1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Áp dụng các giải pháp, kỹ thuật mới trong quan lý bảo trì công nghiệp

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi burner, 04/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng nghĩ là tất cả các chương trình CMMS hiện tại đều không phù hợp với công ty của bác, tôi xin đề nghị như thế này (theo tôi là cách hay nhất):
    Cty của bác liên hệ với một công ty làm phần mềm (như vietsoft hay công ty có kinh nghiệm về lĩnh vự này).
    Lúc đó Cty bác yêu cầu họ lập một phần mềm mà đáp ứng các yêu cầu đặc thù và riêng của nhà máy bác như bác đã ghi:
    -Theo dõi số lượng máy trong công ty, ở từng xưởng.
    - Cập nhật các thông số kỹ thuật cho từng máy.
    - Theo dõi sự hoạt động của máy hàng ngày.
    - Ghi chép các sự cố, hư hỏng, biện pháp khắc phục vào hồ sơ từng máy.
    - Lập các kế hoạch bảo dưỡng.
    Sau khi xong phần mềm, đề nghị họ triển khai lắp đặt phần cứng và mềm và tổ chức đào tạo việc sử dụng và nhập data.
    Tôi nghĩ cách này vừa rẻ và hợp nhu cầu của công ty bác.
    Phần mềm Cwork tôi đã xài thử và có chút kinh nghiệm, nếu bác thấy thắc mắc điều về cách sử dụng, tôi có thể giải đáp cho bác (nếu tôi biết).
    Chúc bác thành công>
    Được burner sửa chữa / chuyển vào 15:06 ngày 10/11/2006
  2. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    THIẾT KẾ ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG BẢO TRÌ LÀ GÌ
    Thiết kế là chuyển từ một ý tưởng thành sản phẩm, qui trình hoặc dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của người thiết kế và nhu cầu của người sử dụng.
    Khả năng bảo trì là một đặc điểm của công tác thiết kế và lắp đặt có ảnh hưởng đến tổng thời gian và chi phí cần thiết để sửa chữa, kiểm thử, hiệu chuẩn hoặc điều chỉnh một bộ phận về một tình trạng nhất định khi sử dụng các qui trình và nguồn lực xác định .
    Mục tiêu tối thượng của thiết kế đảm bảo khả năng bảo trì là thiết kế các hệ thống, hệ thống phụ, thiết bị và công trình có thể được bảo trì trong thời gian tối thiểu, với chi phí thấp nhất và tiêu hao các nguồn lực hỗ trợ nhỏ nhất.
    Để nhận thức mục tiêu chung của khả năng bảo trì là nhằm phòng ngừa hư hỏng hoặc phục hồi hệ thống/ thiết bị đã bị hư hỏng để nâng cao hiệu quả vận hành, khả năng bảo trì và đóng góp của những người có liên quan phải được xem như một phần trong qui trình thiết kế toàn diện. Khả năng bảo trì phải được thiết kế vào hệ thống và thiết bị trong suốt giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản phẩm nhằm tránh những chi phí cao do bảo trì và/ hoặc thiết kế lại gây ra. Khả năng bảo trì nên được bổ sung vào các yêu cầu hoạt động của hệ thống. Thiết kế đảm bảo khả năng bảo trì là một qui trình tiến hóa từ giai đoạn bắt đầu ý tưởng về thiết bị và kết thúc sau khi thiết bị đã được chế tạo và kiểm tra.
    kHI THIẾT KẾ PHẢI TÍNH ĐẾN KHẢ NĂNG THÁO LẮP
    [​IMG]
    Được burner sửa chữa / chuyển vào 16:39 ngày 13/11/2006
    Được burner sửa chữa / chuyển vào 16:40 ngày 13/11/2006
  3. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    CÁC NGUYÊN TẮC CỦA THIẾT KẾ ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG BẢO TRÌ
    Thiết kế đảm bảo khả năng bảo trì là một qui trình vòng lặp kín áp dụng những nguyên tắc sau:
    1.Dùng phương pháp làm việc theo nhóm với mục tiêu là DFM. Một nhóm phát triển sản phẩm nên bao gồm những thành viên có liên quan đến thiết kế, sản xuất, bảo trì sản phẩm và hỗ trợ khách hàng.
    2.Tập hợp dữ liệu bảo trì và phát triển thành thông tin. Dữ liệu bảo trì có thể được tập hợp từ bộ phận làm dịch vụ của công ty, hệ thống thu thập dữ liệu tại phân xưởng, những cuộc điều tra khách hàng và những thông tin bảo hành. Dữ liệu sau đó được phát triển thành thông tin để hỗ trợ việc ra quyết định.
    3.Phát triển/ xác định những khái niệm bảo trì sử dụng thông tin. Nhóm phát triển sản phẩm có thể hình thành những khái niệm bảo trì sản phẩm dựa vào thông tin từ bước 2. Khái niệm bảo trì được lựa chọn là một ràng buộc thiết kế quan trọng.
    4.Thiết kế sản phẩm bằng cách sử dụng những khái niệm bảo trì đã lựa chọn. Quá trình thiết kế bắt đầu bằng việc sử dụng cách tiếp cận kỹ thuật hệ thống và các công cụ thiết kế, nguyên tắc thiết kế và các phương pháp khác.
    5.Thiết kế, phân tích, kiểm nghiệm và cải tiến sản phẩm. Dựa trên những kết quả phân tích và kiểm nghiệm (nguyên mẫu các thành phần của sản phẩm hoặc thậm chí toàn bộ sản phẩm có thể được chế tạo), thiết kế được hoàn thiện. Những khái niệm bảo trì được xem lại và xét duyệt. Tính linh hoạt giảm và các chi phí thay đổi thiết kế gia tăng.
    6.Chế tạo sản phẩm và đưa ra thị trường. Áp dụng các kỹ thuật để hoàn thiện thiết kế và đưa sản phẩm vào chế tạo. Ở thời điểm này, tính linh hoạt để chỉnh sửa những đặc tính bảo trì của sản phẩm thấp và chi phí thay đổi thiết kế cao.
    7.Thu thập dữ liệu bảo trì tại hiện trường và phát triển thông tin. Thu thập dữ liệu sản phẩm ở dạng phản hồi của khách hàng, thông tin bảo hành, những cuộc điều tra và hoạt động dịch vụ. Thông tin nhận được từ dữ liệu này có thể được dùng để đánh giá hiệu năng của sản phẩm tại hiện trường (Bước 8) và trong thiết kế sản phẩm mới (Bước 9).
    8.Thực hiện những cải tiến theo yêu cầu về độ an toàn, tính kinh tế và những các yếu tố khác. Hiệu năng tại hiện trường ban đầu có thể thấp hơn so với mong đợi và như vậy là cần phải xem xét thay đổi thiết kế, những qui trình hoặc khái niệm bảo trì. Ở thời điểm này, thay đổi sản phẩm là rất khó khăn và đắt tiền. Chỉ nên thực hiện những thay đổi khi được sự chấp nhận của khách hàng, đảm bảo an toàn hoặc có hiệu quả kinh tế.
    9.Quá trình DFM lặp lại với thế hệ sản phẩm kế tiếp. Dựa trên thông tin từ các dữ liệu thực tế, thiết kế đảm bảo cho quá trình bảo trì sau này được lập lại cho thế hệ sản phẩm kế tiếp. Các qui tắc thiết kế có thể được xem xét lại , những công cụ mới cần được phát triển và các phương pháp thiết kế phải được đánh giá hiệu lực và xét duyệt lại.
    LẮP ĐẶT TUABIN HƠI
    [​IMG]
    Được burner sửa chữa / chuyển vào 16:50 ngày 13/11/2006
  4. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    ĐẠI TU MÁY NÉN LY TÂM
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. sieutoc24h

    sieutoc24h Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Máy nén ly tâm này bự wah, bác chụp tại nhà máy bác phải không, nhìn hoành tráng thiệt. Bảo dưỡng thằng này mất sức lắm phải không bác? Thằng này mà đại tu chắc cũng mất ít nhất 2 tuần chứ ít đâu.
  6. sieutoc24h

    sieutoc24h Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Tiện thể hỏi bác luôn về bảo dưỡng phòng ngừa, lịch bảo dưỡng định kỳ và quy trình tháo, kiểm tra và thay thế cho máy nén ly tâm như này. Cảm ơn bác, mong bác trả lời sớm.
  7. nhatnb

    nhatnb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Hay quá hay quá, sao hôm nay mình mới đọc topic này nhỉ.
    Hoan nghênh hoan nghênh
  8. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    Bác nói đúng đấy, đại tu máy nén này tối đa mất 3 tuần (phải làm tối ngày)
  9. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    Máy nén này chạy liên tục 24/24 (suốt năm) và 7 năm mới đại tu. Mọi thông tin về tình trạng chạy máy được theo dõi online bởi các cảm biến lắp trên thiết bị. Các thông số vận hành như nhiệt độ dầu bôi trơn tại gối đỡ, rung động hướng kính, lượng di dọc trục), lưu lượng, tốc độ quay, áp suất cửa vào ra,v.v...được gửi về phòng điều khiển trung tâm (control room). Nhờ các thông số đó mà người bảo trì biết trước tình trạng máy để có kế hoạch bảo dưỡng (bảo trì dựa trên tình trạng chạy máy).
    Ngoài ra có lịch bảo dưỡng định kỳ cho máy: kiểm tra kiểm tra chất lượng dầu bôi trơn, khe hở bạc(hướng kính và dọc trục), khe hở vòng làm kín, vệ sinh lọc dầu, lọc khí cửa vào, lọc khí làm kín, cân chỉnh đồng trục, v.v...
    Các công việc kiểm tra thay thế các bộ phận của máy nén chủ yếu là:
    - kiểm tra khe hở bạc
    -kiểm tra khe vòng làm kín
    -Kiểm tra sự ăn mòn của bộ phận máy nén..
    -Vệ sinh ...
    Được burner sửa chữa / chuyển vào 16:51 ngày 21/11/2006
  10. sieutoc24h

    sieutoc24h Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Bác burner ơi, tiếp tục chủ đề này đi, lâu rùi ko có gì đọc cũng buồn lắm. Các bác khác có bài hay thì post lên với nhé.

Chia sẻ trang này