1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Cong_tu_ho_Hua

    Cong_tu_ho_Hua Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/10/2012
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Tủ sách biển Đông: Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long trong biển Đông
    Cập nhật lúc :2:51 PM, 25/11/2012
    Đứng trên góc độ khách quan, công trình nghiên cứu của một luật sư người Mỹ dĩ nhiên không đứng về bên nào trong tranh chấp nhưng vẫn thể hiện quyền chủ quyền của Việt Nam với bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long.
    (ĐVO) “Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long trong biển Đông” của Brice M.Claget do NXB Chính trị Quốc gia ấn bản lần đầu năm 1996 và tái bản vào năm 2011.
    Công trình nghiên cứu này ra đời sau sự kiện ngày 8/5/1991, khi Công ty Dầu mỏ ngoài khơi Trung Quốc ký một hợp đồng đặc nhượng cho Công ty Năng lượng Crestone của Mỹ vào thăm dò dầu khí tại khu vực Tư Chính và lập luận của Bắc Kinh rằng khu vực Tư Chính thuộc "vùng nước kế cận quần đảo Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam), lãnh thổ Trung Quốc’”.

    Sau đó, bài viết được đăng tải công khai trên Tạp chí Dầu mỏ và Khí đốt của Anh (các số 10 và 11 năm 1995).

    Đây là tài liệu tham khảo bổ ích đối với nhiều bạn đọc đã có những kiến thức nền tảng nhất định về luật pháp quốc tế cũng như tính chất của tranh chấp trên biển Đông giữa các quốc gia.


    [​IMG]
    Cuốn sách được tái bản năm 2011. Ảnh: *******.org Nhắc lại sự kiện Trung Quốc chính thức công khai yêu sách của mình đối với bãi ngầm Tư Chính (Trung Quốc gọi là Vạn An Bắc) và Thanh Long nằm trong thềm lục địa của Việt Nam, trong buổi lễ ký kết trọng thể hợp đồng giữa Trung Quốc và Crestone còn có sự tham gia của sứ quán Mỹ.

    Tuy nhiên, ở trang 33, tác giả cuốn sách trích lời quyền Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ, Laurence S.Eagleburger tuyên bố rất rõ rằng: “Chính phủ Mỹ không biết về, hay không dính đến các cuộc đàm phán giữa Crestone – một công ty tư nhân và Chính phủ Trung Quốc và không có trách nhiệm về hợp đồng này…”.

    Nói như vậy để thấy rõ rằng sự gật đầu của Crestone không đại diện cho ý kiến của Mỹ trong vấn đề tại Tư Chính và Thanh Long mà chỉ đơn thuần là hợp đồng thương mại của một công ty tư nhân Mỹ với Trung Quốc.
    Vào năm 1994, Petrovietnam ký kết hợp đồng thăm dò khai thác với công ty Mobil (Mỹ) bất chấp những tình trạng căng thẳng khi một số báo chí Trung Quốc loan tin rằng, họ đã có các thiết bị đáp ứng cho mục đích khoan ở mỏ Thanh Long.
    Hai luận điểm bác bỏ yêu sách của Trung Quốc

    Brice M.Claget bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long thông qua hai luận điểm.

    Thứ nhất, tại trang 84, tác giả cho biết vùng đất của quần đảo Trường Sa nằm gần khu vực Thanh Long và Tư Chính nhất là đảo Trường Sa (tức Trường Sa Lớn). Hiện nay Trường Sa Lớn nằm dưới sự kiểm soát của Việt Nam và dù Trung Quốc trà đạp lên luật pháp quốc tế, dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo, đá ngầm của Việt Nam vào năm 1988 thì cũng không có vị trí nào hoàn toàn nổi để dựa vào đó xác định tính kế cận.
    Trang 86, tác giả cũng nhắc tới trường hợp khi Trung Quốc biến các đảo, đá ngầm tự nhiên mà mình đang chiếm đóng trái phép của Việt Nam trở thành những bãi hoàn toàn nổi, thì những việc đó “không bao giờ được luật pháp quốc tế thừa nhận hoặc cho nó bất kỳ hiệu lực nào”.
    Trong những thử nghiệm với các giả định đã có lợi nhất cho Trung Quốc thì cuối cùng, ở trang 94, Brice M.Claget cũng đi đến kết luận rằng “yêu sách của Trung Quốc dựa vào việc dùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa làm điểm cơ sở để vạch đường cách đều sẽ bị bất kỳ một tòa án nào bác bỏ khi áp dụng Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển hay luật tập quán quốc tế (UNCLOS 1982). Như đã chứng minh, về thực chất, yêu sách của Trung Quốc đối lập sâu sắc với những nguyên tắc cơ bản nhất của luật pháp quốc tế điều chỉnh quyền đối với thềm lục địa và hoạch định ranh giới biển”.
    Đối với lô Thanh Long, trang 95 tác giả viết “nằm vào khoảng giữa các đường đẳng sâu 100 đến 150m. Do đó, lô Thanh Long nằm ngay trên thềm lục địa Việt Nam, thậm chí cả trong nghĩa hẹp của thuật ngữ này. Trung Quốc sẽ không thể luận giải được quyền của họ đối với khu vực Thanh Long cho dù dựa trên bất cứ yêu sách nào về quyền sở hữu đảo Trường Sa.

    (Để làm cơ sở cho lập luận này, không cần tính đến sự thật là Việt Nam đang đóng giữ đảo Trường Sa và cho rằng Trung Quốc sở hữu nó; cũng không cần tính đến sự thật là khu vực Thanh Long nằm gần nhóm hòn Hải của Việt Nam hơn so với đảo Trường Sa)”.

    Nói một cách khác dễ mường tượng hơn thì lô Thanh Long tất yếu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, trong khu vực EEZ, quốc gia ven biển có quyền khai thác các tài nguyên khoáng sản dưới lòng biển. Nếu không được sự cho phép của quốc gia ven biển thì không có quốc gia nào khác được phép tiến hành các hoạt động kinh tế trong vùng đặc quyền này.

    [​IMG]

    Bản đồ 9 lô dầu khí nằm trong khu vực 200 hải lý của Việt Nam mà Trung Quốc ngang nhiên mời thầu phi pháp 6/2012. ​
    Luận điệu thứ hai về “vùng nước lịch sử” hay nói cách khác là Trung Quốc coi toàn bộ vùng “biên giới” bên trong đường đứt khúc 9 đoạn như vùng nước trong khu vực nội thủy của mình, đến nay vẫn chưa có học giả nào chấp nhận được.
    Trung Quốc có thể viện lý do dẫn chứng rằng chưa có nước nào chính thức phản đối đường lưỡi bò này, nhưng sự thực Brice M.Claget đã nêu ra trong trang 115 là “Nếu không có một nước nào phản đối, thì yếu tố đó không thể được xem như đã hình thành việc mặc nhiên thừa nhận yêu sách của Trung Quốc, vì rằng, chưa bao giờ Trung Quốc khẳng định yêu sách đó. Việc thể hiện chín đoạn đứt quãng trên các bản đồ mà không kèm theo một lời giải thích nào về ý nghĩa của chúng (và thậm chí thiếu cả các tọa độ của chúng) không hơn không kém là cái kiểu khẳng định quá mập mờ về quyền yêu sách để có thể buộc các nước khác phải phản đối nhằm tránh việc mặc nhiên thừa nhận nó”.
    Cũng liên quan tới các lô dầu khí, mới đây hồi 6/2012, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò - khai thác tại 9 lô trên Biển Đông nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Đây là chiêu bài hòng biến nơi không có tranh chấp thành nơi có tranh chấp, hiện thực hóa đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc.


    Để giải quyết tình trạng tranh chấp trên khu vực biển Đông nói chung, Brice M.Claget cho rằng cần thiết lập một chế độ cho biển Đông mà trong đó “chứa đựng tối thiểu một số nhân tố về tính công bằng, tính tỷ lệ và sự thỏa hiệp”.

    Khi mà Tòa án quốc tế là nơi mà các quốc gia phê chuẩn UNCLOS 1982 nên hướng tới thì Trung Quốc luôn nhất quyết chỉ đi theo đường lối ngoại giao song phương, cho nên giải pháp này là khó khăn đối với thái độ lỳ lợm của Bắc Kinh.

    Như vậy tóm lại, việc trước mắt mà chúng ta cần làm là thông qua COC giữa các nước ASEAN và Trung Quốc càng sớm càng tốt, và trong tương lai, cần một hiệp ước cụ thể hơn COC ràng buộc các bên phải tuân theo với các chế tài đi kèm chứ nhất định không chịu ngoại giao song phương.

    Chuyện của cả khu vực không thể do hai bên quyết định được, huống hồ gì chuyện biển Đông không còn là chuyện nội bộ ASEAN mà còn liên quan tới lợi ích của các quốc gia khác như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ...

    Câu hỏi đặt ra, liệu trên TTVNOL này những đồng chí thường năng nổ hô hào "yêu nước bài khựa" có miễn cưỡng móc hầu bao ra mua sách hay không ?
  2. trquanghoan

    trquanghoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2012
    Bài viết:
    764
    Đã được thích:
    41
    Cái Ya khớp này mạnh ở cách đánh bầy sói, thế mấy trái đạn mới là bầy sói thế các pác. 10 trái không :-O
  3. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Em không mua và cũng không đọc bởi vì em yêu nước theo cách của em: ban ngày đi làm kiếm tiền + cuối năm nộp thuế thu nhập đầy đủ, tối về chăm sóc gia đình + đọc sách chuyên môn, cuối tuần làm việc nhà + gặp gỡ thăm hỏi họ hàng anh em bạn bè, lúc nào lười + tự kỷ thì lên net update thông tin :-bd.

    Bác mua + đọc cuốn đó em rất hoan nghênh vì em tôn trọng cách yêu nước của bác! :-bd
  4. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Về dấu “hủy” trên hộ chiếu

    Liên quan đến thông tin Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã đóng dấu “hủy” vào hơn 100 hộ chiếu có in hình “đường lưỡi bò” của công dân Trung Quốc, chiều qua, đại tá Bùi Đức Hạnh, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai cho biết: Một số trạm biên phòng cửa khẩu trước đây đã đóng dấu lên một số trang có hình “đường lưỡi bò” (do in mờ nên không phát hiện ra).

    Những hộ chiếu này khi làm thủ tục xuất cảnh qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã được Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lào Cai đóng đè dấu “hủy” lên các con dấu chứng nhận nhập đã đóng vào các trang có “hình lưỡi bò”.

    Được biết, dấu “hủy” là một con dấu nghiệp vụ bình thường của các trạm biên phòng cửa khẩu, có tiếng Việt và tiếng Anh, dùng để hủy những nhầm lẫn khi làm thủ tục xuất nhập cảnh. http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20121125/Khong-dong-dau-vao-ho-chieu-co-duong-luoi-bo.aspx

    Như vậy con dấu HỦY đóng lên nhằm chữa cháy cho việc đã đóng dấu vào các hộ chiếu đó lúc trước.

    [​IMG] các hộ chiếu điện tử của Trung Quốc in in chìm hình lưỡi bò phi pháp tại các trang 8, 24, 32 và 46. [​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]

    Dấu hiệu ban đầu để phát hiện những hộ chiếu phi pháp này là thuộc đầu E, bìa hộ chiếu có in ký hiệu chip điện tử là những hộ chiếu mới được cấp trong năm 2012.[​IMG][​IMG][​IMG]

    Còn đây là thị thực được Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai cấp đổi cho khách có hộ chiếu lưỡi bò:
    [​IMG]
  5. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Cần hết sức cảnh giác, đề phòng tàu khựa ra chiêu tinh vi hơn để đối phó.
  6. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    [​IMG]

    [​IMG]
    ===========
    tiêu rồi! nước nhà sắp tiêu
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    [​IMG]

    [​IMG]
    ===========
    tiêu rồi! nước nhà sắp tiêu
  7. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Bác lo làm gì cái hội "fan club ăn lương đấy", fan cuồng thì ít mà mấy em sinh viên rảnh đi kiếm thêm thì nhiều ;))

    Ba cái fan club ở VN là tào lao hết bác ơi, chiêu PR rẻ tiền của các sao hoặc của các công ty làm sự kiện :))

    Có chú đeo kính ở giữa hình còn cầm ảnh "thần tượng" ngược kìa =))
  8. Cong_tu_ho_Hua

    Cong_tu_ho_Hua Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/10/2012
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Tuần này phải nói là tuần lễ trọng đại của Trung Quốc, các nước nhỏ tranh chấp biển đão với TQ giờ này chắc đang kinh hãi vô cùng, sức mạnh quân sự của TQ thật đáng nể cũng may mắn là Mao Chủ Tịch đã trường kì kháng chiến thành công, chứ giờ này TQ còn sống dưới ách cai trị tàn bạo với kẽm gai nhà tù máy chém, của chính quyền bù nhìn Tưởng liệu có cơm mà ăn không ? chứ ở đó mà đóng tàu ra đại dương, lên vũ trụ. Tớ ở VN mà lòng cũng mừng lây với các đồng chí ở Bắc Kinh :) Liêu Ninh, J15 thuận buồn xuôi gió bọn Phi Đài Indo đỡ quậy phá, anh em Việt Trung lại an tâm gác tranh chấp cùng khai thác hữu hảo :)

    Nhóm hải tặc Indo, Phi đi trên tàu của nhà buôn gốc Đài Loan ở Mã Lai bị HQNDVN bắt sống tóm gọn :)

    [​IMG]
  9. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    như đã nói đêm qua, phát triển HKMH để đi vào biển đông xâm lấn chủ quyền của nước khác thì chẳng khác nào nuôi con mồi cho hunter>:)
  10. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    haiz, nick giả tàu khựa đấy qua đây mà xem bạn ấy, tung hô TQ của bạn ấy nè
    http://ttvnol.com/quansu/1106198/page-513

Chia sẻ trang này