1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Theo cái này http://www.japancrush.com/2012/stor...na-claim-to-territorial-rights-in-hawaii.html thì trong cuộc họp giữa Mẽo và Tàu , Mẽo đòi Tàu giải trình về các yêu sách ở Biển Đông thì đại diện Tàu nổi nóng và tuyên bố "nếu muốn TQ có thể tuyên bố chủ quyền đến tận Hawaii", lập tức Clinton cũng nổi xung không kém "Well, you’re welcome to try" - "mày ngon thì nhào vô đê" hê hê :))
  2. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Cuối cùng thì lỗi vẫn thuộc về người dân chúng em
    Tại chúng em ham rẻ nên tiếp tay cho hàng Tầu
    Tại chúng em không chịu đánh bắt cá hám lợi nên tiếp tay cho bọn Khựa bằng cách mua cá của chúng
    Nhưng mà mỗi chuyến đi biển em phải thắp đến vài bó hương để cúng cha cái thằng Hải dái cầu cho nó bị con mẹ đĩ nhà nó thiến mất giống để khỏi nó tác oai tác quái cho em nhờ
    Ra biển em chỉ mong đêm tối lùi lũi thả thuyền múng ra sáng mai thu về đừng thừa suất cơm nào
    Cho cá vào khoang rải đá lên xong đậy nắp hầm rồi cố gắng đi luôn lúc tờ mờ. Chạy khi nào nhìn thấy mấy cái tầu hàng mang cờ Việt Nam là lúc đó em mới dám thở chút cho to
    Người ta cứ nói là bảo vệ chúng em đến cùng nhưng trước lúc em đi em được người ta khuyến cáo là tránh xa xa cái vùng biển mà ngàn đời nay chúng em vẫn đánh.
    Đến khi bị địch quây thì em kêu chẳng thấy ai nghe, chỉ thấy xung quay một bầy chó trắng nhe răng nhá vuốt. Em chỉ còn cách là chạy thật nhanh về phía đât liền. Lúc này nhớ cái lời hứa của mấy vị trọc đầu bụng phệ mà tủi thân
    Khổ là thế, đến khi nhận trợ cấp tiền dầu em lại bị cái bọn thối tha nó vặt mất hơn nửa
    Nhà em đến 7 -8 miệng ăn, không đánh được cá, không có tiền trả nhân công em phải làm gì bây giờ?
    Ra đến đó mất mấy chục triệu tiền dầu thì họ bán cá giá rẻ em phải mua về gỡ gạc chút ít thôi. Thực tâm thì nhìn chúng cười hô hố em chỉ muốn cho một quả bộc phá cho nó xuống biển mà cười với diêm vương
    Nhưng mà tình hữu nghị Việt - Trung là tài sản vô giá nên em đành phải nín nhịn hy sinh mối thù cướp biển
  3. Cuty1978

    Cuty1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    1
    SLOC và hiểm lộ tại biển Đông

    Lê Vĩnh Trương

    1./ Vùng nước chưa bình an

    Tháng 11/2012, Trung Quốc bị các nước trên thế giới phản đối vì áp dụng hộ chiếu có hình lưỡi bò phi pháp. Ngày 30/11, tàu cá Trung Quốc lại bất chấp pháp luật quốc tế cắt cáp tàu Bình Minh 2 tại khu vực đảo Cồn Cỏ (17 độ 26’ Bắc, 108 độ 02’ Đông cách đường trung tuyến Việt Nam - Trung Quốc 20 hải lý về phía tây). Những hành động phi pháp của nhà nước và tàu cá TQ cho thấy sự coi thường pháp luật quốc tế và luật biển Việt Nam của TQ.

    Ngoài việc cư xử trái luật, những hành động của TQ trên biển Đông từ nhiều năm qua cũng nằm trong chiến lược gặm nhấm dần, thường xuyên hóa những việc bất thường của TQ và dần nâng cao cường độ việc lấn chiếm và lại sau đó quay lại vòng cũ... Dưới cách nhìn của giới nghiên cứu hàng hải quốc tế, có thể nói đây là những phép thử với con đường thông thương kinh tế (SLOC) của thế giới.

    Những tuyến giao thông biển là mạch máu cho đời sống kinh tế quốc tế từ ngàn xưa. Phương tiện hàng không và đường bộ không thể so sánh được với SLOC vì lý do chi phí, độ tiện dụng và tính linh hoạt của đường biển. SLOC biển Đông cũng không là ngoại lệ và còn quan trọng hơn đối với cư dân các nước vành đai châu Á-Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam.[1]
    [​IMG]
    Hình 1: Đường vận chuyển dầu từ vùng Vịnh đi qua SLOC biển Đông

    Nguồn: http://chandrashekharasandprints.wordpress.com/2010/07/09/guarding-the-oil-silk-route/

    Ngoài tầm quan trọng đối với kinh tế thương mại, các SLOC còn là phương tiện và mục tiêu để các cường quốc Thái Bình Dương và thế giới đọ sức (ngay từ thế chiến từ hai), và cũng là nơi các nước nhỏ bảo vệ quyền sử dụng biển thế giới của mình. Dù Bắc Kinh vẫn luôn tuyên bố trỗi dậy hòa bình cả trên trường quốc tế và ở các vùng biển, các chuyên gia hàng hải như Robert Kaplan đã xác định mặt trận sống còn của Mỹ - Trung sẽ diễn ra trên các SLOC chứ không ở đâu khác hơn.[2] Cũng vậy, cạnh tranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc không chỉ diễn ra trên lục địa mà thôi vì hai nước này đang có những lợi ích chồng lấn trên vùng giáp ranh Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

    Những con đường SLOC thông thoáng đảm bảo không có trở ngại về khí tượng, luồng lạch, cướp biển, khủng bố sẽ giúp ích cho các hoạt động thương mại , MOOTW[3] (hoạt động hàng hải phi chiến tranh) như cứu hộ , cứu nạn , di cư dịch bệnh.… Những SLOC bình yên đi qua những eo biển được kiểm soát chặt chẽ và an ninh, giúp tiết kiệm chi phí đi vòng và gắn kết các đồng minh như Mỹ - Nhật- Hàn hay Mỹ - Úc – Phi, cả về nhiều mặt.

    Mỹ là nước đã sử dụng lợi thế SLOC từ rất lâu kể từ khi lập quốc. Quốc gia này sử dụng các ưu thế kỹ thuật và liên minh liên kết để tận dụng các SLOC khắp thế giới và nay vẫn đang có mặt tại Châu Á – Thái Bình Dương. Mỹ cũng là nước đã luật hóa hoạt động của hải quân nước mình nhằm bảo vệ các SLOC lợi ích của mình. Hơn nữa, SLOC bình an thì cũng sẽ có lợi cho hòa bình và phát triển của những quốc gia khác trong khu vực.

    Chiến lược gia hải dương của Mỹ, Alfred Thayer Mahan đã nhấn mạnh tầm quan trọng của vùng biển chung rộng lớn- The Wide Common. Miễn là các SLOC được sử dụng cho giao dịch thương mại, Hoa Kỳ sẽ là nước đứng ra bảo đảm an ninh cho các SLOC, đơn giản là vì lợi ích ấy trùng hợp với lợi ích kinh tế của nước Mỹ.

    Văn kiện quan trọng của Hải quân Mỹ “Cooperative Strategy for 21ST Century Seapowers” đã ghi rõ cho dù các SLOC là quan tâm hàng đầu của Mỹ vì mục đích kinh tế và quân sự, Mỹ không thể nào đơn độc đứng ra bảo vệ các SLOC mà không có sự tương trợ bên ngoài. Lợi ích kinh tế của các nước Châu Á – Thái Bình Dương và của cả thế giới tùy thuộc vào đảm bảo lưu thông hàng hoá tự do và không bị ngăn trở trên các SLOC như SLOC ngang qua biển Đông. Về mặt lợi ích kinh tế Mỹ khó có thể để mặc SLOC biển Đông bị ách tắc nhưng xét về thực lực ở một góc nhìn khác, Mỹ cũng không thể đơn phương giao thông trên SLOC này nếu tuyến đường này bị trở ngại vì lý do nào đó.

    Với những diễn biến gần đây, có các khả năng xảy ra với SLOC Biển Đông như sau:

    · Trung Quốc độc chiếm SLOC này và bắt tay với các nước lớn để họ nắm quyền khai thác thương mại và địa chính trị đối với SLOC Biển Đông. Các nước khác trên thế giới phải tuân theo ý kiến của các cường quốc này để phát triển thương mại, giao thương. Tình hình này khó có khả năng xảy ra trong một thế giới nhất siêu đa cường với Ấn, Nga,Úc, Âu và cả thế giới Hồi Giáo với các cách kiểm soát SLOC khác biển Đông và hiểm lộ quan trọng cỡ Hormuz và Bab el Mandeb với khả năng trả đũa giao thương cao.
    · Khả năng thứ hai các quốcgia cùng hợp tác trên SLOC Biển Đông theo đúng luật quốc tế. Khả năng này cần có một cơ chế bảo đảm và giám sát để loại bỏ sự bất hợp tác, loại bỏ xung đột hay đe dọa võ lực. Khả năng này có vẻ như đang diễn ra hiện nay với những nỗ lực lớn từ ASEAN và những thách thức phức tạp.
    · Khả năng khác là một sự đọ sức để phân định quyền giao thương cho cả thế giới. Kể cả khi diễn ra kịch bản này, SLOC Biển Đông vẫn sẽ không giảm tầm quan trọng, các hiểm lộ Malacca và lân cận vẫn là nơi xung yếu bậc nhất trên thế giới. Và vòng lặp hòa bình, tranh chấp, xung đột, hòa bình ….. sẽ tiếp tục diễn ra, ít lắm cho đến ngày mà thương mại thế giới không còn phụ thuộc vào hàng hải nữa.
    Một sơ kết ngắn về SLOCS Biển Đông của K.R Johnson có thể tóm lược viễn cảnh khu vực biển này như sau: “Tự do lưu thông và an ninh cho SLOC luôn là lợi ích chiến lược cho Mỹ từ khi lập quốc. Trong lịch sử, Mỹ đã từng bảo vệ quyền lợi, tự do và chủ quyền của mình trên biển chống lại các cường quốc biển mạnh hơn chúng ta. Chúng ta nhận thức rằng không khả thi và không vui vẻ gì khi bảo vệ các nguyên tắc đó một cách đơn độc. Trong vành đai Châu Á – Thái Bình Dương, hạm đội của chúng ta kết hợp với đồng minh, bạn hữu và đối tác để phụng sự cho lợi ích chung mà Mahan dã phát biểu cách đây 120 năm. Chừng nào vẫn còn tàu bè giao thông thương mại thì hải quân Mỹ vẫn tiếp tục là một trong các đối tác quan trọng trong Châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới. An ninh của SLOC và khả năng lưu thông tự do ngoài biển cả sẽ luôn mang tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ hiện nay.”
    Để giảm sự lệ thuộc vào SLOC và chuẩn bị cho tình huống nguy hại đến thương mại, các nước cũng đã có những biện pháp gia tăng vận chuyển đường bộ, đường không (chi phí cao), đường sông… trong thương mại. Các dự án như kênh đào Kra (của Thái Lan), đi xuyên Bắc Cực (của Nhật, Na Uy), sử dụng các đường vòng như Lombok, Sunda và cả Ombai (Đông Timor) Torres (Bắc Úc) khi eo Malacca gặp trở ngại (của Nhật, Hàn), đi qua Ấn Độ Dương qua ngã Pakistan (của Trung Quốc) đều được các giới thương mại, quốc phòng quan tâm.
    SLOC biển Đông khó mà tách rời khỏi độ quan trọng của eo Malacca và cả các hiểm lộ thay thế cân cận. Các nước lớn có lợi ích thương mại đều có quan tâm to lớn tại đây. Các nước khác sống nhờ kinh tế biển quốc tế như Singapore cũng có những kế hoạch quốc phòng bảo vệ lưu thông qua hiểm lộ này. Indonesia với hơn 17.000 hòn đảo cũng là quốc gia có liên đới với an ninh của Malacca. Cũng như Indonesia và Singapore, Malaysia coi tầm quan trọng của điểm nghẹn-hiểm lộ Malacca là yếu tố chiến lược về kinh tế và quốc phòng, cả ba quốc gia này đương nhiên muốn bình an cho hiểm lộ này vì thịnh vượng của chính họ.

    Các nước Việt Nam, Philippines, Lào, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Brunei… vân vân có lợi ích kinh tế gắn chặt với hai bên eo biển này về địa lý, kinh tế bên cạnh các lợi ích quan trọng khác.

    Trung Quốc đang tiến hành việc phổ biến đường lưỡi bò trái luật bằng nhiều hình thức trên Biển Đông, trên văn bản, trên hộ chiếu và gây quan ngại cho khu vực và thế giới. Những gì đang đón chờ một quốc gia biển sẽ tùy thuộc vào chính sách của quốc gia đó: “Một quốc gia khôn ngoan sẽ nắm bắt các lợi ích từ đại dương và biển cả và tránh va phải những hiệu ứng xấu . Đây là vấn đề chọn chiến lược tối ưu hóa của từng quốc gia”.[4] Nhà nghiên cứu Hideaki Kaneda trong ”Chiến lược biển của Nhật” thậm chí còn đi xa hơn khi cho rằng ”Ngay cả đối với các nước chưa liên can sâu, việc cản trở tự do giao thông trên biển sẽ không chỉ ảnh hưởng về kinh tế mà còn đe dọa đến sự tồn tại của quốc gia, nếu như tình trạng căng thẳng mãi kéo dài và cứ phải bảo đảm các SLOC an toàn để đi lại được ở tình hình này”. Ông Hideaki muốn nói đến SLOC quan trọng nhất của Nhật – SLOC Biển Đông. Tuy nhiên, các tác giả về an ninh hàng hải vẫn cho rằng giới chính trị thường chưa nhận định đúng mức tầm quan trọng có thể gây nguy hại đến tồn vong của một quốc gia và thậm chí chưa ý thức được sự nguy hiểm về kinh tế mà ách tắc SLOC hay hiểm lộ có thể đưa đến.

    Ấn Độ là một đối tượng của chiến lược “Chuỗi ngọc trai[5]” (Hình 4) của Trung Quốc phải phòng thủ với các đầu cầu lục địa (land bridge) qua Pakistan và vùng đảo Coco, do Trung Quốc đa dạng hóa hướng ra biển của họ. Việc Ấn Độ hợp tác với Việt Nam để khai thác các lô 127-128[6] năm 2011 chính là khai thông vòng thòng lọng “Chuỗi ngọc trai”, đồng thời xác định SLOC Biển Đông là của chung của cộng đồng thế giới bên cạnh việc hợp tác hợp pháp trên vùng EEZ của Việt Nam. Dĩ nhiên Ấn Độ còn có SLOC sát hai bên sườn Đông và Tây của lục địa Ấn Độ cần khai thông cho lợi ích kinh tế thiết thân. Ấn Độ cần sức mạnh hải quân đủ sức cho SLOC Ấn Độ Dương và biển Arab và không bỏ không SLOC Biển Đông cho một thế lực nào độc chiếm.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hình 2a và 2b : Hai tuyến phòng thủ biển Trung Quốc tự dựng.

    Nguồn http://www.globalsecurity.org/military/world/china/plan-doctrine-offshore.htm

    Việt Nam với bờ biển dài vào bậc nhất trong SLOC Biển Đông vừa bảo vệ vùng biển hợp luật chính đáng của mình vừa chịu ảnh hưởng bởi vị thế mà một “ căn nhà mặt tiền” có được. Nếu tính việc nằm trong “Chuỗi ngọc trai”, đường lưỡi bò, cái gọi là phòng tuyến số 1 của Trung Quốc (Hình số 2), SLOC quốc tế và Hoàng Sa đang bị xâm lược có thể nói rằng Việt Nam đang gánh bốn, năm loại áp lực. Dưới sức nặng đó việc tân dụng lợi thế địa lý để phát triển kinh tế, thương mại, quốc phòng… càng trở nên cấp bách và đòi hỏi chính xác cao trong xử lý.

    Còn Trung Quốc thì sao, tác giả Georg Eschle xác định con đường chính yếu của Trung Quốc không đâu khác hơn là SLOC Biển Đông đi qua eo Malacca. Đe dọa Đài Loan, xâm lược các đảo trong Biển Đông, vạch “ Chuỗi ngọc trai”(Hình 4), vẽ ra hai phòng tuyến số một và số hai, quấy phá các đối tác dầu mỏ hợp tác với Việt Nam như Anh, Mỹ, Nga, Ấn chính là vì tầm quan trọng của SLOC. Nghiệt ngã rằng việc độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc cũng có thể khiến bản thân SLOC này sẽ trở thành hiểm lộ- hiểm tuyến. Tuy không là hiểm lộ-điểm ngoặt thiên nhiên lâu dài như Malacco nhưng sự nguy hiểm do con đường bị quấy phá có khi còn lớn hơn khúc ngoặt hiểm mà tự nhiên mang lại.

    Hoa Kỳ với SLOC bển Đông và hiểm lộ Malacco đã hơn một lần cảnh báo không chỉ cho mình và đồng minh vì tầm ảnh hưởng đa chiều đến thế giới “Chúng ta có sự hiện diện quân sự hùng mạnh liên tục đi về trên biển Đông. Chúng ta không quảng cáo về điều đó mà chúng ta chỉ thể hiện sự có mặt ấy tại đây hơn ngày xưa một chút”. (Joseph Prueler, Tổng tư lệnh USARPAC)
    [​IMG]
    Hình 3: Các kịch bản đường vòng khi SLOC Biển Đông bị chận

    Nguồn: http://www.cna.org/sites/default/files/research/4796000500.pdf

    Cũng lưu ý rằng Úc là quốc gia ít bị ảnh hưởng nếu có đột biến xảy ra ở SLOC Biển Đông ngoại trừ do thương mại với Đông Á và toàn cầu phản ứng dây chuyền.

    2./ Hiểm lộ biển (Chokepoint)

    Những hiểm lộ là những điểm xung yếu nhất trên các tuyến thông thương biển. Đó thường là những eo tự nhiên nối liền các vùng biển, nơi các SLOC đi qua và hiểm trở đối với tàu qua lại vì tại những điểm này, các con tàu dễ bị tấn công, đánh đắm và khống chế. Trên các SLOC quốc tế, có 8 hiểm lộ thiên nhiên quan trọng nhất[7], đó là Gibralta, Panama, Magellan, Malacca (với Sunda, Lombok), Bab el Namdeb, Hormuz, Borphorus-Dardanells và Suez. Với tình hình hiểm lộ Malacca chia sẻ ảnh hưởng nguy hiểm của biển Đông, có hai đường thoát khác để tránh SLOC biển Đông được đề cập đến đó là Ombai (Đông Timor) và Torres (Bắc Úc) được coi là hai đường thoát mới để nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

    Đối với SLOC đi qua Biển Đông, các hiểm lộ Malacca (khoảng 42.000 tàu đi qua hàng năm), Sunda (khoảng 3.500 tàu) và Lombok (khoảng 3.500 tàu) đóng vai trò khó có thể thiếu được vì nếu cả ba điểm nghẹn này bị phong tỏa, con đường cung cấp dầu từ Tây sang Đông của Nhật và Đông Bắc Á và cả Tây Thái Bình Dương sẽ phải đi vòng qua eo Ombai, eo Torres hoặc phải đi vòng xuống phía Nam Châu Úc để đi ngược về phía Bắc. (Hình số 3).

    Như vậy, chỉ bằng mắt thường, có thể nhận thấy để tránh các hiểm lộ trong trường hợp có đột biến, chi phí cho đường vòng qua khỏi 5 điểm nghẹn là ngót nghét hai lần tính từ vùng dầu mỏ Trung Đông qua tây Thái Bình Dương, chưa nói đến thiệt hại kinh tế của vùng Đông Nam Á và đến những gì còn chờ đón các đoàn tàu dân sự thương mại này ở đoạn từ Đông Úc trở lên.

    Theo Michael Leifer,[8] những khả năng các hiểm lộ phía Nam Biển Đông bị ách tắc sẽ rơi vào các trường hợp như sau:

    - Các tàu bị tai nạn và đắm chìm do tốc độ ngày càng cao và mật độ ngày càng đông đi qua các hiểm lộ- điểm nghẹn. Sự cố tràn đầu cũng khiến trì hoãn các tàu đi qua khu này.

    - Chính sách của các nước lân cận vùng hiểm lộ thay đổi vì lý do an ninh, khiến SLOC bị ngăn trở. Ví dụ vào 2000, Hải Quân Indonesia đã phong tỏa đảo Maluccu để ngăn chặn buôn lậu vũ khí cho phiến quân ở quanh vùng Ambon.

    - Một cường quốc hải quân triển khai phong tỏa điểm nghẹn- hiểm lộ hoặc chặn ngang một điểm nào đó trên SLOC biển Đông.

    - Hoạt động cướp biển quá mức kiểm soát.

    - Xung đột hải quân giữa các nước (ví dụ Việt Trung 1974 và 1988).

    Tác giả Bilver Singh còn cụ thể hơn nữa với các giả thiết như nổi loạn (có hoặc không có ngoại lực), thay đổi chế độ, chiến tranh hai nước đan xen với va chạm sắc tộc (ví dụ chiến tranh Hồi giáo tại Philipines làm ảnh hưởng Indonesia và Malaysia), xung đột khu vực của các nước có vùng EEZ hay vùng đánh cá khó phân định và sau cùng là sự va chạm giữa các lực lượng hải quân lớn như Nhật, Ấn, Trung . Theo tư liệu “World Wide Maritime Threat Asessment 2000” của Đơn vị Thám sát Tuần Duyên Mỹ, khả năng các đội quân du kích kiểu Abu Sayyaf cũng có thể đánh đắm một vài con tàu gây tắc nghẽn. Thậm chí đe dọa địa chất của vành đai núi lửa vùng eo Sunda, ví dụ núi lửa Krakatoa đang hoạt động cũng có thể biến hiểm lộ thành bức tường chận ngang.
    [​IMG]
    Hình 4: Chiến lược chuỗi ngọc trai

    Nguồn: http://www.baomoi.com/Bien-Dong-trong-cuoc-tranh-ba-AAu-giua-Trung-Quoc-My-An-Do-Nga/119/6463896.epi

    Một liên hệ nhỏ, trường hợp Iran dọa đóng cửa hiểm lộ Hormuz năm 2012[9] củng đủ để làm sức mạnh mặc cả Iran cho khủng hoảng vùng Vịnh giai đoạn tháng 7/2012.

    Trong tình hình Biển Đông, diễn biến của những năm 2011, 2012 khi cột mốc 10 năm DOC 2002 vẫn chưa chuyển hóa thành COC 2012 cho khu vực, ASEAN đang có những nỗ lực ngoại giao để SLOC Biển Đông và các hiểm lộ bảo đảm được an toàn cho giao thông. Tuy nhiên phía Trung Quốc vẫn có những hành động bá quyền như in hộ chiếu có hình đường chữ U và ban hành lệnh đơn phương khám xét tàu thuyền của các nước khi đi qua SLOC này (từ 1/1/2013), và gần đây là cắt cáp tàu Bình Minh 2 (30/11/2012). Những cuộc chiến lớn chẳng đã được khai mào bằng ức chế tâm lý và những va chạm nhỏ nhất đó sao?

    Việt Nam với vai trò một nước có đường biển dài vào bậc nhất của SLOC này sẽ cần có những động thái tích cực để bảo vệ chủ quyền và nguồn sống kinh tế của đất nước cũng như quyền lưu thông đúng luật pháp quốc tế của chính mình và của cộng đồng quốc tế, cùng những đất nước đang có các hiểm lộ như Malacca, Sunda, Lombok, Ombai và Torres ở phía Nam biển Đông. Việt Nam có quyền và trách nhiệm theo UNCLOS, có nghĩa vụ bảo vệ SLOC biển Đông cho hòa bình và phát triển của đất nước. Xét những phương án khác cho kinh tế thương mại Việt Nam, một khi có đột biến xảy ra tại SLOC biển Đông với giả định có kênh đào Kra, và với giả định với đường bộ qua Thái Lan và Campuchia thông suốt, một phần hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam có thể qua lại Vịnh Thái Lan để thông với thế giới. Tuy nhiên các giải pháp này mang tính giả định cao trong tương lai và không kém bất trắc vì khi ấy chưa chắc các yếu tố kỹ thuật như khả năng cảng, đội tàu, luồng lạch, thủy văn… đã có thể thông luồng một SLOC mới. Trong khi kênh đào Kra lại trở thành một hiểm lộ mới cho hàng ngàn con tàu của khu vực phải chen chúc để qua vịnh Bengal trong tuần.

    Do vậy, kiên định phá tan các âm mưu xâm lấn, lấn dần, các mưu đồ thường xuyên hóa những điều bất thường, ru ngủ, đạo đức giả của thế lực bá quyền nhằm bảo vệ cửa ngõ thông ra biển Việt Nam, bảo vệ tuyến thông thương biển Đông cho sự sống còn của đất nước là công việc của người Việt Nam hiện nay.

    Tư liệu tham khảo

    - Robert Kaplan, The new global politics of Asia Pacific, Second e***ion, Routledge 2012

    - Geoffrey Till and Patrick C. Bratton, Sea Powers and the Asia Pacific, Routledge 2012

    - http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-09-23-cac-cuong-quoc-hai-duong-sloc-va-cac-hiem-lo-tren-bien

    - http://www.cna.org/sites/default/files/research/4796000500.pdf

    - http://www.aims.gov.au/first-full-depth-2011
  4. 3M-14E

    3M-14E Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2012
    Bài viết:
    995
    Đã được thích:
    265
  5. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Nhà em thì thấy anh nay to xác nhưng nhát lắm [:D] Không biết sau khi được các đại ka úy lạo liệu có lên được tý máu yêng hùng nào không ;))
  6. Cuty1978

    Cuty1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    1
    BÁO TÀU ĐƯA TIN: 1 TÀU THĂM DÒ DẦU VIỆT NAM BỊ TRUNG QUỐC ĐÁNH CHÌM

    CỰC NÓNG! 10h45′ – Một độc giả loan báo trong phần phản hồi: BÁO TÀU ĐƯA TIN 1 TÀU THĂM DÒ DẦU VN BỊ ĐÁNH CHÌM!!!! 震动全球:解放军果断击沉越南探油船. Gây chấn động thế giới: Quân giải phóng quyết định đánh chìm tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. http://www.dajunshi.com/mil/201212/2502.html =>
    [​IMG]
  7. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Ba Xàm đưa tin CỰC NÓNG! 10h45′ – Một độc giả loan báo trong phần phản hồi: BÁO TÀU ĐƯA TIN 1 TÀU THĂM DÒ DẦU VN BỊ ĐÁNH CHÌM!!!! 震动全球:解放军果断击沉越南探油船. Gây chấn động thế giới: Quân giải phóng quyết định đánh chìm tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Vừa đang lên thì thấy bác Cuty1978 đăng trước rồi nên sửa lại tí cho nó hoành
    Ảnh gốc, tin gốc: http://news.bbcimg.co.uk/media/images/54137000/jpg/_54137795_009309924-1.jpg The review was established in the wake of the Deepwater Horizon disaster [​IMG]

    North Sea oil sector 'needs improvement on spills' http://www.bbc.co.uk/news/uk-scotland-north-east-orkney-shetland-16185438

    Oil Spill Claims Settling For Hefty Amounts http://blogs.wsj.com/law/2011/03/30/oil-spill-claims-settling-for-hefty-amounts/



    Đưa tin tàu VN bị đánh chìm mà lại lấy ảnh vụ tai nạn dàn khoan dầu Deepwater Horizon?

    Định bịp ai đây Ba Xàm?
  8. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Bài dịch lượm trên mạng:
    iệt Nam phớt lờ sự phản đối của Trung Quốc, cho biết sẽ tiếp tục thăm dò dầu khí ở Nam Hải (Biển Đông). PetroVietnam ngày hôm nay nói sẽ đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu để tiếp tục thăm dò dầu mỏ và khí gaz ở Nam Hải theo kế hoạch, đồng thời chuẩn bị nâng sản lượng dầu nửa cuối năm nay tăng lên 8%. PetroVietnam còn nói, sẽ nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định giữa các nước có tranh chấp về chủ quyền ở Nam Hải. Phát ngôn của người Việt Nam hoàn toàn đại diện cho ý chí của chính phủ mình. Một là việc thăm dò ở vùng Biển Nam Trung Quốc (Biển Đông) hoàn toàn phù hợp với lợi ích của nhà nước Việt nam; hai là việc nâng cao sản lượng dầu phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam; ba là sẵn sàng “gác lại tranh chấp, tôi đến khai thác”, bảo vệ hòa bình và ổn định ở khu vực Biển Nam Trung Hoa.
    Trong những lời này chỉ có mấy phần là sự thật và có mấy phần nói dối! Hai điểm đầu tiên là sự thật, còn điểm cuối cùng là một sự lừa dối ghê gớm, tin rằng khi nói về điểm này, họ không thể quên được tầm quan trọng của bản “Tuyên bố chung về Biển Đông”. Mục đích của cử chỉ này ở họ đã rất rõ ràng, đó chính là Trung Quốc là một đồng chí tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt “giỏi bắt nạt, giỏi lừa dối, giỏi vỗ về”!
    Chú thích Ảnh 1 (từ phần 1: http://www.dajunshi.com/mil/201212/2502.html)
    Tàu dầu Việt Nam bị đánh đắm đang lan truyền trên mạng
    Dầu của Việt Nam khai thác trên lãnh hải của Trung Quốc là phù hợp với lợi ích quốc gia của Việt Nam, thật hoang đường vô lí như kiểu Trung Quốc chạy đến bờ Tây Thái Bình Dương của Mỹ để khai thác dầu vậy. Nhưng sự lừa gạt mánh lới của Việt Nam đã diễn ra từ nhiều thập kỉ, nguồn thu nhập hơn 30 tỉ đôla Mỹ đã chạy vào túi tiền của Việt Nam, đương nhiên đây cũng là Trung Quốc . Nhưng Việt Nam tham lam lại không hề thỏa mãn, họ hi vọng đưa nguồn thu nhập hàng tỉ đôla mỗi năm tiếp tục cao hơn, hi vọng đưa sản lượng dầu tăng lên 8%, mánh lới chính trị ngày càng nghiêm trọng hơn này “là không thể chấp nhận được”!
    Dõi theo đối phó với những hành vi khiêu khích của Việt Nam ở Biển Nam Trung Hoa, trước tiên là với việc Việt Nam tiếp tục thăm dò dầu vượt ranh giới, đã cảnh cáo không có hiệu quả, thì buộc phải quyết đoán kịp thời mà đánh chìm tàu thăm dò dầu của Việt Nam. Trung Quốc phải dùng hải không quân để tuần tra thay thế cho tàu hải giám và tàu cá, phải dùng pháo hạm để răn đe thực sự và đánh trả thực sự!
    Một khi chúng ta lại “thả cho con ngựa Việt Nam”, thì chắc chắn sẽ có nhiều tàu thăm dò dầu nữa kéo đến, bao gồm Philippines, Indonesia, Malaysia…, những quốc gia giỏi lừa dối này mà lại không vội đớp ngay lấy miếng thịt béo ngậy những dầu thì có mà là ngốc!
    Nếu chúng ta cứ tiếp tục làm thinh để cho hành vi cướp đoạt này phát triển, thì tôi đề nghị nên cắt nhượng Biển Nam Trung Hoa cho nước khác, bởi suy cho cùng thì chúng ta đã không có đủ khả năng và can đảm để bảo vệ vùng biển và những hòn đảo này! Chúng ta cũng hãy nhanh chóng vứt bỏ giấc mộng đẹp nào là Trung Quốc trỗi dây, nào là dân tộc Trung Hoa đại phục hưng, mà nên làm người đẹp trong khuê phòng đợi ăn may cho xong!

    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  9. 3M-14E

    3M-14E Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2012
    Bài viết:
    995
    Đã được thích:
    265
    Đại cường thì cần có sức mạnh của cây gậy và củ cà rốt.Mà cây gậy răn đe chỉ được khẳng định sức mạnh qua chiến tranh.
    Như Trung Quốc có được sức mạnh răn đe và uy thế nhờ vào việc họ ra tay bảo vệ Đồng minh Bắc Triều Tiên năm 1951.Còn Ấn Độ đến giờ phút này vẫn bị lu mờ vì "hiền quá".Suốt ngày lo vật nhau với chú Pakistan.Kể cả sức mạnh quân đội Ấn Độ có mạnh gấp đôi thế này mà vẫn "hiền lành,ngoan ngoãn" thì chả ai công nhận vị trí đứng đầu khu vực của Ấn Độ cả.Đưa Akula vào đi tuần ở biển Đông đi nào.[:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D]
  10. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Ờ, kiểm chứng lại coi. Đôi khi hình chỉ mang tính chất minh họa thôi. Thời buổi thông tin nhiễu nhương thật!

Chia sẻ trang này