1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Around the world - Vòng quanh thế giới.

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi chimcat, 09/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chimcat

    chimcat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/11/2002
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    0

    Nền tảng văn hóa​
    Bắc mỹ gồm 5 vùng văn hóa đặc trưng là Canadia, Hoa kỳ, Mexico, Caribbean và Trung mỹ. Tại Canada, văn hóa Canadia bắt nguồn từ nước Anh phổ biến ở tất cả các tỉnh trừ Quebec nơi mà nền văn hóa Pháp vẫn đang tồn tại. Tại Hoa kỳ, một nền văn hóa Châu mỹ khác biệt phát triển với ảnh hưởng mạnh của cả văn hóa Châu âu và văn hóa Anh quốc. Tại Mexico, nghệ thuật bắt nguồn từ sự ảnh hưởng của văn hóa của người da đỏ và người Tây Ban Nha. Mặc dù có sự khác biệt về nguồn gốc, ngôn ngữ và lịch sử, nhưng các quốc đảo trong vùng biển Caribbean có nền văn hoá kết hợp nhiều yếu tố từ những nền văn hóa của người lao động đến từ Châu phi, Châu á và thực dân Châu âu. Văn hoá vùng Trung mỹ ảnh hưởng mạnh của văn hóa người da đỏ, người Tây Ban Nha và văn hóa đến theo các nô lệ da đen.
    Lịch sử​
    Những cư dân đầu tiên sống ở Bắc mỹ là người da đỏ Châu mỹ, người ta cho rằng người da đỏ từ Châu á đến đây qua eo biển hẹp Bering. Thời gian cụ thể diễn ra các cuộc di cư đó chưa được xác định chính xác nhưng có thể là trong khoảng từ 35.000 đến 20.000 năm trước đây.
    Nền văn hóa lớn nhất Bắc mỹ là các nền văn minh tiền Colombia ở vùng Meso-America. Nền văn minh xuất hiện đầu tiên là Olmec có niên đại từ năm 1150 trước Công nguyên. Nền văn minh Olmec phát triển ở miền nam các bang Veracruz và Tabasco ngày nay của Mexico và là nền văn minh có nghệ thuật điêu khắc nổi tiếng nhất. Nền ăn minh Maya ở Guatemala và bán đảo Yucaton (từ năm 300 trước Công nguyên đến năm 900 sau Công nguyên) là một trong các nền văn minh lớn nhất ở Tây bán cầu. Họ xây nhà cửa và các đền thời kim tự tháp bằng đá, chế tác vàng, đồng, tìm ra một loại lịch chính xác và sử dụng chữ tượng hình. Nền văn hóa Toltec (từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 12) đã xây dựng nên một vương quốc rộng lớn ở phía bắc của miền trung Mexico.
  2. chimcat

    chimcat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/11/2002
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    0

    Nam Mỹ​
    Nam Mỹ là lục địa lớn thứ tư trên thế giới. Lục địa này chiếm 1/8 diện tích trái đất và có chiều dài là 7.600 km. Tại phần rộng nhất, gần đường xích đạo, Nam mỹ rộng 5.300 km từ đông sang tây và khoảng 4/5 diện tích Nam mỹ nằm trong vùng nhiệt đới. Nam mỹ phía bắc và tây bắc giáp biển Caribbean; phía đông, đông bắc và đông nam giáp Đại Tây Dương; phía tây giáp Thái Bình Dương. Năm mỹ ngăn cách với Bắc cực qua eo biển Drake. Tại phía đông bắc. Nam mỹ nối với Bắc mỹ bằng eo đất Panama với điểm hẹp nhất là 80 km. Toàn bộ Nam mỹ rộng 17.814.000 km2. Tổng số dân sống ở Nam mỹ là 308.770.000 người.
    Đất đai​
    Lục địa Nam mỹ có thể chia thành ba vùng địa hình là dải núi trẻ Andes ở phía tây; thềm lục địa cổ Guiana và Brazilia ở phía đông và phía bắc miền trung; lòng chảo trầm tích ở ngoại vi thềm lục địa cổ. Vùng núi Andes trải rộng theo hướng bắc nam là 8.800 km và là dãy núi có độ cao trung bình lớn thứ hai sau dãy núi Himalayas của Châu á.
    Vùng thềm lục địa ở phía đông, được vùng lòng chảo con sông Amazon chia làm hai phần là cao nguyên Guiana và cao nguyên Brazil, có những nền đá cổ nhất ở lục địa Nam mỹ. Vùng cao nguyên Guiana gồm hai quốc gia là Venezuela và Guyana. Cao nguyên Brazilia, rộng 1.502.200 km2 là phần phía đông và phía nam đất nước Brazil.
    Từ phía nam đến miền trung lục địa có rất nhiều vùng đồng bằng và lòng chảo ở ngoại vi thềm đá cổ ngăn cách vùng cao nguyên và vùng núi Andes. Lớn nhất trong số các vùng đồng bằng đó là lòng chảo sông Amazon rộng 7.050.000 km2. Vùng trầm tích Pampas ở phía đông Argentina do con sông Andes và những cơn bão bụi tạo nên rộng khoảng 777.000 km2, đất đai ở đây rất màu mỡ và là một trong những vùng đất nông nghiệp màu mỡ nhất Nam mỹ.
    Con sông Amazon ở phía bắc lục địa cung cấp nước tưới cho khoảng 1/3 diện tích lục địa. Ba hệ thống sông lớn khác trong lục địa là hệ thống sông Orinoco, Parano-Paraguay-Rio de la Plata và Sao Francisco đều đổ nước vào Đại Tây Dương. Hầu hết các hồ nước lớn ở Nam mỹ đều là các hồ nước trên núi trong vùng núi Andes hoặc dọc chân núi. Hồ Titicaca, nằm ở độ cao 3.810 m giữa Peru và Bolivia là cái hồ nước ngọt cao nhất thế giới.
    Nam mỹ gồm bốn vùng khí hậu khác nhau là nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. Vùng khí hậu nhiệt đới lại được chia thành hai kiểu nhỏ là rừng mưa nhiệt đới nằm ở bờ biển phía đông Colombia trong vùng lòng chảo sông Amazon, trên bờ biển Guianas và một số vùng bên bờ biển Brazil; và vùng thảo nguyên nhiệt đới khô ở các vùng khô bên ngoài các dải rừng mưa nhiệt đới ở lòng chảo sông Orinoco, trên cao nguyên Brazilia và một số vùng ở miền tây Ecuador. Khí hậu cận nhiệt đới là một số vùng ở Chile, Argentina, Paraguay và miền nam Brazil. Khí hậu ôn đới chủ yếu là ở vùng Patagonia phía đông dãy núi Andes, một số vùng ven biển Thái Bình Dương và miền đông bắc Brazil. Khí hậu hàn đới là một số vùng ở cận nam Argentina, Chile và vùng núi cao Andes. Hầu hết Nam mỹ đều có lượng mưa lớn từ 1.016 đến 2.032 mm một năm và đặc biệt là mưa rào ở vùng lòng chảo sông Amazon.
    Khoảng 7% diện tích đất ở nam mỹ có thể canh tác được trong đó phần lớn được giành cho trồng lúa mỳ, ngô và gạo. Khoảng 1/4 diện tích lục địa là đông cỏ. Khoảng một nửa diện tích lục địa có rừng bao phủ, đặc biệt là rừng râm Amazon. trong rừng rậm Amazon có khoảng 2.500 loài thực vật sinh sống. Khoảng 1/4 tât cả các loài động vật được thế giới biết đến sống ở các khu rừng mưa, cao nguyên, sông ngòi và đầm lầy của Nam mỹ.
  3. chimcat

    chimcat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/11/2002
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    0

    Người dân​

    Bốn dân tộc lớn nhất sống ở nam mỹ hiện nay là người da đỏ Châu mỹ (những người sống ở đây từ khi các nền văn minh tiền Columbia xuất hiện); người Iberia (người gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm lược và cai trị vùng này cho đến đầu thế kỷ 19); người Châu phi (được thực dân Châu âu nhập về làm nô lệ) và những người di cư đến đây sau thời kỳ độc lập đặc biệt là người Đức, Nam âu, Leban, Nam á và Nhật bản.
    Người dân Nam mỹ tập trung ở các vùng bờ biển còn sâu trong lục địa lại khá hiếm. Các vùng bờ biển đã được đô thị hoá rất cao trong thế kỷ 20. Tại Uruguay, Argentina, Chile và Venezuela, khoảng hơn 80% dân số sống ở đô thị và khoảng 35 triệu người sống ở ba vùng đô thị thủ đo là Rio de Janeiro, Sao Paulo và Buenos Aires.
  4. chimcat

    chimcat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/11/2002
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    0

    Kinh tế​
    Riêng Brazil chiếm khoảng 3/5 tổng giá trị sản lượng của Nam mỹ và là một thế lực kinh tế rất mạnh ở châu lục, sau đó là Argentina, Venezuela, Colombia và Chile. Quá trỉnh công nghiệp hóa đã diễn ra rất sau rộng ở Brazil, Argentina và Uruguay. Phân phối thu nhập ở Nam mỹ có xu hướng bất bình đẳng giữa một số rất đông người nghèo với một số ít người giàu.
    Nam mỹ có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng. Trữ lượng sắt ở Brazil và Venezuela chiếm khoảng 1/8 tổng trữ lượng của thế giới. Chile và Peru chiếm 1/4 tổng trữ lượng đồng của thế giới còn rất nhiều quặng thiếc với số lượng lớn xuất hiện ở Bolivia và phía đông lòng chảo sông Amazon của Brazil.
    Nông nghiệp thu hút khoảng 1/3 toàn bộ lực lượng lao động của Nam mỹ. Dù cho Nam mỹ luôn là một nhà sản xuất lương thực hàng đầu nhưng năng suất lao động ở đây lại khá thấp và sử dung đất không hiệu quả. Nhiều quố gia không đủ đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước hoặc chỉ đáp ứng đủ nhu cầu mà không có thặng dư cho xuất khẩu.
    Khai khoáng, chủ yếu phục vụ xuất khẩu cũng rất quan trọng đới với Nam mỹ. Chile sản xuất 1/5 lượng đồng của thế giới; Brazil cung cấp 1/6 lượng thiếc và 1/7 lượng quặng sắt cho thế giới. Brazil còn là nước đi đầu về sản xuất vàng, quặng Man gan và thép còn Peru là nhà sản xuất hàng đầu về kẽm, đồng và chì.
    Tại hầu hết các nước Nam mỹ, công nghiệp đều kém phát triển và chủ yếu là công nghiệp nhẹ hoặc chế biến nghuyên liệu thô cho xuất khẩu, chỉ có hai quốc gia Argentina và Brazil là đã được công nghiệp hóa với ngành công nghiệp đa dạng gồm sản xuất sắt thép, lọc dầu, hoá dầu và hàng tiêu dùng như ôtô.
  5. chimcat

    chimcat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/11/2002
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    0

    Văn hoá​
    Đời sống văn hoá của Nam mỹ dựa chủ yếu vào sự kết hợp của các giá trị của người Iberia, của người da đỏ và người Phi. Sự ảnh hưởng của văn hóa người da đỏ đặc biệt đậm nét ở vùng Andes và lòng chảo sông Amazon; ảnh hưởng của văn hoá người Phi thể hiện mạnh nhất ở Brazil.
    Lịch sử​
    Các phát hiện khảo cổ học cho thấy rằng những người Châu Á đầu tiên đến Nam mỹ khoảng 20.000 năm trước đây. Họ chủ yếu sinh sống bằng săn bắn và hái lượm. Sự phát triển của nông nghiệp trong khoảng năm 2600 trước Công nguyên đã tạo điều kiện cho sự phát triển rất nhanh của các nền văn hóa ở nhiều vùng của Nam mỹ. Nền văn hoá phát triển mạnh nhất xuất hiện ở vùng núi Andes nằm trong một vùng rộng tới 2.600.000 km2 với khoảng 6.000.000 dân.
  6. chimcat

    chimcat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/11/2002
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    0

    Châu Đại Dương​
    Châu Đại Dương là tên một quần đảo nằm rải rác trong toàn bộ vùng biển Thái Bình Dương. Cái tên này đã ngầm định về tất cả các hòn đảo nằm giữa Châu á và Châu mỹ. Các quần đảo Indonesia, Đài loan và Philippine không nằm trong Châu Đại Dương vì các nền văn hóa và lịch sử của họ gắn với Châu á hơn. Châu Đại Dương gồm tất cả khoảng hơn 10.000 hòn đảo với tổng diện tích 7.999.300 km2.
    Châu Đại Dương được chia làm bốn phần: vùng Australasia gồm Australia và New Zealand, vùng Melanesia, Micronesia và Polynesia. Khoảng 33.000 năm trước đây, Châu Đại Dương chưa có người ở trừ vùng Australasia. Mặc dù còn nhiều chi tiết chưa thống nhất nhưng các nhà khoa học đều cho rằng những người dân bản xứ ở Châu Đại Dương là những người đến từ Đông nam á. Năm 1990 khoảng 9.400.000 người dân đảo sống ở Châu Đại Dương trừ Australia còn riêng ở Australia là 26.500.000 người.
  7. chimcat

    chimcat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/11/2002
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    0

    Bắc Băng Dương​
    Bắc Băng Dương, một vùng biển nhỏ nhất trong số bốn đại dương trên trái đất và được coi là một nhánh của Đại Tây Dương. Bắc Băng Dương trải rộng về phía nam từ vòng cực Bắc xuống đến bờ lục địa Châu âu, Châu á và Bắc Mỹ.
    Bắc Băng Dương nối liền với Thái Bình Dương qua eo biển Bering dài 65 km và rộng 115 m. Bắc Băng Dương nối liền với Đại Tây Dương qua một hệ thống đường kênh ngầm trải rộng từ Scotland đến đảo Greenland và từ đảo Greenland đến đảo Baffin với độ sâu từ 500 đến 700 m. Bắc Băng Dương nhận nước từ các con sông Ob'''', Yenisey và Lena ở Châu á; con sông Mackenzie, Coppermine và Back từ vùng Bắc Mỹ. Toàn bộ diện tích bề mặt Bắc Băng Dương (gồm cả vùng biển Bắc cực, biển Na uy, biển Bắc và biển Barents) là 14 triệu km2.
    Các hòn đảo của Bắc Băng Dương đều nằm trên thềm lục địa. Phía đông bắc Na uy là quần đảo Svalbard; phía đông là quần đảo Franz Josef Land, Novaya Zemlya, Severnaya Zemlya, New Siberia và đảo Wrangel, tất cả đều nằm phía trên lãnh thổ nước Nga. Rất nhiều những hòn đảo trong vùng biển Canadia như đảo Queen Elizabeth, Victoria và Baffin trải rộng về phía đông và phía bắc đất liền Canadia đến vùng Greenland, là những hòn đảo lớn nhất của Bắc Băng Dương.
    Băng hà ở Bắc Băng Dương tồn tại dưới ba dạng: băng hà trong đất liền, băng hà trên sông và băng hà trên mặt biển. Trong Bắc Băng Dương có những tảng băng trôi rất lớn đó chính là những tảng băng trong đất liền bị gãy vỡ tạo ra đặc biệt là vùng biển dọc theo hòn đảo Greenland. Nước trong các con sông cũng bị đóng băng và được sông đưa dần ra biển hình thành nên một vùng băng hà sông gần bờ biển Siberia và Bắc Mỹ. Băng hà biển hình thành do nước biển bị đóng băng. Đây là vùng băng hà lớn nhất Bắc Băng Dương. Vào mùa đông, những vùng băng hà vĩnh cửu bao phủ toàn bộ bề mặt đại dương trừ vùng biển phía đông bắc Iceland và phía bắc bán đảo Scandinavia. Vào mùa hè, vùng băng hà bao phủ thu hẹp chỉ còn ở các vùng dọc bờ biển Siberia, Alaska và Canada.
    Được chimcat sửa chữa / chuyển vào 08:13 ngày 15/09/2003
  8. chimcat

    chimcat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/11/2002
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    0

    Châu Nam Cực​
    Châu Nam Cực là châu lục duy nhất nằm ở vùng địa cực. Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất thế giới, quanh năm nhiệt độ dưới 0°, có khi xuống tới -88° . Toàn bộ châu lục phủ một lớp băng dày trung bình gần 2300 m. Đây là châu lục có hơn 95% diện tích bị băng bao phủ và chiếm 90% lượng nước của thế giới.
    Vì điều kiện thiên nhiên không thuận lợi cho sự sống nên trước đây Châu Nam Cực hoàn toàn không có người ở. Hiện nay đã có hàng trăm nhà khoa học của nhiều nước tới đây nghiên cứu châu lục này và họ cũng chỉ sống được ở đây không quá một năm. Người đầu tiên sinh ra ở Châu Nam Cực là bé Emilio Palma người Argentina vào tháng 7 năm 1978.
    Châu Nam Cực gồm hai phần chính: Đông Nam Cực nằm ở Đông bán cầu được hình thành từ hơn 570 triệu năm trước bị lớp băng dày hàng ngìn mét bao phủ. Tây Nam Cực nằm ở Tây bán cầu xuất hiện tiếp sau dãy núi Andes ở Nam Mỹ. Các nhà địa chất học cho rằng Tây Nam Cực sẽ trở thành một quần đảo nếu như không có lớp băng bao phủ. Động vật tiêu biểu nhất cho lục địa nam cực là chim cánh cụt.
  9. chimcat

    chimcat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/11/2002
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    0

    Thái Bình Dương​
    Thái Bình Dương, đại dương sâu nhất và rộng lớn nhất trong số bốn đại dương trên trái đất, bao phủ hơn 1/3 diện tích bề mặt trái đất và chứa tới một nửa toàn bộ lượng nước trên trấi đất. Thái Bình Dương về mặt danh nghĩa được chia thành 2 phần: phần phía Bắc xích đạo là Bắc Thái Bình Dương và phần phía Nam xích đạo là Nam Thái Bình Dương.
    Thái Bình Dương phía đông giáp lục địa Châu Mỹ; phía bắc giáp eo biển Bering; phía tây giáp Châu á, quần đảo Malay và Australia; phía nam giáp Nam cực. Thái Bình Dương rộng 165 triệu km2 hơn cả toàn bộ diện tích các vùng đất liền trên trái đất. Độ dài tối đa của Thái Bình Dương là 15.500 km từ eo biển Bering tới Nam cực và độ rộng tối đa là 17.700 km từ quần đảo Panama đến bán đảo Malay. Độ sâu trung bình của Thái Bình Dương là 4.282 m và điểm sâu nhất là 11.033 m ở quần đảo Guam.
    Những hòn đảo lớn nhất ở Thái Bình Dương là đảo Nhật bản, Đài loan, Philippines, Indonesia, New Guinea và New Zealand. Các hòn đảo ngoài khơi Thái Bình Dương thường là những đỉnh núi mọc giữa biển do hoạt động phun trào núi lửa với khoảng 30.000 hòn đảo nhưng tổng diện tích đất của chúng chỉ bằng 1/4 của 1% diện tích bề mặt Thái Bình Dương. Dọc theo bờ phía đông Thái Bình Dương, thềm lục địa rất hẹp và dốc với rất ít các hòn đảo xuất hiện. Những quần đảo lớn nhất ở Thái Bình Dương là quần đảo Galapagos ở vùng xích đạo, quần đảo Aleutia ở phía bắc và quần đảo Hawaii cao 5.550 m tính từ đáy ở trung tâm Thái Bình Dương.
    Hướng của các dòng biển phụ thuộc vào vòng quay của trái đất, gió mùa, lượng nước bề mặt và rất các yếu tố khác như nhiệt độ và độ mặn. Sự tác động qua lại giữa gió và các dòng biển ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu của vùng.
    Phần lớn các loài động thực vật sống ở Thái Bình Dương đều tập trung ở các vùng ven biển. Phía tây bắc Thái Bình Dương gồm hai vùng biển Nhật bản và Okhotsk là những vùng đánh cá rất lớn trên thế giới. Các vùng đảo san hô là những nơi tập trung nhiều loài thủy sinh nhất đặc biệt ở quần đảo Great Barrier rộng 2.010 km nằm dọc bờ biển phía đông bắc Australia. Thái Bình Dương còn là một trong những vùng giàu tài nguyên thiên nhiên nhất đang mới dần được khai thác.
  10. chimcat

    chimcat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/11/2002
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    0

    Đại Tây Dương​
    Đại Tây Dương là đại dương lớn thứ hai trong số bốn đại dương trên trái đất và là đại dương có mật độ đường đi lại dày đặc nhất. Đại Tây Dương được chia làm hai phần: phần phía bắc đường xích đạo mang tên Bắc Đại Tây Dương và phần phía nam đường xích đạo mang tên Nam Đại Tây Dương.
    Đại Tây Dương có hình chữ S trải dài theo hướng bắc nam, từ Bắc Băng Dương đến tận Nam cực. Đại Tây Dương nằm ở phía đông của lục địa Châu Mỹ và phía tây của Châu Âu và Châu Phi. Đại Tây Dương rộng 82 triệu km2, nếu tính cả vùng vịnh Mexico, biển Caribbean, Bắc Băng Dương, biển Bắc, biển Baltic, biển Đại Trung Hải và biển Đen thì diện tích lên tới 106.190.000 km2. Đại Tây Dương có độ sâu trung bình là 3.926 m và tại điểm sâu nhất là 8.742 m.
    Các hòn đảo lớn nhất Đại Tây Dương nằm trong thềm lục địa. Newfoundland là hòn đảo lớn nhất trong thềm lục địa Bắc Mỹ; quần đảo Anh là nhóm đảo lớn nhất trong vùng thềm lục địa Eurafrica. Những hòn đảo lớn khác trong các vùng thềm lục địa là đảo Falkland và đảo South Sandwich. Các hòn đảo xa bờ thường là các ngọn núi lửa nhưng không nhiều ở Đại Tây Dương. Phía đông Đại Tây Dương có các hòn đảo Madeiras, Canaries, Cape Verde và Sao Tomo-Principe.
    Trong Đại Tây Dương có hai hệ thống dòng biển lớn ở Bắc và Nam Đại Tây Dương. Chúng là các dòng biển hoạt động theo gió mùa nhưng cũng bị ảnh hưởng bởi vòng quay của trái đất. Dòng biển ở Bắc Đại Tây Dương gồm các dòng biển Bắc xích đạo, dòng biển Canaries và dòng biển Gulf Stream, chảy theo chiều kim đồng hồ. Dòng biển ở Nam Đại Tây Dương gồm các dòng biển Brazil, Benguela và Nam xích đạo, thì chảy ngược chiều kim đồng hồ.
    Đại Tây Dương nhận nguồn nước từ các con sông lớn trên trên thế giới như St Lawrence, Mississippi, Orinoco, Amazon, Parano, Congo, Niger, Loire và các con sông đổ nước vào các vùng biển nhánh.
    Đại Tây Dương có trữ lượng cá lớn nhất trên trái đất, cá tập trung chủ yếu ở các thềm lục địa và các vùng biển ngoài khơi quần đảo Anh-Iceland, Canada và đông bắc Hoa Kỳ. Vì đây là vùng nước nông cùng với những vùng nước giàu chất dịnh dưỡng nên trên bề mặt Đại Tây Dương cũng có rất nhiều loài sinh vật sinh sống.

Chia sẻ trang này