1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Áp dụng các giải pháp, kỹ thuật mới trong quan lý bảo trì công nghiệp

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi burner, 04/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    Vài hình ảnh về thực hiện chương trình 5S ở nhà máy phân bón Bình Điền
    [​IMG]
    Truớc khi thực hiện 5S
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    Sau 5S
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ bạn hãy nhìn lại bàn làm việc của bạn xem đạt mấy S rồi? hay là như thế này:
    [​IMG]
  4. VMAP

    VMAP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Mấy cái hình của bác burner rất hay nhưng cho mình thêm mấy điểm này làm rõ thêm về 5S nhé:
    1. Seiri - thanh lý, phân loại ra những mục nào là mục không dùng đến. Đối với việc này cần phải đánh dấu những mục đang không dùng. Định thời gian xem lại những mục đó, nếu vẫn không dùng thì loại bỏ (thanh lý, chuyển đổi, vứt bỏ...) Công cụ làm việc này là phiếu kiểm tra. Trước khi làm cần quy định ai là người có trách nhiệm cho phép loại bỏ vật này hay vật kia, tránh trường hợp loại cả những cái tưởng là không cần.
    2. Seiton - thanh toán - sau khi đã phân loại rồi thì những mục nào cần loại phải loại ngay - chú ý đây là những mục đã xem xét và quyết định loại bỏ. Chỉ cho phép quanh vị trí làm việc những mục thực sự cần thiết. Quy định chỗ để chính xác cho các mục theo nguyên tắc tam định- Định vị - vật nào để chỗ đó có 1 địa điểm nhất định được đánh dấu cho mọi người cùng biết; Định vật - vật để chỗ nào theo cách cái nào hay dùng thì để gần nhất, dễ lấy nhất, ít dùng nhất thì để xa nhất, theo nguyên tắc vật lý - đồ nặng đặt sát đất, đồ nhẹ đặt trên cao; Định lượng - mỗi chỗ đặt để 1 lượng nhất định và thông báo cho mọi người, tùy theo mục đích mà quản lý theo số luợng tuyệt đối, số lượng lớn nhất hay số lượng nhỏ nhât.
    3. Seiso - quét dọn - thực hiện quét dọn hàng kỳ, chú ý khi quét dọn đồng thời cũng là lúc kiểm tra xem có những gì bất thường không (cái gì ra ngoài vị trí không, cái nào nhiều, ít quá không, có vị trí nào trống không.
    4. Seiketsu - tiêu chuẩn hóa các mục nói trên
    5. Sitsuke - luyện tập để cho mọi người thành thói quen - mục này có vẻ như là khó nhất đối với người VN. ở Cty tôi cứ rời nhóm 5S ra là chỉ sau thời gian rất ngắn mọi thứ lại loạn xạ. Ai có cách nào chỉ cho tôi biết để tập lyuyện cho mọi nguời với.
  5. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    Ở nhà máy mình, vật tư hư hỏng được chuyển qua kho vật tư giữ và sau một quý sẽ có một nhóm thành phần gồm : phòng cơ điện-TĐH, khối bảo dưỡng điện, cơ khí, điều khiển (mỗi phòng 1 người kiểm kê lại và sàng lọc, cái nào có thể sử dụng thì tiếp tục lưu kho, cái nào loại bỏ hoặc bán lạc xoong. Riêng nhớt thải, cho đoàn thanh niên bán lấy làm quỹ hoạt động.
    Hàng tuần cả nhà máy tổ chức dọn dẹp, làm vệ sinh các khu vực xung quanh nơi làm việc. Loại bỏ những vật dụng không cần thiết, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp tạo vẻ mỹ quan khu vực làm việc. Riêng ở xưởng cơ khí, có kho giữ dụng cụ được sắp xếp và đánh số các kệ nơi để các dụng cụ phục cho từng khu vực sửa chữa của nhà máy.
    Mình có đi tới một nhà máy của cty nước ngoài, thấy ngay ở phòng bảo vể cổng có treo một bảng thông tin về việc thực hiện 5S và Kaizen. Anh bảo vệ nói lúc đầu mọi người thực hiện rất khí thế, nhưng sau giảm dần, mọi người ít để ý đến nó. Điều này cho thấy việc thực hiện 5S đã khó việc duy trì nó hoạt động liên tục và có hiệu quả lại bội trăm lần khó. Vì nó liên quan đến ý thức tự giác của mọi người. Điều cực kỳ quan trong là người lãnh đạo phải thực sự hiểu và có đủ quyết tâm để duy trì nó. Phải có kế hoạch triển khai rõ ràng, liên tục giáo dục mọi người và có biện pháp khen thưởng và kỷ luật kịp thời thì mới mong thực hiện và duy trì nó có hiệu quả.
    Ở nhà máy bạn, theo mình phải lấy xử phạt khen thưởng nghiêm minh, không lấy tình cảm giải quyết vấn đề. Đồng thời, người lãnh đạo phải làm gương cho mọi người noi theo.
  6. VMAP

    VMAP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn Burner. Tôi đang cố gắng để các bạn bên tôi giữ được 5S 1cách lâu dài. Nhưng việc bán nhớt thải như bên bạn thì quả là... Chủ yếu là do bên đó các bạn làm lời quá. Như bên này ngay khi tính giá thành sản phẩm tụi tôi phải tính cả phần vật tư loại đi sẽ bán thế nào để đưa vào giá thành. Hì.. Hì...
  7. CNC_madeViet

    CNC_madeViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2006
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người, chào bác burner.
    Trước tiên xin gửi lời xin lỗi đến bác burner và mong bác tiếp tục post bài.
    Tôi thiển nghĩ, nếu chúng ta đào tạo 1 nhân viên xử dụng máy và phải đào tạo thêm 1 người nữa để bảo dưỡng máy quả là tốn tiền.
    Lấy ví dụ 1 chiếc máy CNC, 1 anh lập trình, chỉnh máy và thêm vào đó 1 anh dọn dẹp dụng cụ mà anh lập trình, chỉnh máy do lười mà ko dọn dẹp.
    Theo tôi là vấn đề đào tạo cho con người biết xử dụng máy tốt hơn, ý thức làm việc. Người xử dụng máy cần phải biết bảo dưỡng máy, ít nhất là kiến thức tối thiểu, hiểu và biết những bộ phận thường xuyên phải chăm sóc do lỗi của thiết kế hoặc ki thuật. Yếu tố con người là quan trọng nhất, bởi con người tạo ra máy và máy điều khiển bởi con người, máy luôn làm những gì con người muốn.
    1 vài ngu ý xin các bác thông cảm.
    Là lính kĩ thuật là khổ, nhưng là lính kĩ thuật trong bảo dưỡng là an nhàn nhất.
  8. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    To Vmap:
    Mình rút ra một điều là: ở nhà máy, làm bất cứ gì cũng cần sự ủng hộ nhất trí của các xếp là trước nhất và sau đó là mọi người trong đơn vị. Xếp mà không quan tâm thì chương trình gì làm một thời gian cũng... ngẻo sớm thôi. Cho nên mình mới nói những lý thuyết bảo trì này người đầu tiên cần phải học chính là người lãnh đạo.
    To CNC_madeViet
    Cảm ơn, vì đã có thêm một người ủng hộ cho chủ đề này thêm sức sống. Mình hy vòng là nó hữu ích với tất cả mọi và thay đổi mọi người nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của bảo trì trong sản xuất công nghiệp.
    Nhưng bạn nói dân làm bảo trì là nhàn nhã là cũng chưa chính xác, chỉ khi máy chạy ổn định thì không sao, khi nó hư thì làm đêm làm ngày, tối tăm mặt mũi. Có lần máy nén hư sửa chữa cả tết âm lịch, sút mất 3-4 ký lô, về nhà bố mẹ nhận không ra.
    Được burner sửa chữa / chuyển vào 16:47 ngày 30/10/2006
  9. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay, xin tiếp tục nói về Kaizen
    Kaizen thật ra không chỉ áp dụng trong các nhà máy công nghiệp mà áp dụng trong mọi lĩnh vực, mọi nơi mọi lúc: ở gia đình bạn, trường học, nhà trẻ mẩu giáo, công ty, v.v...
    Vậy Kaizen là gì?
  10. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    Kaizen có nghĩa là cải tiến liên tục, tạo ra một bầu không khí cải tiến liên tục bằng cách thay đổi quan điểm, thay đổi phương pháp và cách suy nghĩ nhằm làm cho điều gì đó tốt hơn hoặc để cho điều gì đó được tốt hơn.
    Kaizen xuất phát từ nước Nhật và thường được sử dụng trong môi trường sản xuất doanh nghiệp, Kaizen trong sinh họat hàng ngày, trong xã hội, nơi công cộng,?Mỗi ngày một Kaizen Tại sao không ?
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này