1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảo vọng thiên tài - người lớn hại trẻ như thế nào?

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi Milou, 12/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Ảo vọng thiên tài - người lớn hại trẻ như thế nào?

    Ảo vọng thiên tài - người lớn hại trẻ như thế nào?

    ?oCậu ta biết đọc hồi mới lên ba, biết làm toán hồi lên bốn đấy? Đừng bao giờ thử sức với cậu ta, rút căn bậc hai, tính sin, cos, tính nhân mỗi hàng 3 thừa số chỉ mất 4 giây??. Một thiên tài? Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà nghiên cứu Pháp, Bỉ hợp tác để khám phá hiện tượng này ở ?ochiếc máy tính kỳ diệu? Ruediger Gamm, người Đức.

    Và, Nathalie Tzourio - Mazoyer, nhà nghiên cứu hình ảnh học chức năng của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) đã lên tiếng sau hàng loạt thử nghiệm: Đó không phải là tài năng bẩm sinh thiên phú, các khả năng của Gamm chỉ giới hạn ở những con số và cậu ta đã phải bỏ ra mỗi ngày nhiều giờ luyện tập.

    Tìm lại quá khứ

    Trẻ em nào lại không thích được ngợi khen. Nhưng một lời khen sai có thể làm hại cả một đời người, đó là trường hợp của Ruediger Gamm. Một lần mẹ của Gamm quên số điện thoại của một người thân, Gamm nhắc ngay rành rọt và phổng mũi vì được cả nhà bái phục. Thế là từ đó cậu đâm mê cuốn số điện thoại của gia đình. Lên 4 tuổi, Gamm nổi máu thích biểu diễn khoe tài bằng cách học đọc ngược thuộc lòng một bài văn từ cuối lên đầu với tốc độ bình thường.

    Nhưng ở trường, Gamm luôn là học sinh bét lớp, kể cả môn toán, lúc nào cũng chỉ được 5 điểm (điểm 1 là điểm cao nhất trong hệ thống trường học Đức, điểm 5 tương đương điểm 0 ở Việt Nam). ?oTôi là một thiên tài nhưng ở trường phổ thông người ta không biết cách phát huy nó, hệ thống giáo dục Đức tồi lắm?.

    Khi kể lại điều này, giọng Gamm, ở tuổi 27, trở nên buồn bã, tiếc nuối, ngờ vực? Tội nghiệp cho Gamm! Chỉ dựa duy nhất vào trí nhớ, Gamm từng bước phát triển khả năng tính nhẩm cộng, trừ, nhân, chia và cho rằng ?otự phát hiện? để rồi mỗi ngày dành ra từ 6- 8 tiếng luyện tập chỉ nhằm được khen!

    Đồng vị phóng xạ

    Cuộc thử nghiệm được tiến hành theo yêu cầu của Ruediger Gamm bằng cách tiêm chất đồng vị phóng xạ vào người Gamm và dùng các thiết bị hình ảnh học hiện đại để theo dõi. Trong thời gian đó, Gamm được giao hàng loạt bài toán để làm nhẩm cùng với 8 người tình nguyện tham gia đối chứng theo phương pháp tương tự. Mấu chốt tìm hiểu: Chiếc ?omáy tính kỳ diệu? này sử dụng hệ thống tế bào thần kinh như những người bình thường không hề được luyện tập hay tài năng của nó khu trú ở vùng đặc biệt nào khác của bộ não?

    Bức màn bí mật của ?othiên tài dỏm? được vén: Gamm đã huy động trung khu thần kinh nhìn ở bán cầu não trái như mọi người khác để làm loại toán này. Thế nhưng, kèm theo đó là?

    Ổ đĩa cứng

    Khả năng của ký ức ngắn hạn là rất nhỏ, nó chỉ cho phép ta ghi nhớ một con số điện thoại trong khoảng thời gian quơ lấy cây bút để ghi ra giấy. Tiến sĩ Nathalie Tzourio - Mazoyer giải thích. Do đó, để ghi nhớ hết các giai đoạn tính toán trung gian đi tới kết quả, Ruediger Gamm đã phải huy động cả những hệ thống tế bào thần kinh đáng lý phải được nghỉ ngơi khi làm nhiệm vụ tính toán. Đó là loại ký ức trung hạn, hỗ trợ hoạt động của ký ức ngắn hạn.

    Loại ký ức này có vai trò ghi nhớ những giai đoạn trong đời sống thường ngày, một loại ổ đĩa cứng có khả năng lưu trữ không giới hạn, nhờ đó Gamm có thể ghi nhận theo thứ tự các giai đoạn tính toán, đọc ngược thuộc lòng? Một sự khai thác cạn kiệt năng lực bộ não cho những việc không cần thiết.

    Tiến sĩ Nathalie - Mazoyer kết luận rằng luyện tập nhiều giờ mỗi ngày tạo nên thói quen tận khai bộ não, Gamm phải có một động cơ cực kỳ mạnh mẽ thúc giục? Đó là điều tạo nên sự khác biệt giữa chúng ta với những người như thế.

    Hiện tại buồn, tương lai tăm tối

    Năm nay 29 tuổi, giữa một nước Đức công nghiệp tiên tiến, Ruediger Gamm không có mảnh bằng dính túi. Gamm hồi tưởng lại thời ?ovinh quang?: 1992, tôi thất bại trong kỳ thi tuyển nhân viên bảo hiểm, tôi không biết làm gì cả trong cuộc đời này. May sao chương trình truyền hình Wetten dass? (Hãy cá cược với chúng tôi?) đến với tôi. Tôi được vài ?osô? biểu diễn. Nhưng họ bội bạc lắm.

    Bội bạc? Chẳng lẽ bắt khán giả coi hoài cái trò tính nhẩm? Gamm không chịu hiểu điều đó mà nghĩ rằng thiên tài của mình còn trong bóng tối. Để sống qua ngày, mỗi năm Gamm tham gia biểu diễn giúp vui ở các hội chợ làng xã chừng 6-7 lần.

    ?oNhà phù thuỷ của các con số?, Ruediger Gamm rất thích được gọi như vậy. Ảo vọng thiên tài còn khiến cậu quyết định tự đổi tên: Ruediger không gây ấn tượng, Maurice Farue nghe có vẻ ?oquốc tế? hơn. Chàng trung niên Maurice hôm nay đang ngồi nhà biểu diễn để lượm từng bạc cắc khi người hướng dẫn du lịch trong vùng dẫn du khách đến tham. Gamm tuyên bố với báo chí vào lúc cuộc thử nghiệm Pháp - Bỉ mới bắt đầu: "Đức không biết tôi, tôi nhờ quốc tế phát hiện tôi. Lần này Pháp - Bỉ không làm được điều đó, tôi sẽ sang Mỹ. Tôi cần nổi tiếng, cần có công chúng, cần kiếm nhiều tiền từ thiên tài của tôi, chứ không muốn làm nhà khoa học hay toán học!"

    Làm sao muốn được? Cha mẹ Gamm giờ đây đã tỉnh ngộ và ăn năn vô hạn, suốt thời học trò cậu con trai cưng chỉ là một học sinh cực tồi, nghề ngỗng không có. Chính họ chứ không phải ai khác đã đẩy Ruediger Gamm và bước đường cùng. Còn đối với CNRS, có thể hồi nhỏ Gamm sáng dạ đó, nhưng bộ não đó đã bị lạm dụng đến cạn kiệt, đã hư rồi, hết mong phục hồi.

    Tin cuối cùng, Gamm đang mơ ước mãnh liệt được ghi vào sách Guinness 2001?

    Vinh quang hão huyền

    Cơ chế nào tạo nên một "thần đồng"? - Chuyện của ông Trời! Cơ chế nào phát hiện một thần đồng? Hình như là cơ chế ?ongười người, nhà nhà? mà đa số trường hợp là từ cha, mẹ của đứa trẻ, những người luôn đi tìm một cách vô thức sự hãnh diện về con cái. Xã hội còn chỉ ra sự tiếp tay của một cơ chế khác: cơ chế truyền thông.

    Phải phân biệt trẻ là thiên tài hay chẳng qua chỉ là biết sớm trước tuổi, giống như thay vì người ta 18 tuổi vào đại học thì đứa bé 12 tuổi vào đại học. Nhiều người muốn con em mình có năng lực hơn người nên đã gò ép, nhồi nhét cho trẻ học một thứ nào đó. Việc này cũng giúp trẻ phát triển năng lực sớm hơn những đứa khác nhưng khi quá độ sẽ có tác hại nhất định. Trước tiên là sự phát triển không đồng đều các chức năng ở não, không cân đối toàn diện các trung khu. Kế đến trẻ sẽ mệt mỏi khi lên các lớp cao hơn, không có năng lực tiếp thu những cái mới. Điều đó cũng giải thích được tại sao có những trẻ khi học mẫu giáo, tiểu học thì rất giỏi nhưng khi lên các lớp cao hơn thì rất dở.

    Việc gò ép này cũng làm nhân cách trẻ phát triển không bình thường. Vậy, đừng vì vinh quang hão huyền của người lớn mà không cho trẻ cơ hội phát triển bình thường như những em nhỏ khác. Hãy hình thành cho trẻ một nhân cách toàn diện hài hoà, khi đã trưởng thành các em sẽ tự phát hiện ra mình có những năng khiếu gì.

    (Theo Người Lao Động, 25/5)VNEXP

    EBDBDBD - "That's all, folks" ​
  2. Lee_KoKo_new

    Lee_KoKo_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2003
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0

    Có nhiều đứa trẻ là thần đồng , nhưng do cha mẹ và nhà trường giáo dục không đúng phương pháp để phát huy cho trẻ ----------> đứa trẻ lớn lên cũng chỉ là một người bình thường như những đứa trẻ khác .

    Chữ ký :


    Hà Thị Kiều Anh
  3. Yumi

    Yumi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    4.899
    Đã được thích:
    0
    Tham vọng, cần nuôi tham vọng cho con trẻ mà ! Chỉ cần nó thực hiện được một phần nhỏ tham vọng lớn đó trong cuộc đời là coi như thành công :)
    Mọi cái bạn cần ~~~> click here to :
    The world in hands​

    Prince at midnight
  4. Pakita

    Pakita Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2001
    Bài viết:
    821
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện về Ruediger Gamm thật kinh khủng. Anh ta thật đáng thương.
    Tiếc là bây giờ ngày càng có nhiều bậc cha mẹ nuôi ảo vọng như vậy về con mình. Hoặc không đến nỗi thế, nhưng cũng muốn con mình lúc nào cũng đứng vị trí dẫn đầu trong lớp chẳng hạn. Tất nhiên như thế chẳng có gì là xấu cả nhưng trong rất nhiều trường hợp, kỳ vọng quá mức của cha mẹ không tính đến khả năng, tính cách và sở thích của mỗi đứa trẻ đã dẫn đến việc chúng bị biến thành những cỗ máy nhồi nhét kiến thức, mụ mị và ngớ ngẩn...
    Hãy để trẻ con được phát triển tự nhiên, hãy để chúng được là chúng. Định hướng và khuyến khích là cần thiết nhưng nên cẩn thận với những sự định hướng và khuyến khích lệch lạc.
    i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!
    Crazy, but that's how it goes
    Millions of people living as foes
    Maybe it's not too late
    To learn how to love and forget how to hate...
  5. Matngocboyfan

    Matngocboyfan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Hừ, chẳng có ai là thần đồng hết :
    Thiên tài là 1% tài năng và 99% mồ hôi
    [​IMG]
    www.ducquang.2ya.com

Chia sẻ trang này