1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.348
    Đã được thích:
    26.685
    Cái mà cậu nói về giá tăng do nhà đất ấy. Đúng là có như vậy nhưng liên quan qué gì WTO đâu. Chả nhẽ lôi Đ&NN ra chửi thì là trò cũ mèm tớ đek thích. Tớ ngắn gọn thế này mong là cậu hiểu: giả sử tớ và cậu là 1 nền kinh tế; cậu có 10 đồng được bảo chứng bằng tài sản, tớ cũng y như vậy. Nếu bằng thủ thuật nào đó tớ thổi phồng được đám tài sản của tớ lên 20 đồng thì cậu đã bị ăn cắp mất 5 đồng. Vì rõ là của cải có tăng đâu...mà giá tăng là do tớ dùng quyền lực thổi phồng cái của tớ lên. Đấy, bọn CCCO ăn cắp vậy đấy và vì thổi phồng nên phải in thêm tiền để lượng tiền bằng tổng giá trong khi của cải thực tế không tăng. Đó là căn nguyên đó. Chỉ là hệ thống ăn cắp của dân được tổ chức tinh vi từ trên xuông dưới.
    maxttien thích bài này.
  2. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.348
    Đã được thích:
    26.685
    cái mụ viết người ta dẫn lại và thuổng không xin phép cũng nhiều lắm. Nhưng đó chẳng phải là chuyện gì mới mẻ. Có điều xã hội này không có mấy người nhìn thấy bản chất đó. Thiên hạ còn u mê lắm mụ à
  3. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Em nhớ hồi năm 2006, mấy cái kênh truyền hình ở Mĩ nó có về bơm kinh tế mình lên, có thể tính là nguyên nhân thổi giá nhà đất được không bác :D
  4. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.348
    Đã được thích:
    26.685
    Nhà ta tự làm cả. Ai làm mà mình không cho sao nó làm được. Thực ra, hồi 1993 khi đi xem quy hoạch Tphcm đến năm 2000 thì tớ có nghe 1 ông Na Uy cảnh báo về nguy cơ bọn tư bản ăn cắp kiểu đó nhưng ông ấy nói là để cảnh báo về nguy cơ khi để TB nước ngoài đầu tư vào quy hoạch. Nhà ta nhanh nhạy gớm, tổ chức mần luôn khỏi cần nước ngoài. Nội địa hóa thực dân mà lị
    Lần cập nhật cuối: 10/01/2014
    maxttien thích bài này.
  5. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.056
    Đã được thích:
    629
    Nam 2000 to co mieng dat tri gia 200tr nam 2006 to ban 1,5ty tinh truoc gia do g tien do lam phat binh quan 20%nam*6 nam to mat 120tr , thue thu nhap nha nuoc "an" cua to 2% la 30 tr .... Thang nao thoi phong gi thi thoi tong ket to loi 1,150ty Nho vay ma to co Von lam an toi gio .... To la mot nguoi dan....Noi don gian de hieu dao to bua Lon nhuc dau qua
    kuyomuko thích bài này.
  6. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.348
    Đã được thích:
    26.685
    Cố gắng viết có dấu. Tớ viết = cai IP đau cả mắt mà nó đek có phím home, end chi cả rất bực vẫn cố viết có dấu.

    Chuyện nhà đất thì cậu có đất là cậu ngon rồi. Lời là đúng rồi. Đ&NN giúp cho cả đấy. Mấy chú ấy có đất nhiều lời nhiều. Cậu ăn theo giống như người ta binh xập xám cậu nhảy vào ké đá 1 chi vậy á:D
  7. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.056
    Đã được thích:
    629
    Sorry to khong viet dau dc ip ... Ban nen nho nha nuoc da chia dat lai cho nguoi Dan het roi nhe nn chi quan Ly chu khong dung ten chu so huu .... Ai an thi an chu moi thu dieu co luat co khung roi nhe .... Nguoi nong Dan co cay ca doi chua chac gi mua duoc nha,.... cai thang co cai dau no Quy hoach mieng ruong, nang cao gia tri, tien den bu du mua nha, chia con cai moi nguoi it Von lam an ( tuy nhien cung co vai truong hop chua hai long .... ) thi cai thang co cai dau no dang dc huong cai no tao ra chu ....cong bang thoi
  8. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.348
    Đã được thích:
    26.685
    Thôi không bàn với cậu chuyện này nữa luôn. Vốn tớ đã không muốn bàn vì nó là chuyện không vui mà tớ thì lại thích bày trò vui nhộn. Cậu nên học thêm...thế thôi.
  9. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.056
    Đã được thích:
    629
    xin lổi cậu vì tớ không dẩn dắt câu chuyện theo ý của cậu được..... hen gặp chuyện vui khác
  10. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.056
    Đã được thích:
    629
    Đô đốc Mỹ: Chúng tôi đã ra lệnh tránh xa Hoàng Sa
    Đô đốc Thomas H. Moorer, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, khi đề cập đến xung đột tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hồi năm 1974 đã nói rằng “Mỹ tránh xa Hoàng Sa”


    Phát biểu của ông Moorer thể hiện thái độ làm ngơ của Mỹ trước việc Trung Quốc tấn công đồng minh Mỹ lúc bấy giờ là Việt Nam Cộng Hòa. Phát biểu này được đưa ra trong một cuộc họp mật giữa các quan chức cấp cao Mỹ.

    Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông Henry Kissinger đã chủ trì cuộc họp diễn ra vào ngày 25.1.1974, một tuần sau trận Hải chiến Hoàng Sa. Biên bản cuộc họp đã được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố gần đây trên website chính thức.

    Chúng tôi xin dịch lại đoạn trò chuyện có liên quan đến Hải chiến Hoàng Sa 1974 và thái độ của Mỹ đối với sự kiện này:

    Ngoại trưởng Henry Kissinger: Hãy nghĩ về tác động tâm lý đối với toàn Đông Nam Á. Sẽ rất thảm khốc. Hậu quả tại Nam Việt Nam từ vụ (quần đảo) Hoàng Sa là gì?

    Đô đốc Moorer: Chúng ta (Mỹ) đã hoàn toàn tránh xa vụ này.

    Ngoại trưởng Kissinger: Chúng ta chưa bao giờ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nam Việt Nam đối với Hoàng Sa hay sao?

    Đô đốc Moorer: Toàn khu vực đó là cả một vấn đề. Quần đảo Trường Sa và những đảo khác trong khu vực đều có chung một vấn đề - đó là lãnh thổ đang có tranh chấp chủ quyền. Chúng tôi đã ra lệnh tránh xa khu vực đó. Đó là chính sách của chúng ta mà, phải không?

    Ngoại trưởng Kissinger: Đó là cái gì, Trường Sa ấy? (chỉ vào bản đồ)

    Đô đốc Moorer: Không, Trường Sa ở phía nam Hoàng Sa.

    Ông Colby (William Colby, Giám đốc CIA): Vấn đề là quần đảo Trường Sa được tất cả các bên tuyên bố chủ quyền.

    Ngoại trưởng Kissinger: Chúng ta chưa bao giờ bày tỏ lập trường về các đảo này ư?

    Ông (Kenneth) Rush (từ Bộ Ngoại giao): Có lực lượng trên các đảo à?

    Ông (Monteagle) Stearns (Bộ Ngoại giao): Vâng, chúng tôi nghĩ là có một đồn trại ở trên các đảo.

    Ông Rush: Quân của ai?

    Ông Stearns: Tôi nghĩ là đồn trại của Philippines.

    Ngoại trưởng Kissinger: Trận chiến (Hoàng Sa - PV) đã bắt đầu như thế nào vậy? Ai đã khơi mào trận chiến tại Hoàng Sa?

    Đô đốc Moorer: Một tàu tuần tra Nam Việt Nam trong khu vực phát hiện một số thuyền Trung Quốc tiến đến quần đảo đó và đưa khoảng 75 người lên đảo Quang Hòa. Đây là một trong số các đảo thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm phía nam. Họ đã đối mặt với hai đại đội Trung Quốc. Phía Nam Việt Nam đã buộc phải rút sang những đảo lân cận. Lúc đó có bốn tàu của Nam Việt Nam đụng độ với khoảng 11 tàu Trung Quốc rồi phía Nam Việt Nam rút lui. Khu vực này đã căng thẳng một thời gian. Phía Trung Quốc đã thường xuyên cho tiêm kích MiG tuần tra ở đó hầu như hằng ngày.

    Ông Colby: Vấn đề then chốt của toàn khu vực là quần đảo Hoàng Sa. Có hai nhóm đảo, gồm Lưỡi Liềm ở phía nam và An Vĩnh ở phía bắc.

    Ngoại trưởng Kissinger: Phản ứng của Bắc Việt Nam đối với toàn bộ vụ việc này là gì?

    Ông Colby: Họ phớt lờ, nói rằng nó nằm dưới vĩ tuyến 17 và vì vậy không ảnh hưởng đến họ. Nhìn chung là họ đã không đưa ra lập trường, không theo bên nào cả.

    Ngoại trưởng Kissinger: Họ không thể vui sướng với tình hình này được. Họ đã chẳng có tuyên bố gì hết, nhưng ông nghĩ họ cảm thấy thế nào hả Dick (ông William Smyser thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ - PV)?

    Ông Smyser: Họ rơi vào một tình huống tế nhị. Họ đã không nói gì cho đến khi mọi việc kết thúc và sau đó tất cả những gì họ nói là họ phản đối việc dùng vũ lực.

    Ngoại trưởng Kissinger: Tôi đã biết những gì họ nói, nhưng họ thực sự nghĩ gì?

    Đô đốc Moorer: Tôi nghĩ họ lo lắng.

    Ông Colby: Bắc Việt Nam có thể muốn mỏ dầu ở đó.

    Ông Clements (Thứ trưởng Quốc phòng William Clements): Đừng nghĩ về khả năng có dầu tại những quần đảo đó. Điều đó vẫn có thể chỉ là chuyện viễn vông. Hiện ở đó chẳng có gì, tất cả là chuyện tương lai. Còn bây giờ thì dầu không phải là vấn đề thực tế. Chỉ là tiềm năng thôi.


    Theo các Bác có nên xem xét lại nhận định bấy lâu nay là.... Mỹ Bắt tay TQ trong vụ Hoàng Sa 74

Chia sẻ trang này