1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Antey2500

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi khongquen25, 19/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tieunguyen

    tieunguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/06/2002
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    bạn nào đã xem phim Behind the Enemy Line chưa nhỉ, phim My làm hăn hoi, giật gân nhất là đoạn em FA18 của Mỹ bị hai em S300 bắn rụng thế nào!!!
    em FA18 2 lái bay tuần tra là là ngọn cây, tụi Nam tư trông thấy gọi 1 xe ra bắn liền 2 trái, em kia sợ quá chạy cong đuôi, lúc đầu chơi trò thả nhiễu, rồi cua gấp nhưng chẳng ngờ S300 liệng cũng lẹ quá bám sát đít, lượn qua lại cỡ 3 vòng thì S300 đã đến tận sau ót rồi, tên lái mới cho máy bay bổ nhào xuống đất rồi thả bình xăng phụ rơi xuống nổ tung, em S300 bay trước nhào zô vào đám lửa nổ theo, FA18 kéo hết cần lài ngóc dậy, hai thằng vừa thở hắt ra thì em S300 bay sau đâm giữa lưng FA vỡ làm đôi, diễn biến từ lúc bắn đến lúc nổ khoảng gần phút, đó là phim Mỹ chớ thực thì chắc chỉ cần một trái và diễn biến cỡ 15''
    tieunguyen
  2. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Tôi củng có coi qua phim đó điều làm tôi thắc mắc là làm sao 1 chiếc F18 Hornet có thể quay cua gắt đến vậy trong khi thông số kỉ thuật thì nó quay 1 vòng 180 ở tốc độ truy đuổi thì mất đến 2Km mới quay được trong khi trong phim thì quay 1 cái dược ngay không đến 500m mà thằng phi công nào chịu được gia tôc hướng tâm vơi tốc độ 1800Km/h lượn bán kính 500 thì gia tôc nó chịu gần 100g không ngất xỉu mới lạ.Mà máy bay không rời thành từng mảnh củng là lạ rồi nói chung đó là phim còn cậu tiểu nguyên nói rất đúng 15'' thì xem như chiếc F18 đó đả là lịch sử rồi.

    Đời người chỉ sống có một lần ,hãy sống sao cho đến ngày nhắm mắt ta không phải hối tiếc .
  3. TenLuaVacvai

    TenLuaVacvai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2002
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    2
    Em cũng coi phim này rồi, đã quá đi, nhưng mà đúng là sao phi công nó chịu được gia tốc lớn đến như vậy nhỉ.................cái lúc ngóc dậy ấy....................
    ĐẤT NƯỚC TÔI.....SÁNG CHẮN BÃO GIÔNG,CHIỀU NGĂN NẮNG LỬA.....
  4. dhna79

    dhna79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2001
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    0
    các bác lôi chuyện phim vào đây làm gì ? Phim nó có cái phần thực / ảo riêng của nó. Quay phim truyện mà cứ như đang xem thời sự ở Afganistan thì ai xem.
    Nó phải kéo dài những cái ngắn ra, hoặc làm ngắn những cái dài lại, đủ để khán giả thưởng thức hết. Ví dụ làm dài những cái ngắn là hầu hết các pha hành động. Làm ngắn những cái dài như là " 20 năm sau đó... " hay " 1 tháng sau... " đó.
    Những phim hay là những phim giữ được tương đối thời gian thực. Gọi là tương đối thôi, vì đạo diễn phải ***g cảnh này với cảnh kia. Giả sử có 2 bác bắn nhau, quay tiếp ra cảnh 2, có 2 ông tướng nói chuyện với nhau, 2ông tướng nói xong , quay lại, 2 bác kia vẫn bắn nhau... tiếp.
    Các pha đánh võ thông thường chỉ khoảng 10- 20 giây chỉ với 1 , 2 động tác là hạ màn thì ở trong phim kéo dài hàng phút với đủ các tư thế, động tác.
    Tui xem TOP GUN có cái cảnh MIG -23 và F-14 bay đối đầu nhau ( 1 chú chổng lên trời, 1 chú bay bình thường ). 2 cái ****pit gần như gí sát vào nhau, trong khi đó, đáng ra mỗi cái đuôi cũng phải cao hơn 1 mét rùi.....hehe..... top gun lại là phim đầu tiên hướng sự đam mê của tui vào thế giới vũ khí công nghệ cao.

  5. HKMP5

    HKMP5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề là tên lửa ấy, máy bay ấy so với nguyên bản còn bao nhiêu phần trăm, Nga có tháo khí tài gì ra trước khi bán cho nước ngoài hay không cũng là một vấn đề.
    Ví dụ, khi bán ra nước ngoài, không bao giờ Nga bán bộ khí tài nhận biết "địch-ta". Bộ khí tài đó là vô cùng quan trọng, vì nếu không có nó, các tên lửa sẽ bắn nhầm nhau như chơi. Tôi đã xem một phim tài liệu, trong đó tên lửa vác vai của Nga bắn vào 2 mục tiêu toả nhiệt ở gần nhau, bao giờ mục tiên không có bộ phát hiện địch - ta cũng bị bắn nổ tung.
    Khí tài thứ hai là thiết bị dẫn hướng và bám đuổi của tên lửa. Nó có những độ chính xác ở những khoảng cách nhất định, khi độ chính xác của khí tài này là 80% trở lên thì không máy bay nào chạy thoát với nó. Có lẽ loại bán cho nước ngoài, Nga đã sử dụng độ chính xác thấp, hoặc chính xác cao nhưng chỉ ở cự ly gần.
    Khí tài thứ ba là thiết bị chống thả nhiễu và chống lạc hướng. Khi bị lock bằng tên lửa, các máy bay thường thả nhiễu và bắn các tên lửa đánh lạc hướng ra. Nó toả nhiệt tương tự động cơ của máy bay, hút các tên lửa phòng không theo. Tuy nhiên, khi tên lửa có lắp bộ khí tài này, mọi thiết bị thả nhiễu và đánh lạc hướng đều vô hiệu.
    Khí tài thứ tư là thiết bị tự động kích nổ. Nó sẽ phát huy tác dụng sau khi rời khỏi bệ phỏng một khoảng thời gian nào đó và sẽ phát nổ khi phát hiện thấy máy bay lạ ( có lẽ nhờ hiện tượng thay đổi từ trường do thân máy bay lạ gây nên ). Khi lắp khí tài này, tên lửa có thể bắn trúng cả máy bay không phát nhiệt ( VD, tắt động cơ, cho lượn tự do ) miễn là bắn trúng trong khoảng 30-40m xung quanh máy bay đó. Khí tài này rẻ và thường lắp cho hầu hết các tên lửa có điều khiển (missile) và không điều khiển ( rocket ).
    Một quả tên lửa lắp đầy đủ các khí tài có giá có thể so sánh được với một máy bay chiến đấu ( khoảng 1/4-1/3 ), vì khả năng sát thương của nó là vô cùng cao, và có thể đổi ngang một máy bay của địch. Đây là những vũ khí chiến lược, và có lẽ là Nga không bao giờ bán cho nước ngoài.
    Một ví dụ rất dễ thấy là SA-2 đã bắn rơi được máy bay U-2 của Mỹ.
    Heckler und Koch
  6. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Cảm ơn bác HKMP5 đả nhắc lại và làm rỏ vấn đề .Thường thì các vủ khí công nghệ cao thì khi bán người ta gở bớt các phần gọi là bí mật công nghệ ra và bán với gía hửu nghị trời ơi .
    Gần đây Nga có cho ra loại tên lửa đối không vác vai thế hệ mới có trang bị tất cả các loại khí tài trên nhưng đặc biệt nó còn thêm hệ thống tự dẩn chỉ cần chỉa tên lửa bắn đại vào hướng cảu địch nó sẻ tự xác định mục tiêu và bắn hạ đặc biệt là loại này còn nhận dạng được các tên lửa phòng không nhà để hiệp đồng tiến công tránh trường hợp 2 cái cùng dí 1 chiếc máy bay .
    Hệ thống động cở đẩy thế hệ mới ,tự dẩn thế hệ mới giúp nó tàng hình và bắn máy bay tàng hình ,chống nhiểu cực cao,1 xạ thủ chỉ cần thấy 1 chiếc máy bay tàng hình đang bay thấp đi ngang qua thì chỉ việc chỉa về hướng nó đang bay bắn 1 phát hoả tiển có động cở mạnh ,cơ đông tốt sẻ tự dò tìm bám sát và tiêu diệt trong tầm 10Km tính lên không trung và 12 Km ngang.Tên thì hình như là SA gì gì đó bất chợt lại không nhớ để về coi lại rồi post tài liệu chính xác lên.Lúc xem qua thì quả thật Stinger là lạc thời quá rồi.

    Đời người chỉ sống có một lần ,hãy sống sao cho đến ngày nhắm mắt ta không phải hối tiếc .
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    Đúng là xem phim đó thì hay thật nhưng đó là do kỹ xảo vi tính mà. Tuy nhiên theo tớ biết thì các loại chiến đấu cơ hiện đại này nay đều có tran bị hệ thốn tự động giảm áp trong khoang lái và dưới ghế ngồi của phi công.
    Thêm nữa gần đây các hãng của Thuỵ Điển như Saab, Ericson hay ABB đề nghiên cứu thành công hệ thống cảnh báo và chống tên lửa. Hệ thống nàu tạo nhiễu và phóng ra tên lửa giả khi nó phát hiện có radar theo dõi. Ngay cả Mỹ cũng phải nhập hệ thống này và trang bị cho máy bay F16 của mình. Ở châu Âu ngoài các hãng kể trên thì Alania Maconi của Ý và Thomson của Pháp cũng rất quan tâm và đã có thành công đáng kể.
    Ăn xong liếm mép quèn quẹt!
  8. tieunguyen

    tieunguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/06/2002
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    ối giời nói chung máy bay xe tăng cứ gặp tên lửa là đứt hết, kể cả loại tầm tầm chẳng cần hiện đại lắm, đánh nhau bằng vũ khí thông thường thì ngoài chuyện vũ khí hiện đại ra thắng thua được quyết định bởi nhiều cái khác nữa, chẳng hạn số lượng, như Mỹ đánh đâu cũng kéo một đàn tàu chiến tàu sân bay, máy bay thì bay rợp trời, thế là mạnh rồi, hoăc chiến thuật, cái này thì Mỹ còn phải đứng sau Nga với Israel, còn cụ thể dùng tên lửa mà bắn máy bay thì còn phải liên quan đến các hệ thống cảnh báo, giám sát từ xa, hay điều khiển định vị, vv
    còn cái chuyện chĩa tên lửa về hướng máy bay địch của bác gì thì lạc hậu quá rồi, s300 chỉ cần bắn thẳng lên trời đến độ cao 30-40m nó mới đổi hướng đi về phía mục tiêu, bây giờ xu hướng phát triển của tên lửa đều làm như vậy, kể cả tên lử chống tăng, tớ đã xem đoạn phim về tên lửa chống tăng mới của Mỹ, bắn xiên lên độ cao gần chục mét rồi mới đổi hướng, như vậy không phải ngắm bắn rất nhanh lại không vướng chướng ngại vật.
    Vậy Stinger cho dù có lạc hậu thì vẫn còn hiệu quả chán, bằng chứng là vừa bắn rơi vài cái trực thăng Nga ở Checnya, vậy đó nói chung tên lửa tồi vẫn bắn được máy bay tốt như thường.
    tieunguyen
  9. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Vấn đề là cái tên lửa chỉa hướng đó là do nguời vác còn S300 thì cần có xe để mang.

    Đời người chỉ sống có một lần ,hãy sống sao cho đến ngày nhắm mắt ta không phải hối tiếc .
  10. lekien

    lekien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/2001
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ các bạn đang bàn về độ cơ động của máy bay-đó là yếu tố rất quan trọng của máy bay-theo mình biết góc bắn (góc tấn công ) của máy bay bây giờ thường là 20-30 " (độ) Riêng máy bay F-16 là 30" của F-18 là 40"-Riêng với máy bay 3 lớp (triplane) dạng Su-30 của Nga thì khá hơn-Ví dụ như Su-30MKI thì Ấn Độ quảng cáo là 180"-Còn Nga vừa trình diễn mẫu máy bay thế hệ năm của mình ở góc bắn 90".Nếu cần bàn luận so sánh các loại máy bay về kỹ thuật mình sẽ cố post lên.

Chia sẻ trang này