1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. discumi

    discumi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2009
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    đẹp qua.s... thãnkx bác, em thik ngắm ảnh thiên văn lắm
  2. caijiday

    caijiday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2009
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    ảnh đẹp quá, nguồn nào n` ảnh thiên văn hả các bác?
  3. compeat

    compeat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2009
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    ảnh đẹp quá ^^
    thankx
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Có một số trang web để các bạn tham khảo:
    - Astronomy Picture of the Day (APOD): http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/archivepix.html
    - NASA - Image of the Day Gallery: http://www.nasa.gov/multimedia/imagegallery/iotd.html
    - Chandra - Photo Album: http://chandra.harvard.edu/photo/
    - Spitzer Space Telescope: http://www.spitzer.caltech.edu/Media/mediaimages/index.shtml
    - HubbleSite - Gallery: http://hubblesite.org/gallery/
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Cấu trúc của đĩa tiền hành tinh
    [​IMG]
    Bạn sẽ nói gì nếu một ngôi sao có đĩa tiền hành tinh bao quanh nó trong khi đĩa bụi khí này quá nhỏ và mỏng để có thể định vị chính xác qua các kính thiên văn? Sử dụng kĩ thuật quang phổ, các nhà khoa học có thể xác định nhiệt độ và thành phần hóa học của đám vật chất bao quanh ngôi sao đó dù họ không thể nhìn thấy được đĩa tiền hành tinh.
    Kĩ thuật quang phổ sẽ phân tích ánh sáng nhận được từ ngôi sao thành các dải sáng gọi là dải quang phổ đặc trưng cho ngôi sao đó (cũng gần giống việc phân tích ánh sáng trắng thành dải màu cầu vồng khi đi qua một lăng kính) sau đó đo chính xác cường độ ánh sáng tại mỗi bước sóng.
    Bức ảnh trên cùng minh họa cường độ dải quang phổ thu được từ một ngôi sao không có đĩa vật chất bao quanh. Sự phân bố cường độ sáng tại các bước sóng theo chiều giảm dần và tạo nên một đường thẳng trên đồ thị. Điều này có thể lí giải bằng các định luật vật lí về nhiệt độ và sự phát xạ năng lượng trên bề mặt ngôi sao.
    Đồ thị ở giữa cho thấy sự phát xạ không đồng đều tại các bước sóng do ảnh hưởng của đĩa vật chất bao quanh ngôi sao. Khí và bụi nằm gần ngôi sao quay với vận tốc lớn, va chạm vào nhau sản sinh ra một lượng nhỏ tia hồng ngoại với năng lượng rất thấp. Vật chất nằm ở xa hơn thì lại sản sinh ra các tia hồng ngoại với bước sóng dài hơn nữa, được biểu diễn tại phần bên phải đồ thị. Sự phát xạ tia hồng ngoại bước sóng dài không xảy ra tại bề mặt ngôi sao, điều đó chứng tỏ sự tồn tại của đĩa tiền hành tinh quanh ngôi sao!
    Đồ thị dưới cùng lại chỉ ra một trường hợp khác: tồn tại đĩa vật chất bao quanh ngôi sao nhưng phần phía bên trong của đĩa bị trống, có thể do đã hình thành nên một hành tinh trong khu vực này. Sự vắng mặt của đĩa bụi nằm phía trong sẽ dẫn đến thiếu vắng các tia hồng ngoại có bước sóng trung bình (phần đi xuống của đồ thị).
    Việc phân tích quang phổ của ngôi sao tạo tiền đề cho những quan sát chi tiết hơn về nhiệt độ, thành phần cấu tạo của đĩa bụi cũng như việc phát hiện ra các hành tinh nằm phía trong đĩa bụi nếu có.
    Nguồn: Spitzer Space Telescope - Image Gallery
    * Việc upload ảnh lên ttvnol gần như bị tê liệt nên tôi không thể đưa ảnh có kích thước hợp với khung diễn đàn vào bài viết. Các bạn chịu khó xem ảnh có độ phân giải cao hơn tại đây: http://ipac.jpl.nasa.gov/media_images/ssc2004-08c.jpg
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Trung tâm tinh vân Nhện Độc​
    [​IMG]
    Tại trung tâm tinh vân Nhện Độc (Tarantula Nebula) dường như tồn tại một bong bóng khổng lồ chứa đầy khí bị ion hóa cao cùng những "sợi" mảnh của bụi tối và nhiều ngôi sao nặng khác thường. Thậm chí tại chính giữa khu vực này, lượng sao đan dày vào nhau với mật độ lớn đến mức trông như một ngôi sao đơn.
    Cụm sao trong trung tâm tinh vân Nhện Độc được biết đến với cái tên R136 (hoặc NGC 2070), có thể nhìn thấy tại mép trên của bức ảnh. Đây là khu vực chứa những ngôi sao thuộc loại nóng và trẻ nhất mà chúng ta từng biết đến. Bức xạ từ đám sao làm ion hóa khí trong tinh vân, trong khi đó gió hạt lại thổi bay đám khí này tạo nên một vùng trống bên trong, rải rác những "sợi" bụi dày hấp thụ ít ánh sáng.
    Tinh vân Nhện Độc cũng được gọi là tinh vân 30 Doradus, một trong những vùng hình thành sao lớn nhất và mãnh liệt nhất mà con người từng biết. Những thế hệ sao mới trong tinh vân này được hình thành chỉ trong khoảng vài triệu năm.
    Nguồn: APOD
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Omega Centauri dưới bước sóng hồng ngoại​
    [​IMG]
    Một quần tinh khổng lồ với hàng triệu vì sao đang tỏa sáng lấp lánh trong bức ảnh hồng ngoại của kính thiên văn Spizer. Được gọi với cái tên Omega Centauri, "quả cầu sao" này có vẻ giống một thiên hà thu nhỏ. Đây là quần tinh cầu lớn nhất và sáng nhất trong số khoảng hơn 150 quần tinh cầu đang quay quanh dải Ngân Hà. Những người sống tại các vĩ độ cao phía nam có thể phát hiện ra Omega Centauri bằng mắt thường trong chòm sao Centaurus.
    Quần tinh cầu là một trong số những đối tượng già nhất của vũ trụ. Những ngôi sao thành phần có thể lên tới 12 tỉ năm tuổi và đa số chúng hình thành cùng một lúc khi vũ trụ còn rất hỗn độn. Tuy nhiên tình hình trong quần tinh Omega Centauri lại rất khác. Những ngôi sao tồn tại trong quần tinh này có độ tuổi chênh lệch nhau khá lớn. Dải quang phổ thu được cũng cho thấy các tinh tú này chứa nhiều kim loại hoặc các nguyên tố nặng rất khác nhau. Các nhà thiên văn học cho rằng Omega Centauri có thể là lõi của một thiên hà lùn đã bị dải Ngân Hà tước đi phần lớn vật chất từ cách đây rất lâu.
    Bức ảnh trên được tổng hợp từ dữ liệu của kính thiên văn quốc gia Blanco thuộc đài quan sát Cerro Tololo ở Chile (bước sóng khả kiến) và kết quả quan sát bằng hệ thống camera hồng ngoại kết hợp quang phổ kế đa băng tần đặt trên Spizer (bước sóng 3.6 micro ứng với màu xanh lục, 24 micro màu đỏ). Những ngôi sao màu xanh dương có nhiều đặc điểm giống Mặt Trời của chúng ta. Những ngôi sao vàng hoặc đỏ lại là những "chàng khổng lồ" lạnh và già.
    Vùng không gian nằm giữa những ngôi sao trong quần tinh Omega Centauri hầu như không chứa bụi, điều này chứng tỏ bụi đã bị thiêu hủy hoặc bị thổi bay nhanh chóng. Omega Centauri cách chúng ta khoảng 17.000 NAS.
    Nguồn: Spitzer Space Telescope
    Ảnh phân giải cao: http://ipac.jpl.nasa.gov/media_images/ssc2008-07a1.jpg
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Du ngoạn thế giới bằng 80 kính thiên văn​
    [​IMG]
    Hơi mệt, mọi người chịu khó đọc bài viết bằng tiếng Anh. Mình post lên cho đủ bài thôi: http://apod.nasa.gov/apod/ap090403.html
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 17:53 ngày 03/04/2009
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Truy cập http://www.100hoursofastronomy.org/ gặp phải báo lỗi như sau: Database Error: Unable to connect to the database:Could not connect to MySQL. Có lẽ máy chủ đã bị lỗi vì số lượng truy cập quá lớn. Bạn nào quan tâm đến sự kiện 100 giờ thiên văn có thể vào site của đài thiên văn ESO xem truyền hình trực tiếp: http://www.eso.org/public/events/special-evt/100ha/index.html. Các video khác đã được thu và có thể xem lại ở phía dưới.
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Tìn này khá thú vị, xin phép bạn tôi sẽ đưa sang phần tintucthienvan.

Chia sẻ trang này