép đám mây phân tử khí khổng lồ Monoceros, cách chúng ta khoảng 5.000 NAS, dạng cân đối của tinh vân Hoa Hồng được tạo ra từ gió và bức xạ của những ngôi sao trẻ rất nóng tại trung tâm tinh vân. Những ngôi sao này tạo thành cụm sao mở NGC 2244 với độ tuổi trung bình chỉ khoảng vài triệu năm. Vùng trung tâm tinh vân Hoa Hồng có đường kính khoảng 50 NAS. Bức ảnh được đăng nhân ngày lễ tình yêu Valentine 14/2/2008.
    Nguồn: APOD
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Nguồn gốc của vàng​
    [​IMG]
    Đố bạn biết: vàng từ đâu sinh ra? Chẳng ai rõ điều này cả! Sự phong phú của các nguyên tố nặng trong hệ Mặt Trời dường như là điều bất hợp lí. Những phản ứng trong vũ trụ khi nó còn rất trẻ hay những phản ứng tại tâm một ngôi sao thậm chí những vụ nổ siêu sao mới cũng không thể sinh ra nhiều kim loại đến thế!
    Một số nhà thiên văn học mới đây cho rằng những sao neutron giàu nguyên tố (như vàng chẳng hạn) có thể gây ra một vụ bùng nổ neutron và phát tán các nguyên tố nặng vào vũ trụ bằng cách va chạm với nhau.
    Bức ảnh trên mô tả 2 ngôi sao neutron đang chuyển động theo hình xoắn ốc về phía nhau trước khi chúng va chạm. Sau vụ va chạm khủng khiếp ấy, có thể những luồng bức xạ gamma được phát ra với tần số ngắn (thậm chí kèm theo cả sóng hấp dẫn). Nếu điều này là đúng với hệ Mặt Trời của chúng ta thì rất có thể bạn đang đeo một vật kỉ niệm của vụ va chạm bạo lực nhất vũ trụ đấy!
    Nguồn: APOD
    *Sóng hấp dẫn là một dạng bức xạ truyền theo không-thời gian được dự đoán bởi thuyết tương đối khi hai vật thể chuyển động qua nhau. Khối lượng của các vật thể thông thường quá nhỏ để có thể tạo ra một sóng hấp dẫn có cường độ đủ cho máy đo. Tuy nhiên hiện tượng trên lại tương đối đáng kể với những vật có khối lượng cực lớn như sao neutron, sao quark, hố đen...Sự bức xạ sóng hấp dẫn với cường độ cao trong hệ sao neutron khiến chúng mất dẫn năng lượng và chuyển động về phía nhau theo hình xoắn ốc.
  9. phanhienqt

    phanhienqt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2008
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Thứ 3, 11/11/2008
    Chiếc mạng nhện vũ trụ

    Đầu tiên nó được xếp trong danh mục như là một ngôi sao, 30 Doradus, thực ra nó là một khu vực định hình với vô số sao gần thiên hà "Đám mây Magellan lớn". Hình dạng giống nhện của nó mang lại cho nó cái tên phổ biến: Tinh vân Nhện Đen, chú nhện đen này trải rộng khoảng 1000 năm ánh sáng, và cách chúng ta khoảng 180 000 năm ánh sáng về phía nam chòm Cá Kiếm (Dorado).
    Nếu tinh vân Nhện Đen nằm ở vị trí tinh vân Orion (cách chúng ta 1500 Năm ánh sáng), là tinh vân gần trái đất nhất, thì nó sẽ xuất hiện và trải ra đến khoảng 30 độ (60 tuần trăng) trên bầu trời. Những cánh tay thon mảnh của tinh vân Nhện Đen bao quanh NGC 2070, một cụm sao có chứa một số ngôi sao sáng nhất bầu trời, đa số là những ngôi sao khổng lồ đã biết. Chú nhện đen vũ trụ này cũng nằm gần vị trí của một Siêu tân tinh mới nhất.
    Kích vào hình để xem ảnh rõ nét hơn.
    [​IMG]
    Theo: Apod.nasa.gov
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Cho mình sửa một chút trong bài của bạn nhé:
    - Tarantula là tên một loại nhện độc, chúng có nhiều màu (nâu, đen, xám hoặc hơi vàng). Nếu dịch là "Nhện Đen" thì e dễ gây hiểu nhầm. Có lẽ nên tạm dịch là tinh vân Nhện Độc và kèm thêm mở ngoặc: (Tarantula Nebula)
    Những cánh tay thon mảnh của tinh vân Nhện Đen bao quanh NGC 2070, một cụm sao có chứa một số ngôi sao sáng nhất bầu trời, đa số là những ngôi sao khổng lồ đã biết.
    Có lẽ bạn hiểu sai ý của tác giả: thực chất NGC 2070 chứa một số ngôi sao vào loại sáng nhất và nặng nhất mà chúng ta từng biết (tuy nhiên nếu nói "sáng nhất bầu trời" là sai rồi, hi)
    Chú nhện đen vũ trụ này cũng nằm gần vị trí của một Siêu tân tinh mới nhất.
    Siêu sao mới mà bạn nhắc đến là SN 1987a, một trong những siêu sao xảy ra gần đây nhất thôi, chứ chưa thể là siêu tân tinh mới nhất được!
    [​IMG]

Chia sẻ trang này