1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Bong bóng trong chòm Thiên Nga​
    [​IMG]
    Trôi dạt trong một vùng "biển" vũ trụ đầy sao thuộc chòm Thiên Nga, tinh vân có dạng bong bóng rất đáng yêu này mới được ghi nhận và có thể chưa xuất hiện trong các catalog thiên văn.
    Nhà thiên văn văn học nghiệp dư Dave Jurasevich đã phát hiện ra đó là một tinh vân vào hôm 6 tháng 7 khi quan sát những bức ảnh của mình chụp khu vực chòm Thiên Nga, bao gồm cả tinh vân Lưỡi Liềm (Crescent Nebula - NGC 6888). Dave đã thông báo phát hiện của mình tới hiệp hội Thiên văn Quốc tê (IAU). Mười một ngày sau, nhà thiên văn Mel Helm tại đài quan sát Sierra Remote cũng đã phát hiện ra thiên thể kì lạ này và báo cho IAU biết đó là một tinh vân chưa xác định.
    Bức ảnh trên được chụp bởi Keith Quattrocchi và Mel Helm dưới dải tần hẹp nhằm làm nổi bật lên hình dạng đặc biệt của tinh vân này. Vậy tinh vân bong bóng này thực chất là gì? Giống như tinh vân Lưỡi Liềm, quả bóng vũ trụ này có thể bị thổi phồng lên do gió hạt đến từ một sao loại Wolf-Rayet ở trung tâm. Tuy nhiên đây cũng có thể là một dạng tinh vân hành tinh, giai đoạn cuối của một ngôi sao giống Mặt Trời.
    Nguồn: APOD
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Bông hồng tình yêu​
    [​IMG]
    Ảnh chụp khu vực hình thành sao NGC 7129 trong chòm sao Cepheus từ kính thiên văn hồng ngoại Spitzer. Số lượng sao trẻ tại đây được ước tính vào khoảng 130 sao. Cái "kén" giàu bụi và khí này có khả năng tạo được khoảng hơn 100 sao với đặc tính tương tự Mặt Trời của chúng ta. Một số nơi trong tinh vân có mật độ dày đặc và nhiệt độ rất thấp, dự đoán đây là những "phôi" ban đầu giúp tạo nên những ngôi sao trẻ sau hàng triệu năm nữa.
    Bức ảnh được chụp từ quang kế đa băng tần đặt trên Spizer với 4 màu cơ bản: xanh dương ứng với bước sóng 3.6 micron, xanh lục 4.5 micron, vàng cam 5.8 micron và đỏ 8.0 micron. NGC 7129 cách chúng ta khoảng 3.300 NAS. Bức ảnh được công bố hôm 12/2/2004 nhân ngày lễ Valentine (được kỉ niệm vào 14/2 hàng năm). NGC 7129 - bông hồng cho tình yêu...
    [​IMG]
    Ảnh chụp NGC 7129 từ KTV Misti Mountain dưới bước sóng khả kiến. NGC 7129 chứa một vài đối tượng được liệt kê trong danh mục các thiên thể với luồng phóng vật chất kì lạ của Herbig-Haro.
    Nguồn: Spitzer Space Telescope & Misti Mountain Observatory
    ...Happy half year to love. Happy half year to us...
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 00:50 ngày 15/11/2008
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Fomalhaut b​
    [​IMG]
    Fomalhaut là một ngôi sao trẻ và sáng cách chúng ta chừng 25 NAS về phía chòm Piscis Austrinus (Nam Ngư).
    Khu vực tối ở chính giữa bức ảnh sắc nét của KTV vũ trụ Hubble là phạm vi vùng sáng của Fomalhaut bị che đi để ta có thể nhận ra sự có mặt của vành đai bụi bao quanh ngôi sao này. Điểm sáng nhỏ bên phải bức ảnh có khả năng là một hành tinh với khối lượng gấp 3 lần sao Mộc, quay trên quỹ đạo cách Fomalhaut 10.7 tỉ dặm (tức 17.1 tỉ km, gấp 14 lần khoảng cách Mặt Trời - sao Mộc). Hành tinh Fomalhaut b tồn tại phía rìa trong của đĩa bụi. Bản thân đĩa bụi cũng tương tự như khu vực vành đai Kuiper của hệ Mặt Trời, nơi chứa các vật chất đóng băng, chẳng hạn như sao chổi và các hành tinh lùn.
    Bức ảnh trên là hình chụp một hành tinh ngoại hệ đầu tiên dưới bước sóng khả kiến. Đây là kết quả những quan sát của KTV vũ trụ Hubble vào tháng 10/2004 và tháng 7/2006.
    Nguồn: APOD & Hubble site
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 15:47 ngày 15/11/2008
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Khám phá hệ hành tinh HR 8799​
    [​IMG]
    Có điểm chung nào giữa hệ Mặt Trời của chúng ta với những hệ hành tinh khác trong vũ trụ? Tính đến năm 2008, trong suốt 12 năm tìm kiếm, chúng ta đã xác định được trên 300 hệ hành tinh quay xung quanh những ngôi sao gần Trái Đất. Tuy nhiên những hành tinh được phát hiện này đa số có kích thước tương tự sao Mộc và quay quanh sao mẹ với quỹ đạo còn gần hơn cả sao Thủy.
    Bức ảnh trên cũng được công bố đồng thời với ảnh chụp hành tinh Fomalhaut b của KTV vũ trụ Hubble, cho thấy "bộ mặt" của hệ hành tinh quay quanh sao HR 8799. Đây là bức ảnh đầu tiên của con người xác nhận sự tồn tại của những hành tinh quay quanh ngôi sao giống Mặt Trời.
    HR 8799 có khối lượng bằng khoảng 1.5 lần Mặt Trời, cách chúng ta khoảng 130 NAS. Bức ảnh trên được chụp bởi KTV Keck đặt trên quần đảo Hawaii dưới bước sóng hồng ngoại. Trên ảnh ta có thể dễ dàng nhận thấy 3 hành tinh được kí hiệu b, c, d quay quanh sao mẹ ở giữa (đã bị làm tối đi). Mỗi hành tinh có khối lượng gấp vài lần sao Mộc. Hành tinh d có bán kính quỹ đạo tương đương khoảng cách Mặt Trời - sao Hải Vương.
    Mặc dù có những sự khác biệt lớn với hệ Mặt Trời của chúng ta song HR 8799 là bằng chứng tốt nhất khẳng định sự tồn tại của những hệ hành tinh phức tạp, những hệ đó rất có thể chứa hành tinh tương tự Trái Đất của chúng ta.
    Nguồn: APOD
    * Bức ảnh tương tự được chụp bởi KTV Gemini North:
    [​IMG]
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Con đường Ngân Hà​
    [​IMG]
    Vào một sớm mùa hạ, trong quá trình tìm kiếm những hành tinh và dải Ngân Hà, nhà thiên văn Tunç Tezel đã chụp được bức ảnh về con đường mòn cũng những vì sao lấp lánh trên bầu trời quang đãng.
    Hòa cũng ánh điện thành phố là vẻ lộng lẫy của dải Ngân Hà, ánh sáng rực rỡ của sao Mộc và những tinh tú thuộc chòm Bọ Cạp (Sagittarius). Phía trên những dãy núi im lìm là một dải mây vàng dường như dẫn đến tâm Ngân Hà và trải dài tới tít chân trời xa xăm.
    Bức ảnh được chụp tại Uludag, một ngọn núi gần Bursa,Thổ Nhĩ Kì. Trong tiếng Thổ, "Uludag" nghĩa là dãy núi lớn.
    Nguồn: APOD
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Nụ cười bầu trời​
    [​IMG]
    Bức ảnh của tác giả Hossein Haeri và Ardakani chụp chiều tối ngày 1/12/2008 chỉ rõ sự gặp gỡ kì lạ của 3 thiên thể sáng nhất bầu trời đêm: sao Mộc (vị trí cao nhất bức ảnh), sao Kim và Mặt Trăng lười liềm. Bức ảnh được chụp bằng máy ảnh Nikon D70s, phơi sáng 2s, thấu kính 18-70mm @18mm. Kết thúc ngày bằng một nụ cười cùng bầu trời bạn nhé...
    Một bức ảnh khác chụp bởi Danny Ratcliffe tại bãi biển Scarborogh, Queensland, Australia. Thông số chụp: Canon 350D, ISO 400, kết hợp phơi sáng nhiều mức độ.
    Thời tiết tại Queensland khá thuận lợi để tôi có thể trông thấy "nụ cười" này. Khi bầu trời đã gần tối, những người chạy bộ bên đường tỏ ra khá tò mò với thứ mà tôi định nhiếp ảnh. Và họ dừng lại, say sưa ngắm nghía "bộ mặt cười" trên bầu trời cùng tôi...
    [​IMG]
    Nguồn: Spaceweather.com
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 18:28 ngày 04/12/2008
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân Dark Doodad​
    [​IMG]
    Ảnh chụp tinh vân Dark Doodad bên cạnh quần tinh cầu NGC 4372. "Doodad" là tiếng lóng ám chỉ người hay vật mà ta không biết tên hoặc quên tên hoặc không muốn nêu tên. Tinh vân tối này nằm trong chòm sao Musca và có thể nhìn được qua một ống nhóm loại tốt. Bức ảnh trên được chụp bằng một ktv loại nhỏ với thời gian phơi sáng là 45 phút tại La Frontera (Chile).
    Nguồn: APOD
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 13:30 ngày 09/12/2008
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Trung tâm dải Ngân Hà
    [​IMG]
    Tại trung tâm dải Ngân Hà dường như tồn tại một siêu hố đen. Từng là một tuyên bố gây tranh cãi lớn trong giới khoa học, ý kiến này giờ đây đã được khẳng định dựa trên những quan sát về quỹ đạo của 28 ngôi sao nằm rất gần trung tâm Ngân Hà.
    Sử dụng kính thiên văn ở đài quan sát Nam Châu Âu ESO và những phân tích dữ liệu từ camera cận hồng ngoại, các nhà thiên văn học đã kiên nhẫn đo vị trí của những ngôi sao này theo thời gian. Trong đó đáng chú ý là sao S2 nằm cách tâm dải Ngân Hà chỉ có 1 ngày ánh sáng. Kết quả cho thấy S2 di chuyển với vận tốc khủng khiếp quanh một vật thể vô hình có khối lượng vô cùng lớn, khoảng 4 triệu lần khối lượng Mặt Trời. Vùng hố đen này (Sagittarius A*) cách chúng ta chừng 27.000 NAS.
    Bức ảnh trên chụp tại dải sóng cận hồng ngoại cho thấy một số lượng lớn các ngôi sao ở vùng không gian cách tâm dải Ngân Hà 3 NAS. Những quan sát trên 28 ngôi sao được thực hiện suốt 16 năm bởi một nhóm các nhà thiên văn Đức.
    Nguồn: APOD
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Cột Mặt Trời​
    [​IMG]
    Bạn đã từng nhìn thấy một cột Mặt Trời? Khi không khí trên cao lạnh đi vào lúc Mặt Trời mọc hay lặn, những tinh thể băng bắt đầu rơi và phản chiếu ánh sáng Mặt Trời tạo nên một cột ánh sáng rất khác thường. Những tinh thể băng này thỉnh thoảng có dạng phẳng lục giác trong suốt quá trình rơi từ trên những đám mây cao. Sức cản không khí là nguyên nhân khiến những tinh thể này trở nên phẳng hơn rất nhiều khi chúng chạm mặt đất. Ánh sáng Mặt Trời sẽ phản chiếu thông qua những tinh thể bên ngoài được sắp xếp hợp lí. Hiệu ứng trên đc gọi với cái tên gần gũi "Cột Mặt Trời" (sun-pillar).
    Bức ảnh trên chụp tháng 1/2007 tại hồ Norman, phía Bắc Carolina, Mĩ khi Mặt Trời lặn.
    Nguồn: APOD
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Ánh Hoàng Đạo trên bầu trời New Mexico​
    [​IMG]
    Vầng sáng hình tam giác trên được gọi là ánh Hoàng Đạo (Zodiacal Light), một hiệu ứng thiên văn đặc biệt có thể quan sát thấy vào lúc bình minh, khi trời còn rất tối và quang mây. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do ánh sáng Mặt Trời bị phản chiếu từ những hạt bụi rất nhỏ nằm trong không gian giữa các hành tinh.
    Bức ảnh được chụp ở bang New Mexico (Mĩ) vào tháng 10. Phía tay phải là những thanh giữ ống kính thiên văn cùng một loạt mái vòm thuộc đài quan sát New Mexico Skies.
    Những hạt bụi này có quỹ đạo trùng với quỹ đạo của các hành tinh thuộc hệ Mặt Trời. Ánh Hoàng Đạo sở dĩ sáng như vậy vào thời điểm này trong năm vì khi Mặt Trời mọc, vị trí quỹ đạo của đám bụi tạo với mặt đất 1 góc gần như thẳng đứng. Ánh Hoàng Đạo cũng có thể nhìn thấy rõ ở bán cầu bắc trong tháng 3 và tháng 4 sau khi Mặt Trời lặn.
    Nguồn: APOD

Chia sẻ trang này