1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Áp dụng các giải pháp, kỹ thuật mới trong quan lý bảo trì công nghiệp

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi burner, 04/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    VÍ DỤ VỀ TIÊU CHUẨN HÓA
    Trong một kho phụ tùng, ổ bi 6210 được lưu trữ và các kiểu sau đây luôn sẵn sàng:
    - Thiết kế bình thường
    - Z (có nắp che bằng thép một bên)
    - 2Z (có nắp che bằng thép hai bên)
    - RS (có nắp che bằng nhựa một bên)
    - 2RS (có nắp che bằng nhựa hai bên)
    Như vậy là có 5 loại khác nhau. Sau khi tiêu chuẩn hóa còn lại các loại sau :
    - 2Z
    - 2RZ
    hoặc chỉ còn một loại: 2Z
  2. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    DỰ TOÁN CHI PHÍ TỒN KHO PHỤ TÙNG HÀNG NĂM
    Chi phí trả lãi vốn đầu tư mua phụ tùng 15 %
    Chi phí cố định 3,1 %
    - Thuê mặt bằng
    - Khấu hao
    - Bảo trì
    - Bảo hiểm
    - Ðiện
    - Ðiều hòa không khí
    Bảo hiểm hàng hóa 0,1 %
    Lương và các chi phí xã hội 4,8 %
    Chi phí cho trang thiết bị phụ trợ0,3 %
    - Khấu hao
    - Trả lãi
    Chi phí hành chính7,0 %
    - Phụ trợ
    - Vận chuyển
    - Linh tinh
    Nhận hàng và kiểm tra chất lượng2,3 %
    Chi phí do vật tư không sử dụng hoặc lưu kho quá nhiều 2,4 %
    TỔNG CỘNG : 35 %
    (của tổng giá trị phụ tùng mỗi năm)
  3. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    ÐÁNH SỐ PHỤ TÙNG
    Trước khi một hệ thống quản lý bảo trì được thực hiện trong nhà máy, cần phải thiết kế một hệ thống đánh số đơn vị.
    Ðơn vị được hiểu là một thiết bị, bộ phận thực hiện một chức năng độc lập, ví dụ: máy bơm, cần trục, máy nén, mạch điều khiển nhiệt độ, . . .
    Mã số đơn vị có thể là số hoặc chữ hoặc vừa có chữ vừa có số.
    Quy luật chung là đưa vào hệ thống đánh số càng ít thông tin càng tốt bởi vì càng nhiều thông tin thì càng khó cập nhật hệ thống đánh số.
    Từ mã số đơn vị có thể tìm thấy thông tin về mọi chi tiết của đơn vị như :
    - Bảo trì phòng ngừa.
    - Các bản vẽ.
    - Tài liệu kỹ thuật.
    - Phụ tùng.
    - Các chi phí bảo trì.
    - Thời gian ngừng máy.
    Cách thông thường nhất để đánh số một đơn vị là thiết kế theo kiểu phân cấp.
    Ðỉnh cao nhất của cấu trúc này chính là nhà máy.
    Nhà máy được chia ra thành :
    - Phòng ban, phân xưởng, dây chuyền sản xuất, dãy nhà, .
    - Ðơn vị.
    - Cụm hoặc nhóm.
    - Bộ phận / chi tiết.
    Mã số phụ tùng là duy nhất và không nên là thành phần của mã số đơn vị.
    [​IMG]
    Các mã số nên được thiết kế sao cho :
    - Tránh trùng nhau
    - Dễ hiểu
    - Ðơn giản trong quản lý
    - Phù hợp với hệ thống kiểm soát tồn kho đang dùng
    Các số này có thể được định hướng theo:
    - Số seri
    - Nhà cung cấp hoặc nhà chế tạo
    - Mã số máy hoặc mã số đơn vị
    - Nhóm
    - Nhóm công nghệ
    Những quy luật cơ bản khi đánh số phụ tùng
    - Quy luật 1
    Thiết kế các mã số đơn vị đơn giản, càng ít thông tin càng tốt.
    - Quy luật 2
    Thiết kế mã số đơn vị ngắn gọn, càng ít ký tự càng tốt.
    - Quy luật 3
    Ðừng bao giờ liên kết mã số đơn vị với mã số phụ tùng.
    - Quy luật 4
    Ðừng bao giờ liên kết mã số đơn vị với mã số kế toán.
    - Quy luật 5
    Ðừng dùng chung mã số đơn vị với mã số bản vẽ.
    - Quy luật 6
    Gắn một bảng mã số trên đơn vị đủ lớn và dễ trông thấy.
    Bảng mã số nên có kích thước khoảng 300 mm x 100 mm.
    - Quy luật 7
    Ðặt bảng mã số đúng chỗ trên thiết bị, đảm bảo vẫn còn ở đó khi có một số bộ phận được thay thế.
  4. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    QUẢN LÝ TỒN KHO BẢO TRÌ
    1. Chọn chi tiết
    - Quan trọng đối với sản xuất.
    - Chi phí bảo trì gián tiếp lớn nếu thiết bị này không có trong kho, thời gian đặt hàng quá lâu, . . .(những thiết bị làm việc với cường độ cao, dùng chung cho nhiều máy).
    2. Số lượng
    - 25% nếu thiết bị liên quan tới sản xuất.
    - 20% đối với thiết bị điều khiển.
    - 10% đối với thiết bị điện tử.
    5.8 SỐ LƯỢNG ÐẶT HÀNG KINH TẾ
    Số lượng đặt hàng kinh tế phụ thuộc vào những yếu tố sau đây :
    Chi phí lưu kho :
    - Chi phí trả lãi trên giá trị vật tư tồn kho
    - Chi phí vận hành
    - Chi phí bảo hiểm
    - Chi phí do mất mát và hư hỏng
    Chi phí đặt hàng (tính bằng đồng / lần):
    - Chi phí tổ chức đấu thầu, in ấn đơn hàng, kiểm soát giao hàng, . . .
    - Chi phí vận chuyển
    - Chi phí nhận hàng, kiểm tra chất lượng, kiểm tra hóa đơn
  5. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    CÔNG THỨC WILSON
    [​IMG]
  6. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    Ví dụ:
    Một công ty mua 5000 chi tiết của một loại phụ tùng nào đó mỗi năm. Họ thấy rằng số lượng đặt hàng thích hợp là 1000 chi tiết / 1 lần đặt hàng nghĩa là 5 lần mỗi năm.
    Chi phí phụ tùng : 4 triệu đồng / chi tiết.
    Chi phí đặt hàng : 2 triệu đồng / lần đặt hàng.
    Chi phí lưu kho : 30 %.
    Nếu bạn là người phụ trách mua hàng thì về mặt kinh tế :
    1. Bạn nên mua với số lượng bao nhiêu mỗi lần đặt hàng ?
    2. Mỗi năm bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu nếu bạn mua theo số lượng đề nghị thay vì mua 1000 chi tiết mỗi lần đặt hàng ?
    Bài giải:
    1. Tính số lượng đặt hàng kinh tế
    - Áp dụng công thức Wilson :
    v Lượng đặt hàng tối ưu :
    [​IMG]
    Chọn số lượng đặt hàng Q = 129 chi tiết
    - Số lần đặt hàng :
    n = 5000 / 129,1 = 38,7
    2. Tính số tiền tiết kiệm được
    Số tiền tiết kiệm được tính toán và thể hiện trong bảng sau đây :
    [​IMG]
  7. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    CÁC TRƯỜNG HỢP LÀM TĂNG LƯỢNG TỒN KHO PHỤ TÙNG
    - Chi phí mất mát do ngừng sản xuất.
    - Thiếu tiêu chuẩn hóa phụ tùng.
    - Không chú ý đúng mức đến số lượng tồn kho hay số lượng đặt hàng.
    - Thiếu nhà cung cấp ở gần và quen thuộc.
    - Kích cỡ và tình trạng của các thiết bị sản xuất.
    - Các nhu cầu đảm bảo cho việc lập kế hoạch bảo trì.
    - Số lượng nhỏ công việc được giải quyết bằng các hợp đồng bên ngoài.
    - Chi phí do khả năng không sẵn sàng cao.
    CÁC TRƯỜNG HỢP LÀM GIẢM LƯỢNG TỒN KHO PHỤ TÙNG
    - Ngân sách không sẵn sàng.
    - Chi phí mặt bằng cao.
    - Dịch vụ từ các nhà cung cấp tốt.
    - Thời gian ngừng máy không thường xuyên hoặc không quan trọng.
    CÁC DẠNG THIẾT BỊ LƯU KHO
    - Những thiết bị được sử dụng thường xuyên như bạc đạn nhỏ, bu lông, . . .
    - Những thiết bị ít thay thế, thường là với số lượng nhỏ.
    - Trường hợp 1 : Ứng với loại thiết bị đã sử dụng (nhiều máy sử dụng loại thiết bị này)
    - Trường hợp 2 : Những thiết bị đối với những máy giống nhau. Trong trường hợp này ta phải xác định số phụ tùng cần lưu kho tối thiểu.

    CÁC ƯU ÐIỂM CỦA KHO TẬP TRUNG
    - Cần ít người quản lý kho hơn.
    - Tránh trùng lặp.
    - Dễ kiểm soát tồn kho hơn.
    - Giảm chi phí.
    - Dịch vụ đáp ứng phù hợp hơn.
    - Kiểm soát và giám sát chi phí tốt hơn.
    - Sử dụng các khoảng không gian hiệu quả hơn.
    - Lập kế hoạch cho các công việc bảo trì lớn hoặc quan trọng dễ dàng hơn.

    CÁC ƯU ÐIỂM CỦA KHO PHÂN TÁN
    - Ði lại ít hơn và chờ nhân viên bảo trì ít hơn.
    - Kiểm soát tốt hơn.
    - Dễ lấy đúng phụ tùng hơn.

    NHỮNG YẾU TỐ CẦN CHÚ Ý KHI BỐ TRÍ MẶT BẰNG NHÀ KHO
    - Kho phải có mật độ điền đầy cao.
    - Công việc bốc dỡ, vận chuyển càng ít càng tốt.
    - Các phụ tùng phải dễ tìm thấy.
    - Hệ thống kệ tốt nhất thường là hệ thống không cần kệ nào cả.
    - Số lượng chi tiết.
    - Các loại thiết bị bốc dỡ, vận chuyển.
    - Hình dạng, trọng lượng của vật tư và một số yêu cầu đặc biệt khi lưu kho.
    - Cách thức đưa hàng vào và lấy hàng ra khỏi kho.
    - Các hoạt động kiểm soát và quản lý chất lượng, xác nhận đơn đặt hàng, đóng gói và tháo bao gói.
    - Bảo trì và châm bình điện xe nâng.
    - Bộ phận quản lý và nhân viên.
    - Các điều kiện lưu thông, an toàn.
    - Phòng chứa sơn, dầu mỡ, nhiên liệu.

    KHO NÊN PHÂN BỐ Ở NƠI
    - Thuận lợi cho việc vận chuyển phụ tùng khi xuất hoặc nhập.
    - Thuận lợi cho việc đi lại của các nhân viên quản lý kho.
    - Hợp lý để nhân viên bảo trì đến lấy phụ tùng.
    - Có khoảng cách hợp lý với các phân xưởng sản xuất.

    KÍCH THƯỚC KHO
    Cứ 1500 chi tiết thì cần không gian khoảng 100 m2 và 25% để mở rộng về sau.

    CÁC YÊU CẦU VỀ NHÀ KHO
    - Tải trọng trên nền.
    - Các cửa sổ.
    - Các cửa lớn.
    - Hệ thống thông gió.
    - Hệ thống điều hòa không khí (đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm yêu cầu).
    - Hệ thống điện.
    - Hệ thống nước.
    - Hệ thống bảo vệ, báo động.
    - Hệ thống phòng cháy chữa cháy.
  8. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    Kaizen là gì ??????
    hãy vào đây đọc:
    http://www.taisaokhong.com.vn/Desktop.aspx/GioiThieu/Cac_so_phat/So_23-Moi_ngay_mot_sang_kien_tai_sao_khong/
  9. CNC_madeViet

    CNC_madeViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2006
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    0
    Text
    Cũng ko phải là công nghệ mới đâu bạn. Vả lại comp. cũng chỉ mang tính chất trợ lực thôi. Ngoài ra còn có những công nghệ kĩ thuật khắc phục mà bạn chưa đề cập tới. Như vây ko sát thực với công tác bảo trì cho lắm lắm. Hãy cho tôi 1 vài ví dụ nhé.
    [/quote]
    Hình như bạn hiểu nhầm, vì cách dùng từ "công nghệ mới" có gì không ổn. Không ai lại nói "công nghệ mới trong quản lý bảo trì"mà người ta nói : chiến lược bảo trì mới hay giải pháp, phương pháp bảo trì. Chắc ý bạn nói đến công nghệ mới trong sản xuất một thiết bị hỗ trợ giám sát tình trạng hay phục vụ, hỗ trợ trong công tác bảo trì thì đúng hơn. Nhưng phần tui nói ở đây là cách thức, phương pháp, gải pháp quản lý bảo trì cơ mà. Bạn hãy đọc lại trang 1 và 2 đi. Đều có các ví dụ về lợi ích nó mang lại.
    Bạn có thể cho tôi biết bạn làm ở nhà máy sản xuất gì không, dây chuyền như thế nào, thiệt hại ngừng máy là bao nhiêu, cách thức nhà máy bạn tiến hành bảo trì, tôi sẽ đề ra các giải pháp bảo trì cho nhà máy bạn tham khảo, từ đó bạn sẽ hiểu rõ hơn.
    Tui cũng thú thật, kiến thức trong chủ đề này chủ yếu dành cho các xếp quản lý: như giám đốc, trưởng phòng....Bởi vì họ mới có quyền quyết định việc thực hiện hay áp dụng nó đi vào thực tiễn.
    "ba?o tri? pho?ng ngư?a ma? mục tiêu chu? yếu la? giưf cho thiết bị luôn hoạt động ơ? trạng thái ô?n định chứ không pha?i sư?a chưfa khi có hư ho?ng"
    Được burner sửa chữa / chuyển vào 10:05 ngày 16/10/2006
    Được burner sửa chữa / chuyển vào 10:09 ngày 16/10/2006
    Ok ông bạn, tôi đã đọc thêm2 lần nữa xem mình có nhầm ko. Đúng rằng những lý thuyết này dành cho cấp cao, còn minh chỉ là người yêu thích kĩ thuật thôi, nhưng cũng có 1 vài điểm thắc mắc và mong rằng ông bạn cho câu trả lời cụ thể.
    Ông bạn nói đến bảo trì mà hoàn toàn ko cho 1 vd về bảo trì: vd về bảo trì có kế hoạch.
    Bảo trì kéo dài tuổi thọ xin cho 1 vd
  10. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    ahèm, lấy ví dụ gì đây, ok tui lấy ví dụ về bảo trì có kế hoạch cái máy CNC của bạn đây:
    Trước hết cũng phải giải quyết vấn đề sau đây xem nên áp dụng chiến lược bảo trì cho phù hợp:
    - sản xuất có phải liên tục 24/24 không?
    - nếu máy hư đột xuất có gây thiệt hại về kinh tế không và thiệt hại có lớn hơn so với kinh phí bạn bỏ ra để thực hiện bảo trì phòng ngừa hay định kỳ?
    - khi máy hư có máy dự phòng không?
    - máy CNC là loại máy hiện đại, có trang bị các cảm biến theo dõi online các thông số vận hành hay không như cảm biến đo nhiệt độ, độ rung vòng bi motơ, tốc độ quay..v.v...
    Bạn chắc chưa đi làm thực tế nên chưa chắc giải đáp mấy câu hỏi cơ bản trên.
    Bạy giờ tôi giả sử: máy sản suất liên tục, chỉ cần ngừng máy là nhà máy không kịp giao hàng kịp cho khách hàng, gây thiệt hại đến uy tín và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng.
    cách khắc phục: mua thêm một máy dự phòng?
    Nhưng tài chính nhà máy có hạn làm sao mua thêm một máy? thì nên áp dụng chiến lược bảo trì định kỳ: tức là tính theo giờ chạy máy, cứ 3 tháng thay dầu bôi trơn, hay 8000 giờ thay vòng bi (tính toàn dựa theo tuổi thọ của thiết bị, tức là bạn tiến hành bảo dưỡng ngay trước khi nó xảy ra hư hỏng===đây là bảo trì định kỳ có kế hạch.
    Tuy nhiên giải pháp đó chưa kinh tế bằng bảo trì phòng ngừa dựa trên tình trạng chạy máy. Bởi lẽ nhiều khi lãng phí, nhiều khi chưa hư đã thay (cách trên chỉ áp dụng cho thiết bị quan trọng cỡ như tàu vũ trụ vì nó đảm bảo độ an toàn tin cậy cho máy). Còn bảo trì dựa trên tình trạng tức là bạn hàng giờ, ngày hoặc hang tuần phải đo các thông số chạy máy, giám sát tình trạng máy máy: như tính chất dầu bôi trơn, nhiệt độ của cơ cấu truyền động hay ổ bi, hay độ rung của máy khi chạy, tiếng ồn khác lạ, tỉ lệ phế phẩm tăng v,v...từ đó lê kế hoạch mua vật tư dự phòng, lên kế hoạch thời gian thay, nhân lực, tiến độ, dụng cụ trang thiết bị v.v...=====Đây là bảo trì dự đoán hay bảo trì phòng ngựa dựa trên giám sát tình trạng rất hiệu quả và kinh tế.
    Tuy nhiên, một nhà máy, bao giờ cũng có nhiều hình thức bảo trì cùng tồn tại, vì: cũng có lúc hư hỏng đột xuất , ngừng máy không lường trước phải SC thì gọi là ====bảo trì không kế hoạch, bảo trì phục hồi. Nên bảo trì có kế hoạch là nhằm giảm hư hỏng đột xuất, ngừng máy không kế hoạch, hay làm cho bảo trì không kế hoạch xuống mức thấp nhất.
    Đọc xong chắc bạn tẩu hoả nhập ma nếu chưa bao giờ trải qua thực tế.
    Lần tới tui sẽ trình bày thêm các gải pháp bảo trì khác: như bảo trì tinh gọn, thiết kế đảm bảo khả năng bao tri, áp dụng 5S và Kaizen trong quản lý bảo trì......

    Được burner sửa chữa / chuyển vào 11:10 ngày 17/10/2006
    Được burner sửa chữa / chuyển vào 11:13 ngày 17/10/2006
    Được burner sửa chữa / chuyển vào 11:20 ngày 17/10/2006

Chia sẻ trang này