1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Antey2500

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi khongquen25, 19/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Theo em biết thì radar Doppler là loại dùng hiệu ứng Doppler để xác định tốc độ chuyển động tương đối của mục tiêu, hiệu ứng này nói nôm na là khi mục tiêu chuyển động với tốc độ X m/s thì trong sóng phản xạ trở lại từ mục tiêu đó xuất hiện một lượng di tần tỉ lệ thuận với tốc độ của mục tiêu ( = alpha*X) với alpha phụ thuộc vào bước sóng radar. như vậy thì nếu radar thu được tín hiệu phản xạ thì mới xác định được độ di tần để xác định mục tiêu. Đặc biệt, hầu hết các radar surveillance đều phải có chế độ theo dõi tốc độ bằng hiệu ứng Doppler, đồng thời khắc phục các khó khăn trong phân biệt đâu là mục tiêu, đâu là nhiễu phân tán....(mây, núi cao,,,).không chỉ có Su hào mới có doppler đâu. Cái cách chống nhiễu hiện tại cho radar đối với kẻ tàng hình là theo em có thể là dùng radar bước sóng dài (cũng như là nhìn kẻ tàng hình bằng ống nhòm hồng ngoại ) hoặc thụ động để bắt mục tiêu ( rải bột dưới đất để cho nó giẫm lên).
    Còn Stealth em không rõ là cái chi mà dữ dội vậy, mong các bác chỉ giáo giùm em ????

    [/QUOTE]
    Về Radar Doppler thì ngày nay nó không còn gì là bí mật , thậm chí từ 20 năm về trước nó đã bắt đầu được sử dụng trong ngành dự báo thời tiết để dự báo các cơn bảo . Thực ra nó chỉ dự báo bảo gần là chính nghĩa là bảo sắp hình thành mà thôi . Nguyên tắc là thế này : dùng hiệu ứng tăng cường tần số ta đo được tốc độ của các vật thể phản xạ lại sóng radar . Với các cơn bảo gió xoáy , vì thế xét theo hướng đi của cơn bảo thì nó sẻ chia làm 2 phần , phần xoáy cùng chiều với tốc độ di chuyển thì tốc đố của bản thân các phân tử gió sẻ được tăng cường còn phần còn lại thì tốc độ có được do xoáy lại nghịch với tốc độ di chuyển của cả cơn bảo nên tốc độ chậm đi . Trên màn hình radar ta sẻ thấy rỏ điều đó và dể dàng biết là cơn bảo hay cơn lốc xoáy đang đi theo hướng nào qua sự đậm nhạt trên mnf hình .
    Còn ứng dụng để chống tàng hình thì người ta dùng radar nhưng theo kiểu radar nhiểu loạn .
    Hoặc là ta sẻ phát ra sóng ngắn hoặc là dùng sẳn sóng tivi sóng vệ tinh sóng radio có đầy trong không khí . Khi có 1 chuyển động sẻ có nhiểu loạn trong môi trường không khí ta đo được nhưng chỉ ở khoảng cách gần , nghĩa là đo tốc độ gió cuốn theo máy bay , thiết bị này gọi là Tai Nghe , có thể kết hợp cả âm cả radar để tăng hiệu quả . Ngoài ra dù có phản xạ sóng radar hay không thì bản thân vật thể bay trên trời cũng đã gây ra nhiểu loạn với các sóng có sẳn . Nghĩa là sóng đang thu được như thế này , khi có máy bay bay qua thì nó bị nhiểu đi , khi ta đặt khoảng 2-3 đài thu chắc xa nhau 1 chút , nếu lơn hơn 2 thì nên theo tam giác chứ không thẳng hàng , cái này thì khoảng cách đo được xa hơn nhưng đòi hỏi về thiết bị mặt đất và công nghệ máy tính là rất lớn , không thể mang lên máy bay chiến đấu . Còn máy bay báo động sớm thì radar đặt ở trên cao , nói chung tàng hình gì thì cũng thấy tốt , thấy mờ hay thấy rỏ là 1 chuyện nhưng cơ bản là hết trốn .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  2. hungbeoes

    hungbeoes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Về Radar Doppler thì ngày nay nó không còn gì là bí mật , thậm chí từ 20 năm về trước nó đã bắt đầu được sử dụng trong ngành dự báo thời tiết để dự báo các cơn bảo . Thực ra nó chỉ dự báo bảo gần là chính nghĩa là bảo sắp hình thành mà thôi . Nguyên tắc là thế này : dùng hiệu ứng tăng cường tần số ta đo được tốc độ của các vật thể phản xạ lại sóng radar . Với các cơn bảo gió xoáy , vì thế xét theo hướng đi của cơn bảo thì nó sẻ chia làm 2 phần , phần xoáy cùng chiều với tốc độ di chuyển thì tốc đố của bản thân các phân tử gió sẻ được tăng cường còn phần còn lại thì tốc độ có được do xoáy lại nghịch với tốc độ di chuyển của cả cơn bảo nên tốc độ chậm đi . Trên màn hình radar ta sẻ thấy rỏ điều đó và dể dàng biết là cơn bảo hay cơn lốc xoáy đang đi theo hướng nào qua sự đậm nhạt trên mnf hình .
    Còn ứng dụng để chống tàng hình thì người ta dùng radar nhưng theo kiểu radar nhiểu loạn .
    Hoặc là ta sẻ phát ra sóng ngắn hoặc là dùng sẳn sóng tivi sóng vệ tinh sóng radio có đầy trong không khí . Khi có 1 chuyển động sẻ có nhiểu loạn trong môi trường không khí ta đo được nhưng chỉ ở khoảng cách gần , nghĩa là đo tốc độ gió cuốn theo máy bay , thiết bị này gọi là Tai Nghe , có thể kết hợp cả âm cả radar để tăng hiệu quả . Ngoài ra dù có phản xạ sóng radar hay không thì bản thân vật thể bay trên trời cũng đã gây ra nhiểu loạn với các sóng có sẳn . Nghĩa là sóng đang thu được như thế này , khi có máy bay bay qua thì nó bị nhiểu đi , khi ta đặt khoảng 2-3 đài thu chắc xa nhau 1 chút , nếu lơn hơn 2 thì nên theo tam giác chứ không thẳng hàng , cái này thì khoảng cách đo được xa hơn nhưng đòi hỏi về thiết bị mặt đất và công nghệ máy tính là rất lớn , không thể mang lên máy bay chiến đấu . Còn máy bay báo động sớm thì radar đặt ở trên cao , nói chung tàng hình gì thì cũng thấy tốt , thấy mờ hay thấy rỏ là 1 chuyện nhưng cơ bản là hết trốn .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
    [/QUOTE]
    Bác Antey trả lời nghe thì rất hay, nhưng xét trên khía cạnh kỹ thuật, em thấy nó vẫn không ổn lắm, Radar doppler có lâu lắm rồi, nó không chỉ ứng dụng trong dự báo thời tiết mà còn sâu rộng hơn nhiều trong lĩnh vực định vị dẫn đường điện tử, ở hà nội, không kể đến những cái gọi là nhạy cảm (tin tức quân sự) thì khi nào bác đi đến Nội Bài, đến chỗ sóc sơn, bác sẽ nhìn thấy một quả bí ngô to tướng, đường kính khoảng 12 m nằm giữa cánh đồng, đó là radar xung loại Scalar M của Nga bán cho ngành Hàng không dân dụng VN vào năm 1982 nó có Doppler đó (tức là Đoppler có từ ít nhất 30 năm rồi).
    Về tính tăng cường tần số , như bác bảo thì em biết, nó không chỉ là tăng cường mà còn có cả thành phần giảm đi, cái mà ta chọn là tăng hay giảm chỉ để định hướng véc tơ vận tốc của vật thể thôi.
    Vẫn lại tăng cường tần số , độ nhạy máy thu phụ thuộc chủ vào mức đầu vào nguồn tín hiệu chứ không phải là tần số. nếu máy bay bay nhanh thì dễ bị phát hiện hơn thì có lẽ kỉ nguyên mới của vũ khí chiến đấu đường không có lẽ phải là trực thăng hoặc máy bay bà già....
    còn về radar chống tàng hình, theo em, trong kĩ thuật VTĐ người ta định nghiã có các loại sóng : sóng cứng và sóng mềm, sóng cứng là các loại sóng dùng trong radar, thông tin vệ tinh ..tức là tần số lên đến hàng Gigahertz, các sóng này có tính chất phản xạ gần giống như ánh sáng, tức là chiếu vào gương nhẵn phản xạ gần như 100 % nhưng vào tường gạch xỉ thì quá tệ. Máy bay tàng hình là tường gạch xỉ đấy bác ạ.
    Sóng mềm có từ cỡ vài đến vài trăm MHZ , nó không phản xạ tuyệt đối như kiểu sóng cứng, do có ảnh hưởng từ các tầng điện ly trong khí quyển, mặt đất và bầu không khí đầy ion diện tử cảu chúng ta. chỉ cần 1 máy phát sóng tần số 12Mhz, công suất 300 w là bác có thể gọi điẹn cho bạn bè ở Nga, nhật được rồi do nó coi mặt đất và bầu trời như 2 cái gương đặt song song, truyền đi, phản xạ lại rồi truyền đi, ... tuy nhiên, băng thông của loại này hẹp. Sóng mềm dùng để chế ngự các đối tượng tàng hình do tính bền vững truớc các vật cản như vậy đó.
    Máy bay cảnh báo sớm là cái gì to vậy, bác cho em thông tin thêm đi, chứ tàng hình là phải giấu được cả lưng cả bụng chứ, tại sao lại không giấu được?
    Nhờ bác chỉ giáo cho em cái công nghệ Stealth nó như thế nào với. Cảm ơn bác nhiều
    Màu mà em ưa thích là màu trắng, mùa mà em thích là mùa đông...

  3. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Thì em đưa ra 1 ví dụ đơn giản là Doppler đã xuất hiện trong ngành dự báo thời tiết ngành được xem là phổ thông nhất từ 20 năm về trước thì thực ra từ 20 năm về trước nó không còn gì là bí mật , nó phải có từ hơn 30 năm về trước , cái này chúng ta đồng ý với nhau .
    Còn về hiêu ứng Doppler thì không chỉ với sóng radar mà cả sóng âm hay sóng gì đi nửa thì hiệu ứng ấy cũng xảy ra .
    Chẳng hạn 1 chiếc xe hay 1 chiếc tàu lửa bóp còi , nó chạy gần về phía ta thì tần số của còi phát ra sẻ tăng lên còn khi nó chạy ra xa ta thì tần số này lại giảm đi . Chẳng hạn ta gọi lượng tăng hay giảm là dK thì công thức có được từ thực nghiệm cho ta :
    dU = A * F * V , A là 1 hằng số ta đo từ thực nghiệm , A>0 , F là tần số của cái còi hay sóng radar gì đấy còn V là vận tốc chiếc xe chiếc máy bay di chuyển về tương đối về phía ta , ta quy ước đi lại gần thì V > 0 và ra xa thì V < 0 ta có khi lại gần thì dU > 0 nghĩa là tần số tăng lên còn ra xa thì dU < 0 nghĩa là giảm đi .
    Vậy trong công thức trên nó cho ta thấy là lượng dU ta đo được phụ thuộc vào 2 yếu tố vận tốc và F , nếu V càng lớn thì dU càng lớn nghĩa là càng đi nhanh thì ta đo càng rỏ , điều này không có ý nghĩa vì nếu máy bay bay chậm mà ta không thấy được nó do dU quá bé ta không đo được thì quả là tai hoạ , vậy thiết yếu là ta nên để F lớn nghĩa là tần số sóng radar đập vào máy bay cao phản xạ lại cho ta lượng dU đủ lớn để thiết bị đo của ta nhận ra
    Bác hungbeoes đã đưa thông tin về sự phản xạ của sóng có tầng số cao và tần số thấp ra sao , sóng có tầng số cao đến hàng Giga Hz thì có tính xuyên rất cao , tính xuyên này khiến nó không bị phản xạ bởi mặt đất mà xuyên qua luôn , không bị phản xạ bởi nước mà xuyên qua và bị đất và nước hấp thụ , đặc biệt nước hấp thụ sóng này khá mạnh , tính xuyên này cũng khiến nó không bị phản xạ bởi tầng điện ly của khí quyển , ta dùng nó để liên lạc với vệ tinh và ngược lại .
    Còn sóng tần số thấp thì rất dể bị phản xạ , nó sẻ bị phản xạ bởi mặt đất, địa hình và tầng điện ly của khí quyển , nên 1 tất yếu là nó rất dể bị nhiểu do cùng lúc ta nhận được nhiều sóng từ nhiều nơi phản xạ lại . Ngày xưa kỷ thuật tách nhiểu kém ta buộc phải dùng sóng tần số cao còn ngày nay thì vi tính tiến triển mạnh ,ta tách nhiểu tốt và có thể sử dụng nó. Ngoài ra máy đo ngày nay rất nhạy nên chỉ 1 lượng dU thấp nó cũng nhận ra . Đấy chính là nội dung của ứng dụng nhiểu loạn .
    Ban đầu sóng bị phản xạ bởi khí quyển bởi địa hình ,tầng điện ly khí quyển và địa hình là không đổi ==> dù ta thu được 1 hổ lốn sóng phản xạ từ nhiều nguồn nhưng hổ lốn sóng này (gọi là bó sóng cho nó văn minh 1 tý ) không đổi , khi có thêm vật thể tham gia vào quá trình này , dù nó có phản xạ sóng hay không nó vẩn làm thay đổi bó sóng mà ta nhận được ==> ta tìm ra nó rồi .
    Thêm 1 điều nửa là ngoài kỹ thuật nhiểu loạn đòi hỏi phải tính toán phức tạp để vạch nhiểu tìm thù , thì ta có thể dùng radar bước sóng thấp để tìm địch thủ tàng hình ,do vỏ của các máy bay tàng hình hấp thụ sóng có tần số cao tốt (để chống lại các radar cần F lớn để tính ra dU lớn ) nhưng tần số trung bình thì nó bắt đầu hấp thu kém , và tần số thấp thì nó không hấp thu nổi mà phản xạ là chính , cái này do bản chất của chất làm nên vỏ máy bay quyết định và cả hình dạng bên ngoài của nó ( cái này sẻ bàn kỹ sau ) vậy ta có thể dùng radar tần số thấp tìm bọn tàng hình.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 15:53 ngày 30/12/2003
  4. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Về vụ phản xạ lại radar thì phụ thuộc 2 yếu tố : tiết diện phản xạ radar ( Radar Cross Section RCS) và bản thân chất làm vỏ máy bay .
    Ta cũng biết là sự phản xạ lại như là phản xạ của gương phẳng đối với ánh sáng nghĩa là nó cần sự phẳng .
    Bây giờ bề mặt của 1 vật rất dẹp góc rất nhọn như thế này < thì khi ta chiếu trực tiếp từ trái sang phải vào góc < thì gần như không có mặt phẳng để làm tấm gương phản xạ . Như thường nói là không có chổ lồi ra như thế này / hay | để sóng móc vào và phản xạ lại . Ngoài ra bề mặt ta làm cho nó sần sùi 1 chút và các khúc gập lại của vỏ máy bay ta thiết kế góc sao cho khi sóng phản xạ tại đó sẻ bị tách làm 2 phần và tự triệt tiêu . Cái này phải dùng máy vi tính để thiết kế dạng hình học phù hợp với yêu cầu về mặt phản xạ và thể tích bên trong đủ lớn cho máy bay cùng với hình dạng khí động học của nó .
    Chẳng hạn như F117 hoàn toàn hy sinh khí động học để đạt tối đa độ tàng hình còn F22 thì hy sinh tính năng tàng hình đi 1 tý để đạt độ cơ động .
    Về vật liệu làm vỏ thì ferit sắt từ hấp thụ sóng radar mạnh hay sóng điện từ nói chung nhưng chỉ tốt với sóng có tầng số cao và trung bình do từ tính của nó , ngoài ra vật liệu Polime phản xạ sóng diện từ rất kém vì tính cách điện của nó , nhìn chung ngày nay người ta thiên về dùng Polime như Composite (cacbon tổng hợp ) vì nó nhẹ bền chứ Ferit sắt từ thì phải bảo trì vỏ thường xuyên và nó nặng .
    Ngoài ra các máy bay thiết kế sao cho tiết diện phản xạ radar phía trước rất kém , lý do là khi ta ở ngay trên đầu của radar địch thì địch toi rồi , chỉ khi ta đang bay đến tập kích thì việc tàng hình mới có ý nghĩa , vì thế các máy bay báo động sớm là các trạm radar khổng lồ bay trên trời có thể phát hiện máy bay tàng hình được , do trạm radar mặt đất hay bị sóng phản xạ từ mặt đất nhiểu , còn trên cao thì không . Ngoài ra ở trên cao ta không bị độ cong của trái đất hạn chế nên tầm phát hiện được xa .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  5. hungbeoes

    hungbeoes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Em xin tiếp lời bác Antey. Nói về hệ thống radar bước sóng dài (còn gọi là radar sóng mét) là một buớc phát triển thêm trong kĩ thuật quân sự nhằm khắc chế máy bay tàng hình. không thể phủ nhận vai trò của nó, tuy nhiên, do hoạt động ở trên một băng tần hẹp nên nó rất dễ bị nhận dạng và bắt bài. chỉ cần một máy phát nhiễu gọn nhẹ là có thể jam được nó. hơn nữa, các loại srai thế hệ mới chắc không bỏ qua mục tiêu này một cách dễ dàng. Theo em, vai trò đạo diển của chống tập kích đường không trong tương lai sẽ là của hệ thống radar thụ động. nó có ưu điểm là không phát- chỉ thu mà xác định mục tiêu.
    Cần có tối thiểu 3 đài thu trong một tổ hợp radar. Về nguyên tắc, bất kì một vật thể bay dù tàng hình cũng phải bức xạ ra một tần số nào đó, còn gọi là phổ bức xa. giả sử cục sắt từ F117 bay trên trời sẽ là một từ trường chuyển động -> theo Măcxoen thì sẽ tạo ra 1 điên trường nhất định -> sóng điện từ bức xạ là tồn tại.
    Ba đài thu sẽ cùng thu được tín hiệu bức xạ đó, khi cả ba đài được đồng bộ bằng 1 đồng hồ chính xác (đồng hồ nghuyên tử truyền qua cáp quang) thì sẽ xác định được thời gian sóng tới của tín hiệu tương quan đến mỗi đài. bây giờ công việc chỉ là so sánh các tín hiệu tương quan được gửi về từ các đài để xác định lại mục tiêu, sau đó hệ thống máy tính sẽ tính toán vị trí mục tiêu theo thời gian thu nhận tín hiệu (giống như kiểu định vị bằng GPS ) của đồng hồ chuẩn. Ba đài sẽ phải bố trí không thẳng hàng vì ba mặt cầu không thể cắt nhau chỉ ở 1 điểm nếu tâm 3 quả cầu thẳng hàng. Thời gian sóng lan truyền từ mục tiêu đến 1 đài thu cho ta tính được quãng đường ->mục tiêu nằm trong 1 mặt cầu có bán kính bằng quãng đường. 3 đài thu là tâm của 3 mặt cầu -> xác định được vị trí mục tiêu. (tham khảo thêm chuyên đề GPS)
    một thông tin 0 chính thức có radar sóng dài rồi đó.
    nhưng em không hiểu tại sao các radar trên hệ thống Antey trông như là radar điều khiển tên lủa thôi chứ không thấy radar phát hiện mục tiêu??? các bác chỉ giùm em với...
  6. levanle2001

    levanle2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Hy vọng là tin của bác chính xác nhưng mà tôi nghĩ khó lắm vì các nước đi đầu còn đang ở giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm, chưa triển khai sử dụng cơ mà.

    Le Van Le
  7. hungbeoes

    hungbeoes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    em sure với bác là có vụ này mà. thông tin không có từ internet mà từ kẻ trong cuộc.
    bác ở Liên xô, nhờ bác gửi cho em xem nhờ mấy cái pic của radar Antey 2500 được không? thêm càng nhiều specìication của nó càng tốt.
    cảm ơn bác nhiều
  8. levanle2001

    levanle2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Liên Xô là ở đâu vậy bác? Nói đùa vậy thôi, tôi không ở Nga.
    Buồn cười là vào google định search "antey2500 radar" để tìm ảnh cho bác thì thấy ngay chủ đề "Hàng không 100 năm một cái nhìn" và chủ đề này được google xếp ngay thứ 2 và thứ 3. Ngoài ra còn có "Mig-29 qua con mắt phi công NATO", v.v..
    Bác vào đây ngó qua ảnh về xe điều khiển tên lửa, radar quét vòng và radar quét góc:
    www.vif2.ru/users/active/venik/nws001/antey250001.htm

    Le Van Le
  9. hungbeoes

    hungbeoes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, bác Ăn hành Tây sướng nhá, có người bảo bác vang danh trên Google đấy, cũng là công của bác đóng góp cho diễn đàn. muốn vote bác mà phải để dành để đợi có dịp!
    nhân tiện nhờ cái link của bác le van le, em tìm được một đoạn khá hay, các bác xem thử:
  10. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Về Antey 2500 hình như ở đầu topic có post hình rồi mà , post lại này :
    9M82 hoả tiển đánh chận tầm trung và tầm xa dùng cho 300:
    [​IMG]
    9M83 dùng cho đánh chặn gần và tầm trung :
    [​IMG]
    So sánh thử kích thước 2 thằng với nhau ;
    [​IMG]

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 16:16 ngày 05/01/2004

Chia sẻ trang này