1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Vị trí sao chổi Lulin ngày 26/2/2009​
    Khoảng cách tới Trái Đất: 0.417 AU
    Khoảng cách tới Mặt Trời: 1.407 AU​
    [​IMG]
    Nguồn: JPL - NASA
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 13:21 ngày 26/02/2009
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    IC 5146: tinh vân Kén Tằm​
    [​IMG]
    Ẩn mình trong làn bụi mờ ảo của tinh vân Kén Tằm (Cocoon Nebula) là những quần tinh rất trẻ đang trong quá trình phát triển.
    Được liệt kê với tên gọi IC 5146, tinh vân tuyệt đẹp này rộng gần 15 NAS, cách chúng ta 4.000 NAS về phía bắc chòm Thiên Nga. Giống như những vùng hình thành sao khác, IC 5146 nổi bật trong sắc đỏ rực rỡ của đám khí hiđro bị kích thích bởi các tinh tú trẻ rất nóng. Ánh sáng của những ngôi sao cũng được phản chiếu bởi làn bụi mỏng manh nằm tại mép của một đám mây phân tử khác (tuy nhiên ta không thể nhìn thấy được đám mây này).
    Những ngôi sao sáng nằm gần trung tâm tinh vân Kén Tằm có độ tuổi chỉ khoảng vài trăm nghìn năm. Đây cũng là nguyên nhân chính làm tinh vân này sáng rực lên tại bước sóng khả kiến. Gió hạt và bức xạ từ vùng trung tâm thổi bớt bụi và khí trong tinh vân, làm lộ ra các vùng hình thành sao lớn. Bức ảnh có màu sắc rất sâu này cho thấy những đặc tính thú vị tại vùng bên trong cũng như phía ngoài của "ngôi nhà những vì tinh tú" - tinh vân Kén Tằm IC 5146.
    Nguồn: APOD
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Omega Centauri: quần tinh cầu​
    [​IMG]
    Đây là một quả bóng khổng lồ chứa vô số các ngôi sao có độ tuổi tương tự Mặt Trời của chúng ta. Rất lâu trước khi con người xuất hiện, trước cả thời đại khủng long, thậm chí còn trước cả khi Trái Đất được hình thành, những ngôi sao này đã tập hợp lại với nhau và quay quanh dải Ngân Hà.
    Là một trong số (hơn) 200 quần tinh cầu còn sót lại ở thiên hà của chúng ta đến ngày hôm nay, Omega Centauri là quần tinh lớn nhất với khoảng 10 triệu ngôi sao. Omega Centauri cũng là quần tinh cầu sáng nhất nếu nhìn từ Trái Đất. Độ sáng biểu kiến của quần tinh này là 3.9, có thể nhìn thấy tại phương Nam bằng mắt thường.
    Được liệt kê trong danh mục với tên gọi NGC 5139, Omega Centauri có kích thước chừng 150 NAS và cách chúng ta khoảng 18.000 NAS. Không giống như những quần tinh cầu khác, Omega Centauri chứa các ngôi sao mà độ tuổi và thành phần hóa học của chúng khá khác biệt. Điều này cho thấy quần tinh cầu 12 tỉ năm tuổi này phải trải qua một lịch sử tiến hóa rất phức tạp trong suốt quá trình tồn tại của mình.
    Nguồn: APOD
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 11:42 ngày 06/03/2009
  4. leetongwook

    leetongwook Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn.Tớ rất là kết bức ảnh này nhưng mà lên mạng tìm thì không tìm được bức ảnh này ở độ phân giải cao.Nếu bạn có thì có thể share cho tớ được không
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tớ chả tìm thấy cái ảnh phân giải cao trên mạng gì cả. Chắc ảnh nì cũng cũ lắm rồi, mà lại có bản quyền nên chỉ có phiên bản phân giải thấp thui. Có ai muốn giúp ko?
  6. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn, đây là link ảnh có độ phân giải cao hơn (576px - 864px)
    http://science.nasa.gov/headlines/y2007/images/orphanstars/Larry-Landolfi2.jpg
    Một số thông tin về ảnh:
    Camera: Canon EOS 20D
    Exposure: 122 sec (122)
    Aperture: f/4
    Focal Length: 12 mm
    ISO Speed: 1600
    Exposure Bias: 0 EV
    Flash: Flash did not fire
    Compression: JPEG
    Photometric Interpretation: 2
    Image Description: The summer Milky Way seems to stand on end over this lonely, deserted road in Texas. Composite photo.
    Orientation: Horizontal (normal)
    Samples per Pixel: 3
    X-Resolution: 72 dpi
    Y-Resolution: 72 dpi
    Planar Configuration: 1
    Software: Adobe Photoshop CS2 Macintosh
    Date and Time: 2007:09:08 06:46:39
    Artist Name: Larry Landolfi
    Exposure Program: Manual
    Date and Time (Original): 2006:05:30 06:03:00
    Date and Time (Digitized): 2006:05:30 06:03:00
    Shutter Speed: -6930737/1000000
    Maximum Lens Aperture: 4/1
    Metering Mode: Pattern
    Color Space: Uncalibrated
    Focal Plane X-Resolution: 3959.322 dpi
    Focal Plane Y-Resolution: 3959.322 dpi
    Exposure Mode: Manual
    White Balance: Manual
    Chúc vui!
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Bình minh của máy gia tốc hạt LHC​
    [​IMG]
    Tại sao mọi vật lại có khối lượng? Để trả lời câu hỏi tưởng chừng như "đương nhiên" này, Tổ chức nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN) đã phải xây dựng một máy gia tốc hạt khổng lồ mang tên Large Hadron Collider, viết tắt là LHC. Đây là chiếc máy gia tốc hiện đại nhất và cung cấp gia tốc mạnh nhất trên thế giới.
    Theo lý thuyết, chiếc máy này sẽ chứng minh được sự tồn tại của hạt Higgs, nguyên nhân gây ra khối lượng của tất cả mọi vật trong vũ trụ. Va chạm với động năng cực lớn của chùm hạt có thể tạo ra các Higgs boson thực trong thời gian cực ngắn. Cơ chế tạo khối lượng (Higgs mechanism) cũng sẽ được nghiên cứu cụ thể một khi hạt này được chứng minh là tồn tại. LHC cũng được dùng để nghiên cứu các hố đen siêu nhỏ, các hạt siêu từ tính và khám phá ra các hạt siêu đối xứng. Những đối tượng này hiện vẫn còn đang dừng lại ở mức lí thuyết và vẫn chưa được thực nghiệm xác nhận.
    Dự án LHC@Home sẽ mời bất cứ ai (với điều kiện người đó sở hữu một máy tính) giúp các nhà khoa học phân tích các dữ liệu mà máy gia tốc này ghi nhận để tìm ra các hiện tượng lạ trong tương lai. Bức ảnh trên cho thấy phần phía trước đầu dò ATLAS, một trong 6 đầu dò khổng lồ của LHC.
    Nguồn: APOD + Wiki.
    Tìm hiểu thêm: Cơ chế tạo khối lượng: + Bản tiếng Anh: http://www.hep.ucl.ac.uk/~djm/higgsa.html
    + Bản tiếng Việt: http://vi.wikipedia.org/wiki/Hạt_Higgs
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Hoàng hôn trên Portara​
    [​IMG]
    Hôm nay, Mặt Trời nằm gần xích đạo nhất và sẽ đi lên hướng Bắc, bắt đầu mùa xuân tại Bắc bán cầu (theo quan điểm phương Tây). Với tên gọi khá quen thuộc: "xuân phân", hiện tượng thiên văn này cũng đánh dấu ngày mùa thu đầu tiên tại phương nam và là khởi đầu cho năm mới tại Iran.
    Trong tiếng Anh, "xuân phân" (Equinox) nghĩa là đêm ngày dài bằng nhau. Mặt Trời chiếu vuông góc với xích đạo, do đó người trên Trái Đất sẽ trải qua 1 ngày với 12 tiếng có ánh sáng và 12 tiếng chìm trong bóng đêm. Do đó, ở phương Bắc, ban ngày sẽ dài hơn, Mặt Trời cũng sẽ lên cao hơn trên bầu trời.
    Để kỉ niệm ngày xuân phân, tác giả Anthony Ayiomamitis đã giới thiệu bức ảnh hoàng hôn tại đảo Naxos (thuộc vùng biển Aegean, gần Thổ Nhĩ Kì). Được chụp tháng 6 năm ngoái, bức ảnh cho chúng ta cái nhìn ấn tượng về Portara (Cánh Cổng Lớn), một lối vào đền thờ thần Apollo được người Hy Lạp cổ xây dựng trước kia.
    Nguồn: APOD
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    ẢNH SAO THỔ VÀ CÁC VỆ TINH ĐI NGANG DO KÍNH HUBBLE CHỤP
    Những vành đai mỏng tang như giấy pơ luya của sao Thổ đang hướng cạnh về Trái đất, hiện tượng này xảy ra sau mỗi 15 năm. Bởi vì quỹ đạo của những vệ tinh lớn của sao Thổ cũng nằm trong mặt phẳng của các vành đai (mặt phẳng xích đạo) nên sự phối trí này cho phép các nhà thiên văn học chụp được những bức ảnh các vệ tinh đó cùng đồng hành trước mặt sao Thổ.
    Bức hình trên được Kính Thiên văn Hubble chụp hôm 24/2/2009 và chúng ta có thể thấy được các mặt trăng lớn của sao Thổ. Cái bóng lớn nhất đổ gần cực bắc sao Thổ là của Titan. Vệ tinh Mimas đổ cái bóng thứ 2 nằm xa cực bắc hơn chút. Xa xa về bên trái, nằm ngoài các vành đai là các mặt trăng Dione khá sáng và Êncladus hơi mờ hơn.
    Những mặt trăng trên của sao Thổ chỉ cùng đi ngang qua mặt hành tinh sao Thổ khi các vành đai mỹ miều của nó gần như đối cạnh về hướng Trái đất. Năm nay, các vành đai của sao Thổ đối cạnh với Trái đất một cách tuyệt đối vào các ngày từ 10/8 tới 4/9/09. Vào năm 1995/1996, kính Hubble đã tranh thủ theo dõi sao Thổ khi các vành đai ở vị trí đối cạnh với Trái đất, và các nhà thiên văn học đã tha hồ ngắm các vệ tinh đi ngang qua mặt hành tinh mẹ và thậm chí họ còn phát hiện ra thêm một số vệ tính mới của sao Thổ.
    Theo Astronomy
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Bản đồ bầu trời của Fermi
    [​IMG]
    Khảo sát toàn bộ bầu trời dưới bước sóng gamma (photon có năng lượng gấp 50 triệu lần photon ánh sáng nhìn thấy), kính thiên văn trường rộng Fermi (LAT) đã khám phá ra một vũ trụ tràn ngập năng lượng.
    Bức ảnh trên là kết quả quan sát trong suốt 3 tháng của Fermi, bắt đầu từ 11/8 đến 30/11/2008, cho thấy một "bức tranh" rất sâu, rất rõ nét về phông nền gamma trên bầu trời mà chưa một sứ mệnh quan sát nào trước đó đạt được. Những thứ gì đang tỏa sáng trong bức tranh ấy? Có khoảng 250 nguồn bức xạ gamma mạnh nhất tuy nhiên trong bản đồ bầu trời của Fermi, ta chỉ thấy được 5 nguồn nằm phía trong và 5 nguồn nằm ở khá xa dải Ngân Hà.
    Mặt Trời cũng vạch ra một vệt mờ trên bức ảnh do sự thay đổi vị trí tương đối của kính thiên văn so với Mặt Trời trong quá trình quan sát. LSI +61 303 là một sao đôi phát xạ tia X rất mạnh cách chúng ta khoảng 6.500 NAS. PSR J1836+5925 là một pulsar (sao neutron quay), ta chỉ thấy được luồng xung của nó dưới bước sóng gamma. 47 Tuc là một quần tinh cầu cách chúng ta 15.000 NAS. Nguồn phát xạ chưa xác định nằm phía trên đường dọc Ngân Hà (được kí hiệu "Unidentified") rất đặc biệt vì nó bức xạ biến thiên theo thời gian và xuất hiện không rõ ràng trên ảnh chụp tại các bước sóng khác. Nằm xa hơn thiên hà của chúng ta là NGC 1217, một thiên hà khổng lồ nằm tại trung tâm cụm thiên hà Perseus, cách chúng ta khoảng 233 triệu NAS. C 454.3, PKS 1502+106, và PKS 0727-115 là những thiên hà hoạt động cách chúng ta hàng tỉ NAS. Một nguồn không xác định khác nằm bên phải (cũng được kí hiệu "Unidentified") dường như cũng ở khá xa chúng ta và không thuộc dải Ngân Hà. Bản chất của nó vẫn còn là dấu hỏi lớn đối với con người!
    Nguồn: APOD
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 23:50 ngày 21/03/2009

Chia sẻ trang này