1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. superduck1102

    superduck1102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2012
    Bài viết:
    1.381
    Đã được thích:
    1
    xóa
  2. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Hay lắm, bạn minhtue phân tích hay như tên bạn!
    Hoc thuyết quân sự của TQ đúng như bạn nói đó là đánh nhanh rút gon! Bởi vì tiềm lực chưa đủ để làm chủ thế cục chiến tranh quy mô lớn và mang yếu tố chinh phục kiểu thập tự chinh. Thấy rõ rằng dù có lớn mạnh thế nào thì Trung Quốc không đủ can đảm và liều mạng đánh đổi sự ổn định cho một đất nước rộng lớn và hàng tỉ dân mà thu nhập đầu người còn khiêm tốn (so với các anh tài TG) như họ. Chiến phí để tiến hành chiến tranh và giữ thế thượng phong là hoàn toàn xa xỉ với nhà cầm quyền TQ. Tất cả các đế quốc đều dẫm vào gót chân asin của chiến tranh. Ta lấy Mỹ để chứng minh nhận định này. Một mình thì không thể bá chủ thế giới này. Nước Mỹ mà người ta hay xếp ở vị trí bá chủ, nhưng đó là sự so sánh thiếu căn cứ và chủ quan. Họ là bá chủ khi bên họ có rất nhiều đồng minh cùng chí hướng. Ví như trong bó đũa họ là cây đũa cái! Thế Trung Quốc thì sao, những giọng điệu diều hâu của một số người TQ rõ ràng là quá mù quáng và tự phụ! TQ đang gây khó cho họ bởi vì hầu như không có đồng minh đáng cân lạng nào. Thế thì họ ra ra oai dọa nạt cả thế giới này có xứng là nam tử hán không? Hay là chỉ xứng với phường thảo khấu cát cứ và dọa nạt dân lành!
    Tuy nhiên dù thế nào cách TQ phát động chiến tranh luôn là một mầm họa to lớn cho các nước có liên quan, cho cả khu vực và thế giới. Bởi vì họ là một phần lỡn của thế giới này cả đen lẫn bóng...
  3. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    del
  4. Minhtue

    Minhtue Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2012
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    181
    Đây chính là cái khổ cho Việt Nam, việc to mồm và tự phụ là việc của TQ nhưng mà hệ lụy cho cả khu vực Đông bắc á và Đông nam á xung quanh, nếu TQ đủ mạnh đủ anh tài họ nên đem sự tranh giành quyền lợi ra xa nhà, nhưng họ không đủ sức và chưa đủ tài để biến Châu Phi làm bàn cờ đánh cuộc với Mỹ, giờ thì sao tất cả các con cờ trên bàn cờ đều quay mũi dùi vào biên giới Trung hoa, theo mình sắp tới rất dễ có chiến tranh chỉ là xảy ra ở đâu và ai là người làm tốt cho cả một bàn cờ đang nóng bỏng này thui. Chỉ mong rằng chúng ta đủ thông minh và đủ nhẫn nại để không đưa can qua trở lại đất nước hình chứ S này, mong là thế nhưng... nếu không đừng được thì cũng đành thui, cha ông ta đã đành giặc ngàn trận trong mấy ngàn năm rùi thì đến chúng ta không nhẽ cứ cúi mình mãi.
  5. liamal

    liamal Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/12/2012
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    Trung - Mỹ hợp tác thăm dò dầu khí ở Biển Đông
    (Petrotimes) – Tập đoàn năng lượng Chevron (Mỹ) vừa ký kết hợp đồng phân chia sản phẩm với Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) tại 2 lô dầu khí 15/10 và 15/28 ở Biển Đông trong một động thái nhằm mở rộng sự hiện diện của hãng ở khu vực giàu tiềm năng dầu khí này, mặc dù 3 lần khoan vào năm ngoái của hãng đều không thành công.
    [​IMG]

    Chevron vẫn muốn mở rộng sự hiện diện của hãng ở Biển Đông, mặc dù 3 lần khoan vào năm ngoái của hãng đều không thành công

    Thông qua thỏa thuận với CNOOC, Chevron sẽ sở hữu và điều hành các lô dầu khí ở vùng nước có độ sâu từ 50 – 100m, trên diện tích 5.782 km2, ở lưu vực sông Châu Giang, thông cáo của công ty dầu khí lớn thứ 2 nước Mỹ cho biết.

    “Việc thăm dò các lô dầu khí trên là một phần kế hoạch mở rộng sự hiện diện của Chevron tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nơi chúng tôi đang phát triển các dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) cũng như các dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác khí đá phiến và khí chua,…”, Phó Chủ tịch Chevron George Kirkland cho biết.

    Theo thỏa thuận, CNOOC có thể được hưởng đến 51% giá trị sản phẩm trong bất kỳ phát hiện thương mại nào tại 2 lô thăm dò nói trên. Chevron sẽ tiến hành khảo sát dữ liệu địa chấn ba chiều (3D) và chịu các khoản chi phí phát sinh trong thời gian thăm dò.

    Linh Phương (Theo Reuters)

    http://www.petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/trung-my-hop-tac-tham-do-dau-khi-o-bien-dong.html

    He he tin vui với những ai yêu quý cả 3 nước VN, Mỹ và TQ kah kah kah =))
  6. liamal

    liamal Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/12/2012
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    v\:-* {behavior:url(#default#VML);} o\:-* {behavior:url(#default#VML);} w\:-* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} Cám ơn bạn đã phân tích, nhưng cái này chỉ dành cho hời Mao Chủ Tịch thôi, giờ là thời của Tập Chủ Tịch. TQ đâu có cần nhích chân đi đánh đâu mà phải "nhanh rút gọn". Thế kỉ mới tư duy chiến lược mới TQ có 2 lựa chọn 1 là sử dụng tên lửa tầm xa thông thường hoặc hạt nhân để "dạy đứa em ngỗ ngược", 2 là dùng biện pháp kinh tế như đã áp dụng với chuối khô của Phi, làm kinh tế Nhật điêu đứng với đất hiếm hơ hơ ;)).

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
  7. Tran-Trung

    Tran-Trung Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2010
    Bài viết:
    1.437
    Đã được thích:
    563
    Lỗ tai mày để dưới hậu môn à.
  8. liamal

    liamal Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/12/2012
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    [Vietnamnet] Ai phá vỡ Hiệp định Paris 1973?
    Quote:
    Ai phá vỡ Hiệp định Paris 1973?

    Trên thực tế, mỗi bên lại ủng hộ những điều khoản nằm trong lợi ích của mình.

    Hiệp định Hòa bình Paris về Việt Nam năm 1973 là một sự nhầm tên bởi vì mãi đến tháng 4/1975 hòa bình mới đến với Việt Nam, và chắc chắn không theo cách mà các điều khoản chính thức của văn bản này đã yêu cầu. Về cơ bản, Hiệp định tách bạch các vấn đề về quân sự và chính trị, với các vấn đề về quân sự khá rõ ràng còn các vấn đề về chính trị cần nhiều thương lượng so với thực thi - và những vấn đề này có thể không xảy ra một cách thành công. Hiệp định thiết lập một Ủy ban Liên hợp quân sự nhưng vì các quyết định của ủy ban này phải được nhất trí nên nó tất phải thất bại. Hiệp định tạo ra một Ủy ban Kiểm soát và Giám sát quốc tế bao gồm các thành viên thuộc các nước NATO, các nước cộng sản và trung lập, nhưng vì các quyết định của ủy ban này cũng phải được nhất trí nên nó cũng chỉ là hình thức mà thôi.

    Khi hoàn thành văn bản cuối cùng, Nixon tuyên bố rằng Mỹ công nhận Việt Nam Cộng hòa do tướng Nguyễn Văn Thiệu đứng đầu như "chính phủ hợp pháp duy nhất của Nam Việt Nam". Điều đó có nghĩa là ông sẽ cổ vũ những phần trong Hiệp định mà ông ủng hộ và phớt lờ phần còn lại. Chế độ Thiệu không công nhận Chính phủ Cách mạng Lâm thời và sẽ chỉ ký một thỏa thuận tách biệt không liên quan tới lực lượng này. Trên thực tế, mỗi bên lại ủng hộ những điều khoản nằm trong lợi ích của mình. Các cuộc chiến tranh cách mạng hiếm khi kết thúc bằng ngoại giao.

    Đối với Tổng thống Richard Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger, Hiệp định cung cấp thời gian mà cùng với nó họ hy vọng sẽ chiến thắng Cuộc chiến Việt Nam bằng cách bảo với Trung Quốc và Nga - hai nước đang ở trong một tiến trình chia rẽ sâu sắc, rằng nếu họ không hợp tác với Mỹ thông qua cắt viện trợ quân sự cho những người Cộng sản Việt Nam, họ sẽ có các biện pháp tăng cường sức mạnh cho kẻ thù của họ, bằng cách đó đe dọa kích động hai cường quốc cộng sản này chống lại nhau - còn gọi là "phép đạc tam giác".

    [​IMG]
    Toàn cảnh cuộc ký kết Hòa đàm Paris. Ảnh tư liệu
    Niềm tin rằng ngoại giao khéo léo sẽ thành công đã trói buộc chính phủ Mỹ, và họ tin vào ảo tưởng này cho tới tận khi thực tế ở Việt Nam trở nên không thể đảo ngược. Mỹ công khai nói với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bắc Việt Nam, rằng viện trợ kinh tế sẽ sẵn sàng như một sự "khuyến khích hiển nhiên" nếu họ ngừng "xâm phạm" miền Nam.
    Nhưng những người Cộng sản đã dốc hết sức, lại kém xa về quân số và trang thiết bị so với các lực lượng của Thiệu, do Thiệu nhận được một nguồn cung quân sự khổng lồ từ Mỹ mà phần lớn trong số đó họ không thể bảo trì hoặc vận hành. Những vũ khí mới này không chỉ là một sự vi phạm Hiệp định Paris mà chúng còn khuyến khích Thiệu dám liều về quân sự, mà rút cục ông ta đã bị đánh bại.

    Thực tế kể trên đã khiến quân đội Mỹ đi đến kết luận rằng tiếp thêm vũ khí cho chính quyền Sài Gòn chỉ lãng phí tiền của (hóa ra đúng như vậy). Hơn nữa, vào năm 1973, nhiều sĩ quan Mỹ hiểu rõ thực tế rằng nhiệm vụ chủ yếu của tư lệnh quân đội của Thiệu là củng cố quyền lực chính trị cá nhân của ông này hơn là phục vụ như một lực lượng chiến đấu hiệu quả - và rằng sự vượt trội về vũ khí của lực lượng này là vô nghĩa.

    Thiệu cũng tin rằng Mỹ sẽ trở lại cuộc chiến với các máy bay B-52: các danh sách mục tiêu được vẽ ra. Các kiểm soát viên không gian của Mỹ ở Thái Lan luôn sẵn sàng. Bê bối Watergate của Nixon, rút cục dẫn tới việc ông này từ chức Tổng thống Mỹ, sắp chấm dứt khả năng đó. Tuy nhiên, Thiệu chưa từng nhận ra rằng đồng minh quyền lực và thân cận nhất của ông giờ đã ra đi.

    Hiệp định cũng gây chia rẽ trong ban lãnh đạo Việt nam Dân chủ Cộng hòa, với một số người nghĩ có thể phải một thập niên nữa hoặc hơn mới đạt được chiến thắng.

    Một dòng vũ khí, và khoảng 23.000 cố vấn người Mỹ và người nước ngoài tới dạy cho quân đội Việt Nam Cộng hòa cách sử dụng và bảo quản vũ khí, khiến cho Thiệu ngày càng tự tin, cộng với cam kết bí mật của Nixon rằng sức mạnh không quân Mỹ sẽ trở lại cuộc chiến nếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa quân trở lại miền Nam, cam kết mà Quốc hội Mỹ không hề hay biết và rất có thể sẽ phản đối nếu xảy ra.

    Nhưng cả Trung Quốc và Liên Xô, mặc dù ngày càng chia rẽ, đều không phản bội những người Cộng sản Việt Nam theo cách và thời gian mà chiến lược ngoại giao của Kissinger hy vọng. Ảo tưởng rằng ngoại giao khôn khéo sẽ thành công khi mà sức mạnh quân sự thất bại đã buộc chặt Nixon và Kissinger cho đến khi tất cả trở nên quá muộn. Hơn nữa, các yếu tố mà sẽ quyết định kết quả cuối cùng của một cuộc chiến trường kỳ đã vượt tầm kiểm soát của Mỹ.

    Thiệu đã dùng khoảng thời gian trì hoãn mà Hiệp định mang lại cho ông ta để nỗ lực củng cố quyền lực của mình và trong quá trình đó bắt đầu xa lánh các thành phần trong dân chúng miền Nam không phải là "cộng sản" nhưng muốn kết thúc một cuộc xung đột gây đau thương cho Việt Nam trong nhiều thập niên. Hiệp định được dự kiến, ít nhất có vẻ như vậy, mang lại hòa bình và hòa giải, chứ không phải thêm chiến tranh. Họ không hay biết gì về các giả thuyết suông của Kissinger nhằm cho phép Mỹ cứu vãn "tín nhiệm" của mình.

    Người dân thành thị ở Nam Việt Nam khi đó, đặc biệt là các Phật tử, phải chịu một mức độ đàn áp chưa từng thấy bởi chính quyền Thiệu. Báo chí và truyền hình bị kiểm soát ở một mức độ mới, và sự trấn áp càng khiến cho một bộ phận ngày càng đông dân cư thành thị xa lánh. Thiệu còn làm xa lánh cả những đồng minh tự nhiên của ông: nhiều người trở nên trung lập.

    Những người tha phương muốn trở lại làng quê ở những khu vực có người Cộng sản nhưng nhìn chung họ bị cấm đoán - một sự vi phạm các điều khoản của Hiệp định. Lúa gạo và hàng hóa bán cho nông dân ở vùng châu thổ sông Mekong bị giám sát chặt chẽ để ngăn không cho lúa gạo tới tay quân Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Trong khi đó, Thiệu sử dụng nguồn vũ khí dồi dào mà Mỹ cung cấp cho ông ta, đặc biệt là pháo, và đến năm 1974, một cuộc chiến tranh nóng đã tái diễn (nhưng không có quân đội Mỹ), với quân đội Việt Nam Cộng hòa (ARVN) nổ súng ác liệt hơn nhiều so với những người Cộng sản.

    Thực tế, dù dự kiến đạt được gì thì Hiệp định Paris 1973 chỉ mang lại một khoảng thời gian tạm lắng trong Cuộc chiến Việt Nam. Sai lầm của Thiệu là không nỗ lực làm cho Hiệp định Hòa bình có hiệu lực, chia sẻ một chút quyền lực với các Phật tử, với tầng lớp trung lưu, thậm chí với một số người Cộng sản - mà phần lớn họ là những người dân tộc chủ nghĩa thực sự. Thay vào đó, ông ta nghĩ sự vượt trội về vũ khí sẽ cho phép mình giành toàn thắng. Thiệu đã quá nhầm, và phải kết thúc trong cảnh sống tha hương khi quân đội của ông ta tan rã vào mùa xuân năm 1975.

    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/105596/ai-pha-vo-hiep-dinh-paris-1973-.html

    Thấy chưa, quanh đi quẩn lại cũng tại bọn chó tư bản đế quốc và tay sai phá nát VN, chứ đeó phải thằng Tầu khựa nào vô đây cả, trong khi những người du học "XHCN" bên "Tầu Khựa" như Bác Hồ lại là những người yêu nước VN, giải phóng thống nhất VN :)
  9. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    mình chỉ phân tích vậy thui chứ có dùng võ miệng đâu nhỉ[r23)][r37)][:P]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    cho dù có nam tử Hán thế nào cũng không thể đánh 1 nước mà khả năng thất bại rất cao. Đánh Nhật chẳng khác nào vả vào mặt Mỹ, chưa kể một mình Nhật đã dư đối phó, chỉ cần Mỹ chia sẽ tin tức tình báo, hỗ trợ vũ khí hậu cần chứ chưa nói đến hiệp ước phòng thủ chung Nhật Mỹ thì cũng đủ thấy khả năng thất bại cỡ nào@} Chớ nên so sánh hiệp ước này với hiệp ước Xô Việt ngày xưa[-X. Nhìn những gì gần đây trên chính trường khu vực, nhất là những chuyến thăm ngoại giao và những thứ có liên quan đến Mỹ đủ thấy điểm nóng là khu vựcĐNA bởi vì tin tức của Mỹ rất nhạy và nó thể hiện ở những bước đi của các nước liên quan >:D<
  10. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Giọng điệu hán Li ăn mày (giả hay thật cũng thế) đúng bản chất tiểu nhân, hạ cấp đặc sắc Tung của, vừa tham lam, vừa thâm hiểm, vừa hung hăng.....Việt Nam chưa hề sợ Tung của, một đất nước giờ phát tiết ra những kẻ biến thái, mất hết đạo đức làm người.
    Sự hào nhoáng, đồ sộ của bộ mặt diêm dúa chết người của tung của đang trả giá bằng sự sụp đổ nguy hiểm của môi trường sinh thái, đạo đức xã hội và bất ổn chính trị. Một đất nước đã dốc hết nguồn lực để mua danh hão, ôm mộng bá chủ, Thiên Triều bệnh hoạn. Giờ đây Tung của đang trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Sức ép dân số nhiều, lệch giới tính, khoảng cách giàu nghèo, lối sống vong bản sính ngoại...cực đoan dân tộc.đang chà đạp lương tri con người và giá trị nền văn minh Trung Hoa lâu đời.
    Đúng ra nền văn minh này sẽ rực rỡ hơn trong thời đại ngày nay...thế mà những đầu óc gian hùng, u mê, mù quáng dân tộc chủ nghĩa Tung của đang vùi sâu văn minh của họ vào vũng bùn tăm tối ngoài lề văn minh nhân loại...:-w

Chia sẻ trang này