1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Bức ảnh khám phá sao Diêm Vương ​
    [​IMG]
    Trong thập niên 1840, sử dụng cơ học Newton, Urbain Le Verrier đã dự đoán vị trí của Sao Hải Vương khi ấy vẫn chưa được khám phá sau khi phân tích những nhiễu loạn trong quỹ đạo của Sao Thiên Vương. Giả thiết rằng những sự nhiễu loạn bị gây ra bởi lức hút hấp dẫn của hành tinh khác, Le Verrier đã gửi những tính toán của mình cho nhà thiên văn học Đức Johann Gottfried Galle. Ngày 23 tháng 9 năm 1846, buổi tối sau khi nhận được bức thư, Galle và sinh viên của mình Heinrich d''Arrest đã tìm thấy Sao Hải Vương ở chính xác nơi Le Verrier đã dự đoán.[9]
    Những quan sát Sao Hải Vương ở cuối thế kỷ 19 đã khiến các nhà thiên văn học phải cho rằng quỹ đạo của Sao Thiên Vương đang bị nhiễu loạn bởi một hành tinh khác nữa ngoài Sao Hải Vương. Năm 1905, Percival Lowell, một người Boston giàu có từng thành lập Đài quan sát Lowell tại Flagstaff, Arizona năm 1894, đã khởi động một dự án lớn để tìm kiếm một hành tinh có thể có thứ 9, hành tinh mà ông gọi tên là "Hành tinh X".[10] Tới năm 1909, Lowell và William H. Pickering đã đề xuất nhiều tọa độ có thể của một hành tinh như vậy. Lowell và đài quan sát của mình đã tìm kiếm từ năm 1905 tới khi ông qua đời năm 1916, nhưng không hề có kết quả.
    Việc tìm kiếm Hành tinh X của đài thiên văn mãi tới năm 1929, mới được bắt đầu trở lại khi ông giám đốc Vesto Melvin Slipher giao vai trò định vị Hành tinh X cho Clyde Tombaugh, một chàng trai xuất thân nông dân 22 tuổi đến từ Kansas, người mới chỉ tới Đài quan sát Lowell sau khi Slipher cảm thấy ấn tượng bởi một mẫu các bản vẽ thiên văn học của anh.

    Nhiệm vụ của Tombaugh là vẽ hình một cách có hệ thống bầu trời đêm bằng những bức ảnh đúp được chụp từ hai tuần trước đó, sau đó xem xét các cặp và xác định xem có bất kỳ một vật thể nào thay đổi vị trí hay không. Sử dụng một máy được gọi là máy so sánh ánh sáng nhấp nháy, anh nhanh chóng di chuyển tới lui các quang cảnh của mỗi đĩa, để tạo ra sự phản chiếu di động của bất kỳ vật thể nào đã thay đổi vị trí hay xuất hiện giữa các bức ảnh. Ngày 18 tháng 2 năm 1930, sau gần một năm tìm kiếm, Tombaugh đã phát hiện một vật thể có thể di động trên những đĩa ảnh được chụp ngày 23 tháng 1 và 29 tháng 1 năm ấy. Một bức ảnh chất lượng kém hơn được chụp ngày 20 tháng 1 đã giúp anh xác nhận sự chuyển động. Sau khi đài quan sát có được những bức ảnh xác nhận thêm nữa, tin tức về khám phá được gửi tới Đài quan sát Đại học Harvard ngày 13 tháng 3 năm 1930. Vật thể mới sau này đã được thấy trong những bức ảnh được chụp từ ngày 19 tháng 3 năm 1915.
    Cái tên Pluto lần đầu được Venetia Burney (sau này là Venetia Phair), một cô học trò 11 tuổi tại Oxford, Anh Quốc đề xuất.
    [​IMG]
    Vật thể được chính thức đặt tên ngày 24 tháng 3 năm 1930. Mỗi thành viên của Đài quan sát Lowell được cho phép bỏ phiếu chọn trong danh sách chỉ gồm ba cái tên: "Minerva" (tên đã được đặt cho một tiểu hành tinh), "Cronus" (vốn không được coi trọng bởi nó được đề xuất từ một nhà thiên văn vô danh tên là Thomas Jefferson Jackson See), và Pluto. Pluto nhận được số phiếu tối đa. Tên này được công bố ngày 1 tháng 5 năm 1930.
    Nguồn: Wikipedia
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Collinder 399: Mắc áo vũ trụ​
    [​IMG]
    Đây là một cụm sao hình cái mắc áo hay là một chòm sao vậy nhỉ?
    Collinder 399 là đối tượng có thể quan sát được bằng ống nhòm. Đã có rất nhiều tranh luận xung quanh việc liệu rằng Collinder 399 là một quần tinh phát tán với những ngôi sao liên hệ chặt chẽ với nhau về mặt vật lí hay chỉ là hình chiếu của những ngôi sao ở các khoảng cách khác nhau trên bầu trời. Trong trường hợp thứ 2 ta thu được hình ảnh của một thứ tương tự như chòm sao, chẳng hạn như chòm Big Dipper nổi tiếng.
    Những quan sát chính xác mới đây tại những vị trí khác nhau trên quỹ đạo Trái Đất quanh Mặt Trời đã chỉ ra Coat Hanger (Cái Mắc Áo) là một chòm sao. Được biết với cái tên khác là Collinder 399, nhóm các thiên thể sáng này chiếm diện tích lớn hơn cả trăng tròn trên thiên cầu và nằm về phía chòm Con Cáo (Vulpecula). Phía bên phải bức ảnh là quần tinh phát tán NGC 6802.
    Nguồn: APOD
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    NGC 1569: Nổ sao trong thiên hà lùn​
    [​IMG]
    Những thiên hà xoắn ốc thường trông rất diễm lệ với những quần tinh thành phần tuyệt đẹp của các sao xanh rất trẻ và những cánh tay bụi khí cân đối khổng lồ. Tuy thế các thiên hà lùn bất thường cũng có khả năng sinh sao mạnh mẽ.
    Trong bức ảnh trên, thiên hà lùn NGC 1569 dường như là nạn nhân của những vụ bùng nổ trong quá trình hình thành sao mãnh liệt cách đây 25 triệu năm. Những vụ nổ này làm môi trường bụi khí xung quanh bị xáo động và thậm chí còn quét sạch vùng không gian gần đó, để lộ ra những khu vực hình thành sao rất trẻ. Hai cụm sao khổng lồ có thể nhìn thấy dễ dàng ở góc trái bức ảnh.
    Bức ảnh do KTV vũ trụ Hubble chụp, bao trùm một vùng không gian có chiều ngang 8.000 NAS. Cách chúng ta tầm 11 triệu NAS, thiên hà này cung cấp cho các nhà khoa học những dữ liệu quan trọng về ảnh hưởng của sao trong quá trình phát triển thiên hà. NGC 1569 nằm theo hướng chòm Camelopardalis.
    Nguồn: APOD
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Chú ý các bạn: mình lấy link ảnh trực tiếp từ web site nên ảnh có dung lượng khá lớn, việc load về đôi khi không nhanh. Mong các bạn thông cảm!
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân Con Cua​
    [​IMG]
    Sao pulsa trong tinh vân Con Cua với kích thước chỉ bằng một thành phố là một sao neutron từ quay với tốc độ 30 vòng/s. Thiên thể kì lạ này có thể nhìn thấy tại trung tâm bức ảnh chụp bởi đài quan sát Chandra trên.
    Bức ảnh chụp tại bước sóng tia X cho thấy những ranh giới rõ ràng của tinh vân Con Cua. Giống như một chiếc máy phát điện vũ trụ, sao pulsa có năng lương rất lớn. Năng lượng này gia tốc hạt mang điện làm phát sinh những luồng tia X phóng ra từ 2 cực và một cơn gió mạnh quét ngang xích đạo. Những hạt mang điện này bị bắn ra xa, mất dần năng lượng và tương tác với từ trường mạnh của sao làm xuất hiện một vành đai bao quanh pulsa ở tâm.
    Với khối lượng lớn hơn cả Mặt Trời và mật độ tương đương vật chất hạt nhân, sao pulsa là lõi của một ngôi sao đã sụp đổ bằng một vụ nổ siêu sao mới. Vụ nổ này đã được chứng kiến vào năm 1054. Bức ảnh trên trải rộng trên vùng có kích thước 9 NAS. Bản thân tinh vân Con Cua thì cách chúng ta tới 6.000 NAS.
    Nguồn: APOD
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Chào mừng năm thiên văn quốc tế
    [​IMG]
    Năm 2009 đã được Hiệp hội thiên văn quốc tế IAU và tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên Hợp Quốc chọn làm năm thiên văn quốc tế. Sở dĩ như vậy vì năm nay là tròn 400 năm kể từ khi Galileo hướng chiếc kính thiên văn đầu tiên của nhân loại lên bầu trời. Qua một ô cửa nhỏ, Galileo đã phát hiện ra những miệng hố trên Mặt Trăng, pha của sao Kim, các vệ tinh của sao Mộc và vành đai khổng lồ của sao Thổ. Nếu quan tâm, bạn có thể tham gia những hoạt động rất thú vị liên quan đến thiên văn ở khu vực mình.
    Ghé thăm trang web sau để biết thêm chi tiết: http://www.astronomy2009.org/
    Nguồn: APOD
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 14:18 ngày 01/01/2009
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0

    CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2009​
    [​IMG]
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Sao chổi và sao băng​
    [​IMG]
    Mảnh sao băng này tạo thành một vệt dài xuyên qua chân trời buổi sớm ngày 3/1. Vệt sao băng còn "lướt qua" bên phải ngôi sao xanh Beta Scorpii. Gần đỉnh bức ảnh ta có thể trông thấy một chấm nhỏ màu xanh lá hơi mờ - đó là một sao chổi. Được phát hiện tháng 7/2007, sao chổi Lulin (C/2007 N3) giờ đây có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên thiên thể này sẽ còn sáng hơn và dễ nhìn hơn đối với người quan sát ở Trái Đất vào cuối tháng 2.
    Bức ảnh được tác giả Babak Tafreshi chụp nhân dịp xảy ra trận mưa sao băng Quadrantid. Các sao chổi có quỹ đạo cắt ngang quỹ đạo Trái Đất là nguồn cung cấp những trận mưa sao băng tuyệt đẹp này.
    Lược dịch: APOD
    * Mưa sao băng Quadrantid là một trong những "trận mưa đêm" đáng xem nhất năm với hơn 100 sao/h. Tâm điểm của trận mưa sao băng nằm khá gần sao Bắc Đẩu. Khu vực lí tưởng để quan sát là Bắc Mĩ và vùng biển Thái Bình Dương.
    Tháng 12/2003, nhà thiên văn Peter Jenniskens (trung tâm nghiên cứu Ames - NASA) đã phát hiện ra tiểu hành tinh 2003 EH1, được cho là một mảnh lõi sao chổi đã vỡ bung cách đây 500 năm. Sao chổi này có thể là nguyên nhân gây ra trận mưa sao băng Quadrantid trên bầu trời Trái Đất. Quỹ đạo của 2003 EH1 gần như vuông góc với quỹ đạo Trái Đất nghĩa là chúng ta đi xuyên qua đám mây bụi tạo ra bởi sao chổi này. Đó cũng có lẽ là lí do giải thích vì sao trận mưa sao băng này lại ngắn ngủi và nằm gần chân trời phía bắc đến như vậy.
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Sao chổi Lulin​
    [​IMG]
    Sao chổi Lulin sẽ sáng đến mức nào khi nó tiến đến gần Trái Đất? Không một ai rõ. Mặc dù khá khó xác định độ sáng sắp tới của ngôi sao chổi mới được phát hiện này tuy nhiên bạn có thể ngắm nhìn nó bằng mắt thường vào tháng này. Tại bầu trời phía bắc, Lulin sẽ "mọc" lúc nửa đêm và mới chỉ là một chấm nhỏ màu xanh dương rất đặc biệt nếu bạn có trong tay một ống nhòm hỗ trợ và một bản đồ sao.
    Những quan sát chi tiết đã chỉ ra rằng sao chổi C/2007 N3 (hay Lulin) đang quay quanh Mặt Trời và sẽ tiến đến gần Trái Đất tại khoảng cách bằng nửa khoảng cách Trái Đất - Mặt Trời vào cuối tháng 2. Quỹ đạo của Lulin cho thấy sao chổi này lần đầu tiên tiến vào hệ Mặt Trời.
    Sao chổi Lulin được phát hiện bởi Quanzhi Ye (ĐH Sun Yat-sen) bằng bức ảnh mà Chi-Sheng Lin chụp tại đài quan sát Lu-Lin (ĐH Trung tâm Quốc gia Đài Loan). Trong bức ảnh của nhà thiên văn Ý Paolo Candy, sao chổi Lulin có 1 lõi và 2 đuôi màu xanh nhạt: một đuôi đối diện với Mặt Trời và một một đuôi chứa bụi mà sao chổi bỏ lại trên quỹ đạo hướng về phía Mặt Trời.
    Nguồn: APOD
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Hai đuôi của sao chổi Lulin
    [​IMG]
    Hãy ra ngoài đêm nay và ngắm sao chổi Lulin nào bạn!
    Ở một vùng ít bị ô nhiễm ánh sáng, bạn sẽ cần đến bản đồ sao, một ống nhòm trường rộng trợ giúp và đặc biệt là lòng kiên nhẫn. Hôm qua (24/2), sao chổi Lulin đã vượt qua Trái Đất ở khoảng cách gần nhất, do đó nó sẽ sáng ở mức gần cực đại trong một vài ngày nữa. Sao chổi này sẽ quan sát được gần như cả đêm nhưng nó chỉ di chuyển trên thiên cầu với quãng đường bằng khoảng 10 lần góc nhìn trăng tròn.
    Bức ảnh trên được chụp bởi Richard Richins hai ngày trước ở New Mexico, Hoa Kì. Phần tâm của sao chổi Lulin phát ra ánh sáng xanh lục rất đặc biệt, dự đoán đó là thứ ánh sáng từ các phân tử khí cacbon bị đốt nóng. Những ngôi sao và thiên hà xoắn ốc cũng có thể nhìn thấy ở nền bức ảnh tuyệt đẹp trên. Cái đuôi màu vàng chứa đầy bụi phản chiếu mạnh ánh sáng Mặt Trời nằm phía bên trái phần nhân. Đây chính là lớp bụi do sao chổi này bỏ lại trên quỹ đạo của mình trong quá trình di chuyển. Phía bên phải lại là cái đuôi hơi xanh do khí bốc hơi dưới tác dụng của bức xạ từ Mặt Trời. Dự đoán Lulin sẽ mờ dần trong vài tuần tới.
    Nguồn: APOD

Chia sẻ trang này