1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Anti-Semi Classic

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Irish, 24/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Irish

    Irish Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    1.098
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác!
    Xin giới thiệu tôi là một kẻ Anti-Bán Cổ Điển chính hiệu, tôi không chịu nổi khi nghe Bản giao hưởng số 5 và số 9 của Beethoven được chơi lại một cách kỳ quặc theo kiểu của Paul Mariat. Tôi thì chẳng thù ghét gì ông cụ nhưng quả thật âm thanh ấy không thể nuốt nổi. Và cả cái kiểu chơi vilolon của Vanessa Mea nữa, thật là kinh khủng. Thế giới càng hiện đại thì người ta càng tạo ra những sản phẩm sặc mùi biến thái. Tôi có thể nổi khùng lên khi nghe nhạc của Yanni, Kitaro và cả cái gã hay rên rĩ bằng saxphone Kenny G.
    Tôi chỉ hoan nghênh những thể loại cách tân hoàn toàn, những đứa con trong giá thú của thời đại, như âm nhạc của Jean Michel Jarre chẳng hạn.
    Thời đại này thật kinh khủng!



    Rồi thì gió cũng sẽ cuốn đi
    Tóc trên đầu và những chia ly
  2. SV-Stars

    SV-Stars Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    0
    Âm nhạc hay hoặc dở là tuỳ vào thẩm mỹ của người nghe. Chẳng hạn như bản Canon in D tôi có 6 bài chơi với 6 loại nhạc cụ khác nhau, nhưng mỗi bài đều thể hiện được cái hay riêng của mình. Đôi lúc cũng còn tùy vào tâm trạng của người nghe nữa chứ.
    ------------------------------------------
    Học, học nữa, học mãi, hộc máu
  3. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Em hồi còn bắt đầu đến với nhạc cổ điển cũng đã từng phê mấy lão ấy đấy các bác ạ. Chỉ có kiểu Paul Mariat thì chịu thôi chứ R Clayderman, F Goya, Kenny G em đều thấy cũng được, không đến nỗi kinh khủng như phần lớn nhạc trẻ bây giờ.

    --------------------------------------------------
           CLASSIC LOVER
    --------------------------------------------------
  4. xbt

    xbt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Nhạc của Kitaro đâu phải nhạc bán cổ điển, nó là thể loại mới nhạc newage đó. Nếu bạn thấy nó giống nhạc cổ điển là bạn bị loãng tai rồi.
    Ngày trước khi có một nhà bác học nào phát minh ra một học thuyết đi trước thời đại bèn bị gọi là điên khùng, đợi đến tận mấy thế hệ sau người ta mới thấy hết giá trị của nó. Tranh của Vangogh thời của ông chả ai thèm mua, bây giờ lại thành đắt giá nhất thế giới.
    Tóm lại, để hiểu được những cái mới cần phải có thời gian, cái gì tồn tại được lâu ắt phải có giá trị, nhạc cổ điển lúc đầu chắc cũng vậy thôi.
    tho
  5. sun_shine_sad

    sun_shine_sad Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/10/2002
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Hì co'' bác nào nghe Alhambra do dàn nhạc Paul Marriat trình diễn chưa. Hỏng hết cả bản nhạc của người ta đi. Một tác phẩm thuộc hàng đỉnh cao của guitar cổ điển được mang ra ... thổi sáo . Chẳng ra sao cả !
    blue We met , we laughed and then we said goodbye /blue
    white Có bữa tiệc nào không tàn . Có gì trên đời là mãi mãi /white
  6. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Những cái đi trước thời đại là những cái hoàn toàn mới, bạn đầu người ta không hiểu, nhưng sau thì người ta kính phục nó, công nhận nó. Còn nhạc bán cổ điển thì thực ra là lấy những tác phẩm kinh điển nổi tiếng ra xào xáo, thêm mắm thêm muối cho phù hợp với tai nghe nhạc thương mại, nhạc pop bây giờ. Đối với những người học cổ điển thì đấy gần như là một sự xúc phạm ghê gớm, chỉ có điều họ chẳng nói ra thôi vì không cần thiết. Có thể so sánh như thế này, nếu bây giờ một người nào đó viết lại bộ Chiến tranh và hoà bình của Lep Tôn-xtôi theo kiểu thêm tình tiết li kì hay tình cảm sặc sụa, nếu không nói là khiêu dâm, để thu hút thị hiếu thì mọi người nghĩ thế nào, rồi nếu ai đó vẽ lại tranh Picasso cho "thông thường" một chút cho mọi người "dễ hiểu" thì có bị các nhà hoạ sĩ chửi ầm lên không? Nhạc cổ điển cũng thế, có thể tôi hơi quá nhưng thực sự họ, những người chơi bán cổ điển thực ra chỉ mượn tiếng cổ điển, lấy những đỉnh cao của nó ra để làm thành một món cám âm nhạc cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, vì thực sự họ cũng là âm nhạc thương mại như những ca sĩ, ban nhạc pop bây giờ.
    Không ai hiểu hết tôi, cũng như không ai hiểu hết cuộc sống.
  7. Helloweener

    Helloweener Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Hay, bác có những kiểu so sánh nghe sởn gai ốc. Em khoái kiểu phân tích của bác MinhTuan, mỗi tội em chẳng nghe mấy bác nay, không hiểu về thể loại newwave...hay bán cổ điển, không có ý kiến gì...hic...quả thật ngu dốt là một điều đáng nhục nhã thật
    Nơi em ngồi ngày xưa còn ấm lắm.Anh gối lên và ngủ một giấc dài.Em có biết đời cho em là mộng.Để anh về cứ tưởng một thành hai
  8. ellie

    ellie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2003
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    em vừa nghe bản giao hưởng số 5 của Beethoven do dàn nhạc xịn, cổ điển nguyên chất luôn oánh xong, em cũng điên luôn!!
    phục các bác ghê
    some forever not for better
  9. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    He he nhiều người anti semi-classic như thế này thì vui quá. Nhưng em cũng thấy sc chẳng có vấn đề gì, đúng là mỗi người có một nhu cầu khác nhau và ở những mức độ khác nhau thôi (tội gì phải nghe cả 4 chương gh số 5 của Beet với 1 nội dung đau đầu trong khi nhiều người chỉ cần 1 chút giai điệu thú vị ở nó, ). Chỉ có điều nếu ai nói rằng mình mê ncđ, yêu ncđ mà vẫn nghe được Paul thì thật buồn cười, hơi khó hiểu nữa. Và ko thể xếp các loại nhạc đó ngang hàng với ncđ được (mà điều này thì người ta đã thêm chữ semi vào rồi còn gì).
    Mà đúng là ở mặt nào đó thì nhạc sc cũng có ích cho ncđ đấy chứ. Thực tế là nhiều người cũng nhờ Paul, Yanny hay Kitaro làm cầu nối (dù rất ngắn thôi) mà đến với ncđ rồi say mê nó (rồi good bye forever nhạc semi). Nghĩ thoáng đi nó còn giúp vài bản ncđ nổi tiếng hơn (theo nghĩa có nhiều người biết), cũng như ko thể phủ nhận rằng Monalisa nổi tiếng một phần vì những vụ trộm tranh hay Vangogh nổi tiếng một phần vì ông ta tự cắt tai mình và tự tử?. rồi có 1 thằng cha tư bản trả giá tranh ông đến 82 triệu đô? ( có loại nhạc nào nổi đến mức mà có hẳn một loại nhạc ?oăn theo? đâu nhỉ?).
    Em rất nhất trí với suy nghi nghệ thuật đòi hỏi ở người yêu NT ko chỉ trình độ để có thể hiểu nó mà quan trọng hơn là sự tỉnh táo để ko bị những cám dỗ của nó làm mất đị sự trong sáng và những tình cảm tự nhiên. (thà nghe một bản nhạc hay đứng trước một bức tranh mà xúc động còn hơn có một đống kiến thức mà ko có cảm giác gì). Cho nên vấn đề chỉ là nhận thức của người nghe thôi.
    Hasta siempre!
  10. dinhngocquang

    dinhngocquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Đúng là ai đã thích nghe nhạc cổ điển thì ít khi thích nghe bán cổ điển. Nhưng bán cổ điển cũng giúp ích nhiều cho nhạc cổ điển nhất là cho những người mới nghe cổ điển. Tôi không thích Paul Mauriat vì đúng là chán. Nhưng Vannessa Mae, Kenny G... nó đều có những sáng tác riêng của nó và cũng khá sáng tạo đấy chứ -> nói chung vẫn có thể chấp nhận được. Không đến nỗi cực đoan quá. Nghe giao hưởng cũng như đọc một quyển sách. Không nên tách ra từng đoạn làm gì cả vì như thế thì làm sao mà hiểu nổi toàn bộ tác phẩm, nói chung Symphony không nên tách ra và cũng không nên chơi dưới dạng bán cổ điển. Mà thực ra Yanni, Kitaro không thể gọi là bán cổ điển được. Đơn giản là chúng nó chơi hoà tấu (instrumental) thế thôi, không phải bán cổ điển.Có rất nhiều band của các thể loại Jazz, Rock ... cũng chơi hoà tấu.
    Được dinhngocquang sửa chữa / chuyển vào 11:48 ngày 29/08/2003

Chia sẻ trang này