1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thanhthuyhuongtb

    thanhthuyhuongtb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    221
    Sự kiện các tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của Việt Nam đang tác nghiệp trong vùng biển nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; những phát biểu của lãnh đạo quân đội hai nước Việt, Trung tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La; các tàu cá Trung Quốc được tàu Ngư Chính yềm trợ quấy nhiễu, cản trở tàu thăm dò Viking II của Việt Nam hoạt động trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình… đang là những sự kiện “nóng” thu hút sự chú ý của dư luận hai nước Việt Nam, Trung Quốc và quốc tế những ngày qua.
    Nhiệm vụ của báo chí là thông tin kịp thời, chính xác sự kiện để định hướng dư luận, nhưng trong vấn đề Biển Đông và quan hệ Việt – Trung hiện nay thì một số báo Trung Quốc đã không làm như thế, trái lại họ còn đăng tải những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, kích động chia rẽ quan hệ hữu nghị giữa hai nước, đi ngược lại xu thế hòa bình, phát triển trong khu vực.
    Cuộc gặp gỡ giữa Bộ trưởng quốc phòng hai nước tối 3/6 trước thềm Đối thoại Shangri-La là một sự kiện quan trọng. Tại cuộc gặp này, Bộ trưởng Lương Quang Liệt cho biết, quan điểm của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông là giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao, “Trung Quốc sẵn sàng thảo luận vấn đề này ở các diễn đàn đa phương và phản đối các hành động đơn phương. Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và thực thi đầy đủ DOC”. Ông nhất trí với ý kiến của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh về việc hai bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và các văn kiện khác. Về sự kiện tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp, ông nói: “Quân đội hai nước cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa. Chúng tôi không mong muốn sự việc tương tự xảy ra trong tương lai. Chúng tôi xin nói rõ là Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không có hành động can dự nào vào sự việc vừa diễn ra”. Thế nhưng, tờ “Giải phóng quân báo” khi đưa tin về cuộc gặp này đã không hề đề cập đến những phát biểu quan trọng trên đây của vị lãnh đạo quân đội Trung Quốc cùng việc Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã thẳng thắn đề cập đến “sự kiện tàu Bình Minh 02”.
    Cũng sự việc trên, tờ China Daily bằng tiếng Anh đưa tin: khi gặp riêng với đồng nhiệm Trung Quốc Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quan Thanh khẳng định Trung Quốc là“người anh em tốt, đối tác tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và cũng không hề đề cập đến “sự kiện tàu Bình Minh 02”. Đây là một ví dụ cho thấy, trong vấn đề Biển Đông, báo chí chính thức của Trung Quốc đã khéo léo định hướng dư luận trong và ngoài nước, đặc biệt thông qua những tờ báo tiếng Anh như China Daily hay Global Times, với mục tiêu đặt quốc tế trước một “thực tế đã rồi” là toàn bộ vùng Biển Đông thuộc về Trung Quốc.
    Một sự kiện nữa là: tối ngày 08/6 vừa qua, tại Nha Trang, ************** ******************** lên tiếng về vấn đề Biển Đông, tuyên bố: “Nhân dân Viêt Nam có đủ ý chí và sức mạnh để bảo vệ biển đảo của mình”, đồng thời khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi” của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Thế nhưng, báo “Tin tức Tham khảo” của Tân Hoa xã được phát hành công khai và bán rộng rãi, ngày 10/6, đã chạy tiêu đề: “************** Việt Nam ta tuyên bố chiến tranh, quân đội Việt Nam ra tay với tàu cá Trung Quốc” (nguyên văn “Việt Nam tổng lý phát chiến tranh tuyên ngôn, Việt quân đối Trung Quốc ngư thuyền hạ thủ”). Trong bài báo đã tường thuật lại những phát biểu của Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc mô tả vụ việc tàu cá Trung Quốc quấy nhiễu tàu Viking II của Việt Nam là “tàu vũ trang của Việt Nam truy đuổi trái phép tàu cá Trung Quốc trên vùng biển bãi Vạn An của Trung Quốc khiến lưới của ngư dân Trung Quốc bị mắc vào cáp của tàu Việt Nam đang thăm dò dầu khí trái phép tại đó”. Báo này còn bịa đặt: “tàu Việt Nam bất chấp an toàn tính mạng của ngư dân Trung Quốc, đã kéo tàu cá Trung Quốc chạy lùi suốt hơn 1 giờ liền, khiến tàu cá Trung Quốc phải cắt bỏ lưới mới thoát ra được..”. Cũng báo này bản báo in ngày 11/6 đã dành cả trang nhất đăng bài với tít lớn suốt trang: “Trung Quốc cảnh cáo Việt Nam phải chấm dứt ngay mọi hành động xâm phạm chủ quyền”. Tờ “Thời báo Hoàn Cầu”, phụ san của tờ “Nhân dân Nhật báo” – cơ quan báo chí chính thức của *******, Nhà nước Trung Quốc đã liên tục đăng các bài mang các “tít” và nội dung xuyên tạc, kích động, như: “Trong 30 năm, Việt Nam đã khai thác 100 triệu tấn dầu, 1,5 tỷ mét khối khí đôt từ Nam Hải, thu lợi 25 tỷ USD”; “Việt Nam sẽ diễn tập bắn đạn thật ở Nam Hải, nghe nói nhằm đáp trả việc Trung Quốc yêu cầu Việt Nam phải chấm dứt hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng biển này” (Hoàn Cầu, 10/6); Báo điện tử “China.com” ngày 9/6, khi đăng bài về cuộc chiến giữa các tin tặc hai nước đã chạy tiêu đề “Đại chiến mạng Trung – Việt có thể là khúc dạo đầu của xung đột quân sự!”.
    Đáng chú ý, mấy ngày nay, trên mục diễn đàn của nhiều tờ báo điện tử đã xuất hiện những bài với tiêu đề đầy tính kích động, như: “Tranh chấp Nam Hải leo thang, xung đột quân sự Trung – Việt sắp bùng phát?”; “Các chuyên gia quân sự phân tích cục diện Nam Hải: Trung – Việt tất xảy ra chiến tranh ở Nam Hải”…
    Ảnh: Bài “Trung Quốc cảnh cáo Việt Nam phải chấm dứt ngay mọi hành động xâm phạm chủ quyền” đăng kín trang nhất báo “Tin tức Tham khảo” của Tân Hoa xã ra ngày 11/6.
    [​IMG]
  2. giamadai

    giamadai Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/12/2007
    Bài viết:
    1.888
    Đã được thích:
    707
    Báo mình cũng phải nói rõ sự thật cho dân mình hiểu, cho TG hiểu. Thế nên người ta mới trưng khẩu hiệu "Trung hoa vĩ đại - Hành động tiểu nhân"

    Biển Đông - Bài toán khó nhưng đã hóa giải được một phần.
    VIT - Với những hành động cắt cáp thăm dò dầu khí của tầu Bình Minh 2 khi tầu đang hoạt động trong vùng biển 200 hải lý thuộc hải phận Việt Nam, và rồi trắng trợn đổi trắng thay đen ra điều lên án Việt Nam gây hấn, Trung Quốc đã tự lộ nguyên hình là một kẻ sở khanh lòng lang dạ thú.
    Thời gian qua Trưng Quốc ngang nhiên cho tầu hải quân bắn dọa quấy nhiếu các tầu cá Việt Nam khi bà con đang đánh bắt cá trong vùng hải phận của Viêt Nam. Đây là những dấu hiệu hiếu chiến bất chấp lẽ phải đúng sai cố tình gây hấn từ phía Trung Quốc.

    Mặc dù chưa thể có những biện pháp hữu hiệu hóa giải vận hạn, nhưng những gì đang thể hiện trên báo chí cho thấy một ngoại lực mới đã nhập nội vào tâm trí người dân Việt Nam để giải thoát cho họ khỏi "bùa ma hiểm" bị Trung Quốc "yểm" lâu nay.

    Các "đồng chí" Trung Quốc rất giỏi trong việc "khóa mồm" thiên hạ. Trong mọi vấn đề Trung Quốc đều tính toán rất bài bản và kỹ lưỡng đến độ kẻ bị hại không dám kêu, mà nếu có kêu thì cũng có biết kêu ai. Với cảm giác lờ mờ về tình hữu nghị, người Việt Nam nghi ngại lẫn nhau tránh né nói lên sự thật về Trung Quốc.

    Năm 1946, lấy cớ giải giáp phát xít Nhật, Trung Hoa Quốc Dân Đảng đã đánh chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa. Ngày 19/1/1974, lợi dụng thời điểm khó khăn của Việt Nam, một lực lượng lớn hải quân Trung Quốc đã bất ngờ đánh chiếm tất cả các hòn đảo của quần đảo Hoàng Sa do chính quyền Sài Gòn kiểm soát.

    Trung Quốc đã tính toán rất chính xác thời điểm để tấn công cướp đảo, bởi trong bối cảnh nhập nhèm "bạn thù" và trong thời khắc quan trọng tất cả phải dồn cho cuộc chiến tranh thống nhất đất nước, chính phủ Việt Nam, mặc dù rất phẫn nộ nhưng không thể ra tuyên bố lên án họ. Một lần nữa Trung Quốc thành công trong việc "khóa mồm" người bạn "môi hở răng lạnh".

    Vào năm 1979, Trung Quốc sau khi lên kịch bản cho Ponpot gây hấn khiến cho Việt Nam phải tập trung quân để bảo vệ biên giới phía Nam, thì Trung Quốc đã xua quân tấn công các tính phía Bắc của Việt Nam. 10 năm sau, đúng lúc Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, phần bị cấm vận, phần vì Liên Xô - liên minh chiến lược của Việt Nam - bị tan rã; tháng 3/1988, Trung Quốc ngang nhiên tấn công chiếm đóng một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Mặc dù Việt Nam ra sức chiến đấu để bảo vệ biển đảo, và về mặt ngoại giao đã lên án hành động xâm lược này của Trung Quốc, nhưng khó có quốc gia nào trên thế giới hiểu được sự tình, bởi Việt Nam vẫn đang bị bóng đè từ phía các đồng chí cùng chí hướng xã hội chủ nghĩa Trung Quốc.

    Trước những sự kiện như vậy, người dân Việt Nam không khỏi không căm thù Trung Quốc. Tuy nhiên chỉ vài năm sau đó, trên tất cả các kênh truyền hình Việt Nam đều chiếu phim Trung Quốc, chiếu ngày chiếu đêm, chiếu liên tục trong hàng chục năm trời, và nội dung của tất cả các phim này chỉ xoay quanh một điều là nhồi nhét vào đầu người xem thông điệp "Vua Trung Quốc là người nhân từ và đại diện cho lẽ phải". Người dân phẫn nộ, nhưng không một ai dám đặt vấn đề nghi ngờ có bàn tay khống chế của Trung Quốc?

    Cuộc xâm lăng văn hóa này không phải không có tác dụng. Người ta đã nghĩ đến một tình hữu nghị mới giữa hai dân tộc, và luôn tránh né mọi nguyên cớ dẫn đến sự đổ vỡ. Sự tránh né còn được thể hiện trong việc có biết bao nhiêu hàng dởm "made in China", biết bao nhiêu hoa quả có hóa chất độc hại tràn vào Việt Nam, nhưng thay vì chính phủ phải lên tiếng thì chỉ khuyến cáo người dân Việt Nam thận trọng, còn người dân cũng chỉ còn cách tự trách mình mỗi khi bị lừa.

    Với những sự chuẩn bị tinh thần "Vua Trung Quốc đại diện cho lẽ phải", Trung Quốc đã tính bài tìm cớ gây hấn, nhằm đổ vấy trách nhiệm "đạo đức" lên nhà nước Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm chiến đấu chống lại quân xậm lược Trung Quốc, người dân Việt Nam không dễ bị mắc lỡm. Nếu Trung Quốc dám liều lĩnh gây hấn tấn công Việt Nam tức là nó đã vứt bỏ những chiếc lá nho đạo đức cuối cùng để hiện nguyên hình là một kẻ xâm lược Đại Hán.

    Trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông như hiện nay, mặc dù Việt Nam đã lên tiếng phản đối nhung sự ủng hộ từ các nước lớn trên thế giới chưa thực sự mạnh. Điều này một phần là do bản thân sự việc quá phức tạp và trong nhiều năm trước đây Trung Quốc đã thành công trong việc "khóa mồm" hạn chế sự phản ứng từ phía Việt Nam; một phần là do sự nham hiểm của Trung Quốc được thể hiện trong việc tính toán thời điểm động binh. Các nước lớn trên thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Cuộc chiến Trung Đông và Bắc Phi đang làm đau đầu Mỹ và NATO.

    Trong bối cảnh hiện nay, mặc dù thế chủ động gây hấn nằm hoàn toàn trong tay Trung Quốc, nhưng nhiều người vẫn đang còn luẩn quẩn trong cái vòng kiểm tỏa của khái niệm ý thức hệ, khiến cho khả năng nhận thức bị tê liệt.

    Cần phải hiểu là có một sự khác biệt giữa một bên là phương thức sản xuất và một bên là tình hữu nghị.

    Những giá trị khoa học đích thực từ kinh nghiệm phát triển đất nước thì cần phải học. Nhưng chắc chằn người dân Việt Nam không muốn vì tình "hữu nghị" mà bị xỉ nhục, mà chịu kiếp nô lệ, bị cướp mất biển Đông, mất cơ hội trở nên hùng mạnh.

    Trước những thái độ ngang ngược và hiếu chiến của Trung Quốc, nhiều người dân Việt Nam không khỏi không lo lắng cho vân mệnh dân tộc. Tuy nhiên cũng cần phải nhận thấy một điều là, bằng chính những tuyên bố cứng rắn đáp lại những hành động ngang ngược của Trung Quốc, người Việt Nam đã dũng cảm xé toạc bức màn "u mê", để nói lên tiếng nói của chính mình với thế giới và đó là bước đầu tiên để giữ gìn được sự vẹn toàn biển đảo giữ gìn độc lập dân tộc.


    Sóng Ngầm

    http://vitinfo.vn/MMuctin/Xahoi/CTXH/LA89681/default.html
  3. hiepsycom

    hiepsycom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Thượng nghị sĩ Jim WebbẢnh: Reuters
    Trung Quốc tiếp tục bị chỉ trích
    Hành động của Trung Quốc trên biển Đông tiếp tục vấp phải phản ứng kịch liệt từ cộng đồng khu vực và quốc tế. Sau Bộ Quốc phòng, đến lượt Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố cảm thấy “bất an” về những căng thẳng tại biển Đông do Trung Quốc gây ra.
    AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner: “Những sự kiện trên biển Đông trong thời gian qua chỉ gây căng thẳng và không đóng góp vào hòa bình, an ninh khu vực. Chúng tôi ủng hộ tiến trình ngoại giao hợp tác và kêu gọi các nước đòi chủ quyền tuân thủ luật pháp quốc tế”.

    Ông Toner nhấn mạnh Mỹ và cộng đồng quốc tế chia sẻ lợi ích trong việc duy trì an ninh hàng hải khu vực.

    http://vitinfo.vn/upload/Anh/Anhtieude/2011/6/12/LA89691_19_38_8.jpg
    Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb, chủ tịch Tiểu ban các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, cũng ra thông cáo báo chí bày tỏ sự quan ngại đối với hành vi gây hấn của Trung Quốc. “Chuỗi hành vi mang tính hăm dọa của Trung Quốc là mối quan ngại lớn. Mỹ có lợi ích chiến lược trong việc tạo điều kiện cho một phương thức tiếp cận đa phương, hòa bình để giải quyết các tranh chấp kể trên, đảm bảo tự do thông thương theo luật pháp quốc tế”.

    Ngày 13-6, thượng nghị sĩ Webb sẽ đệ trình lên Thượng viện Mỹ một nghị quyết lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ lực ở biển Đông và kêu gọi một giải pháp hòa bình, đa phương cho các tranh chấp lãnh hải ở Đông Nam Á.



    Phát biểu về ứng xử ở biển Đông của Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Đối thoại Shangri-La trái ngược với diễn biến trong những ngày qua trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam - Ảnh: Reuters

    Mỹ trấn an Philippines

    Theo báo The Star của Philippines, tàu khu trục Mỹ USS Chung-Hoon hiện đang trên đường đến biển Đông cũng như biển Sulu. Hải quân Mỹ khẳng định tàu USS Chung-Hoon “sẽ đi qua các vùng biển mà nước Mỹ cho là vùng biển quốc tế nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải và cho thấy cộng đồng quốc tế không chấp nhận những tuyên bố đòi chủ quyền vi phạm quyền tự do hàng hải”.

    Đại sứ quán Mỹ tại Philippines cho biết tàu USS Chung-Hoon là một trong những tàu hải quân Mỹ được mời để dự cuộc diễn tập thường niên CARAT giữa hải quân Mỹ và Philippines.

    Đài Loan cũng đòi tranh chấp biển Đông

    Hãng tin Đài Bắc Trung Bình cho biết tối 10-6, Đài Loan tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và toàn bộ các vùng hải vực xung quanh các quần đảo trên đều thuộc chủ quyền của Đài Loan tức “Trung Hoa Dân Quốc”.

    Cơ quan ngoại giao Đài Loan cho rằng căn cứ vào chứng cứ lịch sử địa lý vốn có, các đảo và vùng nước ở biển Đông đều thuộc chủ quyền của họ. Động thái này được đưa ra nhằm tuyên bố chủ quyền đối với đảo Ba Bình ở quần đảo Trường Sa.

    Đài Loan còn cao giọng lãnh thổ này tuân theo nguyên tắc “chủ quyền của chúng tôi, gác bỏ tranh luận, cùng hòa bình và cùng khai thác phát triển”.

    Trước đó, đại sứ Mỹ tại Philippines Harry Thomas Jr. cũng trấn an chính quyền Philippines rằng Mỹ sẽ hỗ trợ Philippines chống lại các mối đe dọa đối với an ninh nước này. Báo Philippines Daily Inquirer dẫn lời tướng Eduardo Oban Jr, tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, khẳng định hải quân Philippines ở biển Đông được lệnh tránh va chạm, nhưng sẽ nổ súng bắn trả nếu bị tấn công.

    Tướng Oban cũng cho biết ông sẽ thảo luận vấn đề biển Đông với các quan chức quân sự Mỹ trong cuộc hội nghị quốc phòng giữa Mỹ và Philippines vào tháng 8 tới.

    “Mỹ cũng đang rất quan ngại với tình hình biển Đông” - ông Oban cho biết.

    Mới đây, Văn phòng Tổng thống Philippines tuyên bố Manila tin rằng Mỹ sẽ hỗ trợ Philippines trước những hành vi “bắt nạt” của Trung Quốc do Mỹ và Philippines đã ký Hiệp ước quốc phòng song phương (MDT).

    “Dù vậy chúng tôi hi vọng tình hình biển Đông sẽ không diễn biến xấu đến mức đó, và chúng tôi cam kết giải quyết vấn đề theo cách ngoại giao và hòa bình nhất có thể” - người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Philippines Edwin Lacierda khẳng định.

    Ông Lacierda cũng yêu cầu phía Trung Quốc không đưa ra những tuyên bố mang tính gây hấn khiến tình hình thêm căng thẳng.

    Tiếng nói ASEAN

    Bình luận về tình hình biển Đông, báo Yomiuri Shimbun cho rằng Trung Quốc cần kiềm chế, không được thực hiện những hành vi mang tính chất khiêu khích trên biển Đông. “Hành vi đơn phương của Trung Quốc là không thể chấp nhận được. Trung Quốc sẽ không bao giờ giành được sự tin cậy của cộng đồng quốc tế nếu cứ tiếp tục nói một đằng làm một nẻo”.

    Theo báo Yomiuri Shimbun, chính quyền Trung Quốc cần tham gia các cuộc đối thoại để thảo luận việc thành lập Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên trên biển Đông (COC) mang tính chất ràng buộc pháp lý. “Các thành viên ASEAN cũng cần đoàn kết chặt chẽ để ngăn chặn Trung Quốc biến biển Đông thành ao nhà”.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ, tiến sĩ Leszek Buszynski thuộc Trường Nghiên cứu chiến lược quốc tế và chính trị ĐH ANU châu Á - Thái Bình Dương (Úc) cho rằng Trung Quốc đang tăng cường các hành vi quấy rối trên biển Đông đơn giản vì phía Trung Quốc coi mình ở “cửa trên”, và không quốc gia nào dám chống đối lại Trung Quốc. Theo tiến sĩ Buszynski, Việt Nam cần yêu cầu ASEAN ra tuyên bố phản ứng lại.

    “Nếu ASEAN lên tiếng với Trung Quốc, phía Bắc Kinh sẽ phải lắng nghe và hành sự cẩn trọng hơn” - tiến sĩ Buszynski nhận định.

    Tiến sĩ Ian Storey thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) cho rằng điều cần thiết là ASEAN và Trung Quốc phải thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin đã ghi trong Tuyên bố chung về quy tắc ứng xử giữa các bên trên biển Đông (DOC) năm 2002.

    Ông cảnh báo nếu Trung Quốc tiếp tục các hành vi quấy rối, có nguy cơ xung đột sẽ xảy ra trên biển Đông và điều đó không có lợi cho bất kỳ quốc gia nào.

    Theo vitinfo.vn
  4. chelsea0351

    chelsea0351 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2011
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Mẽo đã điều Tàu Sân Bay đi tuần rồi,lại còn tập trận với Phi,chứng tỏ Mẽo đã đánh hơi thấy hành động của Khựa.Hi vọng không fải nó tiếp tục gây sự với ta.hix
  5. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    http://thuvienbao.com/forum/showthread.php?72322-Sai-lam-cua-TQ-trong-tranh-chap-Bien-Dong&p=75229#post75229
    <FONT face=[/IMG]Những hoạt động quân sự thường xuyên của Trung Quốc đặc biệt tại các khu vực Biển Đông Việt Nam hay Biển Nam Trung Hoa đã gây nên những lo lắng cho các quốc gia Đông Nam Á.
    Nếu trước đây các quốc gia có tranh chấp đối thoại trực tiếp với Trung Quốc thì nay đã hợp tác với nhau để đối phó với các chiến lược của Bắc Kinh bất chấp tầm ảnh hưởng của cộng đồng người Hoa đông đảo có vai trò kinh tế lớn trong khu vực.
    Dẫu rằng đã có một sự toan tính giữa nguyên tắc và lợi ích, các quốc gia ASEAN vừa đón tiếp Trung Quốc vừa e dè quốc gia láng giềng mà hồi tháng 3/2011 thì quấy phá Cỏ Rong gần Philippines, còn tháng 5/2011 thì liên tiếp cắt cáp Bình Minh 02 và Viking II của Việt Nam.
    Sau sự kiện đó, Philippines lần đầu tiên đã tỏ thái độ rất cứng rắn với Trung Quốc khi không chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc và gửi kiến nghị lên Liên hợp quốc(5/4/2011).
    Trước đó, Indonesia cũng lần đầu tiên gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc phản đối “đường chữ U” (8/7/2010) dù rằng Indonesia không hề có liên quan đến tranh chấp các đảo ở Hoàng Sa hay Trường Sa.
    Theo Reuter, năm 2011 Trung Quốc tăng ngân sách quân sự 12,7% lên mức 91,5 tỷ USD, gấp bảy lần so với năm 1999 gần bằng tổng sản phẩm quốc gia (GDP) của cả Việt Nam.
    Đồng thời với tăng chi phí quân sự, các đơn vị dân sự liên quan đến biển cũng được tăng cường và có tầm hoạt động ngày càng xa bờ. Điển hình lớn nhất có thể kể đến tàu sân bay Shi Lang và giàn khoan dầu CNOOC 981 với trị giá gần 1 tỷ USD.
    Như vậy, có thể thấy Trung Quốc đã sẵn sàng chi nhiều tỷ USD cho chiến lược biển và sẵn sàng duy trì lực lượng quân sự lớn phục vụ chiến lược này.
    Mục tiêu vì dầu khí?
    Trong tất cả mục tiêu khi đề ra chiến lược tại Biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Biển Nam Hải), các lãnh đạo Trung Quốc đều nhận định khu vực này như là một Vịnh Ả Rập thứ hai với trữ lượng dầu mỏ hàng chục tỉ tấn. Và vì vậy Trung Quốc không thể đứng ngoài cuộc.

    Căn cứ lớn nhất cho Trung Quốc tham gia vào cuộc chơi dầu mỏ duy nhất dựa vào khái niệm “vùng nước lịch sử” vì ngoài khái niệm mơ hồ này thì Trung Quốc cũng chỉ có thể tranh chấp tại các vùng nước sâu không có tiềm năng dầu khí gì.

    Do đó, Trung Quốc quyết tâm đưa căn cứ đường chữ U dựa trên khái niệm mơ hồ “vùng nước lịch sử” mà không dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế khác mạnh hơn như luật biển 1982.

    Nhưng những tính toán mang tính chiến lược đó liệu có thực sự có hiệu quả trên thực tế?

    Đầu tiên có thể thấy khu vực có dầu khí chủ yếu nằm ở phía nam và rìa của đường chữ U. Các khu vực này rất gần đất liền của các quốc gia Đông Nam Á nên có thể thấy việc duy trì lực lượng bảo vệ ở đây với các quốc gia này là khá dễ dàng.

    Ví dụ điển hình khi các tàu Trung Quốc có hoạt động tại khu vực gần bờ biển Philippines thì ngay lập tức lực lượng không quân nước này sẵn sàng bảo vệ để tàu nghiên cứu của mình tiếp tục hoạt động.

    Trong khi đó, Trung Quốc khó lòng duy trì lực lượng hải quân, không quân đông đảo thường xuyên đi quá xa căn cứ của mình đặc biệt ở khu vực phía xa hơn nằm phía Nam Biển Đông.

    Thứ hai, theo tính chất địa chất khu vực này, vùng phía bắc của Biển Đông do sụt lún trong Kỷ Đệ Tứ quá nhanh nên không thể hình thành được dầu khí.

    Khu vực phía nam lý tưởng hơn với các nguồn dầu khí chủ yếu nằm trong các khối đá gốc granit với tầng chắn là trầm tích Oligocene và Miocene.

    Các dạng dầu khí này cũng thuộc dạng rất khó khai thác và nhiều công ty dầu khí đã phải rút lui, nhất là với các lô dầu khí nằm ở phía bắc hơn của khu vực này.

    Không chỉ có vậy mà theo các nghiên cứu của các quốc gia này thì trữ lượng dầu khí tại khu vực đang có dấu hiệu sụt giảm sản lượng.

    Các công ty dầu khí lớn của các quốc gia này bắt đầu phải tìm kiếm nguồn dầu khí mới tại các quốc gia xa xôi như Châu Phi hay Châu Mỹ để đáp ứng nhu cầu tăng cao của nền kinh tế.

    Do đó, có thể nói chiến lược độc chiếm biển Nam Hải của Trung Quốc vì dầu khí là hoàn toàn vô căn cứ và không hề có triển vọng thật sự.

    Không những Trung Quốc không có được nguồn lợi này mà còn càng trở nên khó khăn khi tiếp cận các nguồn tài nguyên của các quốc gia trong khu vực như trường hợp Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc bị từ chối khi đầu tư khai thác tại đây.

    "Hòa bình phá sản"

    Chính sách ngoại giao Trung Quốc luôn được nhắc đến với cụm từ Phát triển hòa bình với chia sẻ Trung Quốc từng là nạn nhân của đế quốc.

    Nhưng dường như các quốc gia lân cận đặc biệt như Ấn Độ, Nga, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á đang càng ngày càng cảm thấy quan ngại trước sự đầu tư lớn của Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự.

    Cùng với nhiều tuyên bố và hành động, người ta đang thấy hình ảnh của một đế quốc đang hình thành bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế và đang chuyển sang quân sự.

    Các quốc gia có FDI của Trung Quốc như các quốc gia Đông Nam Á và Châu Phi bắt đầu dè dặt hơn với các khoản đầu tư bắt nguồn từ Trung Quốc với lo ngại tham vọng chính trị của các khoản tiền này.

    Các tuyên bố cứng rắn và không đếm xỉa gì đến luật pháp và không tuân theo các chuẩn mực quốc tế càng làm tăng thêm niềm tin rằng Trung Quốc quyết tâm trở thành một đế quốc mới bằng mọi giá bất chấp các lời lẽ mềm dẻo từ phía ngoại giao của chính quyền Bắc Kinh.

    Cùng với việc bắt tay chặt chẽ với Pakistan, một lần nữa Trung Quốc lại đẩy Ấn Độ vào thế phải phòng ngừa và không loại trừ khả năng Ấn Độ sẽ đẩy mạnh việc ủng hộ các lực lượng ly khai tại Tây Tạng và nhích lại gần hơn với Hoa Kỳ.

    Không những vậy các quốc gia khác đang thấy vai trò của Trung Quốc trong việc duy trì sự tồn tại của các thể chế chính trị gây phức tạp cho hòa bình thế giới như ủng hộ với Bắc Triều Tiên, Miến Điện hay ffice:smarttags" />Sudan.

    Như vậy với quyết định tăng cường sức mạnh quân sự, đe dọa các quốc gia lân cận và ủng hộ các quốc gia hiếu chiến, chắc chắn hình ảnh phát triển hòa bình của Trung Quốc sẽ được thay bằng một hình ảnh một đế quốc mới muốn thể hiện sức mạnh của mình.

    Điều này chưa chắc đã có lợi cho sự phát triển trung và dài hạn của Trung Quốc.

    "Tự cô lập mình"

    Sự thay đổi này có thể sẽ khiến các quốc gia lân cận quan ngại và đặc biệt Đông Nam Á sẽ nhanh chóng tập hợp thành một khu vực chung nhằm đối phó lại các yêu sách này

    Với yêu sách ngày càng tăng cao trong khu vực, Trung Quốc đang khiến các quốc gia Đông Nam Á càng ngày càng nỗ lực trong việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.

    Việt Nam và Malaysia đã đưa kiến nghị chung về đường cơ sở vào năm 2009 và Philippines cùng đồng ý phản đối đường chữ U của Trung Quốc lên Liên hợp quốc trong năm 2011.

    Theo xu thế này, các quốc gia Đông Nam Á với tinh thần xây dựng một cộng đồng chung sẽ có thể nhanh chóng đề xuất và đạt được thỏa thuận vùng biển chung cho khu vực Đông Nam Á.

    Nếu đề xuất này thành hiện thực, Trung Quốc thực sự sẽ bị cô lập trong vấn đề Biển Đông và thường xuyên phải đối phó với lực lượng tuần tra chung của các quốc gia Đông Nam Á.

    Theo kịch bản này, nếu các tàu của Trung Quốc gặp khó khăn khi hoạt động tại khu vực có giao thương bậc nhất này, thì không những Trung Quốc không có được nguồn dầu khí tại đây mà ngay cả đường nhập khẩu dầu mỏ chủ yếu vốn phải đi qua khu vực này cũng có khả năng bị gián đoạn, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh năng lượng của chính quốc gia này.

    Sai lầm gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của khu vực và của chính bản thân Trung Quốc. Rất đáng tiếc là chiến lược này vẫn đang tiếp tục được thi hành với mức độ ngày càng gắt gao.

    Nhưng các nước trong vòng tranh chấp không dễ chấp nhận khuất phục Trung Quốc. Mối liên kết chặt chẽ giữa Mỹ và Phillipines, mối quan tâm (cho đến nay) rất đúng mức của Indonesia, nước Hồi Giáo lớn nhất thế giới, vào vấn đề Biển Đông là những bước phản hồi mạnh mẽ vào chiến lược biển của Trung Quốc.

    Như vậy có thể nói, mong muốn lớn nhất về dầu khí của Trung Quốc chắc chắn sẽ khó đạt được. Ngoài ra khoản tiền đầu tư khổng lồ cho chiến lược biển cùng với chi phí duy trì lực lượng hải quân nhằm kiểm soát các khu vực quá xa căn cứ sẽ là gánh nặng khổng lồ cho ngân sách.

    Không những thế, Trung Quốc tự đánh mất hình ảnh phát triển hòa bình đã xây dựng nhiều năm qua bằng những yêu sách phi lý dựa trên các chứng cứ không được công nhận và thái độ gây căng thẳng mở rộng cùng với ngân sách quốc phòng tăng cao.

    Sự thay đổi này có thể sẽ khiến các quốc gia lân cận quan ngại và đặc biệt Đông Nam Á sẽ nhanh chóng tập hợp thành một khu vực chung nhằm đối phó lại các yêu sách này.
  6. thanhthuyhuongtb

    thanhthuyhuongtb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    221
    Trung Quốc đang loạn to ở Quảng Châu. Từ 11/6 đến nay, xung đột lớn xảy ra từ vụ 1 bà bầu bán hàng thùng ở cửa siêu thị bị đánh trụy thai. Hàng ngàn người ************, bạo loạn đốt xe, chống cảnh sát. Xe bọc thép và 3000 lính quân đội đã được đưa tới để giải tán. Máu đã đổ, 25 người bị bắt, tình hình tiếp tục căng thẳng...
    Lưu ý: lịch sử Trung Quốc cho thấy, khi trong nước có biến loạn thì nhà cầm quyền thường gây sự bên ngoài để "tụ nhân tâm", đánh lạc hướng dư luận.
    (Up lên không được, xin cảm phiền các bạn nghía qua link này nhé:
    http://www.upanh.com/viewupload/id=iaxcnk )

  7. khanhduy02

    khanhduy02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2010
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Đây là 1 bài viết khá hay mà tôi vừa đọc trên báo nước ngoài phỏng vấn GS Carl Thayer về căng thẳng trên biển đông vừa qua .

    vài nét về GS Carl Thayer : Hiện là giáo sư khoa Nhân Văn và Xã Hội Học tại Ðại Học New South Wales, Úc . Ông là chuyên gia nghiên cứu quân sự, kiêm giám đốc diễn đàn Nghiên Cứu Quốc Phòng , là tác giả của gần 400 bài viết nghiên cứu tình hình các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương .

    VN CẦN TRÁNH BIẾN MÌNH THÀNH NGƯỜI GÂY HẤN

    [​IMG]
    Giáo Sư Carl Thayer (hình AFP/Getty Images)

    PV : Thưa Giáo Sư Carl Thayer, Trung Quốc muốn gì trong việc liên tục uy hiếp các tàu thăm dò địa chất của Việt Nam trong thời gian gần đây?

    G.S. Carl Thayer : Họ muốn tỏ cho thế giới thấy là họ có chủ quyền hợp pháp trên biển Ðông. Bắc Kinh luôn tuyên bố rằng họ có chủ quyền không thể tranh cãi ở đây, mà không bao giờ dẫn chứng hay giải thích được lý do căn cứ vào đâu mà họ nói như thế.

    Bản đồ lưỡi bò mà Trung Quốc công bố không dựa theo đất liền cũng chẳng dựa theo luật biển quốc tế.

    Cách đây vài năm, Trung Quốc nhắm vào các nỗ lực khai thác dầu khí của nước Mỹ, giờ đây họ nhắm vào tàu của Việt Nam và của Phi Luật Tân. Họ dùng tàu bè của cá nhân, chứ không phải tàu của Hải Quân để uy hiếp, cho nên rất khó cho Việt Nam phản ứng một cách thích hợp.

    Sự kiện họ cắt dây cáp thay vì mang một tàu chiến tiến vào Việt Nam khiến cho tình hình không nặng nề lắm, nhưng cũng đủ để làm Việt Nam nóng mặt, vì bị ngăn chặn làm những việc mình có quyền làm trên lãnh hải của mình.

    Trung Quốc muốn gì à? Họ muốn tỏ cho mọi người thấy họ quản trị vùng biển này, vùng biển này thuộc về họ, cho nên họ đi vào vùng đó bình thường như một người lính phòng vệ trên biển. Họ muốn biểu dương quyền của lực của mình, để dọa nạt, ra oai với Việt Nam, và cho Việt Nam biết là thăm dò gì đó ở vùng biển mà họ cho rằng mình làm chủ là không chấp nhận được.

    PV : Theo giáo sư thì tại sao Trung Quốc lại có những động thái này trong thời điểm này, mà không là 6 tháng trước đây, chẳng hạn?

    G.S. Carl Thayer : Thời điểm mà Trung Quốc đã chọn rất tệ về phương diện giao tế, nhất là ngay trong lúc họ tuyên bố tại cuộc “Ðối thoại an ninh khu vực Shangri La” vừa qua là phải hòa hoãn trong việc giải quyết những tranh chấp. Không những thế, trước đó họ còn cử người qua gặp Phi Luật Tân để cam kết sẽ giải quyết trong hòa bình.

    Tại Shangri La, Việt Nam đã tỏ một thái độ khá cứng rắn, Phi Luật Tân cũng thế, dù hơi nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên từ tháng 7 trở đi sẽ có một loạt những hội nghị của các nước ASEAN, để dẫn đến hội nghị thượng đỉnh của các nước Ðông Á vào tháng 10 tới đây, và từ giờ đến đó họ muốn chuẩn bị dư luận thế giới, cho thế giới thấy đây là vùng biển của họ.

    Từ bây giờ đồng hồ bắt đầu điểm. Chỉ còn bẩy tháng nữa thì Indonesia sẽ hết làm chủ tịch của ASEAN, và nếu Bắc Kinh có thể thuận buồm xuôi gió vượt qua những tranh chấp này, họ sẽ có Brunei, Cambodia, Myanmar, Lào thay phiên nhau làm chủ tịch ASEAN.

    Như vậy trong 4 năm liên tiếp, Việt Nam sẽ ở trong tình trạng mà những quốc gia thay phiên nhau làm chủ tịch ASEAN không có quyền lợi trực tiếp gì ở vùng biển Ðông, cũng như chưa hề có những thái độ cứng rắn (với Trung Quốc) từ trước giờ. Vậy nếu Trung Quốc chứng minh được, trong thời gian này, chủ quyền của mình ở vùng biển Ðông thì mọi việc sẽ coi như là được êm đi trong vòng 4 năm nữa.

    Mặt khác một số nhà phân tích lại cho rằng Trung Quốc có tất cả 5 cơ quan quản trị hàng hải, và Hải quân Trung Quốc là một bộ phận riêng. Có thể những cơ quan địa phương này muốn chứng tỏ quan điểm của mình là phải khẳng định chủ quyền trên biển Ðông mạnh hơn, vì họ cho rằng Hồ Cẩm Ðào quá yếu.

    Nếu phân tích này đúng thì đây là một vấn đề liên quan đến chính trị của nội bộ tương lai của Trung Quốc nhiều hơn là vấn đề biển Ðông, nhưng tôi không nghĩ thế. Dầu sao thì Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục bị áp lực thế giới là phải giải quyết vấn đề một cách đa phương thay vì song phương như họ muốn.

    PV : Về phía nhà cầm quyền Việt Nam, thì giáo sư đánh giá là họ có phản ứng thích hợp với tình hình không?

    G.S. Carl Thayer : Việt Nam phải cẩn thận để tránh biến mình thành người gây hấn trong vùng, và rơi vào điều mà Trung Quốc muốn tuyên truyền.

    Việt Nam phải làm sao cho thế giới thấy mình là nạn nhân trong cuộc tranh chấp chủ quyền này, không phản ứng thái quá, và cũng không nên chủ động làm leo thang sự trầm trọng của tình hình. Nếu không Việt Nam có thể bị dồn vào một thế hiểm nguy, là những nước còn lại trong ASEAN sẽ hoảng lên và can gián là “không nên làm quá, hùng hổ như vậy là không nên, vì chúng ta cần duy trì hòa bình ...” vì đa số những nước này đều sợ Trung Quốc, và muốn duy trì tình hình ổn định tại đây.

    Như vậy, Việt Nam một mặt phải tỏ thái độ cứng và từ từ cho Trung Quốc thấy là mình có cũng “có xương sống” trước Trung Quốc, tiếp tục đặt vấn đề với lãnh đạo của nước này. Mặt khác tiếp tục tìm cách nói chuyện với các nước trong vùng để giải quyết vấn đề một cách đa phương, vì theo tôi nghĩ Trung Quốc đang tìm cách cô lập họ, khiêu khích họ, để biến họ thành kẻ hung hãn, rồi có dịp nói với các nước còn lại là hãy khuyên bảo Việt Nam có thái độ hòa hoãn để chúng ta cùng có một tương quan tốt.

    Chúng ta phải hiểu rằng Trung Quốc đã dùng biện pháp ngoại giao và có một số thỏa thuận với Myanmar, vì thế Myanmar chưa bao giờ đề cập đến vấn đề biển Ðông.

    Cambodia vì bị ảnh hưởng của Trung Quốc cũng không đặt vấn đề, và Lào có lẽ cũng chẳng đặt vấn đề này làm gì. Như vậy ít nhất là ba trong 4 chủ tịch của ASEAN trong 4 năm tới sẽ một là ngả về Trung Quốc, hai là sợ Trung Quốc nên không dám lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề này.

    Tóm lại, theo tôi Việt Nam không thể để cho mình bị cô lập về mặt ngoại giao, nên vừa phải cứng rắn vừa phải khôn khéo, và đây là một chiếc dây rất khó đi sao cho vững.

    PV : Giáo sư vừa phân tích là Việt Nam đang đứng trước một tình hình vừa gay go vừa hết sức tế nhị, đòi hỏi phải có một giải pháp nhiều chiều. Như vậy ông chấm điểm Việt Nam về những mặt này như thế nào?

    G.S. Carl Thayer : (Cười) Khi Việt Nam quyết định cho tàu Bình Minh 02 tiếp tục hành trình thăm dò địa chất ngoài khơi, sau khi bị cắp cáp, điều này cũng giống như một động tác đấu tranh bất hợp pháp. Quyết định mở ra hai cuộc tập trận vào ngày Thứ Hai tới đây chắc chắn sẽ đưa ra một tín hiệu rất rõ mà Trung Quốc không thể nào lầm lẫn được.

    Từ trước đến giờ tôi vẫn chỉ trích Việt Nam là không phổ biến tin tức đầy đủ về những hành vi chơi ép của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biển Ðông. Thật ra đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam bị Trung Quốc cắt dây cáp, chẳng hạn như năm ngoái, nhưng từ trước đến giờ những tin loại này thường bị bưng bít. Câu hỏi được đặt ra là tại sao bây giờ Việt Nam lại cho phổ biến những tin này? Tôi cho rằng có thể cuộc đối thoại an ninh khu vực Shangri La trong tuần qua là một trong những lý do.

    PV : Theo giáo sư dự đoán thì việc gì sẽ xẩy ra? Tình hình có thể đưa đến chiến tranh không?

    G.S. Carl Thayer : Tôi nghĩ là không đến nỗi sẽ có chiến tranh đâu. Nhưng Trung Quốc sẽ làm sao để ép tất cả các nước trong vùng, đặc biệt là Việt Nam vào cái thế phải “hợp tác” với họ, và dĩ nhiên Trung Quốc sẽ dồn các nước này vào những hợp đồng có lợi lớn cho Trung Quốc, và vô cùng bất lợi cho họ. Các nước trong vùng nên hiểu rằng, ngoài việc bảo vệ chủ quyền, làm thế nào để bảo vệ được quyền lợi kinh tế cho quốc gia cũng sẽ là một vấn đề vô cùng quan trọng.

    PV: Xin cám ơn giáo sư đã trả lời cuộc phỏng vấn này !
  8. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    sao toàn copy báo thế này
    nếu muốn share chỉ việc đưa link là đủ
  9. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Hùng cũng nghĩ như ông ấy, phải để cho khựa là người gây hấn thì mới có lợi cho ta, khi đó sau này chúng ta sẽ không còn thấy người láng giềng có ý định xâm lược nữa:-"
  10. soofar

    soofar Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/09/2008
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    32
    thế thì lo được thì đi lo đi,ngồi đây chửi đổng như con bán cá là lo àh.Biến ccmm đi cho rảnh.

Chia sẻ trang này