1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Antey2500

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi khongquen25, 19/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Nếu tấm hình so kích thước nó không hiện ra các bác click vào đây , hết upload hình được rồi ;
    http://www.bulba.eu.org/mil/free/s300w/9m82&9m83.jpg
    Xe nạp đạn đây :
    http://www.bulba.eu.org/mil/free/s300w/s300w(2).jpg
    Dàn phóng 4 tên lửa :
    http://www.bulba.eu.org/mil/free/s300w/s300w(6).jpg
    http://www.bulba.eu.org/mil/free/s300w/s300w(12).jpg
    Trong tấm hình này thì xếp hàng :
    http://www.bulba.eu.org/mil/free/s300w/s300w(9).jpg
    Đầu tiên là dàn phóng với 2 tên lửa sau đó là dàn phóng 4 rồi xe nạp đạn và 1 xe chở theo radar quét vùng (dịch tạm từ sector scan radar , hay gọi nó là radar cảnh giới khu vực cũng được )
    Chiếc thứ nhất từ trái qua trong tấm này là radar dẩn đường cho tên lửa tiến công .
    http://www.bulba.eu.org/mil/free/s300w/s300w(7).jpg

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  2. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Mấy tấm hình ở trên có gì các bác copy rồi paste link nhé , vì ttvn khi có dấu ( vào là bị lổi thôi nên không dẩn link được cũng không cặp img /img để hiện hình ra được .
    Về tên lửa thì S-300 dùng 9M82 và 9M83 nhưng Antey2500 thì dùng 9M82M và 9M83M cải tiến của 2 loại trên về tính cơ động và độ chính xác cho phép tiến công nhanh hơn , chính xác hơn , linh hoạt hơn . Cả 2 loại tên lửa trên sau khi khui niêm phong có thể triển khai trong 10 năm mà không cần bảo trì hay đại tu gì hết .
    Hệ thống Antey2500 nếu đủ 1 lử đoàn thì biên chế như thế này :
    Radar cảnh giới gồm :
    ----Radar quyét góc : 1 9S15M2
    ----Radar quét vùng : 1 cái 9S19M
    Xe chỉ huy : 9S457M 1 chiếc
    Bệ phóng : 24 bệ có thể là loại 4 tên lửa . Số lượng tên lửa có thể phối hợp giửa 9M82M với 9M83M trong số tối đa 96 tên lửa Xe nạp đạn và cũng có thể phóng tên lửa : 9A84M 24 chiếc đi theo 24 bệ phóng . Mổi chiếc xe nạp đạn cũng là 1 dàn phóng gồm 2 tên lửa .Thường thì chỉ dùng để nạp 2 cái tên lửa này vào dàn phóng 4 nhưng khi kẹt qúa nghĩa là dàn phóng chính bị xử lý rồi thì xài nó luôn , dỉ nhiên hiệu quả kém hơn vì nó không có cái radar nhận tín hiệu : hiệu chỉnh trước khi phóng từ radar dẩn đường và radar cảnh giới (xem lại hình ta thấy dàn phóng 4 có cái radar )Hệ thống radar dẩn đường : 4 cái loại 9S32M .
    1 biên chế như thế này có thể theo dỏi 200 mục tiêu có cả mục tiêu tàng hình , khoá 72 mục tiêu cả tàng hình cả tên lửa hành trình và tiến công cùng lúc 24 mục tiêu nghĩa là 24 bệ mổi bệ phóng 1 quả .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 16:35 ngày 05/01/2004
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 16:43 ngày 05/01/2004
  3. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Về dàn điều khiển :
    Radar quét góc .
    [​IMG]
    Radar quét vùng
    [​IMG]
    Xe điều khiển - chỉ huy
    [​IMG]
    Về bộ phận tiến công :
    Radar dẩn đường theo nhiều kênh (khỏi sợ nhiểu và dẩn 1 lúc nhiều tên lửa , đảm bảo tính bảo mật tránh bị đột kích tiêu mất cái trạm dẩn đường )
    [​IMG]
    Dàn phóng 4 tên lửa :
    [​IMG]
    Dàn phóng gồm 2 tên lửa và hệ thống nạp đạn ( tự nạp đạn và nạp cho dàn 4 tên lửa )
    [​IMG]

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  4. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Biểu diển sự tiến công cơ động , tấm hình này đưa ra rồi nhưng chưa giải thích ..
    [​IMG]
    Tốc độ của tên lửa là Vr tốc độ của luồn nổ do đầu đạn phóng ra là Vo so với tên lửa . Vận tốc V của luồn nổ hướng thẳng vào đầu đạn và tiêu diệt nó .
    Vo có thể điều chỉnh nghĩa là đầu đạn có thể nổ định hướng theo góc mà máy tính chọn là thích hợp . Đấy chính là ưu điểm cải tiến của tên lửa 9M82M và 9M83M , nên nhớ là tốc độ tối đa của tên lửa lên đến 4000m/s trong khi tốc độ luồn nổ chỉ khoảng 8000m/s nghĩa là khi không tính toán góc nổ cho đúng thì luồn nổ sẻ bị trượt đi . Khoảng cách giửa tên lửa và mục tiêu khi đầu đạn kích hoạt vào khoảng 10-15m tuỳ loại mục tiêu .
    Ngoài ra ta lưu ý với S300 hay Antey2500 thì 9M82M 9M83M có cùng tên lửa nhưng khác cái bộ phận rocket , rocket của 9M82M to hơn tầm bay xa hơn . 9M83M và 9M83 thiết kế sau thằng 82 mục đích là thiết kế cái tên lửa đánh gần hiệu quả chứ xài cái rocket to như 82 thì hao và phí quá , lại nặng nề cái tên lửa đi Thử tính nhé tốc độ là 4000m/s(max có thể đạt đến 4500m/s) chỉ 1s là nó bay được 4km phi công chỉ có khoảng 1s để phát hiện và 1 giây để nhận biết ra mình bị tiến công và 1 giây để kéo cần lái phản xạ và cầu may mà thôi với điều kiện là radar của máy bay phát hiện ra nó bị tiến công , trường hợp thực tế thường là nghe bíp bíp báo động và bùm vì 12km thì vẩn chưa chắc phát hiện được tên lửa và hệ thống cảnh báo máy bay cũng không đủ nhạy để chạy với thời gian .Nói chung khi trường đưa S300 hay Antey2500 vào tay 1 bọn lừa kém cỏi về bản lỉnh và huấn luyện nó lấy 9M82 hay 9M82M bắn mục tiêu tầm gần thì chỉ có ăn cám .Huấn luyện kinh nghiệm tinh thuần quyết chiến vẩn luôn cao hơn trang bị .Vào tay lính Iraq hay lính Ả Rập nói chung thì mất mặt lắm .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 17:14 ngày 05/01/2004
  5. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Antey2500 là cải tiến từ S300 về tên lửa , radar dẩn đường về radar cảnh giới cũng có cải tiến đôi chút nhưng nói chung S300 và Antey2500 có cùng chuẩn về radar cảnh giới (quét góc và quét vùng ) khác 1 tý về radar dẩn đường khác hơi nhiều về tên lửa và biên chế bệ phóng . Quan trọng nhất là cải tiến về tên lửa do bộ nghiên cứu kỹ thuật cao gọi tắt là KBO hay KBI gì đấy (quên mất ) thực hiện , tên lửa S-300 và PAK-3 chỉ 3000m/s còn Antey2500 thì 4500 m/s gấp rưởi 2 thằng kia
    Cải tiến về tên lửa cho phép tiến công mục tiêu có độ cao từ 25 mét đến 30km trong khi S300 chỉ đến 25km còn PAK-3 chỉ 20km , đấy là tài liệu so sánh của Mỹ ,một số tài liệu thân Nga thì cho rằng độ cao cho phép tiến công của Antey2500 đến 40km cơ .
    Về tầm xa cho phép tiến công tên lửa hành trình S300 xấp xỉ PAK-3 là 1100 và 1000 km (chả hiểu sao S300 về tầm luôn hơn PAK-3 1 tý , nhưng về radar cảnh giới nó cùng chuẩn với antey2500 nên chỉ cần 0,02 mét vuông là tiến công được trong khi PAK-3 cần 0,1 nghĩa là gấp 5 lần ) Antey2500 thì đến 2500 km lận nghĩa là gấp 2,5 lần 2 thằng cu kia , rỏ ràng động cơ tên lửa 9M82M và 9M83M là 1 cải tiến cực kỳ vượt trội về sức mạnh , độ cơ động, tầm xa và độ tiết kiệm nhiên liệu (cái này để tìm lại hình chứng minh về cái vụ tiết kiệm ) vì xét về kích thước thì tên lửa của Antey2500 không to hơn 2 thằng kia là bao lại nhanh và xa hơn hẳn .(máy bay thì nó bay núp núi núp non lại nhờ độ cong quả đất nên đến tầm vài chục hay cả trăm Km mới phát hiện và tiến công được , mấy thằng này chỉ tiến công được máy bay ở tầm xa khoảng 200 với S-300 và PAK-3 và khoảng gấp rưởi số đó cho Antey2500 )
    Về thời gian triển khai : Antey2500 và S-300 mất 5 phút triển khai đội hình và 5 phút cho thu dọn còn PAK-3 cần 30 phút mới sẳn sàng chiến đấu và mất 15 phút để dọn đồ và chuồn .
    Về thời gian từ khi bắt đầu đến lúc tên lửa sẳn sang khai hoả tiến công mục tiêu thì S-300 mất 15 giây PAK-3 mất 25-30 giây còn Antey2500 chỉ mất 7 giây .Đấy là cải tiến về xe chỉ huy, hệ thống máy tính máy chủ và hệ thống radar dẩn đường cũng như radar cảnh giới .
    S-400 là 1 dòng cải tiến khác của S-300 rẻ tiền và kém hiệu quả hơn Antey2500 về một số mặt nhưng nếu nói về tầm bắn thì nó có thể tiến công 1 chiếc máy bay ở tầm xa 400km nghĩa là gấp đôi khoảng cách có thể của S-300 . Chả biết về khoảng chống tên lửa hành trình thì nó làm ăn ra sao .
    Xem thử 1 tấm hình về S400 , ta thấy nó xài 1 loại tên lửa khác của Antey2500 và S-300
    http://www.bulba.eu.org/mil/free/s300/s400(2).jpg

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Vấn đề sử dụng vũ khí ra sao càng quan hơn khi đó là vũ khí công nghệ cao phải không các bác.
    TT có nói đến khẩu AK, nó nặng hơn khẩu M16, có một oại súng nữa của Israel, rất giống AK nhưng nhẹ-không dùng cho bộ binh thường. HP nhớ mãi câu nói của ông tổ AK "vũ khí càng đơn giản càng khó làm". Vì thứ đơn giản nhiều người làm được, vượt lên đám đông ấy khó khăm hơn. Do đó, AK được thiết kế để thực hiện trên nhiều cấp công nghệ khác nhau: rất khó làm và rất dễ làm (đảm bảo khi ta rất xênh tiền hay bị cấm vận đều có nhiều AK, nhiều tiền thì súng tốt, ít tiền súng đủ dùng). Và bộ phận được đầu tư nghiên cứu đến tuyệt hảo bậc nhất là... con lê.
    Vì vậy, M16, sau Nam Cực, phaỉ học nhiều kỹ thuật AK, còn Israel và châu Âu, không phải ngượng vì đã chế M16, liền có những tiểu liên học tập cơ bản từ AK.
    Không như vũ khí thường, vũ khí công nghệ cao cần một số đặc điểm khác, đầu tiên là việc tích luỹ kinh nghiệm, đào tạo huân luyện chu đáo và bản lĩnh của chỉ huy, cũng như tầm tổ chức chiến lược. Ta biết rằng, lần đầu xung trận AT-3 kết hợp RPG đã lập chiến cong lớn Quảng Trị, 12/1972 và 1/1973. Sau đó ít lâu, Xinai, Ai cập cũng lập được chiến công vang dội hơn nhiều, cũng với AT-3 và RPG. Lúc đó, Aicập có hệ thống phòng không rất mạnh, nhưng xe tank của họ, tiến qua nhanh, không hỗ trợ được nhau. Thế là máy bay Israel làm thịt cả hai. Trong khí đó, lực lượng không quân mạnh hơn hàng chục lần Mỹ trước đó đã quay lui khi đến lưới phòng không đời cũ hơn. Suy nghĩ cững nhắc Ai cập không cho phép họ hiểu sâu về vũ khí, bố trí đúng lực lượng, và không thể đối phó nếu đối phương tìm ra chiến thuật hiệu quả. Cụ thể là, Ai Cập bảo vệ trên không các trạm RADAR và sơ sài. Họ có thể-nếu có, chống được các cuộc tập kích đường không quy mô lớn, nhưng trạm RADAR của họ bị máy bay tầm thấp phá huỷ, chưa kể cả trực thăng đến bắt sống.
    Sau đó, thì như Nam Cực hè 1972, máy bay làm chủ tình hình, những đoàn tank bị cắt hậu cần, bị bắn từ trên không và suy yếu tháo chạy-nếu còn chạy được. Đây là những bài học về sự bố trí lực lượng kỹ thuật.
    Thuỷ tổ của SAM là quả tên lửa Đức, WW2. Ngay từ thời ấy, SAM đã bộ lộ những khó khăn truyền thống để đạt yêu cầu thiết kế:
    -Mặt đất biết chính xác vị trí và tốc độ mục tiêu, tên lửa.
    -Điều khiển tên lửa chính xác trong tốc độ rất cao
    -Phát nổ đúng thời điểm.
    Sau này, SAM có nhiều khó khăn khác. Cụ thể như nhà ta gặp phải hồi 72: báo động. Tức là RADAR theo dõi vùng trời không bị mù và phân loại được mục tiêu nó nhìn thấy. Nhà ta, trong môt lần bị quê, phóng hơn 60 đầu đạn mà không có địch. Tiếp là RADAR theo dõi mục tiêu đo đạc chính xác. Điều này rất khó khăn, đòi hỏi kỹ thuật cao. Khi đạt được yêu cầu cao cho mặt đất, SAM có thể xác định chính xác vi trí và tốc độ tên lửa và mục tiêu, có thể tấn công mục tiêu từ nhiều hướng, tốc độ cao, vượt qua các thiết bị chống tên lửa
    Sau đấy, cần những loại tên lửa có tính năng mạnh. Khi RADAR theo dõi mục tiêu kém chính xác, các thiết bị đo đạc tìm kiếm trên đầu đạn (RADAR, hồng ngoại, phát hiện khoảng cách radio) phải bù vào. Nếu không tên lủa đạt được chính xác, đến lượt đầu đạn phải rất to để thổi bay cả vùng lớn . Lúc này, tên lửa rất đắt đỏ và không ổn định.
    Thuỷ tổ thiết bị phát hiện khoảng cách radio được một nhà khoa học Mỹ trao cho KGB. Sau đấy, trong khi Mỹ vượt trội trong các thiết kế máy tính dân dụng, thì các linh kiện tự động dạng "hộp đen" của Nga rất phát triển, chúng có tốc độ trả lời rất cao. Các phần mềm nhận dạng được xây dựng bởi các máy tính mới nhất và máy bay, tầu ngầm trinh sát, được bổ sung liên tục các mục tiêu loại mới.
    Bắt đầu những năm 70, hệ thống RADAR Nga vượt trội, đứng đầu thế giới, cho phép những đầu đạn rẻ hơn, rất bền, mà rất mạnh.
    RADAR S300 thường về cơ bản giống ANTEY2500, chỉ kém nhiều ở phần máy tính. Mặt đất ANTEY2500 có khả năng nhận dạng mục tiêu 2dm2 (2 % m2)trong vòng 100km. Đây là diện tích hữu dụng của Tomahaw bản tàng hình, nhỏ hơn nhiều F117A. F117A khi quan sát bằng RADAR trên cao, hay phía sau, hay mặt đất khi nó mở cửa bắn, diện tích phản xạ hữu dụng lên đến vài m2. Còn F-22 không phải là máy bay tàng hình, nó chỉ được giảm phản xạ, có vũ khí treo ngoài. Diện tích phản xạ hữu dụng khi đem đầy đủ vũ khí gần chục m2, ít nhất cũng vài m2.
    Hiệu ứng dopler thế này: nếu một vật lại gần với ta, vận tốc v1, phát sóng tần số T1, tốc độ truyền sóng VTS. Thế thì, bước sóng ban đầu của nó là VTS/t1 mét. Mỗi chu kỳ dao động, vật phát sóng gần lại ta v1* 1/T1 mét. Bước sóng của nó đến ta chỉ còn (VTS-V1)/T1 met, hay tần số là VTS / (VTS-V1) * T1.
    Điều xảy ra tương tự khi vật ra xa ta. Như vậy sư tăng (giản) tần số nghe được cho phép xác định được tốc độ thay đổi khoảng cách. Các RADAR dopler chỉ hữu dụng trong khí tượng, hiệu ứng này ít hiệu quả trong điều khiển tên lửa.
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Sau những năm 70 thế kỷ trước, tiến bộ trong ngành điện tử cho phép RADAR tiến bộ vượt bậc.
    Kỹ thuật phát nhiều tần số, và thay đổi các tần số phát, trên nhiều đầu phát và thu tư nhiều đầu. Làm cho các thiết bị gây nhiếu tích cực khó đoán trước được tần số phát để gây nhiễu. Làm cho RADAR cảnh giới quan sát vùng trời với nhịp độ cao hơn. Mỗi tần số có những mặt mạnh yếu riêng, bù đắp cho nhau.
    Sử lý tín hiệu số, cho phép loại bỏ nhiễu, nhận dạng chính xác các mục tiêu. Tín hiệu số truyền từ đài này đến đài khác. Đặc điểm các đài RADAR là độ chính xác khác nhau ở các hướng: đo góc, độ cao, khoảng cách. Tín hiệu số nối từ nhiều đài bù trù khác nhau đó.
    Độ chính xác linh kiện, cho phép biến đổi AD với tần số 2GHz, Đủ để theo dõi mục tiêu chặt chẽ, AD chính xác hơn tần số hàng trăm MHz, cho phép nhận dạng mục tiêu, chống lại các thiết bị chống tên lửa. Riêng kỹ thuật này, Cho phép tạo ra các RADAR bí mật, theo dõi liên tục. NHư trong bộ phim trên, các thiết bị đó nhận ra thùng dầu phụ và máy bay, chưa kể máy tính điều khiển, cho phét tấn công cả thùng dầu phụ mà không bỏ qua máy bay.
    Các thiết bị phòng không tầm thấp tiến bộ vượt bậc. Điển hình là những laọi đầu: ZSU23mm, điều khiển bàng máy tính, tiêu diệt tất cả các máy bay lên thẳng, tên lửa bắn vào RADAR.
    Đó là những đặc điểm, tạo thành một mặt trận trên mặt đất. Mỗi ANTEY2500 cùng các đơn vị binh chủng hợp thành, chống được 24 máy bay cùng lúc, thì chỉ 50 đơn vị như vậy, đảm bảo phòng không quốc gia hoàn hảo. Tầm như không lực Hoa Kỳ, với 4000 máy bay tham gia trận đánh (chưa từng có),đủ cho 1000 máy bay trực tiếp tấn công (cùng lúc), không vượt được, sẽ bị bật ra, hoặc bị tiêu diệt dễ dàng.
    ANTEY2500, 1 đơn vị thôi, đủ bảo vệ một thành phố, khó tên lửa đạn đạo nào qua đuợc.
    Trong khi đó, Patriot, không được Israel và Đài Loan tin tưởng, đến nỗi chào Mỹ, tìm giải pháp riêng.
    Với tốc độ truy đuổi 3000m/s, đánh chặn 4500m/s, còn lâu mới có loại tên lửa đạn đạo vượt qua được bức tường ANTEY2500.
  8. tranhoanges

    tranhoanges Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/09/2003
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Bác HP nói không rõ về AD. Em không biết là có phải Analog to Digital Converter không? Nếu thế thì phải tuỳ thuộc vào từng Radar nhé. Nếu là sóng dài (100-200 MHz) thì cần quái gì tốc độ lấy mẫu và chuyển đổi tương tự - số đến 2 GHz. Hơn nữa, các đài rada đều hoạt động theo nguyên lý chuyển đổi tần số theo thứ tự như sau: Điều chế mã nhận dạng (tín hiệu phát băng gốc) -> Trung tần (70 - 140 Mhz) -> cao tần phát ( tuỳ dải tần radar). Mạch A/D sử dụng sau khi dùng vòng khoá pha lọc nhiểu trên tín hiệu trung tần để xác định tín hiệu tương quan với tín hiệu băng gốc phát đi - >phát hiện mục tiêu. Trong hệ thống xử lý số tín hiệu radar, tín hiệu thu thường được lấy mẫu 12 bít trong dân dụng và 15 bit trong quân sự. Số bít nào cho phép tái tạo một cách chính xác giá trị nhận được ở mức độ (nhiều tiền thì được chơi hàng hiệu ) đó . Tuy nhiên, càng nhiều bít thì hệ thống máy tính xử lý càng phải có tốc độ dể tăng tính hiệu quả.
    Không phải Đoppler chỉ tác dụng với mây gió thôi đâu bác HP ạ. Chính việc sử dụng Doppler kết hợp với các chương trình so sánh giá trị lượng tử trong radar cho phép xác định đâu là mục tiêu, đâu là thùng dầu phụ của bác đó. Nếu chú máy bay ném thùng dầu, theo quán tính thì nó sẽ bay theo phương ngang cùng tốc độ máy bay đang bay, nhưng tốc độ ở phương đứng thì lại phải bằng cái máy bay đó đang rụng ... -> tín hiệu thu được sẽ có độ di tần khác hoặc nằm ở độ cao khác đo được bởi một cánh sóng khác trên radar.
    Như vậy, sử dụng Dople là để phân biệt mục tiêu. Đó là điều quan trọng nhất. còn điều khiển tên lửa thì chỉ cần radar dẫn đường tạo các điểm mốc vô tuyến cho các tên lửa bay theo thôi. Không quân Mỹ chỉ cần gây nhiểu hệ thống ra dar giám sát để trốn tên lửa chứ không cần gây nhiểu hệ thống điều khiển tên lửa.
    Radar điều khiển pháo phòng không tầm thấp cũng tốt, tuy nhiên, đối với máy bay bay thấp thì chỉ có tác dụng ở một khoảng cách nào đó trong tầm nhìn thẳng thôi. ZSU 23 mạnh ở điểm có tốc độ bắn cao, tạo nên một lưới lửa lợi hại trong một bán kính hẹp.
    Antey2500 vẫn có một đối thủ, đó là tên lửa hành trình, với độ cao 300 m trên mặt đất, được lập trình để bay bằng các bức ảnh do thám, tấn công từ nhiều hướng tại nhiều thời điểm thì radar của Antey 2500 không nguỵ trang kĩ và bảo vệ bằng một hệ thống phòng không tầm thấp thì cũng chỉ thành đồ đồng nát thôi.....
    Đời là bể khổ, ........lòng em từ bi ..........
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Trả lời bác Tranhoanges, bác quả kiến thức về phòng không đạt chuyên nghiệp.

    Bác HP nói không rõ về AD. Em không biết là có phải Analog to Digital Converter không? Nếu thế thì phải tuỳ thuộc vào từng Radar nhé. Nếu là sóng dài (100-200 MHz) thì cần quái gì tốc độ lấy mẫu và chuyển đổi tương tự - số đến 2 GHz. Hơn nữa, các đài rada đều hoạt động theo nguyên lý chuyển đổi tần số theo thứ tự như sau: Điều chế mã nhận dạng (tín hiệu phát băng gốc) -> Trung tần (70 - 140 Mhz) -> cao tần phát ( tuỳ dải tần radar). Mạch A/D sử dụng sau khi dùng vòng khoá pha lọc nhiểu trên tín hiệu trung tần để xác định tín hiệu tương quan với tín hiệu băng gốc phát đi - >phát hiện mục tiêu. Trong hệ thống xử lý số tín hiệu radar, tín hiệu thu thường được lấy mẫu 12 bít trong dân dụng và 15 bit trong quân sự. Số bít nào cho phép tái tạo một cách chính xác giá trị nhận được ở mức độ (nhiều tiền thì được chơi hàng hiệu ) đó . Tuy nhiên, càng nhiều bít thì hệ thống máy tính xử lý càng phải có tốc độ dể tăng tính hiệu quả.

    Đúng là cái HP nói đấy.
    Bác có thể đọc qua kỹ thuật GPS, việc lấy AD tần số cao, với độ chính xác không cần lớn (8 và 12 bit), cho phép đọc được dộ méo gợn (hài) trên một chu kỳ dao động. Điều này mở ra một khả năng tuyệt vời trong nhận dạng loại mục tiêu. Cũng mở ra một khả năng tuyệt vời trong việc đo xa. Tín hiệu lấy mẫu thô được đưa qua các bài toán loại tạp nhiễu, lấy trung bình, cho phép máy tính phân tích được hình dạng mục tiêu, đưa vào bài toán nhận dạng theo hình dạng, kích thước. (không như tín hiệu lấy mẫu tần số thấp hơn, nhận dạng dựa vào cường độ phản xạ, tốc độ và các đặc điểm đường bay, sóng phản xạ).
    Lấy mẫu tần số cực cao, độ chính xác thấp cũng là đầu vào cơ bản cho RADAR thụ động. Việc so sánh các gợn hài cho phép các antena ở xa nhau nhận ra tín hiệu phát từ một mục tiêu, trong hàng đống thí hiệu thu được từ tất cả các hướng.
    Tuy độ chính xác lấy mẫu thấp, nhưng tần số cao này yêu cầu máy tính cực mạnh sử lý. Nhưng có một đặc điểm thuận lợi: các bài toán này dễ chia ra nhiều máy tính chạy chia nhau.
    Lấy mẫu tần số thấp hơn ở trung tần, cho phéo lọc nhiễu, như bác nói, và nhận dạng, theo những bài toán khác. Nó tuy độ chính xác cao, nhưng cần năng lực máy tính ít hơn, do tần số lấy mẫu thấp.
    Doppler, chỉ xác định được di tần để tính tốc độ thay đổi khoảng cách mục tiêu và antena thu. Do đó, để xác định tốc độ mục tiêu toàn diện thì chỉ có cách dùng ít nhất hai đài xa nhau. Khi đó, tốc độ sử lý tín hiệu chậm, gây khó khăn cho việc điều khiển tên lửa. Nếu có một đài thu, hiệu ứng này cũng có tác dụng với một số vị trí và hướng mục tiêu. Do đó, trang bị thêm thiết bị và phần mềm này cũng được quan tâm, nhưng hiệu quả không nhiều. Đặc biệt, tần số phát sóng thấp thì lại rất hiệu quả với mây gió.

    Radar điều khiển pháo phòng không tầm thấp cũng tốt, tuy nhiên, đối với máy bay bay thấp thì chỉ có tác dụng ở một khoảng cách nào đó trong tầm nhìn thẳng thôi. ZSU 23 mạnh ở điểm có tốc độ bắn cao, tạo nên một lưới lửa lợi hại trong một bán kính hẹp.
    Antey2500 vẫn có một đối thủ, đó là tên lửa hành trình, với độ cao 300 m trên mặt đất, được lập trình để bay bằng các bức ảnh do thám, tấn công từ nhiều hướng tại nhiều thời điểm thì radar của Antey 2500 không nguỵ trang kĩ và bảo vệ bằng một hệ thống phòng không tầm thấp thì cũng chỉ thành đồ đồng nát thôi.....

    Đó là bài học Xinai, 72-73 đó. RADAR dễ bị tấn công bằng các tên lửa hành trình tầm thấp, làm vô hiệu hệ thống phòng không lớn. Israel thậm chí đem máy bay trực thăng đến bắt sống cả đài RADAR Aicập. Ngày nay, với các tên lửa hiện đại hơn, định vị antena chính xác và nhớ vị trí này, với hệ định vị toàn cầu, tên lửa hành trình vô hình và trực thăng vũ trang, máy bay tấn công mặt đất hiện đại. Thì nếu không có hệ thống phòng không tầm thấp, cả hệ thống RADAR lớn dễ bị đánh bại lắm. Đây cũng là điều HP nói trên, trang bị, bố trí phòng không phải dày đặc và kín kẽ. Đài RADAR hiện đại không thể thiếu hệ phòng không tầm thấp bảo vệ tầm rất gần, và phải bảo vệ dày đặc. Nếu không, những thiết bị tầm thấp, tầm bắn xa hàng ngàn KM quét sạch RADAR, dọn đường cho cuộc tiến công không quân chủ lực quy mô lớn. Thậm chí, các xe thiết bị còn cần bảo vệ chống tên lửa diệt tank, bằng APS (tầm vài chục mét).
    Phải không bác, nếu không có chiến lược, trang bị như vậy thì ANTEY2500 chỉ là đồng nát, được bên thắng bán cho lò nấu sau chiến tranh.
    Nói thêm về điều khiển tên lửa, thiết bị trên đầu đạn khó xác định được vận tốc, hướng bay của tên lửa và mục tiêu, do đó, RADAR điều khiển tên lửa, RADAR theo dõi mục tiêu phải nhận dữ liệu chính xác của RADAR theo dõi vùng, cho việc đến gần mục tiêu, đặc biệt ở góc khó (bắn chặn). Thông tin về hướng và tốc độ chính xác cho phép máy tính trên đầu đạn chọn điểm kích nổ hiệu quả, khi ở khoảng cách rất thấp, thiết bị trên đầu đạn xác định rõ ràng khoảng cách. Đây là điểm rất mạnh của hệ dẫn đường Nga, nổi tiếng về khả năng bắn chặn. Khả năng tấn công của AAM, về phía sau máy bay mang nó (bắn máy bay bám đuôi), cũng cần những điều đó.
    Hiện HP chưa có nhiều thông tin về hệ thống chống tên lửa của B52H, chỉ nhìn thấy nó có cái mũ bán cầu. Gây nhiễu thì chắc chắn rồi, phóng mục tiêu giả (giả hồng ngoại và giả phản xạ RADAR) cũng chắc chắn có, nhưng không hiểu có bắn chặn tên lửa không. Với khả năng mang nặng (B52H mang 12 tấn thiết bị chống tên lửa), thì có thể mang theo một khẩu tương tự ZSU23mm chứ. Bác nào có thông tin post lên cho anh em xem.
    Ngày nay, thật sự tiến bộ phòng không vượt bậc. Người ta đã có thể thay đổi cách nhìn về lực lượng phòng không. Với tầm xa nhất của tên lửa (đặc biệt riêng với MMD, Mỹ và hệ thống bắn đuổi cùng chức năng Nhật), tầm gần hơn của pháo và tên lửa nhỏ, tầm cực gần của APS. Kín kẽ như vậy, bộ trang bị của các nước tiên tiến, trên mặt đất có thể nói là kín như tường.
  10. tranhoanges

    tranhoanges Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/09/2003
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Về nguyên lý của tên lửa SA 2 - loại diệt được khá nhiều B52 trong chiến tranh Việt nam, là loại có chế độ dẫn đường mới thời đó và cũ bây giờ thì APS đã không còn tác dụng với nó. Khi được dẫn đến gần máy bay địch thì nó tự bật chế độ theo dõi mục tiêu bằng TV, đến gần mục tiêu khoảng 50 m thì kích nổ, tên lửa biến thành 1 chùm đạn định hướng tốc độ cao, chụp xuống mục tiêu -> dead. Nếu APS có ở đó thì cũng chỉ làm đầu kích nổ tự động thôi.
    Còn việc bố trí các khẩu đội phòng ngự kiểu ZSU thì không khả thi vì đó chính là điểm yếu của máy bay hiện đại, không thể dùng súng máy quay được 180 độ bắn vãi đạn được, trúng địch còn tốt, trúng chính mình hoặc quân yểm hộ thì toi!!!
    12 Tấn bác nói chắc giống với con số 12 máy phát nhiễu tích cực của B52H thôi.
    Tạm thế, em đói quá, phải đi ăn thôi!

Chia sẻ trang này