1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DragonPhoenix

    DragonPhoenix Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    676
    Đã được thích:
    13
    Nói vậy là không hiểu rồi.
    Phải biết rằng người phát ngôn là đại diện bộ ngoại giao, đại diện đất nước, cũng là hình ảnh muốn thể hiện.
    VN muốn hòa bình, muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, cho nên hình ảnh người phát ngôn của VN chọn, là chính xác !

    Và cái hình ghép 2 phát ngôn viên của VN và TQ hiện nay, bà Nga và bà Du, nhìn nó tương phản thế nào, chắc ai cũng biết !
  2. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125

    Bồ câu mà còn có bồ câu hiền với bồ câu ác ạ ;))
  3. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
  4. handh

    handh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Em xin gửi các bác một bài dịch từ trang web của bọn tung cua ran min, không biết đã có ai đọc chưa nhưng em cứ mạnh dạn đưa lên.
    [FONT=&quot]Mời các Anh Chị đọc bài dưới đây trên mạng "Trung Quốc Binh khí Đại toàn", . Toàn lời lẽ khích động, hô hào chuẩn bị chiến tranh với VN.[/FONT]
    [FONT=&quot]Quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) vốn dĩ là chuỗi ngọc trai lấp lánh của đất mẹ Trung Hoa, nhưng lại bị nhiều kẻ trộm cắp, muốn chiếm đoạt, giành giật, việc này chỉ làm phân tán đi ánh hào quang của chuỗi ngọc trai mà thôi. Trong số các đảo bị các nước chiếm đoạt, bọn Việt Nam kiêu ngạo, vong ơn bội nghĩa đã ráo riết chiếm đóng quần đảo với số lượng nhiều nhất.[/FONT]
    [FONT=&quot]Nghĩ lại mà xem, Việt Nam vốn xưa là phiên thuộc của nước ta. Năm 1885, theo Thỏa ước Pháp – Thanh, Việt Nam đã bị nhượng lại cho Pháp, dần trở thành thuộc địa của Pháp. Sau hai cuộc chiến tranh, Trung Quốc đã giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hai miền Nam Bắc đã được thống nhất. Nhưng thật không ngờ bọn Việt Nam không những không biết ơn Trung Quốc, mà trái lại đã lấy oán báo ân, tự vỗ ngực xem mình là nước có tiềm lực quân sự lớn thứ ba thế giới, liên tiếp khiêu khích Trung Quốc. Mặc dù qua hai bài học, là cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt và chiến tranh Bãi đá ngầm, nhưng Việt Nam vẫn không nhận ra được bài học, càng ra sức chiếm đoạt nhiều đảo hơn.[/FONT]
    [FONT=&quot]Do bọn Việt Nam bắt tay thực hiện khai thác đảo sớm nên điều kiện chiếm cứ thuận lợi hơn, hơn nữa lại có nguồn nước ngọt nên bọn chúng có thể thi công trên đảo, xây dựng sân bay, kiến tạo hạ tầng kỹ thuật thông tin di động, di dân ra đảo, tổ chức du lịch quốc tế, thiết lập phân chia ranh giới khu hành chính cấp huyện hòng vĩnh cửu hóa, thực tế hóa, quốc tế hóa, hợp pháp hóa hành vi bá chiếm. Tiếp đó các nước khác cũng lần lượt theo đuôi Việt Nam, như Philipin, Malaysia, Indonesia, Bruney… xâu xé vùng biển Nam Sa của Trung Quốc, xây dựng căn cứ quân sự hoặc khoan dầu mỏ. Tất cả bọn chúng đều không coi Trung Quốc ra gì.
    Các nước xung quanh xâm chiếm quần đảo Nam Sa đúng vào thời kỳ đất nước Trung Quốc chúng ta tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện chiến lược đối ngoại hòa bình, tập trung xây dựng kinh tế trong nước, duy trì hòa bình phát triển với bên ngoài. Cùng là những nước đang phát triển đáng ra Việt Nam và các nước lân cận phải có thiện ý giải quyết hài hòa những tranh chấp. Đất nước chúng ta đề xướng ra mục tiêu “gác lại chiến tranh, cùng nhau phát triển”.[/FONT]
    [FONT=&quot]Tuy nhiên, 30 năm qua, lòng tốt của chúng ta lại không hề được báo đáp, mà trái lại các nước còn không ngừng tăng cường lấn chiếm khu vực biển của nước ta, ngang nhiên chiếm lãnh hải, lãnh thổ nước ta. Không khó khăn lắm, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng, lòng tốt của chúng ta không được báo đáp tử tế; danh dự, lãnh thổ và lãnh hải quốc gia nếu chỉ dựa vào giao thiệp hòa bình thì khó mà giữ gìn, bảo vệ được. Ủy ban thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc quy định, 12/5/2009 là kỳ hạn cuối cùng cho các quốc gia có liên quan phải hoàn thành việc gửi những bản giải trình các luận cứ khoa học về chủ quyền thềm lục địa và khu kinh tế đặc quyền.[/FONT]
    [FONT=&quot]Tình hình phát triển còn làm phức tạp hóa vấn đề, sự xoay chuyển của thời gian sẽ làm cho chúng ta càng thêm bất lợi, nếu cứ tiếp tục kéo dài sự khoan dung của chúng ta thì kẻ khác sẽ cho rằng chúng ta đã chấp nhận, bằng lòng với việc đó. Vì thế, biện pháp có hiệu quả là phải dùng lực lượng quân sự chiếm đoạt lại Nam Sa, và phải đưa việc này vào chương trình nghị sự.[/FONT]
    [FONT=&quot]Chúng ta phải thấy một thực tế rằng, mức độ xâm phạm của các nước có liên quan đối với lợi ích của nước ta là khác nhau, do điều kiện môi trường và địa vị quốc tế khác nhau nên sẽ có những phản ứng khác nhau đối với hoạt động quân sự của nước ta, vì vậy mà chúng ta cần phải có những cách đối xử khác nhau, giải quyết tốt những mâu thuẫn chủ yếu, thúc đẩy giải quyết những mâu thuẫn thứ yếu. Không còn nghi ngờ gì nữa, mục tiêu tấn công chủ yếu của chúng ta phải là Việt Nam.[/FONT]
    [FONT=&quot]Chúng ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam, Việt Nam cũng có đầy đủ điều kiện để trở thành vật tế của trận chiến thu hồi Nam Sa:[/FONT]
    [FONT=&quot]1. Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, có nguy hại lớn nhất, hơn nữa có thái độ kiêu ngạo nhất, ảnh hưởng xấu nhất. Trước tiên ta thu hồi lại những đảo mà Việt Nam chiếm đóng là có thể thu hồi lại hầu hết các đảo bị chiếm, khống chế được toàn bộ. Lấy gương xua đuổi thành công quân Việt Nam để răn đe các nước khác buộc chúng phải tự mình rút lui.[/FONT]
    [FONT=&quot]2. Trước đây, Việt Nam đã nhất nhất thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Những bài phát biểu của các quan chức, bản đồ quân sự, tài liệu địa lý đều là những bằng chứng xác thực, cho đến sau khi thống nhất đất nước thì Việt Nam có những thái độ bất thường, có yêu cầu về lãnh thổ lãnh hải đối với Tây Sa và Nam Sa. Việt Nam ngấm ngầm thọc lưng Trung Quốc, tiền hậu bất nhất, đã làm mất đi cái đạo nghĩa cơ bản, khiến quân đội của chúng ta phải ra tay, với lý do đó để lấy lại những vùng biển đảo đã mất.[/FONT]
    [FONT=&quot]3. Việt Nam có lực lượng quân sự lớn nhất Đông Nam Á. Hơn nữa lại đang tăng cường phát triển lực lượng hải quân, không quân để đối đầu với ta. Quân đội của ta có thể phát động cuộc chiến Nam Sa, cho dù quân đội Việt Nam đã có chuẩn bị. Với chiến thắng trong cuộc chiến này, hoàn toàn có thể làm cho các nước khác thua chạy, không đánh mà lui. Đây là cách để loại trừ Việt Nam, làm cho Việt Nam ngày càng lụn bại.[/FONT]
    [FONT=&quot]4. Hai nước Trung – Việt xích mích đã lâu, đã từng nảy sinh tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, lần này lại xảy ra xung đột quân sự. Đây là điều mà thế giới đã dự đoán và đã sớm nghe quen tai với việc này, chắc chắn phản ứng sẽ nhẹ nhàng hơn. Trái lại, nếu tấn công vào các nước như Philipin thì phản ứng quốc tế nhất định sẽ rất mạnh mẽ.[/FONT]
    [FONT=&quot]5. Các nước khác tuy cùng trong khối ASEAN nhưng chế độ xã hội và ý thức hệ khác với Việt Nam, các nước khác lại ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, thời gian đó đã sinh ra những khúc mắc. Là liên minh ASEAN, khi chúng ta phát động chiến tranh thu hồi lại Nam Sa ắt sẽ gặp phải sự phản đối của ASEAN, nhưng hậu quả của cuộc tấn công Việt Nam sẽ tương đối nhỏ, vì Việt Nam đã từng có ý đồ thiết lập bá chủ khu vực, việc này đã làm cho các nước láng giềng có tinh thần cảnh giác, việc làm suy yếu lực lượng quân sự của Việt Nam cũng là điều tốt cho các nước ASEAN.[/FONT]
    [FONT=&quot]6. Tình hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Trung – Mỹ ; Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không phải vì thế mà dẫn đến sự đối đầu về quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ đang sa lầy vào chiến trường Afganistan, Iraq và vẫn phải chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể xảy ra với Iran, chưa rảnh tay để quan tâm tới chiến sự Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tranh chấp giữa Campuchia và Thái lan đều sẽ làm phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.[/FONT]
    [FONT=&quot]7. Quần đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược không thể thiếu của Trung Quốc trên trận tuyến kéo dài từ Trung Đông đến Viễn Đông, tuy eo biển Malacca là con đường yết hầu nhưng quần đảo Nam Sa không phải là không có vị trí chiến lược. Có được Nam Sa sẽ uy hiếp được Malacca, yểm trợ các đường ống dẫn dầu, Nam Sa là một trong những vùng hiểm yếu, Trung Quốc quyết không ngần ngại chiến đấu để thu hồi Nam Sa.[/FONT]
    [FONT=&quot]8. Lấy chiến tranh để luyện tập quân đội, lấy việc thực hiện chiến tranh để kiểm nghiệm và nâng cao năng lực chiến đấu của quân ta, tình hình phát triển của hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể đảm bảo để hai bên bờ sẽ không xảy ra chiến tranh trong tương lai gần, giải quyết triệt để vấn đề Nam Hải, trong khi thực hiện chiến tranh trên biển phải khảo sát những thiếu sót của hải quân, không quân đảo Trung Quốc để kịp thời nhận diện những khiếm khuyết, cải thiện, nâng cấp, nhằm phát triển càng nhanh càng tốt lực lượng hải quân không quân của ta, để chứng tỏ rằng quân đội ta là lực lượng quân đội theo mô hình mới, có kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự Đài Loan – Hải Nam hoặc để đối phó với những thách thức khác có thể phát sinh. Lực lượng hải quân, không quân của Việt Nam không thể xem là quá mạnh cũng không thể xem là quá yếu, chúng phù hợp với việc luyện tập quân đội của ta.[/FONT]
    [FONT=&quot]9. Việc thiết lập hợp tác quân đội với Đài Loan có thể còn nhiều khó khăn, sự bất đồng giữa hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể tồn tại, nhưng việc thu hồi Nam Sa thì hai bên lại có chung một lập trường. Mặc dù không thể mời quân đội Đài Loan cùng tham chiến nhưng trước và sau trận chiến đều cùng nhau tiến hành các hoạt động như: cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị bảo trì, nhân viên xử lý, máy bay, tàu chiến do nhu cầu cần thiết hạ cánh hoặc cập bến trong chiến tranh, chắc chắn rằng sự phối hợp hai quân đội sẽ góp phần vào đoàn kết, thống nhất quốc gia.[/FONT]
    [FONT=&quot]10. Việt Nam là bọn tham lam, kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán để chiếm lại quần đảo Nam Sa, không chiến đấu thì không thể thu hồi lại biên cương quốc thổ. Như vậy, cuộc chiến Nam Sa là không thể tránh khỏi, đánh muộn không bằng đánh sớm, bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công.[/FONT]
    [FONT=&quot]Vẫn còn rất nhiều lý do nhưng không tiện để nêu ra cụ thể từng lý do được.[/FONT]
    [FONT=&quot]Mặc dù nói chúng ta đánh Việt Nam như đánh bạc nhưng việc thu hồi Nam Sa quả thực không phải chuyện nhỏ. Hải quân và không quân Việt Nam cũng đang dần hiện đại hóa cho nên ta quyết không đánh giá thấp đối phương, bắt buộc phải làm tốt công tác chuẩn bị, không đánh thì thôi, đã đánh là phải thắng nhanh. Trong khi bàn việc lấy lại Nam Sa vấn đề không phải là xét xem có thể thành công hay không mà phải xét xem thắng lợi có triệt để hay không, những tổn thất, rủi ro có phải là nhỏ nhất hay không và kết quả cuối cùng có phải là tốt đẹp nhất không… Vì thế cần phải xác định 4 mục tiêu rõ ràng. Đó phải là, xuất một đường quyền đẹp mắt về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.[/FONT]
    [FONT=&quot]Trên lĩnh vực quân sự, đáng tiếc rằng Việt Nam đã làm những việc gây phản ứng mãnh liệt như xâm chiếm nhiều đảo mới, giam giữ ngư dân và tàu đánh cá Trung Quốc. Ta tuyên bố rằng lãnh thổ lãnh hải nước ta không dễ dàng xâm chiếm, bắt buộc Việt Nam trả lại những đảo đã xâm chiếm, nhanh chóng hoàn thành việc triển khai quân sự tại Nam Hải. Nếu quân đội Việt Nam không chịu thì Trung Quốc sẽ tiến hành tấn công xua đuổi, kẻ nào dám phản kháng ta kiên quyết diệt trừ, nếu tăng viện trợ máy bay tàu chiến cho Việt Nam thì sẽ bắn hạ, bắn chìm hết. Quân đội Việt Nam đã trang bị một số lượng nhất định máy bay, tàu chiến và tên lửa tiên tiến do Nga sản xuất. Quân đội của ta sẽ huy động tiềm lực hải quân, không quân để phong tỏa những căn cứ hải quân, không quân của chúng. Quân đoàn pháo binh thứ hai cần làm tốt việc che giấu những cứ điểm chiến lược hiểm yếu, không quân và chiến hạm cần làm tốt công tác dự báo; cung cấp nhiên liệu cho kế hoạch tấn công lâu dài ở căn cứ phía Nam. Lực lượng trên mặt đất phải luôn luôn sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công quấy nhiễu của quân đội Việt Nam ở khu vực biên giới bất kỳ lúc nào; phải thực hiện phá hủy các căn cứ hải quân không quân ở miền Bắc. Tóm lại, ta sẽ lấy việc tấn công Việt Nam như là cuộc diễn tập để giải phóng Đài Loan, một khi tình hình đã lan rộng thì sẽ triệt để phá hủy lực lượng hải quân, không quân Việt Nam.[/FONT]
    [FONT=&quot]Trên lĩnh vực chính trị, vạch trần việc các nước như Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải nước ta, nhắc lại rằng nước ta muốn duy trì phương châm hòa bình, nhưng chúng ta không thể hòa bình với những kẻ xâm hại đất nước ta. Cho dù xảy ra rồi thì chúng ta không mong nhìn thấy xung đột quân sự. Trung Quốc hy vọng rằng các bên liên quan nên ngồi lại tiến hành đàm phán hòa bình để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Nếu như các nước như Việt Nam chịu khuất phục trước sức ép quân sự to lớn của nước ta thì nước ta sẽ không sử dụng biện pháp vũ lực nữa, sẽ mở rộng tiếng nói quốc tế của nước ta.[/FONT]
    [FONT=&quot]Trên lĩnh vực ngoại giao, một khi chiến sự xảy ra, cộng đồng thế giới chắc chắn sẽ đưa ra bốn chữ “phê phán, phản đối”. Chúng ta cần nhanh chóng tranh thủ sự thông cảm của Mỹ, Nga, Liên minh Châu Âu, nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao là nắm được mục tiêu của các nước ASEAN, cố gắng bình tĩnh trước sự phẫn nộ và hoảng hốt của họ, khiến họ tin tưởng rằng Trung Quốc vô cùng coi trọng quan hệ với ASEAN, tuyệt đối không làm tổn hại đến lợi ích của các quốc gia ASEAN ngoại trừ Việt Nam, Trung Quốc sẽ làm cho mức độ phản ứng của họ giảm xuống mức tối thiểu.[/FONT]
    [FONT=&quot]Trên lĩnh vực kinh tế, để chung sống hòa bình cần thực hiên chiến lược “Dùng đất đai đổi lấy hòa bình”. Để hòa bình phát triển thì cần thực hiện chiến lược “Dùng tiền bạc đổi lấy đất đai”. Đối với quần đảo Nam Sa thì lại phải thực hiện phương châm “chủ quyền thuộc về tôi, cùng nhau phát triển, thỏa hiệp hòa bình, chia sẻ lợi ích” thiết lập một số khu vực cùng phát triển ở giáp giới các nước ASEAN gần quần đảo Nam Sa. Lấy nước ta làm chủ, lần lượt cùng hợp tác phát triển với Philipin, Malaysia, Bruney..giúp các đối tác cùng có lợi. Mục đích của các nước này muốn chiếm đảo là vì muốn đạt được lợi nhuận dầu mỏ, giúp cho họ kiếm được tiền mà họ muốn, làm cho nó dễ dàng đồng ý chủ quyền Trung Quốc. Nếu Việt Nam đồng ý với chính sách này thì có thể cũng nhận được một phần nào đó.[/FONT]
    [FONT=&quot]Với ý đồ lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp Nam Sa thì kết quả cuối cùng Nam Sa quần đảo ắt bị chia cắt. Tất cả những đảo bị chiếm giữ là do ban đầu lực lượng quân đội của nước ta không đủ, khi có đủ năng lực thì không cần phải do dự mà không quyết định, việc sử dụng vũ lực chắc chắn sẽ dẫn đến có sự phản đối. Cùng năm đó, Anh ra sức tranh đoạt đảo Falklands cũng đã bị lên án chỉ trích nhiều, nhưng khi đảo Falklands đã nằm trong tay nước Anh, ai đã có thể làm gì họ . Nếu Việt Nam nguyện làm đầu têu thì phải đánh cho chúng không kịp trở tay. Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa. [/FONT]
    [FONT=&quot]Nguyên bản tiếng Trung Quốc trên trang mạng “Trung Quốc Binh khí Đại toàn” [/FONT][FONT=&quot]http://www.cnweapon/[/FONT][FONT=&quot] .com/html/ news/2010- 01/news14304[/FONT]
    [FONT=&quot]
    Đọc xong phải nói tức như bò đá, cái lũ rấn mín này. Cái thằng phân tích cái bài này ngu kinh người, đầu óc ấu trĩ dã man, nhưng vẫn tức.
    Một số anh chị em bảo là sao Việt Nam nhu nhược thế, theo em mấy bác lãnh đạo nhà mình đang chờ thời thôi (có thể là chờ cho bọn nó sử dụng vũ lực trước hoặc phil chiến trước - mấy bác phi này rất to mồm mà em lại để ý thấy phản ứng của ta toàn kém hơn phi một bậc, chắc là mình chờ phi chiến trước thôi, sau đó Toạ sơn quan hổ đấu, lúc đó có khi mình lấy luôn được HS về cũng nên -)[/FONT] cứ bình tĩnh cờ bạc ăn nhau về sáng.
    [FONT=&quot]Mấy hôm nay không biết tình hình quảng đông thế nào rùi các pác nhỉ? Em mong cho Choang nó đứng dậy làm cái nhà nước độc lập thì hay, xem bọn ch0 chê t (ấy xin lỗi bậy quá, phải nói là chó sống chứ, cho nó sống để còn dọn c cho mình chứ) lúc đó cứ gọi là quắn cả đít chắc vui lắm.
    [/FONT]
  5. darkpanther

    darkpanther Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2009
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    7
    Tôi biết VY có ý gì trong cái dòng trên, VY cũng tự hiểu, và mọi người trên đây cũng nhiều người hiểu, bởi thế đừng có giở cái giọng kẻ cả đấy.
  6. nguyenxuanphu

    nguyenxuanphu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    208
    - Phi nó to mồm là vì ..nó đâu có chung đường biên giới với "chệt" nếu xảy ra chiến thì cùng lắm là trên biển chứ k có khả năng lan rộng trên bộ, bên cạnh đó nó cũng được US động viên an ủi......
    - Ah tình hình này ! Sao không thấy ahnh anh ruột "Cà ry" động viên an ủi ...mình tí nào nhỉ...hay ít ra cũng bí mật cho thằng em vài trái Bramos bờ biển ...để sịt "chệt" chứ !
  7. son_ici

    son_ici Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2011
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    246
    Sáng nay ra Ủy ban Quận BT có việc. Trong khu vực tiếp dân có một cái TV to đùng. Đi chiếu phim Tây du ký. Em không có ý nói về việc chiếu phim đó nhưng mà thiết nghĩ nếu thay cái phim đó bằng những hình ảnh về quê hương đất nước, biển đảo có phải hay hơn không. Phải làm sao cho mỗi người dân khi tới nơi đó biết thêm về đất nước mình, đó có phải là một cách để khơi dậy niềm tự hào dân tộc không. Các bác nghĩ vấn đề này thế nào
  8. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    CHND Trung Hoa sẽ không để chiến tranh xảy ra ở biển Nam-Trung Quốc

    Trong thời gian tập trận các thủy thủ Việt Nam đã bắn vào các đảo tranh chấp.

    [​IMG] Một số quốc gia duyên hải – Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan và trước hết Việt Nam – tuyên bố các yêu sách về các khu vực thềm lục địa của biển Nam-Trung Quốc, mà những khu vực này, theo các đánh giá bước đầu, có những trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt.

    Trước đó, nhắc lại, tại biển Nam-Trung Quốc đã diễn ra cuộc diễn tập của các binh sỹ Việt Nam. Các quan chức Trung Quốc đã hứa sẽ không sử dụng sức mạnh để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ tại biển Nam-Trung Quốc. Đất nước Thiên Tử tuyên bố rằng các con đường giao thông hàng hải quan trọng hiện đi qua biển Nam-Trung Quốc.


    Đã một vài tuần nay tình hình căng thẳng vì các yêu sách lãnh thổ của hai nước Việt Nam và Trung Quốc đang tăng lên, BBC đưa tin.


    Hôm thứ hai Việt Nam đã bắt đầu tập trận bắn đạn thật tại biển Nam-Trung Quốc, và hôm thứ ba các quan chức đất nước đã ra nghị định về việc ai sẽ được miễn gọi vào các lực lượng vũ trang trong trường hợp có chiến tranh.


    Pekin tố cáo những ai gây căng thẳng thêm, và kêu gọi tất cả các bên tham gia vào các cuộc tranh cãi lãnh thổ “củng cố hòa bình và ổn định ở khu vực”.


    Không lâu trước tuyên bố của Bộ ngoại giao Trung Quốc, các quan chức Việt Nam đã công bố nghị định mô tả chi tiết, những nhóm dân cư nào sẽ không phải nhập ngũ trường có chiến tranh.


    Những người được miễn gọi nhập ngũ chia trong nghị định này chia thành tám trường hợp. Trong số đó – những người hiện đang giữ các chức vụ lãnh đạo trong các tổ chức nhà nước và đang thực hiện hoạt động cần thiết để bảo vệ sinh hoạt của đất nước trong thời gian chiến tranh (ví dụ, người coi hải đăng).


    Theo phóng viên của BBC Rachel Harvi tại các nước Đông-Nam Á đưa tin, tầm quan trọng của nghị định này – không nằm trong chính các nhóm của những người được miễn gọi nhập ngũ, mà nằm trong thời gian công bố nó.


    Cuộc tranh cãi lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang có những biến chuyển liên quan đến hai quần đảo ở biển Nam-Trung Quốc – Parasel và Spratly.


    Trong những tuần gần đây đã xảy ra hai vụ đụng độ có sự tham gia của các tàu Việt Nam và Trung Quốc.


    Ngay cả Hoa Kỳ cũng bày tỏ sự quan ngại về các biểu hiện lãnh thổ đang tăng của Trung Quốc. Hôm chủ nhật tàu hải quân của Hoa Kỳ “George Washington” đồn trú tại Nhật Bản đã đi vào khu vực biển Nam-Trung Quốc.

    Tác giả Darya Neklyudova
    Nguồn: nr2.ru newsland.ru

    (Lưu ý, báo chí Nga vẫn dùng chữ biển Nam-Trung Quốc để chỉ Biển Đông của ta)
  9. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Xin giới thiệu một bài viết về tình hình biển Đông đăng trên tạp chí Diplomat ngày 12/6/2011. Hy vọng giúp các bạn thêm thông tin tham khảo về vấn đề đang nóng bỏng này.

    +++++++++++++++++++

    Nguồn:
    http://www.carnegieendowment.org/publications/?fa=view&id=44598

    Pei (sinh 1957) là một nhà khoa học chính trị và Giám đốc Trung tâm Keck và Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế . Trước khi đảm nhiệm vị trí này. Ông là phụ tá cao cấp trong Chương trình Trung Quốc tại tổ chức Carnegie Endowment for International Peace, và là giáo sư tại Đại học Princeton (1992-1998). Ông có bằng Cử nhân tiếng Anh từ Đại học Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, bằng Thạc sĩ sáng tác văn học từ Đại học Pittsburgh, bằng thạc sĩ và tiến sĩ khoa học chính trị của Đại học Harvard. Ông cũng là một chuyên gia về quan hệ Trung-Mỹ.

    ++++++++++++++++++++++

    Làm thế nào Trung Quốc có thể tránh được xung đột tiếp theo <FONT face=[/IMG]Minxin Pei
    Diplomat , June 12, 2011

    Tranh chấp leo thang giữa Trung Quốc và Việt Nam trong vùng biển tranh chấp ở biển Đông không thể đến vào một thời điểm tồi tệ hơn đối với Bắc Kinh. Cách dây chưa tới một năm, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton làm Trung Quốc phải chú ý bằng tuyên bố rằng hòa bình và tự do hàng hải ở biển Đông là lợi ích quốc gia của Mỹ, và bà không quá tinh tế kêu gọi Trung Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với hàng xóm của mình thông qua biện pháp hòa bình và theo luật pháp quốc tế.

    Như chúng ta đã biết, phát biểu của Clinton tại Hà Nội vào tháng 7 Năm 2010 đánh dấu một bước ngoặt trong hai khía cạnh quan trọng. Nó thay đổi một cách quyết đoán nhận thức về cán cân quyền lực trong khu vực. Trước tuyên bố của Clinton, Trung Quốc được cho là đã giành được thế thượng phong trong khu vực qua nhiều năm chịu khó theo đuổi một “cuộc tấn công quyến rũ”. Sau cú sốc Clinton, mà tất cả các quốc gia thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á bí mật cổ vũ, Trung Quốc trở thành bị cô lập trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ vùng biển Đông. Ngoài ra, phản ứng vụng về của Trung Quốc, bao gồm các mối đe dọa giấu mặt với hàng xóm, chỉ đổ thêm dầu vào hàng loạt các sai lầm ngoại giao ngớ ngẩn đã làm chính sách đối ngoại năm 2010 của Trung Quốc là năm tồi tệ nhất kể từ năm 1989.

    Để lấy lại sáng kiến ​​ngoại giao của mình và sửa chữa thiệt hại tự gây ra, Trung Quốc gần đây đã bắt tay vào một cuộc tấn công quyến rũ khác đã mang lại một số kết quả đáng khích lệ. Quan hệ với Hoa Kỳ đã ổn định kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào viếng thăm Washington vào tháng Giêng. Đối thoại quân sự Mỹ-Trung đã thiết lập lại. Ngay cả mối quan hệ với Nhật Bản đã được cải thiện đáng kể trong những tháng gần đây.

    Vì vậy, ở giai đoạn này, một cuộc đụng độ xấu xí và nguy hiểm với Việt Nam là điều cực chẳng đã của Trung Quốc.

    Nhưng cùng lúc đó, Bắc Kinh cũng cần cho thấy rằng sẽ không thỏa hiệp về tranh chấp lãnh thổ. Thật không may, tại Việt Nam, Trung Quốc bây giờ gặp một đối thủ khó khăn và kiên quyết không kém.

    Trong tất cả các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam rất có thể dẫn đến xung đột vũ trang. Trước tiên, cả hai nước đã tham gia vào những cuộc hải chiến ở biển Đông trước đây. Năm 1974, hải quân Trung Quốc đã kiểm soát hoàn toàn của quần đảo Hoàng Sa sau khi đánh tan hải quân Nam Việt Nam. Năm 1988, Trung Quốc và Việt Nam đã có một trận hải chiến ở Trường Sa. Thứ hai, yêu sách của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa thường được coi là yếu theo luật pháp quốc tế bởi vì, căn cứ vào Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn khi chứng minh các rạn san hô họ đang chiếm đáp ứng các tiêu chuẩn của tự duy trì và hải đảo mà người có thể ở được (từ đó sẽ có 200 dặm vùng kinh tế độc quyền, hoặc EEZ). Nhưng đó không phải là trường hợp của quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã kiểm soát hiệu quả hơn, nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục đòi hỏi chủ quyền. Đặc khu kinh tế 200 dặm của quần đảo Hoàng Sa và đặc khu kinh tế mở rộng 200 dặm từ bờ biển của Việt Nam chồng chéo lên nhau. Theo báo cáo, các sự cố trong đó một tàu tuần tra của Trung Quốc cắt đứt cáp nghiên cứu địa chấn trị giá nhiều triệu đô la vận hành bởi một tàu nghiên cứu của PetroViệt Nam đã diễn ra tại khu vực tranh chấp này.

    Trong quá khứ, phản ứng của Trung Quốc đối với hoạt động thăm dò thực hiện bởi các bên tranh chấp khác trong vùng biển Đông đã được hiệu chỉnh. TQ lên án họ vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, nhưng những hành động của họ thì lại có nhiều hạn chế và phân biệt hơn. Trong thực tế, nhiều bên đang tiến hành thăm dò dầu và khí tự nhiên và hoạt động sản xuất gần với vùng nước ven biển của họ ở Trường Sa, nhưng Trung Quốc đã không gửi tàu hải quân để phá vỡ cho đến nay. (sự cố ngày 09 tháng sáu 2011, trong đó một chiếc thuyền đánh cá Trung Quốc làm hỏng cáp khảo sát của một con tàu nghiên cứu Việt xảy ra trong một khu vực trong quần đảo Trường Sa cách xa bờ biển Việt Nam.). Để so sánh thì phản ứng của Trung Quốc cứng rắn hơn đối với các hoạt động tương tự trong quần đảo Hoàng Sa. Một vài năm trước, một tàu tuần tra Trung Quốc đã cắt cáp khảo sát địa chấn của một tàu nghiên cứu thuộc sở hữu của một công ty phương Tây đã ký một thỏa thuận với Việt Nam để tiến hành thăm dò dầu khí.

    Tất cả mọi thứ khác là như nhau, xác suất của một trận hải chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam trong vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa là cao hơn nhiều.

    Nhưng Việt Nam không vấp ngã. Họ có thể không có nhiều lực lượng hải quân, nhưng đã nhiều lần chứng minh rằng họ không sợ Trung Quốc. Để cho Bắc Kinh thấy rằng họ đang chuẩn bị cho một cuộc chiến, Hà Nội đã đặt mua sáu tàu ngầm lớp Kilo của Nga (sẽ đưa vào phục vụ trong một vài năm nữa). Việt Nam cũng đã chơi nước bài khéo léo. Quan hệ với Hoa Kỳ đã cải thiện đáng kể giữa hai cựu thù, cùng tập trận hải quân lần đầu tiên ở biển Đông vào tháng Tám năm ngoái.

    Mõi người đều dự đoán là tư thế mới của Washington trên Biển Đông và quan hệ Mỹ-Việt được cải thiện đã khuyến khích Hà Nội đối đầu với Bắc Kinh. Điều quan trọng đối với Bắc Kinh hiện nay là làm thế nào để tránh một cuộc đụng độ có thể với Việt Nam trong quần đảo Hoàng Sa. Với việc Hà Nội công bố tập trận bắn đạn thật trong khu vực này trong ngày 13 tháng 6, những nguy cơ của một cuộc xung đột tình cờ là có thực.

    Trong hai nhân vật chính, Trung Quốc trước tiên cần phải nắm bắt nền tảng đạo đức cao, kể từ khi quốc tế có xu hướng ủng hộ ý kiến ​​của bên yếu hơn trong các tranh chấp. Để bắt đầu, Trung Quốc tạm thời phải đình chỉ hoạt động tuần tra của mình tại khu vực tranh chấp để tránh những xung đột ngẫu nhiên có thể xảy ra. Bắc Kinh cũng nên đưa ra các đề xuất cụ thể với Hà Nội về cách tránh các đối đầu tương tự trong tương lai. Ví dụ, áp đặt một lệnh cấm tạm thời về hoạt động thăm dò của cả hai bên trong vùng biển tranh chấp có thể làm dịu các dây thần kinh.

    Những biện pháp phải được theo dõi bởi nhiều sáng kiến ​​ngoại giao chặt chẽ sẽ giúp định hình một giải pháp đa phương cho các tranh chấp Biển Đông. Quan hệ Trung-Việt có thể đã tạo ra một cuộc khủng hoảng, nhưng nó cũng cung cấp một cơ hội duy nhất cho Trung Quốc và ASEAN để thúc đẩy đàm phán cho một quy tắc ứng xử mạnh mẽ hơn. Một số người ở Trung Quốc có thể xem việc ký một quy tắc ứng xử như thế sẽ ràng buộc các lựa chọn của Bắc Kinh một cách không cần thiết. Nhưng đối với một quốc gia mà ý đồ và sự phát triển khả năng quân sự đã làm mất bình tĩnh các nước láng giềng, điều này có thể là một trong vài cử chỉ thực tế để thể hiện tuyên bố của mình về "phát triển hòa bình, đáng tin cậy.”
  10. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    các bác nghĩ dư lào khi tay vì chỉ tập trận nhỏ, cứu hộ với Mỹ, chúng mềnh chơi tập rtận lớn với Mỹ luôn, có đổ bộ, chống ngầm...?????
    he...he:))

Chia sẻ trang này