1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ánh trăng của beethoven

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi comeintodie, 17/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    chặc chặc...nhìn chữ ký của tớ
    tớ thích nghe tuyền piano nhất là đêm khuya , nhưng mà hình như mới có nghe được chương chính nhất, còn mấy chương khác thì....
    ------you're no need to light a slight night light on a light night like tonight---------
  2. comeintodie

    comeintodie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2001
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    0
    hum nay bùn ngồi serch lại mấy bài viết của mình hùi trước thấy bì này hay hay moi lên :D:D
  3. aishiteru_cl

    aishiteru_cl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Mỗi lần nghe bản sonata ánh trăng, mình có một cảm giác gì đó rất lạ trong người, giống như là có một dòng điện đang chạy trong người vậy.Nhất là nghe trong những lúc cô đơn và buồn chán nhất, và mình đã khóc,ko phải là khóc thành tiếng lớn mà chỉ là những giọt nước mắt tuôn ra từ tấm lòng của một người yêu nhạc cổ điển như mình.Khóc vì bản sonata quá tuyệt vời hay la khóc vì thương cho số phận của người đã sáng tác ra bản nhạc này?Đến giờ mình vẫn chưa trả lời câu hỏi này được.
    "Không biết có ai yêu bản sonata ánh trăng như tôi không"Đó là câu hỏi của người đã lập ra topic này ,bây giờ tôi xin trả lời là:không chỉ có bạn và tôi yêu nó mà còn rất nhiều người yêu nó, không chỉ yêu nó thôi mà còn có rất nhiều cảm xúc với nó nữa.Tôi cũng giống như bạn vậy:đến với nhạc cổ điển nhờ ánh trăng.Ánh trăng là chiếc cầu nối giữa linh hồn tôi và linh hồn của nhạc cổ điển,hay dể hiểu hơn là giữa tôi và nền âm nhạc cổ điển.
  4. knlmctn_kbgn

    knlmctn_kbgn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2005
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    0
    Chẹp chẹp! Đúng là mỗi người một cảm nhận nhỉ, chẳng ai giống ai cả.
    Tớ không phải dân chuyên nghe nhạc cổ điển (tại tớ nghe lung tung nhiều loại nhạc lắm, nhưng mỗi loại chỉ biết một chút chút thôi :P, giống như có lần bác Nguyễn Đình Thi bảo "giống vịt cái gì cũng biết, bơi một tí, chạy một tí, bay một tí, nhưng chẳng giỏi cái gì cả)Thế nên, tớ chẳng thuộc lắm những điển tích liên quan đến những bản nhạc, nhất là nhạc cổ điển. Nên nhiều khi cảm giác của tớ khi nghe loại nhạc này khác hẳn với mọi người.
    Tớ nhớ lần đầu tiên tớ nghe bản này, bên ngoài bão tuyết mịt mù, nhưng nghe vẫn có cái cảm giác gì đó rất thanh bình (nhất là bản 1 ấy, tớ thích bản này nhất). Cũng có thể là vì ấn tượng đầu tiên về Ánh trăng của tớ như vậy, nên tớ rất thích vừa nghe Ánh trăng vừa ngắm tuyết rơi trong ánh đèn nhoà nhoà... cảm giác những lúc như thế thật tuyệt... có gì đó ấm cúng, khiến tớ nghĩ đến hình ảnh một gia đình hạnh phúc quây quần bên bếp lửa ngày đông...
  5. Pastorale

    Pastorale Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Bản Mondschein Sonata này nếu mình nhớ không nhầm thì Beethoven viết tặng cho người tình trong mộng của mình là nàng Giulietta. Công nhận nghe phê lòi mắt, phần đầu rất nhẹ nhàng với tiếng piano thánh thót và hơi phiêu làm cho người ta có cảm giác như đang đứng trước một cánh đồng yên tĩnh thơ mộng với một giòng suối trong vắt tràn ngập ánh trăng, mọi vật được thấm đẫm ánh trăng vàng tạo lên một khung cảnh lãng mạn đến gai người. Đây rõ ràng là tâm trạng của một anh chàng vừa bị cú sét ái tình. Các đoạn còn lại thì cao trào hơn, rõ ràng là anh chàng này đang trong tình trạng yêu mãnh liệt, nghe chỉ muốn yêu ngay lấy một ai đó .
    Hê....hê...., nhưng dù sao mình vẫn khoái bản giao hưởng số 9 của Beethoven hơn.
  6. nguoinongdanvuive

    nguoinongdanvuive Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2003
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    Nói về cảm nhận về âm nhạc không lời thì tốt hơn là đừng bắt mình bó buộc với một cảm nhận của người khác. Điều này làm giảm giá trị thưởng thức của tác phẩm đi rất nhiều đấy, có ai đồng ý với tôi không . Về tác phẩm Sonata Ánh trăng này, theo minh được nghe kể thì trước đây có một giáo sư rất nổi tiếng của Bun-ga-ri ( hay là Hung-ga-ri nhỉ tự nhiên quên mất rồi ) sang Việt Nam để tham gia trình diễn bản nhạc này. Có một nhạc sĩ Việt Nam có hỏi đại ý là "thưa thầy ! bản nhạc này nói về cái gì ạ" thì ông này nói luôn là " với một nhạc sĩ thì đừng nên hỏi như thế, hãy chơi và chơi theo cảm nhận của chính mình, anh chỉ cần biết bản Sonata này nói về Ánh trăng chứ không phải là cái gì khác. Còn Ánh trăng này như thế nào thì đó là cảm nhận của chính minh, và hãy chơi theo tình cảm của mình, đó mới là âm nhạc"
    Với riêng tôi, đôi khi tôi nghe và chơi bản nhạc này, tôi lại tưởng tượng ra một cái hồ rộng giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ có ánh trăng tràn ngập thôi, và từ từ xuất hiện một chiếc thuyền cô độc, và tiếng mái chèo nhẹ nhàng đều đều ( đấy cũng là cách tôi tự giải thích cho bè đệm đều đều của bản nhạc này, những giai điệu chính nó cứ bay bổng trên nền đệm rất chậm rãi và khoan thai giống như tiếng mái chèo khua nước vậy )
    Và còn bạn, tôi hi vọng bạn cũng có những cảm nhận riêng cho chính mình, đấy cũng là để tự mình làm phong phú thêm cảm nhận cho mình và cũng vì thế mình thấy bản nhạc hay hơn và có nhiều ý nghĩa hơn mà
  7. knlmctn_kbgn

    knlmctn_kbgn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2005
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    0
    Great!
    Nice idear!
  8. Pastorale

    Pastorale Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Em cũng đồng ý với ý kiến của bác Nông Dân . Có rất nhiều người quan niệm (sai lầm) rằng muốn hiểu được bản nhạc nào đó thì phải tìm đọc thật nhiều những bài viết đánh giá của các chuyên gia về bản nhạc đó. Cái đó cũng tốt nhưng nó sẽ hạn chế rất nhiều trí tưởng tượng của chúng ta, có nghĩa là cảm nhận của chúng ta về bản nhạc sẽ bị trói buộc trong phạm vi những đánh giá nhận xét mà ta đã đọc trước đó, điều này dẫn đến sự thiếu đồng cảm (không biết từ "đồng cảm" có chính xác ko nhở?) của người nghe đối với bản nhạc. Điều này xảy ra với khá nhiều người, họ phân tích nọ kia thì cực "thánh", nhưng toàn là nhặt nhạnh được từ những bài đánh giá trong sách hay trên net, còn cảm nhận riêng của họ thì hầu như là không có.
    Kinh nghiệm riêng của em cho thấy thì nên tìm hiểu về cuộc đời của nhạc sỹ trước khi nghe nhạc của họ để có thể dễ đồng cảm và dễ tiếp thu hơn. Sau khi đã hình thành cho mình một cảm nhận riêng rồi thì lúc đó mới đi tìm đọc những đánh giá khác để so sánh và tích luỹ thêm kinh nghiệm.
  9. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Về tác phẩm Sonata Ánh trăng này, theo minh được nghe kể thì trước đây có một giáo sư rất nổi tiếng của Bun-ga-ri ( hay là Hung-ga-ri nhỉ tự nhiên quên mất rồi ) sang Việt Nam để tham gia trình diễn bản nhạc này. Có một nhạc sĩ Việt Nam có hỏi đại ý là "thưa thầy ! bản nhạc này nói về cái gì ạ" thì ông này nói luôn là " với một nhạc sĩ thì đừng nên hỏi như thế, hãy chơi và chơi theo cảm nhận của chính mình, anh chỉ cần biết bản Sonata này nói về Ánh trăng chứ không phải là cái gì khác. Còn Ánh trăng này như thế nào thì đó là cảm nhận của chính minh, và hãy chơi theo tình cảm của mình, đó mới là âm nhạc"[/QUOTE]
    Bạn nongdan có biết ông giáo sư đó là ai không?Giới thiệu cho tớ làm quen với.
    NCĐ thường được chia làm 2 loại là nhạc chương trình (Program music) và nhạc tuyệt đối (absolute music).Nhạc chương trình nói nôm na là những bản nhạc có ý nghĩa,khi sáng tác,tác giả đã có ý diễn tả hay kể lại 1 sự việc nào đó (bản giao hưởng số 6 "Đồng quê" (Pastoral) của Beethoven chẳng hạn).Nhạc tuyệt đối thì ngược lại nó chẳng mô tả hay liên quan đến 1 cái gì đó cụ thể cả mà đơn giản chỉ là 1 sự phối hợp âm thanh để tôn lên vẻ đẹp của âm nhạc.Chính vì vậy mà nhiều bản nhạc cổ điển không có tên mà chỉ gọi là các con số.
    Cho nên NCĐ không hề có 1 quyển sách giao khoa nào cả,khi nghe nhạc mỗi người sẽ có những cảm nhận của riêng mình,có quyển thả trí tưởng tưởng bay bổng theo điệu nhạc.Chẳng ai dám nói hay phê phán cảm nhận của anh không đúng hay không chính xác cả.
    Bản Sonata số 14 của Beethoven khi mới được sáng tác nó chẳng có tên chi cả,cho đến khi 1 tay khi nghe có phát biểu 1 câu đại ý là "Khi nghe bản này tôi tưởng tưởng ra ánh trăng đang chiếu trên mặt hồ lung linh..."Từ đó đến nay mọi người quen gọi nó là bản Sonata ánh trăng.
    Quay trở lại với ông Giáo sư kia,nếu mà ông ta có nói thế thật thì có lẽ cần xem lại cái học hàm giáo sư đó."anh chỉ cần biết bản Sonata này nói về Ánh trăng chứ không phải là cái gì khác"
    Quả thực đọc cái dòng đó tớ không thể tiêu hóa được
    Được kankuli sửa chữa / chuyển vào 09:50 ngày 20/04/2005
    Được kankuli sửa chữa / chuyển vào 13:33 ngày 20/04/2005
  10. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Hi! Kankuli có nhận xét ngộ nhỉ? Nhưng dù sao thì mình cũng có một vài ý kiến trùng với ý của kankuli. Lấy gì đảm bảo rằng Beethoven sáng tác Piano Sonata 14 là lấy cảm hứng từ ánh trăng và nói về ánh trăng? Chắc chắn là không rồi phải không? Ngay cả trong chúng ta, khi lần đầu nghe bản nhạc này (mà chưa biết tên bản nhạc là gì) thì chúng ta có cảm nhận được ánh trăng không? Và có lẽ hầu hết trong chúng ta khi biết bản nhạc này có tên là "Moonlight" rồi thì cứ bám lấy đó làm làm điểm tựa để rồi tán, lâu thành lối mòn và rồi: "Chỉ cần biết đó là ánh trăng thôi còn cảm nhận ánh trăng này là thế nào là tuỳ thuộc ở mỗi người ". Thật là vô cùng sáo rỗng! Bạn nào thử cảm nhận ánh trăng ở chương III Presto agitato hộ mình cái! Mình thì chả cảm nhận được được sự lung linh, huyền ảo của ánh trăng nào ở chương này cả. Hay đây là ánh trăng trong cơn bão bị vùi dập, giằng xé hay là vẻ đẹp của "Hằng Nga" quá dữ dội, mãnh liệt?

Chia sẻ trang này