1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Áp dụng điều ước quốc tế ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi hap23, 23/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hap23

    hap23 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Áp dụng điều ước quốc tế ở Việt Nam

    tớ nghe léng phéng là theo luật của VN thì khi các điều ước QT mà việt nam là một bên tham gia có quy định khác với nội luật thì áp dụng những điều ước đó? Vậy xin nhờ no-fear và các bạn khác chỉ giáo cho vài cái references vềcái quy định đó trong văn bản pháp quy nào của VN?

    Một khía cạnh nữa, là thực tiễn thì áp dụng thế đếch nào được khi mà nhiều điều ước ký rồi mà đại bộ phận dân chúng đâu có biết nội dung (chưa nói đến cách thức thực hiện)?

    Rất mong được chỉ giáo.
  2. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    còn em nhớ léng phéng , là những qui định ấy nằm trong phần 7 của BLDS về các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
    về dân sự , VN đã kí các hiệp định tương trợ tư pháp với trên 14 nước trên thế giới, tuy mỗi hiệp định là khác nhau nhưng điều dựa trên 1 số các nguyên tắc chung , điều này được nói kĩ trong tư pháp quốc tế
    Dĩ nhiên luật càng ngày càng nhiều, đừng nói các điều ước quốc tế mà ngay cả luật quốc gia, với 1 đất nước trên 70% dân số là nông dân thì có ai biết hết được đâu
    Chính vì thế mới cần những người nghiên cứu luật như bác vậy
  3. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    đúng là sẽ áp dụng điều ước quốc tế nếu có sự trái ngược giữa nội luật và luật của điều ước mà VN kí kết. Tuy nhiên chỉ áp dụng khi có yếu tố nước ngoài thôi (trừ 1 số trường hợp về bảo lưu điều ước). chứ hổng lẽ chuyện giữa chúng ta với nhau cần gì xài mấy cái điều ước đó. ^_^
    Vậy đó.
  4. hap23

    hap23 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn mọi người đã góp ý.
    Thường thì ở các nước khác quy định này phải nằm ở một văn bản luật căn bản hoặc đặc thù nào đó (Hiến pháp, Luật về điều ước...). Ở VN thì hình như cả Hiến pháp và Pháp lệnh về ký kết và thực hiện các ĐƯQT đều không có nêu, mà chỉ có ở một số văn bản pháp quy đơn lẻ (khi có yếu tố nước ngoài thuộc diện điều chỉnh)? Có phải vậy ko ạ?
    Vậy thì, liệu có nên đưa quy định này vào Luật ký kết và thực hiện điều ước sắp tới không? Hay phải có quy định về nội luật hóa (dưới hình thức nào đó, ko nhất thiết cứ phải có luật riêng cho từng điều ước) để dễ thực hiện (cả cưỡng chế nữa)?
  5. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    hầu như những vb mà các nhà làm luật nếu dự liệu có yếu tố nước ngoài thì thường thêm rằng trong trường hợp có tranh chấp mà có sự mâu thuẫn với ĐƯQT mà VN kí kết thì sẽ áp dụng ĐƯQT đó.
    bạn thử xem kĩ lại các vbpl đi. Thân
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    bác có thể giải thích rõ thêm không ạ, nhất là đoạn sau, em hơi mơ hồ
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  7. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Mình nhớ Việt Nam có một Pháp lệnh về thực hiện các điều ước quốc tế (tên đầy đủ và năm chính xác không nhớ rõ, hình như năm 1991), trong đó có quy định rằng điều ước quốc tế có hiệu lực chi phối đối với các điều luật và văn bản dưới luật. Hiện tại chúng ta chưa xác định được rõ vị trí vị trí của các điều ước quốc tế so với các văn bản QPPL trong nước. Nó ở vị trí nào, bằng, cao hay thấp hơn các quy định tại Hiến pháp? Các nhà làm luật ngầm định với nhau rằng vị trí của điều ước thấp hơn các quy định tại Hiến pháp nhưng cao hơn các điều luật.
    Thân mến!
  8. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Có ạ.
    Pháp lệnh về kí kết và thực hiện điều ước quốc tế - có hiệu lực ngày 20/8/1998. Gồm 6 chương và 35 điều,
    Pháp lệnh này thay thế pháp lệnh cùng tên ngày 17/10/1989.
    Rất vui nếu ai đó yêu cầu anh No-fear post nó lên đây cho bác Hấp23 và mọi người cùng tham khảo.
    Tấm lòng son!
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Thầy em bảo thế này:
    Việt Nam mình theo trường phái Nhị nguyên luận khi xem xét mối quan hệ giữa Pháp luật quốc gia (Hiến pháp, Bộ luật, Luật, ...) và Pháp luật quốc tế (chủ yếu là các Điều ước quốc tế). Tức là: Luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệ thống độc lập nhau, không có mối quan hệ qua lại.
    (Em học Luật của Pháp thì họ theo trường phái Nhất nguyên luận. Tức là Luật quốc tế và luật quốc gia là 1 thể thống nhất. Trong đó ưu tiên Luật quốc tế. Vì vậy các điều ước quốc tế chỉ có giá trị pháp lý đứng sau Hiến Pháp, và có giá trị pháp lý cao hơn mọi loại văn bản pháp luật và nguồn pháp luật còn lại. Nguồn pháp luật, ngoài văn bản pháp luật còn có Tập quán pháp và Án lệ và một số học thuyết (doctrine) của các chuyên gia pháp lý.)
    Quay lại Việt Nam.
    Mặc dù không có bất kì một quy định cụ thể nào (kể cả Pháp lệnh nêu trên) quy định về hiệu lực của Điều ước quốc tế so với pháp luật trong nước nhưng qua các quy định của Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật hàng không quốc tế, Luật quốc tịch,... đều tìm thấy những điểu khoản ưu tiên cho Điều ước quốc tế. Trong đó, nếu có sự mâu thuẫn giữa Pháp luật quốc gia và Pháp luật quốc tế thì ưu tiên các quy định trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết và tham gia.
    Khi phê chuẩn một điều ước quốc tế mà có những điều khoản trái với Hiến Pháp thì phải sửa đổi Hiến Pháp rồi mới được phê chuẩn điều ước quốc tế đó.
    Xin hết ạ.
    ---
    Còn nữa, dân không biết Điều ước là lỗi của Dân. Vì theo như em biết thì nội dung điều ước mà Việt Nam kí kết đều được công bố trên Công báo mà.
    Ngoài ra các quy định của Điều ước đó sẽ được Nội luật hoá. Tức là được thể hiện qua các quy định của pháp luật trong nước.
    Tấm lòng son!
  10. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    luật quốc tế và luật quốc gia theo quan điểm của VN là 2 hệ thống pháp luật độc lập, tuy nhiên nếu có mâu thuẫn giữa LQT và LQG thì ưu tiên luật quốc tế
    Tuy nhiên luật quốc tế có tới 2 loại nguồn căn bản là điều ước quốc tế và tập quán quốc tế, 2 loại nguồn này điều có giá trị pháp lí như nhau
    trong BLSD, luật hàng không,......điền có những điều khoảng ưu tiên điều ước quốc tế , chứ chưa bao giờ nói đến tập quán quốc tế, điều này có phải là 1 thiếu sót hay không ,hay loại trừ tập quán quốc tế là thâm ý của nhà làm luật

Chia sẻ trang này