1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    4.234
    Đã được thích:
    2.113
    D với C... gì Bác Cồ! Đây là một ván cờ. nhưng suy nhĩ kỹ thì Người là 2 anh Lớn mà thôi . Đó là Nga Ngố và Chú Sam. Và Người đi cở là anh vừa to vừa béo và anh Lùn .Nếu TQ và Nhật tẩn nhau thì Người võ đùi sung sướng nhất là anh Ngố. Chú Sam Ko muốn điều này xảy ra.(Vì ....) .Nước cờ do Chú lùn đi là Quốc hữu hóa Senkaku/ Điếu Ngư dẫn đến Thế Cờ này .
    p/s : Bác nào đánh cờ giỏi thì đừng có ném đá em.[:D]
  2. lee_pong

    lee_pong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2013
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Obama sẽ xoay trục từ Đông Á... trở về nước Mỹ?

    (ĐVO) - Nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Obama có thể sẽ xác nhận những hạn chế sức mạnh của Mỹ trong một thế giới thay đổi.

    Tiền lệ tổng thống vịt què

    Nhiệm kỳ 2 các đời tổng thống Mỹ luôn được khởi đầu bằng những kỳ vọng to tát và những ngôn từ vỹ đại của tổng thống tái cử. Do không còn phải bận tâm về tái tranh cử, tổng thống được tự do theo đuổi các ý tưởng lớn và bảo vệ di sản của mình tại Nhà Trắng. Tổng thống Barack Obama, lại tuyên thệ nhậm chức vào chủ nhật vừa qua, hiểu rất rõ những cơ hội cũng như hạn chế chính trị của ông trong nhiệm kỳ 4 năm tới tiếp theo ở Nhà Trắng.
    Về phía lạc quan, Obama sẽ thúc đẩy cái có thể được gọi là một quá trình chuyển đổi, tuy còn tranh luận, sang một đa số của đảng Dân chủ tại nước Mỹ.
    [​IMG]
    Tổng thống Obama trong lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ 2 của mình Chiến thắng thuyết phục của ông trước đối thủ của đảng Cộng hòa tháng 11 vừa qua được cho là bắt nguồn từ hồ sơ nhân khẩu học đang thay đổi ở Mỹ và sự xuất hiện của một liên minh giữa các tầng lớp trung lưu thành thị, nhân dân lao động, dân tộc tiểu số và phụ nữ. Một đa số của đảng Cộng hòa trước đó được xây dựng quanh các tầng lớp dân chúng ngoại ô, dân cư nông thôn, các doanh nghiệp nhỏ, phe hữu tôn giáo dường như đang bị mai một.
    Những người ủng hộ tổng thống đang gây sức ép đòi Obama làm hết mình để loại trừ triệt để liên minh Cộng hòa và củng cố đại đa số đang nổi lên của đảng Dân chủ. Tuy nhiên, Obama nhận thấy những nguy hiểm trong việc với quá tầm trong nhiệm kỳ 2 cũng như những khó khăn của việc biến đại đa số cử tri thành độc quyền trong chính sách.
    George W. Bush, tổng thống tiền nhiệm của ông đã không thể biến sự kiểm soát Nhà Trắng và đại đa số ở cả hai viện của quốc hội – dành được trong bầu cử năm 2004 – thành một sự ủng hộ cho việc cải cách hệ thống an ninh xã hội của Mỹ. Ý định thay đổi luật nhập cư của ông đã gây ra một phản ứng dữ dội trong đảng Cộng hòa.
    Tồi tệ hơn, hầu hết các đời tổng thống nhiệm kỳ 2 thường nhanh chóng mất lực và bị vướng vào các vụ tranh cãi. Bush bị khập khiễng bởi thất bại do chiếm đóng Iraq; Bill Clinton thì vướng vào vụ quan hệ với Monica Lewinsky, và Ronal Regal thì bị vụ bê bối Iran-Contra. Đây mới chỉ là những tổng thống tái đắc cử nhiệm kỳ hai gần đây nhất của Mỹ.
    Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự dũng cảm chính trị của Obama trong mấy tuần qua kể từ khi ông tái đắc cử. Ông đã buộc những người Cộng hòa từ bỏ giáo điều chống lại việc tăng thuế; ông đã thách thức giới vận động hành lang hùng mạnh về sở hữu súng và bất chấp nhóm vận động hành lang ủng hộ Israel trong việc đề cử cựu thượng nghị sỹ Chuck Hagel làm Bộ trưởng bộ quốc phòng.
    Trong khi các hành động này rất ấn tượng, Obama chắc chắn sẽ phải đối phó với nhiều sự phản đối, kể cả ngay trong nội bộ đảng của ông, trong việc thúc đẩy quốc hội chuẩn y những thay đổi xã hội và kinh tế đang được trông đợi từ lâu ở Mỹ.
    Như thường lệ, vào năm 2014, khi diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, ông Obama rất có thể đã trở thành một tổng thống vịt què. Đến lúc đó chiến dịch vận động tranh cử tổng thống năm 2016 sẽ thực thụ bắt đầu. Sau sáu năm phục vụ tổng thống các nhân vật chủ chốt của chính quyền có khuynh hướng muốn ra đi và làm cạn kiệt khả năng lãnh đạo của tổng thống.
    Xoay trục
    Tuy nhiên, một tổng thống vịt què ở trong nước không nhất thiết là một tổng thống không có hiệu lực ở nước ngoài. Trên thực tế, những tổng thống nhiệm kỳ hai thường được tự do về chính trị và có động lực để theo đuổi các sáng kiến lớn về chính sách đối ngoại hơn.
    Bill Clinton đã thúc đẩy hiệp định hòa bình giữa Israel và Palestine cho đến ngày cuối cùng của ông tại Nhà Trắng. R. Regan đưa ra một chương trình kiểm soát vũ khí hạt nhân đầy tham vọng với Mikhail Gorbachev thuộc Liên Xô cũ. Tổng thống Bush thúc đẩy quốc hội Mỹ thông qua sáng kiến hạt nhân dân sự với Ấn Độ trong những tháng cuối cùng ông làm tổng thống năm 2008.
    Tuy nhiên về lĩnh vực chính sách đối ngoại, Tổng thống Obama đang bị vướng vào tình huống trớ trêu: Ông nhấn mạnh về việc chấm dứt phiêu lưu quân sự của Mỹ ở nước ngoài và tiếp thêm chủ nghĩa hiện thực rất cần thiết vào thế giới quan của Mỹ. Nhưng khuôn mẫu đó lại không phù hợp với các động thái chính sách đối ngoại mạnh mẽ mới.
    Obama đã khá thẳng thắn khi tuyên bố rằng nước Mỹ cần phải xoay trục về trong nước thay vì phung phí sức lực cho việc giải quyết những vấn đề của thế giới. Chấm dứt các cuộc chiến tranh tốn kém của Mỹ ở Iraq và Afghanistan nằm trong ưu tiên hàng đẩu của chương trình nghị sự của Obama.
    Nếu như ông Bush sử dụng nhiều thuật hùng biện về nghĩa vụ của Mỹ thúc đẩy dân chủ trên toàn thế giới trong bài phát biểu nhậm chức lần thứ hai của ông tháng 1 năm 2005, thì ông Obama nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng đất nước ở trong nước, một chủ đề mà ông thường đề cập trong suốt chiến dịch tái tranh cử của ông.
    Phe hữu, bao gồm cả các nhân vật tân bảo thủ, không phải là nguồn lực duy nhất của chủ nghĩa can thiệp Mỹ thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh. Những người tự do bên cánh tả, thường thống trị chính sách đối ngoại của Mỹ trong Đảng Dân chủ, cũng không kém phần hăng hái về chủ trương sử dụng sức mạnh của Mỹ nhằm thay đổi thế giới.
    Trong suốt nhiệm kỳ đầu của mình, ông Obama đã phải đối mặt với không ít sức ép từ phía tả đòi can thiệp mạnh hơn vào Trung Đông, nhưng ông Obama đã lựa chọn cách hạn chế bớt sự dính líu của Mỹ từ Libya và Syria trước đây cũng như ở Mali hiện nay. Ông cũng giới hạn những kêu gọi sử dụng sức mạnh để chống lại Iran.
    Obama đã xác định rõ là Mỹ sẽ không phái quân tham gia vào các chiến dịch quân sự lớn ở nước ngoài. Chiến lược chống nổi dậy – phía trái của định nghĩa xây dựng quốc gia – rất có thể sẽ là điều đáng ghi nhớ sau khi Mỹ rút các lực lượng của mình khỏi Afghanistan.
    Điều này không làm cho Obama trở thành một con bồ câu hòa bình mà nhấn mạnh sự khôn ngoan về chính trị của ông. Chiến lược của Obama là chỉ triển khai một số lượng nhỏ thuộc lực lượng đặc biệt và các máy bay không người lái để đạt được các mục tiêu an ninh của Mỹ ở nước ngoài.
    Trên hết là để cho các cường quốc khác, như Pháp và Anh, hành động nhiều hơn trong khu vực Bắc Phi lân cận của châu Âu. Obama tin rằng Mỹ không còn là giải pháp quân sự đầu tiên để hóa giải các thách thức về an ninh trên toàn thế giới.
    Đối với Obama, chiến lược an ninh quốc gia là vấn đề xác định các ưu tiên chính sách, tránh phung phí nguồn lực quân sự của Mỹ, tập trung vào những lĩnh vực có lợi ích quốc gia sống còn. Chiến lược xoay trục từ trung Đông sang Đông Á trong nhiệm kỳ một của Obama cần được nhìn nhận trong bối cảnh này.
    Nếu Obama duy trì lộ trình theo chủ nghĩa hiện thực trong chính sách đối ngoại hiện hành, chống lại những cám dỗ tự do không can thiệp vào bất cứ nơi nào, tiếp tục tập trung vào việc làm trẻ hóa nước Mỹ, cô đọng định nghĩa về lợi ích quốc gia của Mỹ, thì thế giới sẽ ứng xử với một nước Mỹ hoàn toàn khác.
    Lúc đó, di sản của Obama có lẽ là làm cho nước Mỹ thích nghi với logic thắt lưng buộc bụng ở trong nước và thừa nhận các hạn chế quyền lực của mình trong một thế giới đang thay đổi.


    http://www.baodatviet.vn/the-gioi/b...e-xoay-truc-tu-dong-a-tro-ve-nuoc-My-2214365/


    Quá vui, vậy là TQ sắp thâu lại được giang sơn, VN thì bớt nỗi lo hạm đội 7 lăm le chiếm biển đông =D>. Đây là thế kỉ của TQ, nước Mỹ nên học cách chấp nhận thực tại và đợi ngày TQ đòi lại Châu Mỹ :-w
  3. Tran-Trung

    Tran-Trung Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2010
    Bài viết:
    1.437
    Đã được thích:
    563
    "Con dân Thiên Triều" sống trong không khí ô nhiễm, thảo nào đầu óc toàn tăng tăng

    Bắc Kinh mịt mù trong khí độc hại

    Ô nhiễm không khí ở thủ đô của Trung Quốc hôm nay tiếp tục ở mức nghiêm trọng, khi khí bụi độc hại lẫn vào sương bao trùm toàn bộ thành phố.


    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Người dân sinh hoạt trong làn sương lẫn khói bụi u ám. Các hạt bụi trong không khí có đường kính từ 2,5 micron trở xuống, có thể thâm nhập sâu vào phổi của con người, đã đạt mức 200 - 300 micro gram/m3 ở Bắc Kinh. Điều này cho thấy không khí đã bị ô nhiễm nặng.
  4. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    kinh tế khủng hoảng tạo nên 1 lỗ hỗng lớn cho nên Mỹ xoay trục về đây có lẽ là để lấp cái lỗ hỗng đó:-??~X@-)
  5. bailamos_1986

    bailamos_1986 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    2.858
    Đã được thích:
    7
    Hic hic định ngồi đọc thôi, nhưng.... chậc vịt, heo, gấu, nai, hươu, thằn lằn, rắn mối... có hạ đẳng nhưng cũng là những con vật có thật còn rồng chỉ nằm trong trí tưởng bở của thiên triều mà thôi [:P][:P][:P], bác nào còn tấm hình rồng bị nguyên đám hạ đẳng nó xẻ thịt thì post lên cho em nó mở mắt đi [r23)] [r23)] [r23)]
  6. anhvao

    anhvao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/03/2009
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    75
    Láng giềng Phi đã kiện Tầu khựa ra tòa án quốc tế về đường lưỡi bò phi pháp. Không biết VN mình có dám làm không, hay lại sợ anh bạn 16 chữ tốt nổi giận.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Láng giềng Phi đã kiện Tầu khựa ra tòa án quốc tế về đường lưỡi bò phi pháp. Không biết VN mình có dám làm không, hay lại sợ anh bạn 16 chữ tốt nổi giận.
  7. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    663
    sẽ làm nhưng chưa đến lúc vì làm lúc này hiệu quả chưa cao, chờ nó càng làm bậy dư luận quốc tế càng ghét, quay qua ủng hộ nhà mình nhiều thì mình sẽ kiện, nhưng thằng Phi nay ăn cơm hớt ~X, làm bậy phá kế hoạch của nhà mình nhưng ảnh hưởng không nhiều, vì còn nhiều cơ hội khác mà :-bd
  8. lee_pong

    lee_pong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2013
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    ********* đẻ lùn láo lắm rồi :-w

    Tuần duyên Nhật phun vòi rồng vào tàu Đài Loan

    Lực lượng tuần duyên Nhật Bản hôm nay dùng súng phun vòi rồng vào một chiếc tàu chở các nhà hoạt động Đài Loan gần Senkaku/Điếu Ngư, tâm điểm tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông.
    > Tàu Đài Loan đến đảo tranh chấp với Nhật Bản


    [​IMG]

    Tàu tuần duyên Nhật phun vòi rồng vào chiếc tàu của Đài Loan. Ảnh: Huanqiu "Sau khi vào khu vực tiếp của đất nước chúng tôi, con tàu có các nhà hoạt động Đài Loan tiếp tục đi về phía đông. Vì thế, tàu tuần tra của chúng tôi đã tiến hành ngăn chặn đối với tàu này, ví dụ như cản đường của nó và phun nước", AFP dẫn thông báo của tuần duyên Nhật Bản.
    Ảnh tàu tuần duyên Nhật phun vòi rồng vào tàu Đài Loan Vào thời điểm xảy ra va chạm, tàu Đài Loan ở cách Senkaku/Điếu Ngư khoảng 32 km về phía tây - tây nam. Tuần duyên Nhật xác nhận thông báo của tuần duyên Đài Loan rằng chiếc tàu sau đó đã rời đi. "Con tàu rời khu vực kể trên vào khoảng 13h30 và tiếp tục di chuyển theo hướng tây - tây nam ra xa khỏi quần đảo Senkaku", thông báo của tuần duyên Nhật cho hay.
    Theo tuần duyên Đài Loan, con tàu kể trên bắt đầu quay về lúc 11h30 giờ địa phương và dự kiến tới cảng Shenao ở phía bắc đảo Đài Loan khoảng 19h tối nay theo giờ địa phương. Người phát ngôn tuần duyên Đài Loan Shih Yi-che thậm chí cho hay tàu này cũng đáp trả tàu tuần tra Nhật bằng cách phun nước.
    Video tàu Nhật, Đài Loan đấu vòi rồng năm ngoái Theo hãng tin Kyodo, sáng 24/1, Cơ quan Tuần duyên của Đài Loan cho biết chiếc tàu kể trên có 7 người, gồm một thuyền trưởng Đài Loan, 4 nhà hoạt động xã hội của đảo, một phóng viên truyền hình và một công nhân ngước nước ngoài. Chuyến đi tới đảo được dự kiến mất khoảng 8-9 tiếng. AFP đưa tin đến 7h (giờ địa phương), con tàu còn cách Senkaku/Điếu Ngư 107 km. Nhóm các nhà hoạt động cho biết họ muốn đưa tượng nữ thần biển cả Matsu tới quần đảo này để người dân có thể tới đó thờ cúng.
    Tháng 9/2012, hàng chục tàu cá Đài Loan cũng khởi hành đến vùng biển quanh đảo tranh chấp, thậm chí có tàu thâm nhập vào vùng lãnh hải mà Nhật tuyên bố, để khẳng định chủ quyền. Các tàu tuần duyên Nhật Bản sử dụng vòi rồng để cản đường các tàu này, dẫn đến màn đấu vòi rồng giữa hai bên khi tàu tuần tra Đài Loan đáp trả bằng những ống nước áp suất cao.
    Senkaku/Điếu Ngư là quần đảo không người ở trên biển Hoa Đông. Nhật quản lý quần đảo này trên thực tế và đặt tên là Senkaku, trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với nhóm đảo này với tên gọi Điếu Ngư. Tranh chấp chủ quyền giữa hai bên bùng phát hồi năm ngoái sau khi Nhật tuyên bố quốc hữu hóa các đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư. Hàng loạt cuộc biểu tình chống Nhật đã nổ ra ở Trung Quốc, khiến quan hệ hai nước rơi vào tình trạng xấu nhất sau nhiều thập kỷ.


    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2013/01/tuan-duyen-nhat-phun-voi-rong-vao-tau-dai-loan/


    Trong lúc hoạn nạn tứ bề thọ địch, dân tộc Hán đã mặc cho sự va chạm ý thức hệ - cùng chung tiếng nói đoàn kết chống chủ nghĩa quân phiệt mới [r32)]


    Báo Hoàn Cầu: Trung Quốc nhất định sẽ cho Nhật một bài học!


    Thời báo Hoàn Cầu ngày 24/1 đăng bài xã luận 'Trung Quốc nhất định sẽ cho Nhật Bản một bài học sâu sắc'. Tờ báo tự tin nếu chiến tranh xảy ra, Nhật Bản sẽ hoàn toàn thảm bại.

    [​IMG]
    Một số diễn đàn về quân sự đưa máy bay Thành Đô J-10 (Chengdu J-10, ảnh trên) của Trung Quốc và Đại bàng F-15 (F-15 Eagle) của Nhật Bản ra so sánh về sức chiến đấu. Ảnh: Linskysplace.
    Nhật buộc Trung Quốc 'nuốt chiếc răng rụng'

    Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, ông Natsuo Yamaguchi- đặc phái viên của đảng cầm quyền Nhật Bản đang có chuyến thăm Trung Quốc và mang theo bức thư mà thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đích thân viết gửi cho tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình.​

    Báo chí phương Tây gọi hành động này là “thủ tướng Nhật Bản gửi cành ô liu cho Trung Quốc”. Vấn đề được đặt ra là đây có phải cành ô liu thật hay không? Và chính phủ Trung Quốc sẽ làm gì ngay sau đây?​

    Tờ báo này nhận định theo giọng kẻ cả rằng có thể nhận thấy, ông Natsuo Yamaguchi đến để “bắn tin” với Trung Quốc, nhưng đằng sau vị đặc phái viên này, thủ tướng Shinzo Abe và bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Shigeru Ishiba lại lần lượt bày tỏ thái độ “không thể thương lượng” xung quanh vấn đề Điếu Ngư (Senkaku), giọng điệu rất ngang nhiên, hống hách.​

    "Trung Quốc tiếp đãi ông Natsuo Yamaguchi theo nghi thức long trọng, nhưng vị đặc phái viên này chưa kịp “bắn tin” thì những ngôn từ đó dường như đã bị rớt giá thê thảm!" - Hoàn Cầu nhận xét.​

    Có thể chính phủ ông Shinzo Abe rất có thiện chí muốn xoa dịu quan hệ Trung Nhật, hay nói ngược lại, đâu phải Trung Quốc không có nguyện vọng này?​

    Năm 2012, quan hệ giữa chính quyềnYoshihiko Noda và Bắc Kinh xấu đi rõ rệt, chắc hẳn hai bên đều không muốn cục diện phát triển theo chiều hướng đó. Nhưng điểm cốt lõi của vấn đề là, Nhật Bản rất cứng đầu trong vấn đề Điếu Ngư (Senkaku), đồng thời muốn Trung Quốc nuốt chửng chiếc răng cửa đã bị Nhật Bản đánh rụng vào bụng, như thế hai bên sẽ bình an vô sự. Nhưng Trung Quốc không thể chiều theo ý nguyện của Nhật Bản và lùi bước trong thời khắc quan trọng này.​

    Tờ báo sặc mùi dân tộc chủ nghĩa này lưu ý: Năm ngoái ông Yoshihiko Noda cũng gửi thư cho Bắc Kinh, nhưng thực tế đã chứng minh được rằng, những điều ông ta nói thật vô cùng lãng nhách. Sau đó ông Yoshihiko Noda đã phát ngôn rằng “không ngờ” Trung Quốc lại phản ứng quyết liệt như vậy, sự ấu trĩ trong đầu óc chính trị của ông ta đã bị dư luận chỉ trích, mỉa mai dữ dội.​

    Lối tư duy của Shinzo Abe và Yoshihiko Noda không khác gì nhau, ít nhất bề ngoài đều như vậy. Ông ta nói với Nhật Bản và phương Tây rằng, tôi rất có thiện chí trong việc cải thiện mối quan hệ Trung Nhật, chỉ cần Trung Quốc nhất trí coi đảo Senkaku (Điếu Ngư) là lãnh thổ của Nhật Bản thì mọi chuyện sẽ vô cùng xán lạn!​

    Rất nhiều học giả Âu Mỹ cảm thấy khó lý giải khi Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra tranh chấp gay gắt xung quanh đảo Điếu Ngư (Senkaku) – một mảnh đất vô cùng bé nhỏ không có người sinh sống. Đây là hai nước lớn, kim ngạch trao đổi thương mại cực lớn, cục diện trước mắt đúng là khá khó tin. Nhưng không thể có cách nào, anh bạn láng giềng này của Trung Quốc thậm chí còn khẳng định “không thể thương lượng”.​

    Rồi Hoàn Cầu chuyển giọng ôn hòa, phân tích: Chiến lược của Trung Quốc ban đầu là muốn xoa dịu căng thẳng, tăng cường điều động những mặt tích cực trong quan hệ Trung Nhật. Và buộc tội: Tuy nhiên dường như Nhật Bản không hề có tinh thần thỏa hiệp, dường như họ đã quen với việc coi mình là trên hết, o ép người khác, hoặc là quen với việc bị đánh cho không ngóc đầu lên nổi. "Trong cuộc xung đột Trung Nhật, chỉ khi va phải bức tường lửa đạn, bọn họ mới chịu tự điều chỉnh." - tờ báo đanh thép cảnh cáo.​

    Hoàn Cầu nhìn nhận việc Nhật cử Natsuo Yamaguchi mang thư đến Trung Quốc, cành ô liu này khiến người ta nghi ngờ rằng không phải tặng cho Bắc Kinh mà chỉ là để Shinzo Abe cho phương Tây thấy rằng: Nhìn đó, chúng tôi đang chủ động xoa dịu căng thẳng, quả bóng đã được đá sang cho Trung Quốc rồi.​

    Chắc Trung Quốc cũng không cần đối phó với Nhật Bản bằng một lập trường nhất quán, ít nhất chúng ta nên linh hoạt trong mọi trường hợp, các hoạt động trao đổi thương mại bình thường giữa hai nước vẫn nên tiếp tục duy trì.​

    'Dạy cho Nhật một bài học'

    Nhưng người Trung Quốc buộc phải nhìn thấu Nhật Bản, cho dù tỏ thái độ hữu hảo hay đối kháng với họ, chỉ có sức mạnh quốc gia là điểm tựa căn bản để duy trì lập trường của Trung Quốc. Đây là thông điệp mà Nhật Bản có thể nghe và hiểu rõ nhất, mọi cuộc đối thoại trên phương diện khác giữa Trung Quốc và Nhật Bản đều chỉ là phụ mà thôi.​
    Truyền thông Nhật đưa tin, máy bay chiến đấu Trung Quốc J-10 nhiều lần bay vào vùng trời gần quần đảo Snekaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền, khiến Nhật Bản phải điều các chiến đấu cơ F-15 đến để bảo vệ quần đảo mà Nhật kiểm soát trên thực tế. Đồ họa: Fujitv. ​

    Sau một hồi phân tích, Hoàn Cầu kết luận Nhật Bản buộc phải lùi bước trong lập trường về đảo Điếu Ngư (Senkaku), nếu Nhật Bản không lui một bước, Trung Quốc sẽ tiếp tục đối chọi với Nhật Bản.​

    Ván bài này Nhật Bản chịu cược bao nhiêu, Trung Quốc sẵn sàng đón tiếp. Mặc dù thái độ bên ngoài của chính quyền Shinzo Abe rất cứng rắn, nhưng ý chí chân thực của Nhật Bản lại thua xa Trung Quốc. Thực tế này sớm muộn sẽ khiến Nhật Bản hụt hơi, mặc dù bề ngoài tiếp tục nói mạnh, nhưng đôi chân cũng sẽ kín đáo lùi về sau.​

    Tờ báo đại diện cho giọng điệu hiếu chiến của phái diều hâu Trung Quốc đe dọa: Những xung đột quanh đảo Điếu Ngư (Senkaku) giúp Trung Quốc có cơ hội để tiêu hao sức mạnh, nếu đã như vậy thì nhất định Trung Quốc sẽ cho cả đất nước Nhật Bản một bài học sâu sắc.​

    Cuộc đấu tranh này sẽ phải tiến hành sao cho Nhật Bản không dám khiêu khích với Trung Quốc trong một thời gian rất dài trong tương lai. Nhật Bản cần biết rằng, Nhật Bản tung về phía Trung Quốc luồng lực lớn thế nào thì luồng lực đó sẽ đánh trở lại chính mặt Nhật Bản.​

    Hoàn Cầu cho rằng cuối cùng quan hệ Trung - Nhật sẽ dịu đi vì Trung Quốc không có hứng thú với việc gây gổ với Nhật Bản, quốc gia này sẽ ngày càng mất đi sức mạnh và không thể đối đầu thực thụ với Trung Quốc. "Nhưng cục diện đó chỉ có thể xuất hiện sau khi đối chọi, đây là kết quả tất yếu khi sức mạnh Trung Quốc đã vươn tới ngày hôm nay. Rất tiếc rằng Nhật Bản chỉ thích chơi kịch bản đó!" - Tờ báo tuyên bố.

    http://dantri.com.vn/the-gioi/bao-hoan-cau-trung-quoc-nhat-dinh-se-cho-nhat-mot-bai-hoc-688983.htm

    Đúng là càng lúc càng thán phục tinh thần Hảo Hán ^:)^
  9. lee_pong

    lee_pong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2013
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    " Ai cũng sợ TP HCM đòi quyền tự trị ! "
    Ngày 24/1, HĐND TP.HCM tổ chức hội nghị lấy ý kiến của những người nguyên là lãnh đạo HĐND TP, lãnh đạo sở ngành, trường cán bộ TP...

    Quyền tài phán

    Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã có thêm một chương với ba điều về Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.

    Nguyên Phó chủ nhiệm VPQH Trần Quốc Thuận: Hội đồng Hiến pháp phải có quyền tài phán


    Dự thảo ghi rõ “Hội đồng Hiến pháp kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật” và có chức năng “kiến nghị Quốc hội xem xét lại các văn bản quy phạm pháp luật của mình khi phát hiện có vi phạm Hiến pháp” và “yêu cầu *************, Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ…sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật…”.

    Các đại biểu cho rằng, chức năng “kiến nghị” và “yêu cầu” chỉ là nhiệm vụ tham mưu, giúp việc tương ứng như cơ quan hiện hành, hoàn toàn chưa có quyền tài phán.

    Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đề nghị, Hội đồng Hiến pháp phải có quyền tài phán, ra quyết định về tính hợp hiến của văn bản.

    Đồng tình với đề nghị này, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo nói, nên làm rõ chức năng và chế tài của Hội đồng Hiến pháp.

    Nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo: Nếu Hội đồng Hiến pháp chỉ có chức năng tham mưu thì quá yếu


    “Làm thế nào để chúng ta có một Hội đồng Hiến pháp mạnh để xử lý những vi phạm Hiến pháp. Tôi cho đây là một vấn đề quan trọng. Nếu Hội đồng Hiến pháp chỉ có chức năng tham mưu như xem xét, kiến nghị, đề xuất... thì tôi thấy là quá yếu. Nên chăng, xem xét lập Hội đồng Hiến pháp độc lập để xử lý mạnh những vấn đề liên quan đến vi hiến”, bà Thảo đề nghị.

    Theo bà Thảo, trong vấn đề vi phạm Hiến pháp thì không chỉ Quốc hội, hệ thống chính quyền dễ bị vi hiến mà ngay cả người dân cũng dễ bị vi phạm pháp luật.

    “Nếu chúng ta chưa lập được Tòa án Hiến pháp thì Hội đồng Hiến pháp nên có tư cách độc lập để có chế tài xử lý mạnh hơn”, bà Thảo nói tiếp.

    Nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Ngô Minh Hồng cho rằng, khi chúng ta xác lập Hội đồng Hiến pháp mà như dự thảo thì “thà đừng có còn hơn”.

    “Quốc hội đâu có thiếu cơ quan kiểm tra tính hợp hiến, rồi thì kiến nghị Quốc hội, yêu cầu ông này ông kia bãi bỏ… Khi kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật nếu thấy vi hiến là phải bãi bỏ chứ không phải là “ông kiến nghị”. Hội đồng Hiến pháp phải có quyền độc lập với các cơ quan hành pháp, tư pháp và cơ quan lập pháp thì chúng ta mới thành lập cơ quan này, nếu không đừng thành lập. Hay là vấn đề giám sát quyền công dân, là cái chỗ dựa để cho công dân khi người ta cảm thấy quyền của mình bị vi phạm thì tôi có quyền kiện ra hội đồng này”, bà Hồng đề nghị.

    ‘Ai cũng sợ TP.HCM đòi quyền tự trị’

    Trong chương Chính quyền địa phương, nhiều đại biểu nhận xét dự thảo không có bước đột phá mới.

    Bà Ngô Minh Hồng cho rằng, khi TP.HCM có đề xuất gì thì ai cũng sợ TP.HCM đòi quyền tự trị.


    “Nhưng chính vì đặt TP.HCM hiện nay cũng như các tỉnh thành khác rõ ràng là gò bó không cho thành phố phát triển. Mà sự phát triển này là góp phần vào phát triển chung cho cả nước chứ hoàn toàn không phải đòi hỏi tự trị hay đòi hỏi gì hơn thế. Trong số đó có những quyền rất căn bản là quyền của HĐND TP.HCM phải được quyết những vấn đề của TP trong vấn đề phát triển kinh tế - xã hội”, bà Hồng nói.

    Nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Ngô Minh Hồng: Đặt TP.HCM cũng như các tỉnh thành khác rõ ràng là gò bó

    “Chúng ta phải được sử dụng tiền làm ra chứ. Chúng tôi biết là hiện nay chính quyền TP có mấy trăm tỷ chẳng hạn nhưng không được sử dụng trong khi chúng ta cần cho hạ tầng… mà vẫn phải chấp hành đồng nào mua nước mắm, đồng nào mua nước tương”, bà Hồng lý giải.

    Theo bà Hồng, trong sửa đổi Hiến pháp lần này cần phải có nguyên tắc mở rộng hơn quyền tự quyết cho chính quyền địa phương.

    Là người gắn bó nhiều năm với chức vị Chủ tịch HĐND TP.HCM, bà Phạm Phương Thảo cũng nhìn nhận dự thảo sửa đổi Hiến pháp “không như mình muốn” là “dưới thành phố lớn thì có thành phố vệ tinh”.

    “Đối với những đô thị đặc biệt như TP.HCM thì nên có một quy định là thành phố trong thành phố. Tôi cũng kiến nghị đổi luôn UBND thành Ủy ban hành chính và có chế định rõ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu chính quyền các cấp”, bà Thảo đề nghị.

    Trong chương 2 về quyền con người, các đại biểu cho rằng dự thảo Hiến pháp nói nhiều về quyền công dân mà ít nói về quyền con người. Điều 21 ghi “con người có quyền được sống” là còn quá sơ sài, theo các đại biểu nên chăng thêm quyền được “mưu cầu hạnh phúc” và quyền được “tự nguyện chết” vào điều này.

    Điều 39 qui định rõ “nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện” nhưng nhiều đại biểu băn khoăn, trong năm qua đã có nhiều đám cưới của người đồng tính làm xôn xao dư luận mà chưa thấy đưa vào Hiến pháp thì sẽ xử lý thế nào. Cho nên đề nghị đưa vấn đề này vào Hiến pháp.

    Tá Lâm

    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/106813/hoi-dong-hien-phap-phai-doc-lap.html

    Vn có cần QGPND xuống phương nam dẹp loạn giúp ko ? nhớ sau năm 75, TWDCSTQ đã có thiện chí muốn gửi 2 sư đoàn vận tải tới miền nam cứu đói (bên trong là gạo TQ), vậy mà bác Lê Duẩn đã từ chối thẳng thừng, còn đuổi cả người Hoa đi
  10. darkkainyn

    darkkainyn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2012
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    201
    ==! sao trẻ trâu nhiều thế nhỏ mà tại sao ban quản trị DĐ không cho những thành viên trong diễn đàn bỏ phiếu ban vĩnh viễn những nick trẻ trâu phá hoại này nhỉ

Chia sẻ trang này