1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    không bít thương vụ này có đổi được tí nào cho nền CNQP của miềng không?[r2)]
  2. Nguoi_Ban_Gom

    Nguoi_Ban_Gom Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/12/2012
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc vững bước vượt Mỹ =D>
    Quote:
    Viện Khoa học Trung Quốc gần đây đưa ra báo cáo dự báo rằng tới năm 2049 Trung Quốc sẽ vượt Mỹ một cách toàn diện. Vậy, Trung Quốc dựa vào yếu tố nào để vượt Mỹ?

    Trang tin của Tập đoàn Xuất bản Minh kính (Hồng Công, Trung Quốc) mới đây đã đăng bài viết của Hứa Nhất Lực, bình luận viên hàng đầu của kênh chứng khoán, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) bàn về khả năng Trung Quốc vượt Mỹ. Đây có thể coi là ý kiến phản biện trước nhận định của Viện Khoa học Trung Quốc rằng nước này sẽ trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2019.


    Viện Khoa học Trung Quốc gần đây đưa ra báo cáo dự báo rằng năm 2019, Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và tới năm 2049 sẽ vượt Mỹ một cách toàn diện. Nhận định này nhanh chóng trở thành tiêu điểm tranh cãi của dư luận. Vậy Trung Quốc dựa vào yếu tố nào để vượt Mỹ?


    Bài học từ người đi trước


    Nếu xem xét một cách đơn thuần từ khía cạnh tổng sản phẩm quốc nội (GDP), việc Trung Quốc vượt Mỹ về kinh tế là chuyện đã được dự đoán. Đây không phải là nhận định riêng của Viện Khoa học Trung Quốc. Ngay từ tháng 8/2012, Thời báo Tài chính của Anh đã có quan điểm tương tự, khi cho rằng vào năm 2017, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.


    Song, có một điều đáng ngạc nhiên là Mỹ tuyệt đối không lo lắng bị Trung Quốc đuổi kịp và vượt mặt về kinh tế. Ngược lại, các nước Âu - Mỹ trở thành những người được lợi nhất từ sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là Mỹ.


    Nếu kinh tế thế giới chưa thoát khỏi sự ràng buộc vào đồng USD, Trung Quốc tiếp tục ở vị thế “người làm thuê cho Mỹ”. Sự ràng buộc vào đồng USD khiến Trung Quốc dùng vàng bạc thật để tạo ra sản phẩm, mang đi xuất khẩu và đổi lại những “đồng bạc xanh” được in ấn tinh xảo của Mỹ. Nếu xuất phát từ khía cạnh này, việc Trung Quốc có thể vượt Mỹ về kinh tế hay không không phải là cốt lõi vấn đề, và ưu thế về GDP của Trung Quốc là hoàn toàn vô nghĩa.


    Cốt lõi của vấn đề là trong lịch sử có rất nhiều nước đứng đầu thế giới về GDP, nhưng cuối cùng không phải tất cả họ đều trở thành "bá chủ" thế giới. Trung Quốc vượt Mỹ, việc này có tính so sánh rất lớn với việc Mỹ vượt Anh cách đây 100 năm. Vậy Mỹ đã làm thế nào để soán ngôi vị bá chủ thế giới về kinh tế của Anh?


    Thông thường, chúng ta cho rằng kinh tế Mỹ vượt Anh là cốt lõi của vấn đề Mỹ trở thành bá chủ kinh tế thế giới và đồng USD trở thành đồng tiền quốc tế. Nhưng thực tế là ngược lại. Ngay từ giữa thế kỷ 19, giá trị sản xuất công nghiệp của Mỹ đã vượt qua Anh. Nhưng có một điều dễ nhận thấy là gần 100 năm sau, Anh vẫn là nước dẫn dắt kinh tế toàn cầu. Phải tới sau khi Thế Chiến II kết thúc, Mỹ mới triệt để trở thành “đầu tàu" của thế giới mới.


    Tại sao phải mất gần 100 năm sau khi vượt Anh về giá trị sản xuất công nghiệp, Mỹ mới trở thành đầu tàu kinh tế thế giới? Một điểm rất quan trọng là tuy Mỹ sớm vượt Anh về kinh tế, nhưng Anh vẫn không chịu nhường ngôi vị bá chủ thế giới vì được lợi từ vị thế chưa bị đánh đổ của đồng bảng Anh. Tới sau Thế Chiến II, đồng USD mới thay thế vị trí của đồng bảng Anh. Khi đó, Mỹ mới thực sự trở thành bá chủ thế giới.


    Tại sao đồng bảng Anh phải nhường ngôi vị cho đồng USD? Đó là bởi hai cuộc chiến tranh thế giới đã mang đến cho Mỹ cơ hội tích lũy thực lực. Nhiều năm chịu đựng khói lửa chiến tranh và phải tiêu tốn cho chiến tranh đã khiến một lượng lớn dự trữ vàng của Anh chảy ra bên ngoài, mang đến cho Mỹ thời cơ trỗi dậy. Hệ thống Bretton Woods lấy vàng làm cơ sở đã nhanh chóng được thiết lập, cơ hội xưng bá của Mỹ cũng xuất hiện.


    Sau đó, thông qua gói viện trợ kinh tế trị giá 3,7 tỷ USD, Mỹ buộc Anh phải khôi phục việc tự do hoán đổi giữa đồng bảng Anh và đồng USD. Cùng với sự thỏa hiệp của chính phủ Anh, một thời gian sau, đồng bảng Anh phải đối mặt với tình trạng bị bán tháo với lượng lớn, đồng USD trở nên có quyền thế mạnh. Chỉ trong vài tháng, một lượng vàng trị giá hàng tỷ USD đã tháo chạy khỏi Anh. Hệ quả là đồng bảng Anh không còn đủ sức trở lại vị thế trước đó.


    Mấy chục năm sau khi Mỹ trở thành bá chủ thế giới, địa vị này của Mỹ trên thực tế đã gặp phải sự thách thức của không ít quốc gia. Vào những năm 1980, không ít người cho rằng Nhật Bản đã thay thế Mỹ trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Bước sang thập niên 1990, sự trỗi dậy của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tương tự đã dẫn tới thái độ cứng rắn kiểu đối kháng với Mỹ và Mỹ coi các nước Eurozone là đối thủ mạnh.


    Nhưng không đầy 10 năm sau, những viễn cảnh xán lạn khi xưa đã trở nên ảm đạm. Năm 1985, Mỹ bắt tay với 4 nước khác ký Thỏa ước Plaza can dự vào thị trường hối đoái, để đồng USD mạnh hạ cánh mềm. Đồng yên của Nhật Bản sau đó đã tăng giá liên tục trong 20 năm. Khi đồng yên tăng giá gần 70%, một lượng lớn tiền vốn đã chảy vào Nhật Bản. Dòng tiền này không chỉ chặn đứng đường xuất khẩu của ngành chế tạo, mà còn gây ra bong bóng kinh tế ở Nhật Bản.


    Vào thời điểm trước và sau năm 1995, khi Mỹ ngừng can dự vào tỷ giá hối đoái của đồng USD, từ đỉnh cao kinh tế Nhật Bản đã rớt xuống vực sâu. Cái gọi là “phục hưng” và “vượt Mỹ”, thậm chí là “mua cả nước Mỹ” đã trở thành giấc mộng tan vỡ.


    Như vậy, có thể thấy Trung Quốc không phải là nước đầu tiên được cho là sẽ vượt Mỹ. Trước đó, Nhật Bản và châu Âu cũng được nhìn nhận một cách tương tự nhưng đều không thành công.


    Vậy tại sao khi GDP của Mỹ vượt Anh, nước này lại thành công trong việc thực hiện giấc mộng bá chủ thế giới? Phải thấy rằng khi Mỹ vượt Anh đã xuất hiện hai điều kiện rất khó gặp. Một là khi đó thế giới mới vừa kết thúc hai cuộc chiến tranh, đồng USD đã tận dụng thời thế trở thành đồng tiền thế giới. Hai là trong các đồng tiền khi đó, vàng đã trở thành đồng tiền được mọi người công nhận.


    Hai điều kiện này hiện nay rất khó hình thành. Một là trong bối cảnh cách mạng vũ khí hiện nay, không ai dám khinh suất phát động chiến tranh. Hai là vàng vốn là đồng tiền dự dữ quan trọng nhất, nhưng tầm quan trọng của nó lại bị các nước làm suy yếu vì lo sợ sự trở lại của chế độ bản vị vàng. Rõ ràng, sự thiếu hụt của hai điều kiện này sẽ khiến Trung Quốc gặp phải trở lực lớn hơn để vượt qua Mỹ.


    Cái khó của đồng NDT


    Theo tác giả, Trung Quốc đã trải qua 30 năm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Môi trường đầu tư tiềm năng cũng không ngừng bộc lộ tiềm lực lớn để kinh tế Trung Quốc thăng hoa một lần nữa. Nhưng sự phình to của GDP không thể mang tới điều tốt lành hơn cho Trung Quốc trên thực tế.


    Kinh tế Trung Quốc không phải đã bền chắc. Nếu nhìn thẳng vào mức độ tiêu hao năng lượng để tạo ra GDP của Trung Quốc, rõ ràng kiểu tăng trưởng GDP dựa vào đầu tư vốn, nhân lực, vật lực của Trung Quốc đã tự gây ra mầm họa. Lâu nay, mức độ tiêu hao năng lượng cho một đơn vị GDP của Trung Quốc luôn duy trì ở mức cao gấp 3-4 lần mức bình quân của thế giới. Sự trỗi dậy với tốc độ cao trong 30 năm của Trung Quốc không phải không bị trả giá.


    Cùng trong khoảng thời gian 30 năm, Trung Quốc đã tiêu thụ 46% lượng thép, 16% lượng năng lượng và 52% lượng xi măng toàn cầu sản xuất, nhưng chỉ tạo ra chưa đầy 8% GDP toàn cầu. Cái gốc tăng trưởng của Trung Quốc không chỉ cho thấy tính bền vững của tăng trưởng sẽ phải đối mặt với thách thức. Trực tiếp hơn là trong bối cảnh đầu tư quá nóng, mầm họa của lạm phát và nợ nần cao sẽ trở thành điểm bùng nổ trong cuộc chiến tranh tài chính tương lai.


    Xem xét ở góc độ này, việc chìm đắm một cách mù quáng trong ảo mộng “vượt Anh, đuổi Mỹ” là hành vi vô cùng ấu trĩ. Điều mà Trung Quốc cần không phải là ánh hào quang GDP, quan trọng hơn là quyền phát ngôn về kinh tế thế giới. Nếu không có quyền phát ngôn như vậy, Trung Quốc chỉ là công cụ chế tạo của Mỹ.


    Trong bối cảnh Âu - Mỹ lũng đoạn về công nghệ, một nước Trung Quốc phát triển với tốc độ cao nhờ vào sự dịch chuyển của ngành chế tạo đã trở thành công xưởng giá rẻ của các nước Âu - Mỹ.


    Năm 2008, Trung Quốc đã đứng vững trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn, đóng góp không nhỏ khi tạo ra 956 tỷ USD doanh lợi của các doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở nước ngoài trong khi doanh lợi của các doanh nghiệp trong nước Mỹ đạt được không đến 532 tỷ USD.


    Như vậy có thể thấy doanh lợi mà các doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài của Mỹ đạt được lớn gấp 1,8 lần doanh lợi mà các doanh nghiệp trong nước của nước này đạt được. Xem xét ở góc độ số liệu sẽ càng thấy rõ. Mỗi một đồng USD chi cho sản phẩm do Trung Quốc chế tạo có 55 xu chảy vào vị trí làm việc của người Mỹ.


    Rõ ràng trong bối cảnh này, Trung Quốc cần phải có quyền phát ngôn về kinh tế thế giới. Trước tiên, Trung Quốc phải thay đổi hình tượng “công xưởng thế giới” của mình. Trung Quốc phải giữ lại nhiều hơn lợi ích mang lại từ tăng trưởng GDP ở trong nước. Nếu muốn thực hiện việc này, quốc tế hóa đồng NDT là bước đi then chốt nhất, cho dù đồng tiền này nhất thời không thay thế được đồng USD làm đồng tiền thế giới.


    Mấy năm trở lại đây, một số quốc gia đã kêu gọi mở rộng việc phát hành SDR (Quyền rút vốn đặc biệt - đơn vị tiền tệ quy ước của một số nước thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế) làm bước quá độ. Nhưng bước tiến vẫn chậm chạp và đến chỗ nào cũng gặp cản trở. Nhìn lại cái giá phải trả trong quá khứ của đồng yên Nhật Bản, đồng euro và thậm chí là đồng bảng Anh trong cuộc đấu với đồng USD, Trung Quốc cần nhận thức rằng việc vượt Mỹ về GDP tuyệt đối không phải là cái gì đó đáng vui mừng. Đây chỉ là bước đi đầu tiên trong cuộc vạn lý trường chinh mà thôi.

    http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/trung-quoc-dua-vao-dau-de-vuot-my-2013012409194772ca32.chn
  3. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Nhật làm thật hay hù TQ nhỉ, thật thì nhà mình nên trữ ít tiền mua vài con P-3C của Nhật nào. Bọn nó định tăng tốc mua mới P-1 mà ;))

  4. Tran-Trung

    Tran-Trung Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2010
    Bài viết:
    1.437
    Đã được thích:
    563
    TRUNG QUỐC "SẬP BẪY" BÍ THƯ ĐÀ NẴNG NGUYỄN BÁ THANH...

    Một câu chuyện rất hay về ông Nguyễn Bá Thanh, đăng trên trang Facebook của Lịch Nguyên. Xin coppy nguyên văn:

    Tôi luôn dành cho ông NBT sự ngưỡng mộ, đặc biệt là cách ông "đối đãi" với TQ càng làm tôi phục cái tầm và sự tinh tế trong quan hệ ngoại giao hơn..! Ông đúng là một chính khách mà có lẽ quá lâu rồi VN mới xuất hiện...
    Vụ việc sau đây tôi tạm đặt tít:
    "TRUNG QUỐC "SẬP BẪY" BÍ THƯ ĐÀ NẴNG NGUYỄN BÁ THANH..."
    Những ngày đầu năm 2013, khi giới truyền thông trong và ngoài nước bắt đầu “dậy sóng” theo “hiện tượng Nguyễn Bá Thanh”- Ủy viên TW Đảng, Trưởng Ban Nội chính TW, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng thì dư luận rõ hơn về bản lĩnh quyết đoán, dám nghĩ dám làm…của vị bí thư nổi tiếng này. Nhưng ít ai lại biết rằng, đằng sau cá tính nổi trội đó của vị tân Trưởng ban Nội chính TW còn là một con người tinh tế, mưu trí và góc cạnh trong công tác đối ngoại, lắm lúc làm cho đối phương rơi vào “bẫy” việt vị…
    Một trong những sự kiện mà vị Bí thư Đà Nẵng đã làm cho phái đoàn ngoại giao cấp cao của Trung Quốc phải “dở khóc, dở cười” chính là tình huống khi Đà Nẵng đón tiếp phái đoàn do ông Vương Gia Thụy- Trưởng Ban liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn đầu làm việc tại Đà Nẵng. Lúc này, Đà Nẵng chủ động bố trí cho phái đoàn của ông Thụy ở tại một khách sạn trên tuyến đường Trường Sa và tổ chức Hội nghị tại đó(Trường Sa, tên quần đảo của Việt Nam khẳng định chủ quyền và Trung Quốc đang tranh chấp)…khi ông Thụy phát hiện ra địa điểm tổ chức quá “nhạy cảm” và la làng đòi thay đổi nhưng thành phố giải thích là hết chổ nên phái đoàn Trung Quốc đành phải miễn cưỡng chấp nhận.
    Bên lề Hội nghị, ông Nguyễn Bá Thanh không quên tận dụng thời cơ hiếm hoi này để nói về chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với vị lãnh đạo cơ quan đối ngoại TW của ĐCS Trung Quốc đầy quyền thế này, rồi thẳng thắn đề nghị: Tôi (ông Thanh-PV) với anh(ông Thụy) bỏ hai chức vụ ra đề nói chuyện với tư cách bạn bè quen biết và nói chuyện theo văn hóa Á Đông, ông chịu không?
    - Vương Gia Thụy hỏi lại: “Thế văn hóa Á Đông là gì?”
    - Nguyễn Bá Thanh trả lời và ví von: Ông còn hỏi câu đó làm gì. Văn hóa Á Đông là trong gia đình hai anh em mâu thuẫn, thì người anh sẽ luôn nhường cho người em hết, chứ không hề hơn thua...
    - Vương Gia Thụy: Tôi không hiểu rõ các đồng chí, trước Mỹ xâm lược gây bao nhiêu đau thương tan tác ở đây(Việt Nam), giờ Mỹ đưa Tàu sân bay đến, các đồng chí vẫn ra nâng cốc chúc mừng là tôi không hiểu nỗi..?
    Nguyễn Bá Thanh: Xem ra tình báo Hoa Nam của các anh hóa ra cũng yếu quá..?!
    - Vương Gia Thụy: Yếu ra sao?
    - Nguyễn Bá Thanh: Đại sứ quán Mỹ có đến đây (Đà Nẵng- PV) mời tôi đi nhưng tôi đâu có đi. Tôi chỉ đạo cử các lãnh đạo cấp Sở ra với họ tí chứ lãnh đạo có ai đi đâu?
    - Vương Gia Thụy: Hảo, hảo (Tốt, tốt-PV), có gì thì anh em trong nhà nói chuyện chứ làm gì phải quốc tế hóa ầm ĩ lên thì lý lẽ là sao?
    - Nguyễn Bá Thanh: Thực ra nhà có hai anh em nhưng khốn nổi là ông anh “hơi” tham quá, thằng em chỉ chỗ này thì thằng anh bảo của ổng, chỗ kia thì của tao, chỗ khách thì cũng của tao nốt… nên nó tức quá mới gọi “hàng xóm” đến để chứng giám cách xử sự của anh có được không chứ không phải gọi đến để đánh nhau..! Đến đây, ông Thanh không quên nhắc thêm: “Tôi nói cho ông biết, nhà phải có cái hiên, cái sân rồi mới tới cái gì đó… nhưng ông(Trung Quốc- PV) vẽ cái đường lưỡi bò chi mà ôm sát cái bức tường không còn hiên nữa chứ đừng nói sân…thế thì ai chịu nổi(?) Ở Đà Nẵng ni chỉ cần mấy người bơi giỏi thì sải mấy sải là tới đường lưỡi bò của ông ngay thì ông giải thích kiểu chi...(?)
    Tranh thủ lúc này, ông Thanh không quên “ngăm” ông Thụy: “Ông nói lại với ông Đào( Hồ Cẩm Đào- PV), bữa sau nếu đến một lúc nào đó mà thế hệ con cháu chúng tôi theo Mỹ mà chống lại Trung Quốc thì có lỗi của các ông…vì do ông đẩy nó tới chỗ đó! Ông nhớ đừng nhầm lẫn nghe, đừng nghĩ theo Mỹ, theo Nga…không ảnh hưởng đến chúng ta…ông không nhận thức điều đó là ông trả giá đắt thôi, bởi sau này tên lửa mang đầu đạn hạt nhân nó đặt ở Lạng Sơn chĩa thẳng vào nhà ông thì khi đó ông mới giật mình..?”
    - Vương Gia Thụy “khích” lại: “Sao họ không đưa ông(Thanh-PV) vào Bộ ngoại giao để công tác nhỉ…”
    - Nguyễn Bá Thanh: Con người tôi không có khả năng ngoại giao..!

    Hoàng Lịch lược ghi

    (Trích lược thuật nội dung câu chuyện mà ông Nguyễn Bá Thanh kể lại lúc nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp sử học Việt Nam” do GS. Phan Huy Lê- Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trao tặng vào ngày 19-8-2012 tại Đà Nẵng)
  5. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Trung Quốc sẽ huấn luyện quân đội Campuchia

    Thứ Sáu, 25/01/2013 20:12

    http://nld.com.vn/2013012507325704p0c1006/trung-quoc-se-huan-luyen-quan-doi-campuchia.htm
    (NLĐO) - Trung Quốc vừa ký một hợp đồng huấn luyện quân đội Campuchia, đồng thời cung cấp các loại vũ khí mới, khởi đầu là 12 trực thăng Z-9.

    Theo nhận định của tờ Bangkok Post, buổi lễ ký kết được tổ chức đơn giản tại Phnom Penh vào ngày 24-1 nhưng chắc chắn sẽ gây xáo trộn trong khu vực.

    Đặt bút ký vào hợp đồng là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia Moeung Samphan và Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Thích Kiến Quốc với sự chứng kiến của Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh.
  6. lytramphong6789

    lytramphong6789 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2012
    Bài viết:
    609
    Đã được thích:
    8
    Ngày xưa, thiên triều cử sứ thần qua An Nam thăm dò xem có Hiền Tài ko? Từ đó mà hành xử. Giờ Tàu qua gặp Những người như Bác Thanh thì có mà......^:)^^:)^^:)^ . Tuy mạnh yếu mỗi thời một khác nhưng hiền tài thời nào cũng có.
  7. lytramphong6789

    lytramphong6789 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2012
    Bài viết:
    609
    Đã được thích:
    8
    Ngày xưa, thiên triều cử sứ thần qua An Nam thăm dò xem có Hiền Tài ko? Từ đó mà hành xử. Giờ Tàu qua gặp Những người như Bác Thanh thì có mà......^:)^^:)^^:)^ . Tuy mạnh yếu mỗi thời một khác nhưng hào kiệt thời nào cũng có.
  8. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    1.571
    quả thật là tài tình khéo léo NBT , chứng tỏ ở TQ vần còn người muốn nói chuyện và đối thoại chân tình anh em trong nhà nhưng ngặt nỗi quá tham. Vậy ko hiểu sao cán bộ cấp cao còn có ý muốn nói chuyện anh em như thế mà tối ngày hết con chó la viện đến con bò Tập tối ngày cứ rống đòi chuẩn bị chiến tranh. Còn thêm mấy con cún ở VN tối ngày bưng bô đội lốt tàu khựa.
  9. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Nhật thay đổi chương trình quốc phòng

    Chính phủ Nhật Bản hôm qua quyết định soạn thảo chương trình quốc phòng mới nhằm nâng cao khả năng ứng phó trước tình hình an ninh phức tạp trong khu vực.
    Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trong cuộc tập trận hồi giữa tháng một. Ảnh: Presstv
    Tại cuộc họp nội các định kỳ sáng qua, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe nhất trí xem xét lại Đại cương Chương trình Quốc phòng Quốc gia do đảng Dân chủ tiền nhiệm đưa ra năm 2010.
    Nội các Nhật Bản cũng quyết định loại bỏ kế hoạch quốc phòng trung hạn giai đoạn 2011-2015. Chương trình thay thế dự kiến được hoàn thành trong vòng năm nay.
    Các nguồn tin chính phủ cho hay, việc cân nhắc lại chương trình quốc phòng là rất cấp thiết nhằm tăng cường sức mạnh của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF), ứng phó với sự mở rộng quân sự của Trung Quốc, cũng như chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Theo kế hoạch mới, SDF sẽ được bổ sung cả về trang thiết bị và nhân lực.
    Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera nhận xét "môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản đã trở nên khắc nghiệt hơn" đồng thời cam kết thiết lập "sức mạnh phòng thủ phù hợp về cả chất và lượng".
    Ông Itsunori Onodera cho biết đã hướng dẫn thành lập một ủy ban chịu trách nhiệm soạn thảo chương trình mới. Mục tiêu của ủy ban là đệ trình dự thảo sơ lược vào cuối tháng 6 tới.
    Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản cũng dự kiến tăng chi tiêu cho quốc phòng trong năm tài khóa 2013, vốn đã bị cắt giảm suốt 10 năm liên tiếp vừa qua. Sau khi đưa ra được kế hoạch xây dựng quốc phòng năm 2013, Tokyo sẽ tiếp tục soạn thảo kế hoạch trung hạn 5 năm mới, bắt đầu từ năm tài khóa 2014.
    Anh Ngọc[/QUOTE]
    P3c là đồ mà mình thèm nhất.
    Nhật làm thật chứ không phải hù đâu. Bao năm chinh chiến, giờ đại ca Mỹ cũng đã đến lúc hưởng phước rồi[:D], dưới thời ông Obama thì các "chi nhánh" của Mỹ sẽ được thành lập khắp nơi trên thế giới để "đấu thầu" các "công trình" lân cận[:D], và Nhật là 1 "chi nhánh" đang được xây dựng[:D]
  10. Minhtue

    Minhtue Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2012
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    181
    Nguyên nhân chủ quan khiến Trung Quốc không thể vượt Mỹ


    Thứ năm 24/01/2013 08:00 <FONT class=imageattach face=[/IMG]Viện khoa học Trung Quốc đưa ra báo cáo rằng, dự tính đến năm 2049, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ về mọi mặt. Nhưng một số chuyên gia lại đưa ra 5 nguyên nhân khiến Trung Quốc không thể vượt qua được Mỹ.
    Khi trao đổi với phóng viên trang Sohu, bà Margaret Bogenrief, chuyên gia của Công ty tư vấn quản lý rủi ro ACM partners cho rằng, Trung Quốc không thể vượt được Mỹ. Theo chuyên gia này, Trung Quốc đang gặp phải 5 vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của Trung Quốc.

    Tham ô tham nhũng
    Bà Bogenrief cho rằng, khi bàn đến sự nổi lên của Trung Quốc, đa số mọi người đều xem nhẹ hoặc bỏ qua vấn đề tham ô tham nhũng trong hệ thống kinh tế và chính trị Trung Quốc.

    Theo thống kế của Sohu, 5 năm trở lại đây (tính từ 11/2007 đến 6/2012), cơ quan kiểm tra kỉ luật các cấp tại Trung Quốc đã tiến hành điều tra hơn 640 nghìn vụ việc, xử lý kỷ luật hơn 660 nghìn quan chức, trong đó có 24.000 quan chức bị cơ quan tư pháp điều tra xử lý. Ngay sau đại hội toàn quốc Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, có 29 quan chức bị điều tra, trong đó 20 người bị cách chức gồm cả quan chức cấp tỉnh, cấp bộ.
    Bà Bogenrief cho rằng, tham ô tham nhũng khiến giá thành các sản phẩm tại Trung Quốc ngày càng cao lên, kinh tế Trung Quốc sẽ ngày càng ảm đạm.
    Tỉ trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quá lớn
    “Xây dựng cơ sở hạ tầng”, đó là từ duy nhất có thể mô tả sự tăng trưởng của Trung Quốc trong thế kỉ 21 này.
    Đầu tư vào tài sản cố định, một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, tại Trung Quốc năm 2012 tăng 20,6% so với năm 2011, lên đến 36.500 tỉ Nhân dân tệ, riêng một dự án đường sắt đã có mức đầu tư lên đến cả nghìn tỉ Nhân dân tệ.
    Hiện nay, tỉ trọng đầu tư xây dựng hạ tầng tại Trung Quốc chiếm trên 70% GPD, vượt xa mức đầu tư tại Nhật Bản và Mỹ.
    Xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ khiến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có nhiều biến động lớn, viễn cảnh không tăng trưởng chẳng còn quá xa.
    Mạnh tay cho vay tín dụng
    Bữa tiệc đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ khiến Trung Quốc trả giá đắt. Việc đầu tư hạ tầng tại Trung Quốc thường do chính quyền địa phương cho vay đầu tư với hình thức góp vốn. Qua một số nghiệp vụ kế toán, con số vay cụ thể bị che đậy, bưng bít. Trên thực tế, việc đầu tư xây dựng hạ tầng của Trung Quốc nhiều năm qua cho thấy, chính quyền địa phương đang ngồi trên miệng núi lửa của nợ tín dụng. Một khi núi lửa phun trào, khi tỉnh giấc mộng kê vàng, Trung Quốc phải mất hàng chục năm mới giải quyết hết hậu quả.
    Chưa giàu đã già
    Không lâu nữa Trung Quốc sẽ phải đối mặt với vấn đề dân số già, một nguyên nhân làm kinh tế Trung Quốc suy giảm.
    Chính sách “sinh một con” của Trung Quốc khiến nước này tự vướng vào cảnh “tỉ lệ sinh thấp”. Dân số Trung Quốc dự tính đạt mức cao nhất vào năm 2026, sau đó sẽ giảm nhanh. Trong khi đó dân số Mỹ sẽ tăng 40% trong 40 năm tới.
    Theo tính toán của các chuyên gia, đến năm 2050, độ tuổi trung bình của dân số Trung Quốc là 49, cao hơn của Mỹ là 10 tuổi. Điều đó cho thấy, tốc độ để Trung Quốc giàu mạnh lên không bắt kịp tốc độ già đi của dân số. Hậu quả là để lại gánh nặng cho hệ thống bảo trợ xã hội.
    Ngoài ra, từ năm 2013 đến năm 2050, số người ở độ tuổi lao động Trung Quốc sẽ giảm 11%, từ 72% xuống còn 61%. Cho dù lực lượng lao động hiện nay của Trung Quốc có đông đảo đến đâu, nhưng số liệu trên cho thấy mức sụt giảm nghiêm trọng trong tương lai.
    Trung Quốc không biết chấp nhận thất bại
    Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nước Mỹ luôn ứng phó tốt trước các nguy cơ sụp đổ của các ngành nghề, trước những tổn thất, thiệt hại về kinh tế và tài chính do khủng hoảng này gây ra. Người Mỹ biết cách đúc kết kinh nghiệm để tiếp tục tiến lên.
    Hay như lĩnh vực gang thép, từ năm 1940 đến 1970, ngành gang thép của Mỹ luôn phát triển mạnh mẽ, nhưng sau này thì sụt giảm thê thảm. Đến năm 2001, Mỹ chấp nhận rằng, số lao động làm việc tại ngành gang thép cũng như tỉ trọng đóng góp của ngành này trong nền kinh tế không đến nổi 0,1%.
    Là một quốc gia có nền kinh tế chịu sự khống chế của nhà nước, do lo sợ xã hội xảy ra biến động lớn, Trung Quốc không đủ năng lực và ý chí như của Mỹ để một số ngành nghề có thể chấp nhận sự chuyển đổi đầy khó khăn như vậy. Chính vì lẽ đó, Trung Quốc có quá nhiều công ty được hưởng nguồn vốn và chính sách ưu đãi, nhưng không thể tạo ra lợi ích tương ứng, thậm chí không tạo ra lợi nhuận.

Chia sẻ trang này