1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Áp dụng điều ước quốc tế ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi hap23, 23/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Anh Giá áo sao mà tiết kiệm thời gian thế. Từ chủ đề về Điều ước quốc tế anh lại nhảy sang chuyện Tổ ong để nói chuyện với em. Hic. Rút kinh nghiệm. Rút kinh nghiệm ạ!
    Về cái này thì thầy giáo mà em trích dẫn ở trên (là thầy dạy môn Công pháp quốc tế) không nói là trích dẫn từ tài liệu nào. Cũng có thể là một sự "sáng tạo tài tình" của thầy sau khi đã tham khảo một số nơi đâu đó.
    Còn em học môn Droit Comparé Général (nói về Luật của Pháp) thì tuy cô giáo không nói hẳn tên là Nhất nguyên luận nhưng nội hàm của nguyên tắc này đã được thể hiện (qua các bài giảng của cô).
    Hôm nay vội. Với cả để câu bài nên em trả lời sơ sơ vậy. Bao giờ có thời gian em sẽ viết tiếp ạ.
    À, anh gọi em là Kiên Tâm cũng được (và cũng đúng nữa). Nhưng em thích gọi em là Tấm lòng son hơn. Đúng ý nghĩa ban đầu mà có người tặng cho em nick Constancy mong muốn. Còn nếu đơn giản hơn cứ gọi em là SON cũng được.
    <P><FONT color=blue size=4>Tấm lòng son!</FONT></P>
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 13:35 ngày 23/09/2004
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay gặp Satthu. Cậu ta có hỏi về việc áp dụng Điều ước quốc tế, Pháp luật quốc gia, Tập quán quốc tế, thứ tự thế nào.
    Nay trả lời:
    - Xem điều 827 Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1996.
    - Trích khoản 4:
    Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh, thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Tấm lòng son!
  3. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    trong luật quốc tế thì tập quán quốc tế có giá trị pháp lí ngang với điều ước quốc tế , nếu đã ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế thì phải ưu tiên áp dụng tập quán quốc tế luôn chứ, chứ sao tập quán quốc tế lại năm ở tận cùng thế này
  4. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Trước hết là nhân ngày 1/4 anh xin hiến cho em Kiên Tâm một nick tiếng Anh có vẻ phù hợp hơn. Đó là nick "chastity." Từ này anh lấy từ title bản dịch của Peter Zinoman truyện ngắn "Phẩm tiết" của Nguyễn Huy Thiệp. Trộm nghĩ "phẩm tiết" mang nghĩa "tấm lòng son". Anh dốt về ngôn ngữ lắm và các điển cố văn học lắm :(
    Hề hề, anh đọc Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế 1998. Điều 3 nói điều ước khi ký kết phải phù hợp với Hiến pháp Việt Nam. Anh nghĩ vậy vị trí của điều ước không cao hơn Hiến pháp và như vậy là đúng.
    Không rành lắm về công pháp quốc tế nhưng cảm nhận thấy khái niệm điều ước quốc tế của Việt Nam là quá rộng, từ cấp nhà nước cho đến bộ ngành. Hàng năm mỗi bộ ngành ký không biết bao nhiêu thoả thuận, bản ghi nhớ với các đối tác nước ngoài trong các chương trình phần lớn là tài trợ, dự án thì quy định các quy định của pháp luật Việt Nam không được trái (hay tôn trọng) điều ước quốc tế thì hơi thiếu tính thực tiễn và nguy hiểm.
    Khái niệm nhị nguyên luận hay nhất nguyên luận nhớ mang máng là nhị nguyên luận có nghĩa nước ký kết phải nội luật hoá (công bố) thì điều ước mới có hiệu lực còn nhất nguyên luận là khi nước sở tại tham gia, ký kết, phê chuẩn v.v. thì ngay lập tức có hiệu lực trên lãnh thổ của mình. Ai có điều kiện xem lại số Thông tin chuyên đề "Điều ước quốc tế" của Viện NCKHPL Bộ Tư pháp (hình như năm 1995).
    Thân mến!
  5. hap23

    hap23 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn mọi người đã hưởng ứng. Vừa đi vắng mấy hôm nên không có điều kiện trả lời.
    Merci bien Connie, không cần post Pháp lệnh đâu, tật ra thì tôi cũng đã tìm được hầu hết các trích dẫn liên quan rồi (trong các văn bản pháp luật có liên quan đến điều chỉnh các quan hệ có "dính líu" đến nước ngoài.
    Vấn đề là nếu sắp tới có Luật về ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế thì có cần đưa vấn đề địa vị/giá trị của điều ước quốc tế vào hay không?
  6. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin nêu ra 6 điểm bất cập trong lĩnh vực này để các bạn có thể tham khảo và có cái nhìn toàn diện hơn. Đặc biệt là những bạn đang học Luật quốc tế và chuyên ngành quốc tế:
    Bất cập thứ nhất, hiện nay, VN chưa tham gia Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế, do đó quá trình đề xuất đàm phán, ký kết, phê chuẩn hoặc phê duyệt các điều ước quốc tế còn một số điểm bất cập, khác với thực tiễn nhiều nước. Chẳng hạn như: Cơ quan ký phải đứng ra làm nhiều thủ tục mà đáng lý ra sau khi ký mới phải làm làm để điều ước quốc tế được phê duyệt, phê chuẩn. Điều này hạn chế tính chủ động, tích cực của cơ quan chủ trì việc ký kết điều ước quốc tế. Hai Pháp lệnh năm 1988 và 1998 đã vận dụng nhiều quy định của Công ước Viên 1968 song chưa đầy đủ và hệ thống. Đã đến lúc chúng ta phải xem xét việc gia nhập Công ước này.
    Bất cập thứ hai là các quy trình ký kết từng loại điều ước quốc tế chưa được phân biệt rõ ràng theo tính chất và nội dung. Nhiều điều ước quốc tế đơn giản cũng phải làm đầy đủ các thủ tục như điều ước quốc tế phức tạp. Điều này làm hạn chế tính năng động và gây ách tắc trong hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, ko theo kịp xu thế phát triển năng động và đa dạng của thế giới ngày nay.
    Bất cập thứ ba là việc đánh giá, khảo sát thực trạng tình hình có liên quan đến điều ước quốc tế, tính cấp thiết của việc ký kết điều ước quốc tế trong pháp luật nước ta cũng như pháp luật của các nước đối tác trong nhiều trường hợp chưa được tiến hành đầy đủ, có chất lượng. Việc đánh giá tác động chính trị, kinh tế, xã hội, tài chính và những tác động khác cũng như yêu cầu mục đích của điều ước quốc tế chưa được chú trọng đích đáng. Khoản kinh phí dành cho công đoạn này hầu như rất ít ỏi. Đặc biệt là việc đề xuất giải pháp xử lý nhằm bảo đảm thực thi điều ước như: sửa đổi pháp luật, nội luật hoá, biện pháp kinh tế, tài chính... chưa được quan tâm thoả đáng. Không ít trường hợp việc ký kết điều ước quốc tế được coi là nhiềm vụ của cơ quan nhà nước hữu quan, không được đầu tư tài chính cho khâu soạn thảo, đàm phán, chỉnh sửa văn bản điều ước, thẩm định điều ước. Trong khi các khâu soạn thảo, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, tầm cỡ tương đương lại có các khâu kinh phí nhất định. Đây là điều hết sức bất hợp lý. Tình trạng này đã dẫn đến việc không ít cơ quan Nhà nước khi đề xuất, quyết định việc ký kết điều ước quốc tế chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của vấn đề cũng như hậu quả pháp lý của nó, mà ký để mà ký.
    Điểm bất cập thứ tư, là cho đến nay hầu hết là các điều ước quốc tế chưa được công bố rộng rãi trên Công báo và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Mặc dù ngay Điều 20, khoản 2 của pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế đã quy định trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày có hiệu lực, điều ước quốc tế được đăng trong công báo của CHXHCNVN trừ trường hợp các bên ký kết thoả thuận không đăng hoặc ************* hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định ko đăng. Điều này hạn chế việc các tổ chức, cá nhân tiếp cận, tìm hiểu nội dung của điều ước quốc tế để thực hiện. Mặt khác, đối với điều ước mà có những quy định được hiểu khác nhau, trong thực tế chưa cơ quan nào chịu trách nhiệm giải thích chính thức. Điều này cũng làm cho các cơ quan, tổ chức cá nhân khi thực hiện ko hiểu nội dung thực của cam kết quốc tế.
    Bất cập thứ 5 việc nội luật hoá cũng còn nhiều điểm bất cập. Về phương diện pháp lý thì VN chưa xác định rõ vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật. Cho đến nay, vẫn chưa có văn bản quy phạm quy định về việc nội luật hoá các quy định của điều ước quốc tế. Chúng ta chưa làm sáng tỏ cơ chế chuyển hoá từ cam kết đưa vào pháp luật trong nước, trong đó có cả cơ chế áp dụng trực tiếp quy định của điều ước quốc tế. Điều này gây ra không ít lúng túng trong việc thực thi điều ước quốc tế cũng như việc giám sát, kiểm tra quá trình thực thi. Hiệu quả thực thi của một số điều ước quốc tế còn chưa cao.
    Bất cập thứ 6 là cơ chế quản lý nhà nước đối với những điều ước quốc tế mà nước ta ký kết hoặc tham gia cũng còn nhiều điều hạn chế. Trong thực tế thì điều ước chưa được đưa vào một đấu mối. Nhiều bộ ngành sau khi ký kết thì giữ điều ước quốc tế tại cơ quan mình, ko thông báo và lưu chiểu tại Vụ pháp luật quốc tế và Điều ước quốc tế Bộ Ngoại giao. Do đó, công tác thống kê, theo dõi việc thực thi chưa thực hiện được. Những bộ ngành ký ko có trách nhiệm theo đuổi đến cùng việc thực thi nghiêm chỉnh điều ước quốc tế.

Chia sẻ trang này