1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Áp dụng các giải pháp, kỹ thuật mới trong quan lý bảo trì công nghiệp

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi burner, 04/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn sieutoc24h đã ủng hộ cho chủ đề này, tui xin tiếp tục đây:
    ĐỘ TIN CẬY CỦA PHỤ TÙNG, THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG
    LỊCH SỬ ĐỘ TIN CẬY
    -Vào năm 1950 lực lượng không quân Mỹ thành lập nhóm nghiên cứu về độ tin cậy các thiết bị điện tử (AREE ?" Advisory Group on Reliability of Electronic Equipment) và nhóm này đã đưa ra các tiêu chuẩn đầu tiên về độ tin cậy, trong đó việc kiểm tra độ tin cậy là bộ phận không thể tách rời khi phát triển sản phẩm mới.
    -Kỹ thuật độ tin cậy được tách ra thành môn học riêng tại Mỹ vào đầu những năm 1950. Sự phức tạp của các vấn đề phát sinh trong chiến tranh thế giới lần thứ II vào những năm 1940 đã dẫn đến sự phát triển lý thuyết độ tin cậy.
    -Mô hình đã dựa trên lý thuyết nâng cao của Eric Pieruschka là nếu xác suất tồn tại của một phần tử là 1/x, thì xác suất để n phần tử xác định tồn tại là (1/x)n. Công thức lấy ra từ lý thuyết này đôi khi được gọi là luật Lusser (Robert Lusser được coi là người mở đường của lý thuyết độ tin cậy). Nhưng nó được biết đến thừơng xuyên hơn như là công thức độ tin cậy của một hệ thống nối tiếp:
    -Độ tin cậy đã được công nhận là một yếu tố kỹ thuật trong gần 50 năm qua. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, dự án tên lửa V-1, được lãnh đạo bởi Dr.Wernher von Braun, đã phát triển mô hình độ tin cậy đầu tiên.
    Rs = R1 x R2 x ? x Rn
    [​IMG]
  2. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    ĐỊNH NGHĨA ĐỘ TIN CẬY
    Độ tin cậy là tính chất của đối tượng (chi tiết máy, máy, công trình,?) thực hiện được chức năng, nhiệm vụ đã định, duy trì trong một thời gian các chỉ tiêu sử dụng, các thông số làm việc trong giới hạn quy định tương ứng với chế độ, điều kiện vận hành và bảo trì cụ thể.
    Độ tin cậy có thể được định nghĩa theo một vài cách sau:
    - Quan niệm một vật phù hợp mục đích theo thời gian.
    - Năng lực của một thiết bị hoặc hệ thống thực hiện theo thiết kế.
    - Khả năng chống lại hư hỏng của một thiết bị hoặc hệ thống.
    - Khả năng của một thiết bị hoặc hệ thống thực hiện một chức năng theo yêu cầu ứng với các điều kiện xác định.
    - Xác suất mà một đối tượng sẽ thực hiện chức năng yêu cầu trong một khoảng thời gian xác định ứng với các điều kiện xác định.

    [​IMG]

Chia sẻ trang này