1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ đây là một danh từ ghép. Nếu đã là một danh từ ghép thì có thể không xuất hiện trong bất kì từ điển nào mà phải sử dụng khái niệm của từng từ đơn trong đó để suy ra nghĩa chung của cả từ. Lí giải ở phía trên mình xin phép không cần phải nhắc lại. Một từ có thể có đa nghĩa và tuỳ người dịch có thể thấy nghĩa nào phù hợp thì dịch. Mình xin phép khép lại tranh luận với Thohry ở đây!
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Đây ko phải danh từ ghép (hoặc ít nhất là theo từ điển Oxford của tôi có) Nếu tranha đã ko tra ra nghĩa từ gốc thì đừng nên võ đoán. Tôi cũng nghĩ nên dừng ở đây. Chỉ mỗi một từ pinwheel đơn giản mà mất nhiều giấy bút quá. Không biết những vấn đề lý thú khác thì sẽ thế nào?.
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Nhắc lại với Thohry rằng tôi không võ đoán, tôi tra đàng hoàng trên các từ điển được sử dụng phổ biến hiện nay. Tôi không tìm thấy một từ điển nào nói rằng "pinwheel" là chóng chóng giấy cả. Và tôi khẳng định đây có thể là một danh từ đơn (viết tách là "pin-wheel" ) hoặc một danh từ ghép, tùy cách hiểu của từng người. Nếu Thohry muốn người khác tôn trọng thì đừng chụp mũ bậy như thế! Chấm hết!
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 17:50 ngày 18/04/2009
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Cậu ko tra đưọc không có nghĩa là từ đó không có nghĩa là ''chong chóng giấy'' . Tại sao tôi lại tra được?
    Vấn đề là từ đó đâu có gì liên quan tới ''lốc xoáy'' (whirlpool). Cậu đã chứng minh được chưa?
    Về học lại cách tra từ đi,, hoặc học lại cách tranh luận đi. Cậu còn trẻ quá. Khi nào tra được thì lại quay lại chủ đề này nhé.
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tôi muốn quay lại chủ đề tức topic này lúc nào tôi muốn bác ạ. Trẻ thì sao chứ hả bác? Nhắc lại là bác không nên quote toàn bộ bài ngay sát phía trên như thế, không hợp thẩm mĩ chút nào. Tôi tra lại và tôi thấy như thế, chả có gì sai trái cả. Bác chụp mũ lần 2!
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Vài góp ý chân tình với tranha:
    * Tôi nghĩ bạn ít tuổi hơn tôi, và cùng sinh hoạt trong forum nên tôi muốn góp ý đôi điều. Bạn mới vào ĐH đúng không, còn trẻ như vậy mà trình độ dịch như thế thì cũng không nhiều người làm được đâu.
    * Đôi khi tôi cũng xem phần ảnh đẹp thiên văn của tranha và cũng đôi khi phát hiện ra lỗi (ai mà không có lỗi nhỉ). Nhưng tôi không muốn góp ý vì đã rút kinh nghiệm 2 vụ trước. Rất mất thời gian vì người được góp ý nhận lỗi rất lâu.
    * Lần này, gặp từ pinwheel, tôi biết đó là chong chóng (tôi đã ở nước ngoài một số năm) mà t/g lại dịch là lốc xoáy. Đã định kô góp ý, nhưng tôi e rằng có độc giả biết sẽ góp ý và có thể họ đánh giá tranha và đánh giá luôn cả mod và những người khác trong forum.
    * tranha có nhớ câu góp ý của anh Thủy không, đại loại là biết nhận lỗi thì mới tiến được.Tôi không có ý gì với tranha cả, chỉ muốn giúp như một người hơn tuổi và kinh nghiệm thôi.
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Vậy xin trả lời Thohry như sau:
    1. Tôi biết tuổi mình nhỏ hơn bác qua anh Tuấn HAAC. Nhưng không phải vì thế mà tôi ngại hay gì gì đó. Tôi không ở nước ngoài nhiều như bác nhưng hiện nay đang trong giai đoạn cuối của quá trình ôn TOELF để "cút" ra nước ngoài nên chắc cũng chẳng kém mấy người đâu bác ạ!
    2. Không như bác, tôi chẳng khoái vào phần Tin tức thiên văn đọc bài một tí nào cả, thỉnh thoảng thì lướt qua xem tên bài vậy thôi. Vì bác dịch dài và nhiều khi máy móc quá, tôi không có nhiều thời gian đến như thế. Lúc đầu tôi cũng có hứng đọc, phát hiện ra một số lỗi và thông báo cho anh Tuấn HAAC (tôi thực ra cũng rất ngại tranh luận với bất kì ai trực tiếp vì nhiều khi mệt người mà chả nhận được gì). Chẳng biết anh Tuấn có góp ý cho bác không thì tôi không rõ, nhưng thấy một số lỗi đó cũng được sửa. Còn dạo này thì tôi mặc dù rảnh nhưng cũng chả dư thời gian xỉa người khác làm gì cho mệt!
    3. Anh Thủy nói đúng, tôi không phản đối. Nhưng tôi cũng có cái lí riêng của mình, tôi nhận thấy mình không sai thì tôi nói thế, bác bắt người khác nhận sai thì ai chịu nổi. Đấy là chụp mũ bậy 100%.
    4. Theo dõi topic trong một thời gian dài tôi thấy box nhận được nhiều bài viết rất giá trị của bác. Nhưng song song với đó là thái độ tranh luận nhiều khi dai dẳng, vô lí và có phần hơi nóng nảy của bác khiến nhiều người phát chán mà phải khất lần hoặc chuyển sang chủ để khác cho xong chuyện.
    Vậy thôi!
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Khi những Con Chuột đâm vào nhau ​
    ---- Re up ----​
    [​IMG]
    Hai thiên hà này đang giằng xé với nhau dữ dội. Được đặt cho cái tên chung là "Những Con Chuột", hai thiên hà này có xu hướng liên tục đâm xuyên vào nhau cho đến khi chúng hoàn toàn hoà lẫn. Chúng có tên Những Con Chuột là do những cái đuôi rất dài của chúng. Những cái đuôi rất dài này được tạo ra do những dị biệt của lực hấp dẫn tác động lên các phần xa và gần của hai thiên hà. Với khoảng cách rất lớn, hai thiên hà đâm sầm vào nhau bằng chuyển động chậm chạp, tốn mất hàng trăm triệu năm. Những Con Chuột, hay là thiên hà NGC 4676, nằm cách chúng ta 300 triệu năm ánh sáng về phía chòm sao Coma Berenices và dường như là một thành phần của quần thiên hà Coma.
    Bức ảnh trên được chụp bởi camera khảo sát tiên tiến của KTV vũ trụ Hubble. Camera này có trường nhìn và độ nhạy gấp nhiều lần so với camera được lắp đặt trước đó của Hubble. Minh chứng cho sự cải tiến đáng kể của camera này là những thiên hà rất nhỏ thấp thoáng xa xa đằng sau làn bụi dày của NGC 4676.
    Nguồn: APOD
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Trăng và sao Mai​
    [​IMG]
    Tác giả David Cortner đã chụp được bức ảnh tuyệt đẹp này vào sáng sớm thứ 4 ngày 23/4 trên bầu trời trường ĐH Rutherford, bắc Carolina, thuộc miền Đông Hoa Kì. Nếu đi xa hơn về phía tây, những người quan sát ở Bắc Mĩ có thể nhìn thấy hiện tượng Mặt Trăng đi qua trước (hay che lấp) sao Kim. Hành tinh rất sáng này sẽ biến mất sau "mảnh" trăng lưỡi liềm và sẽ xuất hiện ở nửa tối bên kia của Mặt Trăng khi hoàng hôn buổi sáng nhường chỗ cho ánh sáng ban ngày.
    Bức ảnh trên cho thấy một "đĩa" trăng khổng lồ đặt cạnh một "mảnh" sao Mai khuyết nhỏ xíu qua làn mây mỏng. Nếu tiếp tục quan sát vào những buổi sáng hôm sau, bạn sẽ nhận ra "mảnh" sao Kim này ngày càng tròn (tức càng sáng rõ rệt) và càng mọc cao hơn trên bầu trời buổi sớm!
    Nguồn: APOD
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Prometheus
    [​IMG]
    Điều gì đã tạo nên vệt tối lạ thường trong vành đai bụi của sao Thổ? Câu trả lời là Prometheus. Quỹ đạo rất đặc biệt của vệ tinh này tạo ra những vùng sáng và những dải tối kì quái trong vành đai F. Hiện tại, Prometheus đang nằm trong vành đai F tuy nhiên cứ 15h thì vệ tinh này lại mạo hiểm di chuyển vào mép trong của vành đai này. Lực hấp dẫn của Prometheus thu hút vật chất nằm trong vành đai làm nhiều người tưởng lầm rằng Prometheus đang "bóp méo" vành đai này khi nó di chuyển. Kết quả là sẽ có những vùng sáng hơn do bụi trong vành đai phản xạ ánh sáng và những dải rất tối, nơi chịu tác động hấp dẫn của Prometheus khi nó đi qua.
    Do vận tốc của Prometheus trên quỹ đạo nhanh hơn của đám vật chất trong vành đai nên mặt trăng có kích thước 119-87-61 km này sẽ liên tục tạo ra những dải sáng tối đặc biệt trong vành đai F. Thỉnh thoảng chúng ta cũng có thể thấy được vài dải tối hoặc những nút (giao của hai dải tối) xuất hiện đồng thời. Bức ảnh trên được chụp vào giữa tháng một bởi tàu thăm dò Cassini. Mặt trăng Prometheus là vệt tối nằm ở góc trái bức ảnh.
    Nguồn: APOD

Chia sẻ trang này