1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Thật ra, hầu hết tất cả các cuộc chiến tranh của nhân loại đều bắt nguồn từ ý đồ chiếm đoạt tài lộc mà ra [không phải vì lý do Giống Nòi, Danh Dự, Độc Lập, Tự Do hay Dân Chủ... gì như những chú bé thanh niên được hô hào, bắt ép tham gia lầm tưởng cả]. Đánh cho một nước chư hầu tan tác, để "nó" phải chịu thuần phục... cũng vì muốn sau này, hằng năm nó phải dâng nạp triều cống cho Thiên Triều; xâm lược những vùng đất mới, biến nó trở thành thuộc địa, cuối cùng cũng chỉ vì muốn khai thác [thật ra là ăn cướp] tài nguyên của những vùng đất đó; xâm chiếm nước khác [có những chủng tộc khác], bắt kẻ bại trận làm nô lệ... thì cũng là một hình thức cưỡng chiếm nhân lực, bắt ép lao công giá rẻ [từ đó sinh ra "lợi nuận"].

    Như Hitler muốn đánh chiếm Ukraine & Nga thì mục đích chính vẫn là muốn chiếm đoạt tài nguyên và đất đai [để canh tác, trồng trọt]... Hoa Kỳ đang chiếm đóng Iraq cũng chỉ vì muốn lũng đoạn nguồn cung cấp dầu lửa @ Trung Đông [và để biểu dương sức mạnh] mà thôi.

    Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ II, Chiến Dịch Lá Chắn Sa Mạc... tốn kém biết bao nhiêu, mà kết quả chưa được bao nhiêu [trừ Hoa Kỳ].

    So với trữ lượng dầu và chủ quyền vùng biển [quanh bờ] của Hoàng sa và Trường Sa [trong tương lai] thì cuộc chiến này là một cú đầu tư quá ngon lành, một vốn bốn vạn lời.

    Trước sau gì thì các "Nhà Đầu Tư" cũng sẽ tham gia, phát động cuộc... phân chia tài lộc.

    Vấn đề chỉ là Ai "bỏ ra" bao nhiêu và Ai sẽ được/mất bao nhiêu mà thôi. [r37)]

    Các bạn nghĩ so với Hitler [trong Chiến Dịch Barbarossa] và Hoa Kỳ [trong Chiến Dịch Lá Chắn Sa Mạc] thì TQ sẽ phải tốn kém [thiệt hại] bao nhiêu [binh lính, quân trang & thiết bị], và [nếu đạt được ý đồ] sẽ thu được bao nhiêu [lợi nhuận]?

    VN hiện nay đang "đầu tư", bỏ ra bao nhiêu [% ngân sách] để trang bị [và "bồi dưỡng"] cho những đơn vị/chiến sỹ đang trú đóng trên vùng biển/đảo này?
  2. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Nghị sĩ kêu gọi Mỹ tham gia giải quyết tranh chấp Biển Đông

    Nghị sĩ Jim Webb hôm qua trình lên Thượng viện Mỹ dự thảo nghị quyết lên án thái độ của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời kêu gọi Mỹ có hành động trong các diễn đàn đa phương để giải quyết tranh chấp.
    > Nghị sĩ Mỹ phản đối dùng vũ lực ở Biển Đông

    Bản nghị quyết của ông Webb có tên "Kêu gọi một giải pháp đa phương và hòa bình đối với các tranh chấp lãnh hải tại Đông Nam Á". Nghị sĩ dành phần đầu của bản dự thảo nghị quyết để nhắc lại các diễn biến căng thẳng mới đây tại Biển Đông, với một loạt các va chạm giữa tàu của Trung Quốc và các tàu của Việt Nam, Philippines.

    Đặc biệt, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ nhấn mạnh rằng các vụ việc tàu Trung Quốc cắt cáp và cản trở hoạt động của các tàu Việt Nam xảy ra trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế trên thềm lục địa của Việt Nam.

    Ông Webb cũng nhắc lại các hành động trước đây của Trung Quốc tại Biển Đông có ảnh hưởng tới việc lưu thông của các tàu hải quân và quân sự Mỹ qua các vùng biển và không phận quốc tế. Trong đó, có vụ tàu USNS Impeccable của Mỹ va chạm với tàu đánh cá của Trung Quốc tại Biển Đông tháng 3/2009, và vụ một tàu ngầm của Trung Quốc va chạm với tàu khu trục USS John McCain tháng 6/2009.

    Nghị sĩ Webb cũng viện dẫn các tuyên bố được cam kết bởi các bên liên quan tới các tranh chấp tại Biển Đông, về việc tái xác nhận sự tôn trọng và cam kết đối với việc tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông theo các nguyên tắc luật pháp quốc tế được cả thế giới công nhận. Vì vậy, các bên cần phải giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các phương pháp hòa bình, mà không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.


    Nghị sĩ Jim Webb. Ảnh: Readthehook
    Webb, một người có bề dày kinh nghệm về châu Á, còn cho rằng Mỹ dù không phải là một bên trong các tranh chấp, nhưng lại có lợi ích an ninh và kinh tế quốc gia để đảm bảo rằng không bên nào đơn phương sử dụng vũ lực nhằm xác lập tuyên bố lãnh hải ở Đông Á. Ông Webb nhắc lại tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại diễn đàn an ninh khu vực ASEAN lần thứ 17 tại Hà Nội tháng 7/2010, cho rằng Mỹ, giống như mọi quốc gia khác, có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo quyền tự do hàng hải, quyền tiếp cận hàng hải ở châu Á, và sự tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông.

    Ông Webb cho rằng Mỹ chưa thể hiện quan điểm đủ mạnh mẽ trong tranh chấp này.

    "Tôi cho rằng chính phủ của chúng ta chưa giữ một vị trí cần thiết trong tranh chấp tại Biển Đông", Webb nói.

    Ông không kêu gọi Mỹ cần phải tham gia trong các tranh chấp lãnh thổ, nhưng nên tham gia vào một diễn đàn đa phương để giải quyết vấn đề.

    "Chúng ta nên tham gia vào một cơ chế đa phương để giải quyết các vấn đề như thế này", ông nói.

    Nghị sĩ đảng Dân chủ cũng không quên dẫn lại tuyên bố mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates tại Đối thoại Shangri-La 2011 ở Singapore, cho rằng an ninh hàng hải là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bởi các tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ và việc sử dụng các vùng nước sao cho thích hợp đang đặt ra những thách thức hàng ngày cho an ninh và thịnh vượng của khu vực.

    Với những lập luận và viện dẫn như vậy, nghị sĩ Webb kêu gọi Thượng viện Mỹ tái xác nhận sự ủng hộ mạnh mẽ đối với giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông, đồng thời cam kết duy trì các nỗ lực liên tục để tạo điều kiện thuận lợi cho một quá trình đa phương và hòa bình nhằm giải quyết các tranh chấp này, theo phương pháp phù hợp với thông lệ của luật pháp quốc tế.

    Ông Webb yêu cầu Thượng viện Mỹ ủng hộ việc tiếp tục các chiến dịch của quân đội nước này, nhằm khẳng định và bảo vệ quyền tự do hàng hải và không phận quốc tế tại Biển Đông. Mỹ mới đây tuyên bố điều tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Chung-hoon tới Tây Thái bình dương tập trận chung với hải quân Philippines.

    Căng thẳng tại Biển Đông gần đây đột ngột gia tăng sau khi các tàu của Trung Quốc liên tục có hành vi cắt cáp và cản trở hoạt động của các tàu khảo sát địa chấn thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, trước phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam sau các sự việc này, phía Trung Quốc lại khẳng định đó là việc làm bình thường trong hải phận của họ, một động thái được cho là nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp. Trung Quốc cũng bị Philippines nhiều lần tố cáo xâm phạm vùng nước mà Manila tuyên bố chủ quyền.
  3. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Thách thức Biển Đông và "chiếc nỏ thần" Việt Nam

    Tác giả: TS VŨ MINH KHƯƠNG (ĐHQG SINGAPORE)
    Bài đã được xuất bản.: 9 giờ trước
    Recomend
    +28
    Red
    In
    Email
    Thảo luận
    TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)
    Thách thức Biển Đông và "chiếc nỏ thần" Việt Nam
    Biển Đông: Vùng biển dữ hay trái táo bất hòa?
    Sức hậu thuẫn của toàn dân tộc
    Tiêu dùng và đầu tư
    2
    Dân tộc Việt Nam có một vũ khí chiến lược vô song chỉ được dùng đến khi không còn phương cách nào khác. Vũ khí đó có khả năng làm kinh ngạc đối phương và thế giới bằng những nỗ lực phi thường mà trước đó không ai có thể hình dung được.

    >> Sự cố Viking2 và mưu đồ của Bắc Kinh

    >> Biển Đông: Vùng biển dữ hay trái táo bất hòa?

    >>Biển Đông: Khi sức mạnh không đến từ vũ lực

    Những biến động dồn dập gần đây ở Biển Đông với hành động phi đạo lý của Trung Quốc trong xâm phạm chủ quyền của Việt Nam chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm khổng lồ chứa đựng không chỉ tham vọng vô đáy của Trung Quốc trong vùng biển xung yếu này mà cả sự đánh giá rất thấp (nếu không nói là coi thường) khả năng ứng xử chiến lược của nhà nước và sức trỗi dậy của dân tộc Việt Nam.

    Đây là một nước cờ sâu và táo bạo. Có lẽ những người đi nước cờ này đã trù tính kỹ tới ba phản ứng sau đây của Việt Nam. Thứ nhất, Việt Nam sẽ không tiếc tiền, vội vã mua sắm vũ khí, tăng cường phòng thủ. Điều này sẽ làm ngân sách quốc gia kiệt quệ, kinh tế vĩ mô chao đảo, kinh tế suy yếu.

    Thứ hai, người dân Việt Nam sẽ rất bức xúc trong khi nhà nước bối rối lo ngại nên tăng cường kiểm soát và kìm chế. Kết quả là, người Việt Nam sẽ mất đi tính sáng suốt của sự đồng lòng; và do đó không còn tâm trí nào cho một nỗ lực cải cách sâu rộng.

    Thứ ba, giới doanh nhân Việt Nam sẽ mất đi quyết tâm và nhuệ khí  trong thâm nhập thị trường Trung Quốc, một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong chiến lược phát triển. Vì thế, Việt Nam sẽ tiếp tục là nước thua thiệt và yếu kém nhất trong các nước châu Á trong quan hệ thương mại với thị trường khổng lồ và tăng trưởng nhanh chóng này.

    Thế nhưng, những người chơi nước cờ sâu và táo bạo nói trên có thể không lường hết sức trỗi dậy của dân tộc Việt Nam. Dân tộc này có một vũ khí chiến lược vô song chỉ được dùng đến khi không còn phương cách nào khác. Vũ khí đó có khả năng làm kinh ngạc đối phương và thế giới bằng những nỗ lực phi thường mà trước đó không ai có thể hình dung được. Thách thức Biển Đông có lẽ là một vận hội vô giá, nó buộc người Việt Nam chúng ta phải dùng đến chiếc "nỏ thần" kỳ diệu này.

    Chúng ta cần hiểu Trung Quốc hơn

    Để vượt qua thách thức nghiệt ngã hiện nay, Việt Nam cần hiểu rõ hơn Trung Quốc. Đây là một dân tộc có nền văn hóa lớn, lâu đời, với nhiều thành quả huy hoàng trong quá khứ nhưng đã bị kìm nén nặng nề trong hàng trăm năm qua do chính sách đóng cửa và não trạng mê muội. Từ khi có cải cách do ông Đặng Tiểu Bình khởi xướng họ đã đi được những bước khổng lồ, làm thế giới thán phục, với động lực chủ đạo là ý chí và tham vọng rất lớn, trọng dụng nhân tài, tầm nhìn rộng, và mưu kế sâu sắc. Xu thế này hiện còn rất mạnh mẽ và có thể còn kéo dài.

    Đảo Đá Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh Chu Thanh Vân.
    Việt Nam cũng như nhiều nước khác cần thấu hiểu cục diện này và chuẩn bị thật tốt để có thể sống bên một người láng giềng khổng lồ, hùng mạnh, tham vọng, mưu sâu, và có thể có những hành vi nhẫn tâm trong khẳng định quyền thế nhờ sự trỗi dậy của mình.

    Đồng thời, Việt Nam cũng cần biết rõ những điểm yếu rất dễ tổn thương của Trung Quốc. Thứ nhất, đó là nội tình phức tạp với nhiều yếu tố bất ổn từ trong cốt lõi. Mức độ ổn định chính trị và kiểm soát tham nhũng của Trung Quốc rất thấp so với hầu hết các nước (theo khảo sát thường niên của Ngân hàng Thế giới). Trung quốc sẽ không thể rảnh tay làm mưa gió trên thế giới nếu người dân Trung Quốc thấy chính phủ mình thua kém Việt Nam và các nước láng giềng trong nỗ lực cải cách-phát triển. Khi đó Trung Quốc sẽ phải quay về giải quyết vấn đề nội bộ.

    Thứ hai, hình ảnh nhân văn của Trung Quốc trên trường quốc tế còn rất thấp. Từ thực tế châu Phi đến Biển Đông, họ chưa chứng tỏ được mình là một quốc gia có trách nhiệm cao trong  kiến tạo hòa bình và phồn vinh cho thế giới.

    Thứ ba, Trung Quốc để lại nhiều ấn tượng chưa đẹp về tính trung thực và sự nhất quán giữa hành động và lời nói, từ chất lượng sản phẩm đến đường lối kinh tế và chính sách ngoại giao.

    Một mặt khác, Trung Quốc là một quốc gia có lãnh đạo giỏi, tầm nhìn xa. Trên thực tế, họ rất ngại và kiêng nể các quốc gia có hội đủ ba yếu tố: thượng tôn các qui luật của tạo hóa, trọng dụng nhân tài, và dốc sức khai phát sức mạnh dân tộc. Bởi họ biết dân tộc này sẽ là một quốc gia hùng cường. Hàn Quốc là một trường hợp điển hình. Trong khi đó, họ có thể hành xử rất ngạo mạn với những quốc gia mê muội, giáo điều, hắt hủi hiền tài, phân liệt nhân tâm. Bởi họ biết đất nước này đang ở vào thế suy vi.

    Trung Quốc đã qua giai đoạn trỗi dậy hòa bình và bước vào giai đoạn khẳng định uy lực của mình. Họ sẽ không ngại đối đầu trên những điểm mạnh của họ, đặc biệt là về thực lực kinh tế và quân sự. Tuy nhiên họ sẽ phải chùn lại nếu sự đụng độ khoét sâu các điểm yếu nêu trên: ổn định chính trị thấp, hình ảnh nhân văn hạn chế, ấn tượng về hành xử thiếu văn minh và trách nhiệm.

    Việt Nam: Chiếc "nỏ thần" và phương cách sử dụng

    Từ bài học từ cha ông

    Binh pháp cổ có tổng kết rằng, muốn làm nên một chiến thắng hiển hách, cần có khả năng làm kinh ngạc đối phương. Đây là chiếc "nỏ thần" kỳ diệu mà người Việt Nam qua bao thế hệ đã dùng đến mỗi khi đất nước bị lâm nguy hoặc ngoại xâm giày xéo. Ông cha ta đã để lại những bài học quí giá khi dùng đến vũ khí chiến lược này.

    Bài học của Đức Trần Hưng Đạo chỉ ra rằng cách bảo vệ tổ quốc tốt nhất là chủ động tiến công vào những yếu kém của chính mình. Theo tư tưởng này, ngài thảo ra hịch tướng sĩ, khích lệ tướng sĩ thấy nỗi nhục quốc gia mà bỏ thói hư tật xấu, quyết chí một lòng, xả thân vì nước.

    Ngài chỉ rõ, nếu để mất nước thì: "chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến ngàn năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận."

    Và nếu giữ được nước thì: "trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền."

    Nguyễn Trãi nêu ra những nguyên lý cao cả để dân tộc vượt lên mọi sự bạo ngược:

    "Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn

    Lấy chí nhân để thay cường bạo"

    (Bình Ngô Đại cáo)


    Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ trăn trở tìm kiếm người hiền tài ra giúp nước: "Trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, thức ngủ mong mỏi mà có người tài cao học rộng chưa từng thấy đến... Ngẫm cho kỹ: cái nhà to lớn - sức một cây không dễ gì chống đỡ, sự nghiệp thái bình - sức một người không thể đảm đương." (Chiếu cầu hiền)

    Đến nỗ lực hôm nay

    Sẽ cần những nghiên cứu sâu sắc và thảo luận rộng khắp trong nhân dân để tìm ra đủ phương cách để Việt Nam có thể vượt lên bằng những nỗ lực làm kinh ngạc thế giới, buộc đối phương phải rút về thế phòng thủ - hòa hoãn. Ba hướng đi lớn cho các nỗ lực có thể là:

    1- Xác lập ý chí cải cách của lãnh đạo Đảng và Nhà nước;

    2- Cả nước trên dưới một lòng toàn tâm toàn ý khai phát sức mạnh tiềm tàng của dân tộc; và

    3- Toàn xã hội thành tâm coi giá trị nhân văn và lòng nhân bản làm nền tảng phát triển và hướng đích cho dân tộc đi đến phồn vinh.

    Theo hướng đi này chúng ta có quyền đòi hỏi và kỳ vọng một số hành động sau đây.

    + Lãnh đạo Đảng và Nhà nước lắng nghe bàn luận để thấy hết nguy cơ, thậm chí thảm họa mà đất nước nhân dân sẽ phải gánh chịu trong tương lai không xa nếu đất nước tiếp tục tụt hậu, dân tộc phân tâm.

    + Lãnh đạo Đảng và Nhà nước quây quần cùng đại diện mọi tầng lớp nhân dân, ngày đêm họp bàn tìm phương kế cải cách, đưa nhanh đất nước đến hùng cường.

    + Lãnh đạo Đảng và Nhà nước có chính sách sử dụng hiền tài, đưa đất nước vượt lên trên mọi lĩnh vực, từ phát triển kinh tế đến củng cố quốc phòng, từ dân chủ hóa đất nước đến xây dựng thiết chế nền tảng cho phát triển bền vững, từ cải cách giáo dục đến nâng cấp tiềm lực khoa học công nghệ, từ hợp tác quốc tế đến gia cường vị thế và hình ảnh Việt Nam.

    + Có những bước đi đột phá táo bạo; đặc biệt là xây dựng một số đặc khu kinh tế nhằm huy động sức mạnh tổng lực của dân tộc, là hình mẫu của Việt Nam năm 2045, với sức đuổi vượt mạnh mẽ làm thế giới khâm phục và kính nể.

    + Mỗi người dân Việt Nam, dù ở đâu hãy tự giác góp phần tạo nên hình ảnh một dân tộc có phẩm chất cao quí: thành tâm trong hợp tác, cầu thị trong học hỏi, ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng. Việt Nam cần trở thành một điểm sáng, có sức tương phản và thu hút mạnh mẽ trong hun đúc những phẩm chất cao quí này.

    Red
    In
    Email
    Thảo luận
    (ĐỌC THÊM TRONG MỤC NÀY)
    * Xin bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu


    Gửi với tên …

    CÁC BÀI VIẾT KHÁC
    Nguyên Phó ************* Nguyễn Thị Bình bàn về đề án giáo dục nghìn tỷ (9 giờ trước)
    Sóng 20 (9 giờ trước)
    Viết ngắn của Nguyễn Ngọc Tư: Trần thế (9 giờ trước)
    Thách thức Biển Đông và "chiếc nỏ thần" Việt Nam (9 giờ trước)
    Biển Đông: Vùng biển dữ hay trái táo bất hòa? (13/06/2011 05:00 GMT+7)
    Ngoại giao Sáu Dân dưới góc nhìn nguyên PTT Vũ Khoan (13/06/2011 05:00 GMT+7)
    Phim truyền hình Việt Nam: Tự sinh tự sản thì tự... "tiêu" (12/06/2011 05:00 GMT+7)
    Bữa cơm gà với “trùm khủng bố” ở Palestine (12/06/2011 06:00 GMT+7)
    Ba đợt “sóng” địa chính trị trên biển Đông (13/06/2011 05:00 GMT+7)
    Khi đại sứ đi biểu tình, chịu vòi rồng, lựu đạn cay... (10 giờ trước)
  4. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    3.590
    [​IMG]
  5. H0nVjet

    H0nVjet Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Bài viết:
    598
    Đã được thích:
    1
    Bồ câu và Qụa đen!
    ___________________________

    Đừng bảo 3 ship là Chó, vì Chó vẩn hiểu được tiếng người
  6. darkpanther

    darkpanther Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2009
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    7
    Nhảm nhí, có xâm lược tất có vệ quốc, có chiếm đóng tất có giải phóng, vậy những người chiến đấu bảo vệ đất nước họ cần tài lộc hay cần giống nòi, cần độc lập. Có lẽ nói tới mấy thứ như tự do hay độc lập với cái thứ như VY thì nó xa lạ quá phãi không.
  7. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Viet_Youth viết lúc 14:22 - 14/06/2011 [​IMG]
    Thật ra, hầu hết tất cả các cuộc chiến tranh của nhân loại đều bắt nguồn từ ý đồ chiếm đoạt tài lộc mà ra [không phải vì lý do Giống Nòi, Danh Dự, Độc Lập, Tự Do hay Dân Chủ... gì như những chú bé thanh niên được hô hào, bắt ép tham gia lầm tưởng cả].


    Tập đọc và tiêu hoá cho rõ ràng rồi hãy bi bô, phỏng ạ! ^:)^
  8. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Philippines cần Mỹ trong tranh chấp Biển Đông

    Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm nay phát biểu rằng nước này cần sự giúp đỡ của Mỹ trong giải quyết tranh chấp Biển Đông, bởi 'sự hiện diện của Mỹ có thể đảm bảo tự do hàng hải và luật pháp quốc tế'.
    > Nghị sĩ Mỹ phản đối dùng vũ lực ở Biển Đông
    > Trung Quốc khó thuyết phục láng giềng


    Một tàu ngầm của Trung Quốc gần căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam. Vị trí của căn cứ tàu ngầm này cho phép các chiến hạm Trung Quốc nhanh chóng triển khai - trong vòng 20 phút - ra Biển Đông, nơi có các tuyến đường hàng hải bận rộn hạng nhất thế giới và là vùng biển rất giàu tài nguyên. Ảnh: FP.
    "Tất nhiên, Trung Quốc là một siêu cường. Dân số của họ lớn hơn nước ta tới 10 lần. Chúng tôi không muốn chiến tranh xảy ra", AFP dẫn lời ông Aquino nói.

    "Có lẽ, sự hiện diện của Mỹ sẽ đảm bảo rằng tất cả chúng ta sẽ được hưởng tự do hàng hải và sẽ tuân theo luật pháp quốc tế".

    Trước đó, đại sứ Mỹ ở Philippines Harry Thomas khẳng định Washington sát cánh với đồng minh của họ trong vấn đề Biển Đông. "Tôi đảm bảo với các vị rằng Mỹ sẽ sát cánh với Philippines trong tất cả các vấn đề", tờ Manila Sunstar dẫn lời đại sứ Thomas cho biết.

    "Mỹ và Philippines là những đồng minh chiến lược. Chúng tôi sẽ tiếp tục tham vấn và hợp tác với nhau trong các vấn đề, bao gồm cả Biển Đông".

    Thời gian qua Philippines nhiều lần cáo buộc Trung Quốc vi phạm chủ quyền của họ trên Biển Đông. Bắc Kinh đều bác bỏ các tố cáo đó và nói họ "hành động bình thường".

    Tuyên bố của Tổng thống Philippines đưa ra chỉ một ngày sau khi thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb, chủ tịch tiểu ban châu Á Thái Bình dương thuộc Ủy ban đối ngoại thượng viện Mỹ, công bố dự thảo nghị quyết lên án thái độ của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Trong khi đó Trung Quốc hôm nay khẳng định sẽ không sử dụng vũ lực ở Biển Đông, dù các nước láng giềng đang lo lắng về thái độ quyết liệt của nước này về chủ quyền biển đảo trong thời gian gần đây.

    "Chúng tôi sẽ không viện tới vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực", AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết. "Chúng tôi hy vọng các nước liên quan cố gắng hơn nữa vì hòa bình và ổn định trong khu vực". .

    Căng thẳng trên Biển Đông bất ngờ tăng mạnh trong thời gian qua, khi các tàu cá, hải giám và tàu ngư chính của Trung Quốc liên tục xâm phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam; họ cũng bị tố cáo xâm phạm vùng nước mà Philippines tuyên bố chủ quyền.

    Hôm 8/6, Mỹ đã điều tàu khu trục USS Chung-hoon tới vùng biển Tây Thái Bình Dương. Mỹ và Philippines sẽ tập trận chung vào cuối tháng này song cả hai bên khẳng định đây là sự kiện đã được lên kế hoạch từ trước, không liên quan tới căng thẳng gần đây ở Biển Đông.

    Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei cùng tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Trung Quốc đã công bố yêu sách 9 đoạn (thường gọi là đường lưỡi bò hoặc đường chữ U), ôm trọn Biển Đông và các đảo/quần đảo trong khu vực. Yêu sách này bị các nước khác bác bỏ bởi không có cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử.

    Biển Đông là một khu vực rộng lớn, ước tính 1,7 đến 3 triệu km vuông, được cho là có trữ lượng tài nguyên dồi dào, trong đó dầu ước tính có đến 17,7 tỷ tấn, đứng thứ tư về trữ lượng trên thế giới. Biển Đông cũng là con đường thông từ Thái Bình dương sang Ấn Độ dương, có vị trí địa chính trị quan trọng đối với các nước khu vực châu Á Thái bình dương.
  9. xuanhuy1511

    xuanhuy1511 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2007
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    14
    bạn gì đấy làm ơn bớt đăng tin copy paste dc ko ? đã có thớt dính để đăng tin rồi ^:)^

    Tình hình Trung Quốc đang rối loạn, dân nó nó còn không coi ra gì huống chi [r23)]

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. mai1tinhyeu

    mai1tinhyeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/01/2011
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    6

    Nhìn bồ câu mình hiền quá, không bằng người phát ngôn cũ.

Chia sẻ trang này