1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Groza

    Groza Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2013
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    6
    Giả sử nếu cái kế hoạch bất khả thi này của bạn thành công thì tiếp theo Phi sẽ làm gì nữa ?, đổ quân lên đại lục phá kho bãi, hậu cần của chúng rồi rút về Phi lập phòng tuyến với mấy cái tàu đồng nát và máy bay bà già xong chờ TQ đến à ? :-ss =D>
  2. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.210
    Đã được thích:
    8.426
    BIÊN GIỚI - BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG - SỐ 9



  3. giatrau

    giatrau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2013
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Tin mừng HQ-9 đã chính thức thắng thầu tại Thổ Nhĩ Kỳ (thành viên NATO)

    ĐVO Mới đây, Hãng thông tấn “Defense News“ và các phương tiện thông tin đại chúng Nga đưa tin là Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố kết quả sơ bộ cuộc đấu thầu quy mô lớn “T- Loramids” mua các tổ hợp tên lửa phòng không và đang “nghiêm túc xem xét khả năng mua tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc”. Nói như vậy có nghĩa là Thổ Nhỹ Kỳ đang thiên về khả năng mua vũ khí của Trung Quốc.


    Lý do được Bộ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra là: 1/ HQ-9 thích hợp với điều kiện của nước này, 2/ giá cả vừa phải và 3/ Bắc Kinh cũng không phản đối việc chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ một số công nghệ của HQ-9, cải tiến tổ hợp theo yêu cầu của phía Thổ Nhĩ Kỳ và xây dựng trên lãnh thổ nước này các nhà máy sản xuất các hệ thống tên lửa phòng không. Đây mới là ý định ban đầu của Ban tổ chức cuộc đấu thầu. Bộ trưởng Quốc phòng Ismet Yilmaz và thủ tướng R. Erdogan mới là những người có tiếng nói cuối cùng và sẽ công bố quyết định có mua HQ-9 hay không tại hội nghị của Hội đồng công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ sắp tới (hiện chưa có lịch họp cụ thể).
    Chi phí dự tính của Thổ Nhĩ Kỳ để mua các tổ hợp tên lửa phòng không là 4 tỷ USD. Đây là một con số rất hấp dẫn nếu biết rằng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc trong các năm từ 2008 đến 2012 chỉ là 6,462 tỷ USD.
    Nếu trúng thầu vụ này Trung Quốc sẽ cùng một lúc đạt 2 mục tiêu: tiền và uy tín của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.
    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa HQ-9 của Trung Quốc Nhưng liệu ý định trên của giới chuyên viên quân sự Thổ Nhĩ Kỳ về việc mua HQ-9 của Trung Quốc có trở thành hiện thực hay không và vũ khí Trung Quốc có thể xâm nhập thị trường của một nước là thành viên NATO hay không vẫn còn là một câu hỏi để ngỏ.
    Có nhiều lý do để nghi ngờ tính khả thi của dự định (của Thổ Nhĩ Kỳ) và kỳ vọng (của Trung Quốc) trong thương vụ này. Xin được dẫn ra sau đây:
    1. Các đơn vị tham gia đấu thầu
    Có tất cả 4 tập đoàn hoặc liên danh sản xuất vũ khí lớn tham gia cuộc đấu thầu này gồm: 1/ Liên danh gồm Raytheon và Lockheed Martin của Mỹ. 2/ Rosoboronexport (Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga) của Nga. 3/ China Precision Machinery Import-Export Corporation (CPMIEC) của Trung Quốc và 4/ Tập đoàn EuroSam của Châu Âu.
    2. Các mẫu tổ hợp tên lửa phòng không được giới thiệu
    Raytheon và Lockheed Martin giới thiệu tổ hợp tên lửa phòng không PAC-3, Rosoboronexport giới thiệu tổ hợp tên lửa phòng không S-300, CPMIEC giới thiệu tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9 và Tập đoàn EuroSam giới thiệu tổ hợp tên lửa phòng không SAMP/T Aster 30.
    3. So sánh các tổ hợp tên lửa tham gia đấu thầu

    Để tiện theo dõi, xin giới thiệu bảng so sánh một số tính năng kỹ- chiến thuật cơ bản của các tổ hợp tên lửa phòng không tham gia đấu thầu
    [​IMG]
    4. Diễn biến xung quanh cuộc đấu thầu
    Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố mở thầu năm 2009. Đến tháng 1/2003 có tin là Bộ Quốc phòng nước này tuyên bố hủy thầu và quyết định tự thiết kế chế tạo các tổ hợp tên lửa với sự giúp đỡ của đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế đã không có một quyết định nào như vậy được đưa ra. Các hồ sơ dự thầu của 4 đối tác trên vẫn có hiệu lực.
    Phía Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đưa thêm 2 yêu cầu là: phải điều chỉnh một số tham số kỹ thuật của hệ thống phòng không trên theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ và chuyển giao công nghệ sản xuất.

    Cho đến thời gian gần đây, giới quan sát vẫn cho rằng hai hồ sơ dự thầu được Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm hơn cả là của Mỹ và của Châu Âu.
    Lý do rất dễ hiểu cả về mặt chính trị lẫn kỹ thuật: Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO nên phải tuân theo theo các tiêu chuẩn quân sự của khối này và thành phần chủ yếu của hệ thống phòng không Thổ Nhĩ Kỳ là các tổ hợp tên lửa phòng không MIM-14 Nike-Hercules, MIM-23 Hawk XXI do Mỹ sản xuất, các tổ hợp Rapier do Anh và Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác sản xuất, các tổ hợp hợp tác Mỹ – Thổ Nhĩ Kỳ FIM-92 Stinger và Atilgan PMADS do chính nước này tự sản xuất.
    Việc đảm bảo thông tin cho các hệ thống phòng không do các trạm radar do Mỹ sản xuất thực hiện, trong đó có cả các trạm radar cực mạnh như AN/TPY-2 đang bố trí tại Malate.

    Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn nhận được các số liệu phòng không từ hệ thống chỉ huy tự động lực lượng và phương tiện phòng không Châu Âu. Các tổ hợp tên lửa phòng không mà Mỹ và Châu Âu chào hàng hoàn toàn không gặp khó khăn gì khi tích hợp vào hệ thống phòng không đã có của Thổ Nhĩ Kỳ.
    Khi cuộc xung đột ở Syria lên tới đình điểm, Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu Mỹ, Đức và Hà Lan bố trí tạm thời trên lãnh thổ của mình 6 khẩu đội Patriot. Hiên nay 6 khẩu đội này đang trực chiến tại khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ- Syria tại các thành phố như Adan, Kakhramanmarash và Gaziantep.
    NATO đã nhiều lần trao đổi thẳng thắn với Thổ Nhĩ Kỳ về sự quan ngại của mình trước việc các tập đoàn của Nga và Trung Quốc tham gia đấu thầu. Năm 2011, giới lãnh đạo NATO lần đầu tiên lên tiếng công khai can thiệp, yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ không mua S-300 hoặc HQ-9.
    Lý do lãnh đạo NATO đưa ra là các tổ hợp Nga hoặc của Trung Quốc không thích hợp cho việc xây dựng một hệ thống thống nhất kiểm soát không gian NATO.

    Tiếp sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhận được một loạt các cảnh báo tương tự từ phía Mỹ. Những động thái trên của Mỹ và NATO đã gián tiếp khẳng định là thông tin về việc Thổ Nhĩ Kỳ thiên về việc mua HQ-19 là hoàn toàn có cơ sở (nếu không thì Mỹ và NATO đã không phải cảnh báo như vậy).
    5. Một số vấn đề nảy sinh nếu Thỗ Nhĩ Kỳ quyết định mua HQ-9
    Như đã biết, HQ-9 là phiên bản sao chép (có thay đổi) S-300 của Nga. Các chuyên gia quân sự Thổ Nhĩ Kỳ không thể không biết điều đó, thế thì tại sao họ không mua S-300 “xịn” mà lại mua S-300 “nhái ” (HQ-9), dù S-300 “xịn” có đắt hơn chút ít.
    Chắc chắn là chuyên gia quân sự Thổ Nhĩ Kỳ cũng biết là ngay cả Trung Quốc, dù trang bị HQ-9 cho lực lượng phòng không của mình và chào hàng ở nước ngoài nhưng để bảo vệ các thành phố lớn có tầm quan trọng chiến lược thì lại dùng S-300 mua của Nga.

    Tháng 3 năm 2010, Nga và Trung Quốc đã hoàn tất hợp đồng cung cấp cho Trung Quốc một số khẩu đội S-300PMU-2 và Trung Quốc đã bố trí các tổ hợp này để bảo vệ Bắc Kinh, Thượng Hải và một số thành phố lớn khác.
    Chỉ cần một thực tế như vậy cũng đủ thấy là ngay chính Trung Quốc cũng đánh giá S-300 của Nga “xịn” hơn HQ-9 do chính mình sản xuất và điều đó gây nghi ngờ trong sự lựa chọn của HQ-9 của Thổ nhĩ Kỳ. Có điều gì đứng sau các quyết định này không?
    Tiếp theo, nếu Thổ Nhĩ Kỳ mua tổ hợp tên lửa phòng không của Trung Quốc (kể cả của Nga cũng vậy) thì nước này phải đối mặt với một loạt vấn đề rất khó giải quyết. Thứ nhất, Thổ Nhĩ Kỳ rất khó (nếu không có sự đồng ý của NATO thì sẽ là không thể ) tích hợp các tổ hợp HQ-9 vào một hệ thống phòng không thống nhất.
    Vấn đề là ở chỗ, nếu muốn tích hợp HQ-9 vào hệ thống này, Thổ Nhĩ Kỳ phải yêu cầu nhà cung cấp Trung Quốc thay đổi một loạt các tham số kỹ thuật của nó để có thể tương thích với các trang thiết bị theo tiêu chuẩn NATO.

    Nếu thế thì trước tiên Thổ Nhĩ Kỳ phải đề nghị NATO cung cấp các số liệu kỹ thuật về hoạt động của các thiết bị và cung cấp cho nhà sản xuất, điều này cũng đồng nghĩa với việc rò rỉ thông tin một cách tự nguyện cho Trung Quốc.
    [​IMG]
    Hệ thống Patriot PAC-3 Về vấn đề này, trước đó phía NATO đã có ý kiến là việc tích hợp các tổ hợp của Nga hoặc của Trung Quốc vào hệ thống phòng không của NATO sẽ cho phép 2 nước này tiếp cận được các dữ liệu quan trọng, trong khi NATO lại không thể tiếp cận được các thông tin tương tự của Nga và Trung Quốc.
    Như thế có nghĩa là khả năng NATO cung cấp các số liệu kỹ thuật cần thiết để tích hợp HQ-9 vào hệ thống phòng không chung là không thể xảy ra.

    Trên lý thuyết thì dù không tích hợp được vào hệ thống phòng không chung nhưng HQ-9 cũng có thể bảo vệ có hiệu quả các mục tiêu quan trọng vì các tổ hợp này có hệ thống radar riêng và có thể làm việc độc lập nhưng lúc đó hệ thống phòng không của Thỗ Nhĩ Kỳ sẽ phân tán và nói một cách hình tượng thì giống như một tấm chăn vá nhiều mảnh.
    Một khó khăn kỹ thuật nữa mà Thổ Nhĩ Kỳ phải giải quyết nếu mua HQ-9, đó là nước này phải thay mã số của hệ thống nhận biết “địch-ta”.
    Theo số liệu của Flightglobal MiliCAS, Không quân Thổ Nhỹ Kỳ có 227 máy bay tiêm kích F-16C/D Fighting Falcon, 152 F/RF-4E Phantom II và F/NF-5A/B Freedom Fighter do Mỹ sản xuất.

    Thiết bị nhận biết “địch-ta” của các máy bay này được quy chuẩn theo hệ thống nhận biết chuẩn của NATO và không thể tương thích với HQ-9.

    NATO chắc chắn không thể đồng ý để lộ các thông tin về hệ thống mã số và trao đổi thông tin và nếu thế thì nhà sản xuất (Trung Quốc) cũng không thể hiệu chỉnh được HQ-9. Có thể sử dụng một giải pháp là trang bị cho các máy bay tiêm kích máy đáp vô tuyến tương thích với tổ hợp HQ-9, nhưng nó rất khó thực hiện vì các lý do kỹ thuật.
    Từ những nhận xét trên, trước mắt rất khó để kết luận là HQ-9 của Trung Quốc sẽ có mặt trong lực lượng phòng không Thổ Nhĩ Kỳ hay không. Cho đến bây giờ không ai hiểu động cơ thực sự (hoặc động lực, nếu có) của ban tổ chức cuộc đấu thầu này là gì.

    Nếu Thổ Nhĩ Kỳ muốn tăng cường sức mạnh của hệ thống phòng không hiện có thì phương án mua các hệ thống tên lửa phòng không của Mỹ hoặc của Châu Âu là tối ưu nhất chứ không phải là S-300 và càng không phải là HQ-9.
    Cũng không loại trừ khả năng là Thổ Nhĩ Kỳ cần gấp các tổ hợp tên lửa phòng không để bảo vệ không phận khu vực biên giới giáp Syria do tình hình ở nước này đang ngày càng trở nên căng thẳng và trong trường hợp này thì giá rẻ cộng với thời gian chuyển giao nhanh (chưa kể các ưu đãi khác như đã nói ở trên và có thể một vài yếu tố nữa) lại giữ vai trò quan trọng hơn những tính toán khác.
    Nhưng dù kết quả đấu thầu có như thế nào đi chăng nữa thì sau việc Trung Quốc đưa HQ-9 cùng tham gia đấu thầu với S-300 của Nga cũng khiến giới lãnh đạo VTS (Cơ quan quản lý nhà nước về hợp tác kỹ thuật quân sự với nước ngoài của Nga) phải “rút kinh nghiệm sâu sắc” trong hợp tác kỹ thuật quân sự với Trung Quốc.

    “Tầm cao mới” đâu chưa thấy, cái mà Nga nhận được là “cốc mò cò xơi” như một câu thành ngữ mà người Nga hay dùng.

    Pakistan từng vứt F-16C để mua JF-17, Brazil đá đít Su-35 để mua J-11B và gần đây nhất FC-1 thắng thầu tại Nam Mỹ, HQ-9 là tin vui cuối cùng của 1 năm bội thu ngành CNQPTQ [r2)][r32)]
  4. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Mày có bị điên không hả thằng @giatrau ? Cái này thì liên quan giề tới biển đông hả thằng cẩu nô tài [r23)]
  5. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Quy tắc ứng xử Biển Đông – thách thức đối với sự thống nhất của ASEAN:-w


    Trung Quốc đã đồng ý bắt đầu làm việc cùng với các nước ASEAN về dự thảo Quy tắc ứng xử Biển Đông. Quyết định này là một trong những vấn đề then chốt trong cuộc gặp của các ngoại trưởng ASEAN, diễn ra tại Brunei. Quyết định được đưa ra để đáp lại tuyên bố tại Brunei của Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario, người cáo buộc Trung Quốc đang tăng cường hiện diện quân sự trong vùng biển tranh chấp. Ông đánh giá hành động của Trung Quốc là "mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định trong khu vực." Các nước ASEAN đang có kế hoạch đến tháng Chín bắt đầu tham vấn với Trung Quốc và phát triển lộ trình đặc biệt nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

    Điều này cho thấy quan điểm chung của ASEAN hôm nay về vấn đề soạn thảo Quy tắc. Nhưng chỉ có thể nói về sự thống nhất thực sự của tổ chức sau khi văn bản này được ký kết. Ông Dmitry Mosyak, người đứng đầu Trung tâm Đông Nam Á của Viện phương Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga nhận xét:

    “Họ có thể thảo luận quy tắc đó thêm 10 năm nữa. Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy nếu các cuộc đàm phán bắt đầu, Trung Quốc sẽ làm hết sức mình để chia rẽ sự hiệp nhất này. Trung Quốc có đòn bẩy rất lớn và bất cứ lúc nào cũng có thể chia rẽ tổ chức. Nếu các nước ASEAN có thể duy trì được đoàn kết nội bộ, có quan điểm nhất định về soạn thảo quy tắc tắc ứng xử mới ở Biển Đông, điều đó sẽ cho thấy khả năng của tổ chức này với tư cách là một thành viên hợp nhất trong quá trình quốc tế. Nếu họ không làm được điều đó thì sẽ có thể nói về một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong nội bộ ASEAN. Tổ chức này sẽ công khai biến thành chiến trường của các cường quốc ngoài khu vực. Một mặt là Hoa Kỳ, rõ ràng đứng sau Philippines, mặt khác là Trung Quốc, từng thể hiện khả năng ảnh hưởng của mình khi sử dụng "anh bạn Campuchia" phá hoại Tuyên bố chung chống Trung Quốc của ASEAN tại hội nghị thượng đỉnh Phnom Penh năm ngoái.:-w

    Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tại Brunei diễn ra trong bối cảnh quốc tế phức tạp khi mà các mối đe dọa đối với an ninh và ổn định khu vực đã tăng lên đáng kể. Phần lớn điều này là do hai sự kiện quan trọng đã xảy ra gần đây. Cuối năm 2012, chính phủ Trung Quốc thông báo rằng từ tháng 1 năm 2013, "cảnh sát Hải Nam được quyền kiểm soát tàu thuyền nước ngoài đi vào vùng biển Hoa Nam” (tức Biển Đông”) một cách "bất hợp pháp" theo các nhà chức trách Trung Quốc. Tuyên bố này thực sự có nghĩa là tạo ra một khu vực đối đầu mới có thể có giá còn cao hơn giá dầu khí trên thềm lục địa biển Hoa Nam. Bởi vì con đường qua eo biển Malacca và Biển Đông là tuyến thương mại hàng hải quan trọng, theo Đô đốc Willard, người đứng đầu Ban chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, doanh thu hàng năm là “5 nghìn tỷ đô la, trong đó có 1,2 nghìn tỷ $ trao đổi thương mại với Hoa Kỳ." Nước nào kiểm soát được tuyến đường này sẽ có cơ hội ảnh hưởng đến quá trình kinh tế và chính trị toàn cầu, chưa kể đến thực tế là nước đó có thể đưa ra điều kiện thuận lợi cho mình bắt các quốc gia Đông Nam Á tuân theo. :-w

    Một lý do khác khiến xung đột gia tăng là chính phủ Philippines đệ đơn lên Tòa án quốc tế về Luật Biển. "Chúng tôi dự định khiếu kiện yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển tranh chấp ở Biển Đông", - tuyên bố này đã được ông Albert del Rosario, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, thực hiện ngày 22 tháng 1 năm 2013. "Philippines đã sử dụng hết tất cả mọi khả năng chính trị và ngoại giao để giải quyết các tranh chấp hàng hải với Trung Quốc một cách hòa bình. Hy vọng rằng sẽ phân xử các tranh chấp sẽ đưa ra một giải pháp lâu dài." - ông Albert del Rosario nói. Bằng cách đó, Philippines đã bật đèn xanh cho cuộc xung đột khu vực và song phương leo thang thành xung đột đa phương. Trung Quốc phản ứng gay gắt và tuyên bố sẽ không công nhận quyết định của tòa án này.

    ASEAN và Trung Quốc đang hy vọng rằng họ sẽ có thể giải quyết tranh chấp bằng cách thông qua Quy tắc ứng xử Biển Đông. Nhưng liệu Quy tắc này có được thông qua trong tương lai gần hay không, đó là vấn đề đang gây nhiều tranh cãi.
  6. zzzdaicongtuzzz

    zzzdaicongtuzzz Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2012
    Bài viết:
    998
    Đã được thích:
    450
    Đại sứ Syria: Nếu thắng, khủng bố sẽ kéo sang Nga, Trung

    (ĐVO) - Đại sứ Imad Maustafa ước đoán các phần tử tham gia phiến quân chống chính quyền Syria chủ yếu là khủng bố, chiếm tới 40% lực lượng khủng bố toàn cầu và đến từ nhiều quốc gia.


    Đại sứ Syria tại Trung Quốc Imad Moustafa hôm qua 1/7 đã có bài trả lời phỏng vấn tờ báo chí khẳng định rằng Damascus sẵn sàng chia sẻ mọi thông tin tình báo về khủng bố với Bắc Kinh trong bối cảnh cả 2 quốc gia này đang phải đối mặt với "nhóm khủng bố Đông Turkestan".
    Ông Imad Moustafa cho biết đã có ít nhất 30 phần tử khủng bố nhóm “Đông Turkestan” đã thâm nhập vào Thổ Nhĩ Kỳ từ khu vực biên giới Pakistan với Afghanistan, sau đó sẽ tìm đường xâm nhập Syria tham gia tác chiến chống lại chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad.
    Nhà ngoại giao này cũng lên tiếng khuyến cáo chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nên kiểm soát chặt chẽ biên giới đề phòng các phần tử khủng bố biến khu vực này thành "thiên đường" hoạt động tự do của chúng.

    [​IMG]
    Đại sứ Syria tại Trung Quốc Imad Moustafa

    Imad Moustafa khẳng định 30 phần tử khủng bố này được huấn luyện tại biên giới Pakistan - Afghanistan với mục đích xâm nhập, phá hoại Syria và rất có khả năng chúng đã đang hoạt động tại Allepo.

    Ông cho biết đã từng nhiều lần nói với phía Trung Quốc rằng, nếu các phần tử khủng bố giành chiến thắng tại Syria thì chúng sẽ không dừng lại mà sẽ tiếp tục kéo quân sang Iran, Nga và Trung Quốc.

    Imad Moustafa ủng hộ các nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc xử lý tình trạng bạo loạn ở Tân Cương và duy trì trật tự, trấn áp khủng bố.

    Đại sứ Imad Moustafa cũng nói rằng các phần tử khủng bố tại quốc gia Trung Đông này chia thành 2 nhóm, một nhóm người Syria và một nhóm người nước ngoài.

    Mặc dù không có con số thống kê cụ thể nhưng Đại sứ Imad Maustafa ước đoán các phần tử khủng bố chống chính quyền Syria chiếm tới 40% lực lượng khủng bố toàn cầu và đến từ nhiều quốc gia.
    [​IMG]
    Phiến quân Syria được trang bị vũ khí không thua kém quân đội chính phủ (Ảnh PressTV)

    Trước đó, Tổng thống Nga Putin đã có những lo sợ tương tự như của Đại sứ Imad Maustafa. Ông Putin khẳng định: “Người Mỹ và phương Tây đang làm những việc sai lầm. Họ chống khủng bố nhưng lại trao vũ khí vào tay những kẻ khủng bố. Tôi e rằng sẽ có ngày số vũ khí này quay lại ngắm vào nước Mỹ”.

    Ông cũng nhấn mạnh: “Thật dại dột khi trao niềm tin và vũ khí vào tay của những kẻ ăn thịt đồng loại.” Ông Putin ám chỉ hành động ăn tim đối thủ của những chiến binh phiến quân nổi dậy ở Syria.

    Theo một thống kê từ báo Anh, 3.500 tấn vũ khí được tài trợ bởi Ả Rập Saudi và Qatar với sự hỗ trợ của CIA thông qua các cảng của Croatia đã được tuồn vào Syria.

    Lord Ashdown, cựu lãnh đạo đảng Dân chủ tự do Anh đã lên tiếng phản đối việc cung cấp vũ khí cho phiến quân Syria và kêu gọi gây áp lực lên Ả Rập Saudi và Qatar để cắt đứt nguồn viện trợ vũ khí cho các lực lượng nổi dậy.

    Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nói rằng họ sẽ chọn các nhóm "nổi loạn vừa phải" để hỗ trợ.
    http://baodatviet.vn/the-gioi/bon-phuong-24h/201307/dai-su-syria-neu-thang-khung-bo-se-keo-sang-nga-trung-2349793/

    vậy là lần này Mỹ mượn khủng bố để quáy phá nga và trung quốc , minh cũng thâm độc gốm nhỉ mượn tay kẻ thù để giết kẻ thù , mỹ còn cho họ những vũ khí hạng nhẹ nhưng sát thương cao , vậy là lần này TQ sẻ chuyển hướng về tân cương , lần này mỹ làm cho TQ điêu đứng xem TQ làm gì bây giờ nhỉ
    talavip thích bài này.
  7. giatrau

    giatrau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2013
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Mẹ cha cái ********* Mỹ nầy [r37)]

    Mỹ kích động khủng bố Tân Cương

    Báo chí Trung Quốc tố Mỹ và phương Tây cổ vũ khủng bố tại Tân Cương; Tổng thống Nga nói cựu nhân viên CIA Mỹ có thể ở lại Nga nếu ngừng công bố bí mật ... là những tin nóng.

    Nổi bật

    Theo tờ South China Morning Post, báo chí Trung Quốc hôm 1/7) đã cáo buộc Mỹ đang khuyến khích chủ nghĩa khủng bố tại Tân Cương, đồng thời cũng cho biết một lượng lớn phiến quân người Duy Ngô Nhĩ đang chiến đấu bên cạnh quân nổi dậy Syria.

    Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan phát ngôn của đảng Cộng sản Trung Quốc, kịch liệt lên án chính quyền cũng như các phương tiện truyền thông của Mỹ về điều mà theo Nhân dân Nhật Báo là có vai trò trong những cuộc bạo động ở Khu tự trị Tân Cương.

    [​IMG]
    Cảnh sát vũ trang đi tuần tại Tân Cương. (Ảnh: Reuters)

    Nhân dân Nhật báo bình luận rằng. Mỹ đã "âm mưu chỉ đạo các hoạt động khủng bố nhằm vào Trung Quốc". "Những tiêu chuẩn kép của Mỹ trong việc chống khủng bố" chẳng khác gì "khuyến khích và nuông chiều" chủ nghĩa khủng bố, bài báo có đoạn viết.

    Tờ báo đặt câu hỏi, liệu các vụ tấn công ngày 11/9/2001 và vụ đánh bom giải chạy Boston hồi tháng 4 năm nay có phải đã cho thấy "các chính sách tôn giáo và dân tộc của Mỹ cũng có vấn đề", trong khi những liên hệ tương tự không hề có ở Trung Quốc.

    Nhân dân Nhật báo phủ nhận những bất ổn ở Khu tự trị Tân Cương những ngày vừa qua là xuất phát từ căng thẳng mang tính chất sắc tộc giữa người Duy Ngô Nhĩ với người Hán, đồng thời cũng cho biết Trung Quốc thề sẽ đập tan những tổ chức khủng bố.

    Trong khi Nhân dân Nhật báo phê phán Mỹ, thì tờ Thời báo Hoàn cầu lại chỉ trích báo chí phương Tây lặp đi lặp lại cáo buộc của đại biểu dân tộc Duy Ngô Nhĩ thế giới, là những căng thẳng vừa qua do "liên tục đàn áp và khiêu khích", "mâu thuẫn sắc tộc".

    Một bài báo khác của Thời báo Hoàn Cầu cũng cáo buộc một số thành viên của phong trào "Đông Turkestan" đã tham gia lực lượng nổi dậy ở Syria chống chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad, trước khi trở lại Tân Cương lên kế hoạch khủng bố.

    http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/129391/the-gioi-24h---my-kich-dong-khung-bo-tan-cuong-.html

    ********* Mỹ, bài học nuôi ong tay áo, nuôi chó cắn mồm chưa kinh sao ? nó nuôi hết ********* đánh Nhật rồi đánh Pháp cuối cùng đánh cả nó, rồi nuôi Mujahideen đánh Xô cuối cùng đánh nốt cả nó, vậy mà giờ còn nuôi 1 bầy khủng bổ ********* nữa, có ngày chính bọn TC này quay sang cắn chủ cũng nên. *********, Mujahideen đều quay sang cắn Mỹ mà
  8. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Vàng chảy máu chứ đi đâu
    Vàng trang sức giá rẻ gom xuất ra sau đó nhập vàng thỏi giá đắt
    Mua rẻ bán đắt thì cục tiền nó sẽ mòn
    Cái ngu nhất của anh Lọ là lúc vàng cao USD thấp đáng lẽ xuất vàng dự trữ thu USD
    Đằng này anh ta làm ngược, gom USD trong nước nhập vàng giá cao
    Khi vàng giảm giá ngân sách được vài đồng thiệt hại chung của nền kinh tế là con số khủng khiếp
    Nhập nhiều vàng nhất là giai đoạn trên 1.600 USD/ oz giờ thì bay mất 21%
    Có nghĩa cứ bỏ ra 1 tỷ USD nhập vàng về nền kinh tế mất 210 triệu
  9. matshuda

    matshuda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2009
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    17
    Các bác ấy bất lực trong việc quản lý thị trường vàng nên mới nghĩ ra trò nhập vàng để bình ổn thị trường, một mặt cấm các NHTM huy động vàng, nhưng cái vàng ở Việt Nam nó có theo những quy luật cung cầu truyền thống đâu! Người ta giữ vàng vì thói quen tích trữ một loại tài sản an toàn để phòng thân thay vì găm giữ VND dễ bị mất giá lúc nào không biết. Có nhiều bài toán về việc huy động vàng trong dân hoặc thay đổi thói quen tích trữ vàng của người dân nhưng có thấy cái nào được triển khai đâu. Riêng vụ nhập vàng về, mua đắt bán rẻ, rồi không biết cái cái khoản tiền bốc hơi kia ai chịu trách nhiệm nhỉ?
    Em cũng thấy một điểm nữa liên quan để bạn Trung Khựa, mấy năm vừa rồi, bạn ấy sẵn USD nên tăng cường nhập vàng để giúp quốc tế hóa cho cái đồng nhân dân tệ, nhưng quốc tế chả thấy đâu vì còn lâu người ta mới coi đồng nhân dân tệ trở thành nguồn dự trữ ngoại hối hoặc là đồng tiền chính trong giao dịch quốc tế, dù bạn Khựa đã cố gắng ký kết và lobby với nhiều nước. Nhưng trên thực tế giá trị của vàng đang bốc hơi từng ngày thế nào không biết bạn ấy có xót không nhỉ? Và cái mớ tiền đó nó chảy về túi ai ạ?
  10. tranhoan06

    tranhoan06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2013
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Chính phủ Trung Quốc có quan tâm đến dân đâu, lúc nào cũng chỉ tham lam vơ vét và đi ăn cướp lãnh thổ, lãnh hải của các nước khác. Những thằng như La Viện......là điển hình của giới lãnh đạo hiếu chiến Trung Quốc đó.
    Không chỉ người dân Tân Cương nổi giận đâu mà còn Tây Tạng và giờ là Hồng Kông nữa kìa
    http://www.baomoi.com/Hon-400000-dan-Hong-Kong-bieu-tinh-doi-Trung-Quoc-ton-trong/119/11377809.epi

Chia sẻ trang này