1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HaNoiOld

    HaNoiOld Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/06/2010
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    199
    Con trâu điên này[r37)] mày nói láo "... nó nuôi hết ********* đánh Nhật rồi đánh Pháp cuối cùng đán..." [r37)]
    Mõ đâu mà để nó xuyên tạc vậy [-X
  2. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Mày ngu thì cũng ngu vừa thôi. Quân pháp ở điện biên phủ cầm súng Mỹ bắn vào các cụ Vn mà mày bảo ai nuôi VM. Chúng mày không biết gì về lịch sử nói tầm bậy.
    muamuaha198 thích bài này.
  3. zzzdaicongtuzzz

    zzzdaicongtuzzz Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2012
    Bài viết:
    998
    Đã được thích:
    450
    Máy bay quân sự Nga đưa 16 kg uranium khỏi Việt Nam

    Mỹ và Nga đã vận chuyển gần 16 kg uranium được làm giàu ở cấp độ cao ra khỏi VN trong chiến dịch toàn cầu hạn chế nguyên liệu làm bom hạt nhân.

    Với việc đưa 16 kg uranium được làm giàu ở cấp độ cao ra khỏi lãnh thổ, Việt Nam trở thành nước thứ 11 có chất được làm giàu ở cấp độ cao được gỡ bỏ.
    Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Ernest Moniz cho biết: “Với thành tựu này (ở Việt Nam), chúng ta đã gỡ bỏ gần như tất cả uranium được làm giàu ở cấp độ cao khỏi Đông Nam Á.” Ông cũng chia sẻ, lượng nguyên liệu này sẽ được biến thành uranium làm giàu ở cấp độ thấp để dùng cho các nhà máy điện
    [​IMG]

    Số uranium có độ giàu cao ở Việt Nam này có nguồn gốc từ Nga vốn được giữ tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.

    Số uranium có độ giàu cao mà Việt Nam có vốn nhiều hơn một nửa số nguyên liệu cần thiết để chế tạo một quả bom hạt nhân thô sơ. IAEA và Canada cũng tham gia hỗ trợ việc chuyển uranium ra khỏi Việt Nam.

    Vào tháng 9/2007, Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn một của Chương trình bằng việc chuyển trả về Nga 35 thanh nhiên liệu có độ giàu cao chưa qua sử dụng của lò Đà Lạt và nhận lại 36 thanh nhiên liệu có độ giàu thấp chưa qua sử dụng do Nga chế tạo.

    Tháng 12/2010, Việt Nam đã thực hiện giai đoạn hai của chương trình với việc tiếp nhận và vận chuyển 66 thanh nhiên liệu có độ giàu thấp về lò Đà Lạt nhằm thay thế toàn bộ số nhiên liệu có độ giàu cao đang sử dụng trong lò.

    7 giờ sáng ngày 3/7, PGS-TS Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, cho biết đã hoàn thành việc trao trả 16 kg uranium có độ giàu cao ra khỏi Việt Nam. Một chiếc máy bay quân sự của Nga đã tiếp nhận số uranium đợt 2 và cất cánh rời sân bay. Như vậy việc trao trả uranium có độ giàu cao ra khỏi Việt Nam đã hoàn thành đúng cam kết.
    [​IMG]

    Nguồn tin từ Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cho biết đã hoàn thành xong việc vận chuyển 16 kg uranium ra khỏi VN lúc sáng 3/7
    Hiện tại, trong lãnh thổ Việt Nam đã không còn nguyên liệu hạt nhân có độ giàu cao, mọi hoạt động nguyên tử sẽ chỉ phục vụ mục đích dân sự.

    Theo ước tính, hiện có khoảng 1.440 tấn uranium có độ giàu cao và 500plutonium được cất giữ và sử dụng trong các vũ khí hạt nhân trên toàn cầu. Phần lớn số đó được bảo vệ nghiêm ngặt trong tay quân đội song một số nguyên liệu dùng cho mục đích dân sự được bảo vệ ít chặt chẽ hơn.

    Các chuyên gia nhận xét những nhóm cực đoan về lý thuyết có thể chế tạo một vũ khí hạt nhân thô sơ song có sức hủy diệt chết người nếu có trong tay tiền bạc, kiến thức kỹ thuật và nguyên liệu cần thiết.

    Vào năm 1961, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho thành lập Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ cùng các kiến trúc sư phụ tá Nguyễn Mỹ Lộc, Phạm Quỳnh Lân và Vũ Tòng chịu trách nhiệm thiết kế công trình.

    Lò phản ứng ở Đà Lạt thuộc loại TRIGA Mark II do hãng General Atomic của Hoa Kỳ chế tạo bắt đầu hoạt động vào tháng 3 năm 1963. Mục tiêu chính của lò khi đó là nghiên cứu, huấn luyện và sản xuất đồng vị.

    Năm 1975, Mỹ đã mang nhiên liệu từ lò phản ứng hạt nhân tại Đà Lạt về nước.

    Sau năm 1975, Viện Nghiên cứu hạt nhân được thành lập trên cơ sở đó. Được sự giúp đỡ của Liên Xô và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), lò phản ứng IVV-9 của Viện Nghiên cứu Hạt nhân Việt Nam bắt đầu vận hành trở lại vào 20 tháng 3 năm 1984, tái khởi động bằng các thanh nhiên liệu mới của Liên Xô khi đó.

    Lò hạt nhân ở Đà Lạt được cho là có thể chế tạo đồng vị Plutonium 239 và Uranium 235, có thể dùng để làm bom hạt nhân.

    Chính phủ Việt Nam tuyên bố Việt Nam không có chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.
    http://baodatviet.vn/khoa-hoc/khoa-hoc/201307/may-bay-quan-su-nga-dua-16-kg-uranium-khoi-viet-nam-2349834/
    Máy anh TQ đọc và hãy suy nghĩ xem việt nam có hay không
    talavip thích bài này.
  4. MichaelHung

    MichaelHung Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/01/2012
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    0
    còn quá khứ thì xao?[:D] Bác NVT đã thiết kế nhiều công trình quá nôi tiếng. Lò hạt nhân Dalat nhìn bên ngoài cũng rất đẹp. nước mình đã nói không có hạt nhân rồi thì các bác nghi làm gì.
    ngày xưa mình có chủ đề hạt nhân Vietnam vì dự đoán rằng xẻ có ngày cần nói nhiều về điều này nhưng do ít bài quá giờ nó bị chìm. nhìn lại quá trình minh bạch hóa hạt nhân của Vietnam:
    Why a US-Vietnam Nuclear Deal?




    U.S., Vietnam Hold Nuclear Technology Talks as Suitors Vie for Contracts





    US-Vietnam forge nuclear energy cooperation

    why có Mỹ tham gia?????????????????? khi mà Nga cũng giúp ok~X
  5. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    bài viết ở link trên dù đã khá cũ nhưng phân tích rất hay, bác nào có thời gian dịch ra cho mọi người xem, có đoạn giả thiết rằng Vietnam đang muốn phát triển tàu ngầm hạt nhân:
  6. zzzdaicongtuzzz

    zzzdaicongtuzzz Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2012
    Bài viết:
    998
    Đã được thích:
    450
    vậy là nhà ta chọn từ bỏ vũ khí hạt nhân , để tiến tới làm giầu năng lượng hạt nhân để nghiên cứu chế tạo ra 1 món vũ khí mà chạy bằng hạt nhân , xem ra cũng đáng chứ bác , không ai cấm ta có tàu chiến hay tàu ngầm bằng hạt nhân , vậy là 1 vụ trao đôi chẳng lời cũng chẳng lổ
    talavip thích bài này.
  7. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    đó là quan điểm của 1 học giả Ấn, còn việc có đúng không vài năm tới mới biết, việc chúng ta cần làm có lẽ đó là "hãy nghĩ theo cách của bạn"\:D/
  8. khesanh1968

    khesanh1968 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2003
    Bài viết:
    496
    Đã được thích:
    0
    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))Một phái đoàn của Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Vương Đình Huệ, trưởng Ban Kinh tế trung ương dẫn đầu, hiện đang có chuyến thăm Trung Quốc trong vòng bảy ngày cho đến ngày 6/7 trong chuyến đi mà truyền thông nhà nước mô tả là ‘kế hoạch giao lưu’ giữa hai đảng cộng sản.
    Tuy nhiên, Theo lịch trình chuyến thăm do truyền thông nhà nước loan tin thì có vẻ như mục đích chuyến thăm Trung Quốc của phái đoàn ông Huệ là tìm hiểu kinh nghiệm quản lý kinh tế của nước láng giềng.


    Theo đó, ông Huệ đến thăm và làm việc với Ủy ban giám sát và quản lý tài sản nhà nước, Ủy ban cải cách và phát triển nhà nước, Bộ nhân lực và an sinh xã hội, Bộ nhà ở và xây dựng thành thị, nông thôn Trung Quốc.
    Ngoài Bắc Kinh, phái đoàn ông Huệ còn đến thăm tỉnh Quảng Đông, một trong những khu vực phát triển năng động nhất của Trung Quốc để ‘nghiên cứu, khảo sát’.
    Đón tiếp và hội đàm chính thức với ông Huệ là ủy viên Quốc vụ viện Vương Dũng thay mặt cho Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tân Hoa Xã cho biết.
    "Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để thúc đẩy thông tin về kinh nghiệm quản trị quốc gia và thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước"
    Vương Dũng, Ủy viên Quốc vụ viện






    Tại cuộc hội đàm hôm thứ Ba ngày 2/7 tại Đại Lễ đường Nhân dân, ông Vương được Tân Hoa Xã dẫn lời nói nước ông ‘sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để thúc đẩy thông tin về kinh nghiệm quản trị quốc gia và thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước’.
    Ông Vương cũng đã trình bày cho ông Huệ nghe về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Trung Quốc và tình hình Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau Đại hội 18, theo Thông tấn xã Việt Nam.
    Ông Huệ được dẫn lời nói rằng ông ‘đánh giá cao những kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội của Trung Quốc trong quá trình cải cách mở cửa’.
    Ông Huệ từng là bộ trưởng tài chính khi được Ban chấp hành Trung ương Đảng chỉ định vào chức danh lãnh đạo Ban Kinh tế, một ban Đảng mới được tái lập để đề ra những chính sách về kinh tế trước thành tích điều hành kinh tế tệ hại của nội các Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
    Tuy nhiên, tại Hội nghị Trung ương 8 hồi đầu tháng Năm, ông Huệ đã không được bầu vào Bộ Chính trị dù được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ra sức vận động.
    Trung Quốc là điểm đến nước ngoài chính thức đầu tiên của ông Huệ trên cương vị người phụ trách cao nhất về kinh tế của Đảng.
    ‘Nhiều điều nên học’

    http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/08/29/110829111907_le_dang-doanh_304x171_internet_nocre***.jpg"Họ bổ nhiệm lãnh đạo tập đoàn trên cơ sở hợp đồng và nhiệm kỳ rõ ràng với các mục tiêu như giảm tiêu hao nhiên liệu, tăng xuất khẩu, áp dụng khoa học kỹ thuật"



    Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho biết có nhiều điều Việt Nam cần phải học hỏi từ Trung Quốc về quản lý kinh tế-xã hội, nhất là kinh nghiệm quản lý và cải cách doanh nghiệp nhà nước.
    “Họ đã áp dụng quy chế quản lý doanh nghiệp hiện đại,” ông nói, “Họ bổ nhiệm lãnh đạo tập đoàn trên cơ sở hợp đồng và nhiệm kỳ rõ ràng với các mục tiêu như giảm tiêu hao nhiên liệu, tăng xuất khẩu, áp dụng khoa học kỹ thuật”.
    Ngoài ra, theo Tiến sỹ Doanh, Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc ‘mạnh dạn sử dụng người tài’.
    “Nhiều cán bộ lãnh đạo Trung Quốc đã từng học ở nước ngoài khi về nước được giao nắm những trọng trách và đã có sự đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển của Trung Quốc,” ông nói.
    Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể rút ra bài học từ những sai lầm của Trung Quốc, chẳng hạn như ô nhiễm môi trường, nợ địa phương quá lớn và gánh nặng bất động sản đối với nền kinh tế.
  9. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Muốn kinh tế phát triển thì nên khai tử khái niệm DNNN, nhà nước chỉ cần tham gia vào nền kinh tế như một nhà đầu tư.
    Cổ phần hoá bằng hết những công ty tốt lẫn dở, chỉ giữ lại những công ty làm công ích
    Nhà nước thay vì thành lập DNNN để kinh doanh thì nên thành lập các trung tâm nghiên cứu để đào tạo các chuyên gia phục vụ phát triển kinh tế - khoa học kỹ thuật
    Không cần phải học gì hết, chỉ cần học nghe bằng cả hai tai là đủ. Việt Nam không thiếu người tài, chỉ thiếu kẻ biết dùng người tài thôi
  10. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    3.915
    Đã được thích:
    2.097
    ý kiến hay.:-bd=D>=D>=D>

Chia sẻ trang này