1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Lieu_Phong

    Lieu_Phong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    24
    Thua từ đường đến... bắp!
    Quote:
    Đường, bắp, đậu nành đến trái cây trong nước giá thành lúc nào cũng cao nên phần lớn không đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại giá rẻ ngay tại thị trường nội địa.

    Không phải bây giờ mà đã từ lâu các doanh nghiệp (DN) ngành mía đường luôn “ngồi trên đống lửa” với sức ép từ đường nhập lậu. Việc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) xin được nhập đường từ Lào vào Việt Nam khiến nhiều DN phải “giật mình”.

    Chỉ biết trông chờ vào sự bảo hộ
    Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), thừa nhận ngành mía đường có nhiều yếu kém. Giá thành sản xuất đường của Việt Nam hiện đang cao hơn các nước trong khu vực và cao hơn nhiều so với giá đường của HAGL sản xuất từ Lào.

    Theo ông Long, ở Thái Lan, DN nước họ chỉ mất 30 USD để mua 1 tấn mía nhưng ở Việt Nam là 50 USD/. Chưa kể ở Thái Lan họ trồng mía với diện tích lớn 10-20 ha mía/người, còn nước ta chỉ sản xuất theo nông hộ nhỏ lẻ 1-2 ha mía/người. Năng suất mía của các nước trong khu vực là 100 tấn/ha trong khi nước ta chỉ 70 tấn/ha. Giống mía và quy trình chăm sóc tưới tiêu của họ tốt hơn nên chất lượng cho đường cũng cao hơn, cụ thể ở Thái Lan 8-9 kg mía cho 1 kg đường nhưng Việt Nam phải 12-13 kg mía mới có 1 kg đường.


    [​IMG]
    Giá thành sản xuất đường của Việt Nam hiện đang cao hơn các nước trong khu vực. Ảnh: HTD


    Đại diện một DN mía đường vừa được HAGL mời sang tham quan đồng mía công nghệ cao tại Lào cho biết việc áp dụng kỹ thuật tưới nhỏ giọt bằng công nghệ của Israel không chỉ cung cấp đủ lượng nước cho cây mía mà còn có thể tiết kiệm nước tưới, nhất là vào mùa khô hạn. HAGL chỉ xin tạm nhập vào Việt Nam và tái xuất sang Trung Quốc chứ nếu HAGL bán tại thị trường trong nước với giá thành rẻ bằng 1/3 thì DN mía đường trong nước chỉ có đóng cửa! Vì vậy cần xem lại giá đường trong nước vì trong thời buổi hội nhập, nếu vẫn theo cách sản xuất cũ thì nhiều mặt hàng, trong đó có đường sẽ không thể chống đỡ với các nước ASEAN. Chưa kể từ năm 2015, thuế suất nhiều mặt trong khu vực ASEAN sẽ bằng 0%.

    Trước mối nguy trên, ông Long cho biết chỉ còn trông chờ vào các chính sách hỗ trợ, quan tâm đến nông nghiệp của Chính phủ. Chính phủ cần áp mức thuế cao nhất có thể để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước dễ bị thiệt hại do hàng ngoại giá rẻ tràn vào. Và cần có một thị trường minh bạch, kiểm soát đường lậu và cho DN xuất khẩu theo diễn biến thị trường.

    Theo các chuyên gia, với chi phí sản xuất quá cao và kém tính cạnh tranh, nếu như ngành đường không được hỗ trợ thì chắc chắn các DN đã sớm bị loại ra khỏi cuộc chơi. những bất cập trong hoạt động sản xuất đã khiến cho giá thành và giá bán đường của DN Việt Nam trở nên kém tính cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, DN cũng không nên chỉ biết trông chờ sự bảo hộ từ Chính phủ mà cần đổi mới công nghệ làm sao để giảm giá thành sản xuất chứ không thể bảo hộ mãi.



    Nhập lợi hơn mua trong nước
    Không chỉ với ngành mía đường, nhiều sản phẩm nông nghiệp thiết yếu khác cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự. Ông Phạm Đức Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh Bình, cho biết giá đậu nành nước ta luôn cao hơn thế giới 2.000-3.000 đồng/kg. Trong khi đó, năng suất trung bình đậu nành của Việt Nam chỉ đạt khoảng 0,9-1 tấn/ha, thấp nhất thế giới.

    với một sản phẩm khác là bắp, sở dĩ DN thức ăn chăn nuôi trong nước lẫn nước ngoài nhập nhiều bắp vì giá bắp ở châu Mỹ quá rẻ. “Một hecta trồng bắp ở Mỹ có thể đạt đến gần 15-20 tấn, còn ở Việt Nam chỉ trên dưới 5-8 tấn. Ở Mỹ, 1.000 ha trồng bắp chỉ có hai nhân công làm trong khi ở nước ta chỉ 1 ha mà cần tới 5-10 nhân công. Vì vậy, hiện nay DN nhập khẩu có lợi nhuận nhiều hơn là mua hoặc tự sản xuất trong nước” - ông Bình phân tích.

    Ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, chia sẻ cơ giới hóa trong trồng đậu, bắp nước ta rất thấp, phần lớn trồng nhỏ lẻ và canh tác thủ công. Đó là chưa kể việc thu mua bắp từ nông dân đến nhà máy chế biến phải qua tay nhiều thương lái, cùng với chi phí vận chuyển từ miền núi về xuôi rất lớn. Mặt khác, bắp trước khi giao cho các nhà máy chế biến phải sấy khô, trọng lượng chỉ còn 2/3, vì thế nếu thu mua từ nông dân với giá 5 triệu đồng/tấn thì khi về đến nhà máy, giá thành có khi lên tới 7 triệu đồng/tấn.

    Trái cây cũng chịu chung số phận, theo ông Dư trái cây ngoại rẻ tràn ngập thị trường nội địa không chỉ nhờ giá rẻ mà “ngoại hình”, chủng loại đa dạng. Trái cây Trung Quốc giá rẻ vì phương thức canh tác của nước họ hoàn toàn khác nước ta, sử dụng nhiều hóa chất.

    Ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), cho biết Thái Lan cũng là đối thủ trên sân nhà của trái cây Việt với giá cả phải chăng và chất lượng hơn hẳn. Như măng cụt, boòng boong, sầu riêng Thái Lan đều áp đảo với hàng nước ta vì giá tương đương nhưng chất lượng ngon hơn. Ở Thái Lan, kỹ thuật trồng trọt công nghiệp, chế biến bảo quản hơn hẳn Việt Nam. Đặc biệt, giống cây trồng chất lượng, làm ăn tập thể, xây dựng thương hiệu và tiếp thị sản phẩm trái cây thì nước ta không thể so sánh với Thái Lan.



    Quote:
    Con tôm cũng lo giá
    Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Vasep, cho biết giá thành nuôi tôm nước ta cao hơn nhiều so với các nước khác 15%-20%. Nguyên nhân chính là do tỉ lệ thành công trong nuôi tôm ở nước ta chỉ là 30%, trong khi ở các nước là 70%. Mặt khác, thức ăn chiếm 70%-80% giá thành nuôi tôm nhưng nước ta vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu hay các DN có vốn nước ngoài. Ngoài ra, con giống cũng phải mua với giá cao từ DN ngoại nên giá thành tôm Việt Nam cao hơn các nước là đương nhiên.
  2. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    Nhiều khi báo chí vịt viết rất bừa, đúng như bác nói Shaddock mục đích chính là để chăm sóc các căn cứ của hạm đội nam hải khựa, còn việc đặt thì ko nhất thiết phải đặt ở mỗi hải phòng . ít nhất vùng hoạt động của tàu chiến khựa bị bó hẹp phải tính toán, né tránh or đi vòng vào khu vực ngoài tầm tên lửa. tầm bắn thì nghe đâu đã dc ta cải tíến hơn rất nhiều tầm 550 -600 km. còn thực tế chiến đấu phải kết hợp, phối hợp nhiều loại vũ khí mới hiệu quả
  3. minhmai01

    minhmai01 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/11/2008
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    36
    Bọn lợn. Từ Hải Phòng bắn ra Hoàng rường 400km.

    Lại cái cám tầu khựa nó lẳng ra nuôi chó dại.


    Thật ra, với Việt nam đây là đạn mạnh. Nhưng đạn này nó như là ngư lôi không điều khiển trước đây, có khả năng vượt qua phòng thủ kém.

    Một số đạn đặt ở (Hải (Phòng để bảo vệ hạm đội vùng. Những đạn mạnh hơn và cả đạn này được bố trí chủ yếu ở Cam Ranh để bảo vệ hạm đội chính và không chế đường biển quốc tế.
    DKSH, LarvaNH, gakocanh1 người khác thích bài này.
  4. huyphuc_ttvnol

    huyphuc_ttvnol Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    1.490
    Đã được thích:
    1.047
    Thế là hơn Trung Quốc rồi. Trung Quốc đã có trực thăng tự chế nào chạy được đâu.

    Bạn ạ. Năm 1979, Tầu đánh Việt nam cả hai đường, nhưng Việt Nam vẫn cứu được Campuchia. Vì vậy, Việt Nam oai hơn tầu trong việc bảo hộ Campuchia. Bạn nói như thế, người ta đanh giá bạn là hồng vệ binh, bạn đã thấy cả một thế hệ hồng vệ binh bên Tầu phải tha hương cầu thực trốn chui trốn lủi tàn kiếp ở các hoang mạc xó núi xa xôi. Nay người Tầu dùng chó dại một chút nhưng người Tầu có muốn quay lại đại ***************** vô sản hàng chục triệu người chết hay không. Tầu có tính bạc, nếu bạn làm hồng vệ binh, thì dùng xong nó thịt liền.

    Campuchia có tiền thì họ mua súng. Súng tầu lởm thì Campuchia mua súng Nga, súng Ấn... Bảo hộ cho bạn là bảo hộ bằng ân bằng uy, Tầu Khựa đến các đâor Kim Môn-Mã Tổ 70 năm qua đánh không xong, thì bảo hộ bằng xóc lọ à. Việt Nam có sản xuất được vũ khí đâu, Mỹ lắm súng vẫn bảo hộ cả Cam-Lào-Nam Việt-Thái... Việt Nam đánh tất, Mỹ phải ngậm đắng nuốt cay.

    Ngày nay, khôn thì sống, mống thì chết. Chúng ta đã theo phái người bên Tầu đanh thắng giặc chó Tầu. CHúng ta theo phái người bên Mỹ đánh thắng giặc chó Mỹ. Nay đảng và nhà nước ta theo chó, ta phải lụm bại. Nhưng phái người bên Cam bên Tầu vẫn là đồng minh của ta. Như hồi Mỹ đánh ta, phái chó bên đó cũng thịnh trị, rồi cũng phải chết.



    Nếu nói về Campuchia. Thì vẫn đề thối nhất là điện. Ơn Việt nam thối nát đô hộ làm bạn rất thiếu điện. Trung tâm Thủ đô Ph-nông-pênh còn chạy máy diesel, đừng nói là các vùng ngoại thành hay nông thôn xa. Nhuewng mấy năm nay người Tầu đầu tư. Việt Nam liếm đít Mỹ chửi Lào-Cam làm thủy điện, nhưng các bạn lịch sự trét *** vào miệng đại ca. Từ khi có tí điện, Campuchia cất cánh vùn vụt.

    Nhưng không vì Việt nam ngày nay theo chó mà các bạn Cam quên các đầu lâu 1978 đâu bạn ạ. Các bạn ấy thủy chung son sắt, ta theo chó thì bạn tin là ta sẽ hối cải.
    LarvaNH, giamadaiDKSH thích bài này.
  5. heoconbungbu

    heoconbungbu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    13
    Câu khẩu hiệu này thấy kỳ kỳ. Đáng lẽ phải lấy thao trường làm chiến trường chứ? Ra chiến trường rồi còn tập luyện mẹ gì nữa!
    arrow2 thích bài này.
  6. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    chiến trường củng là nơi luyện tập, nâng cao kinh nghiệm trận mạc ngay tại chiến tr đó thôi...tập luyện là 1 phần, kinh qua thực chiến mới khá dc. Mình nghĩ 1 phần là thế
  7. unvietnamien

    unvietnamien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    300
    100.000 thường dân vô tội đã chết vì thú vui giết chóc của hán tộc, 100.000 dân Việt vô tội đã chết để Đặng Tiểu Bình làm quà biếu dâng lên đại ca Hoa kỳ lên hán tộc mới đc như ngày nay. Bọn nào mới là kẻ vong ơn đây. Kinh Phật được chuyển vào Hán tộc hơn 2000 năm, vậy mà vẫn không thể giáo hóa được tính hung ác tham lam và man rợ của Hán tộc, bản tính khó đổi nên không mong gì trời đất có thể cảm hóa được tộc này.
    nguhayuoHaNoiOld thích bài này.
  8. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Tàu và "thâm như Tàu"
    Thưa ông An Chi! Tại sao người Việt Nam ngày xưa hay gọi người Trung Quốc là người Tàu? Và tại sao lại nói thâm như Tàu? (Trần Hà Trang).

    Học giả An Chi: Cách đây 18 năm, trên Kiến Thức Ngày Nay số 103 (ngày 01/3/1993), chúng tôi đã viết như sau: “Đã có nhiều người liên hệ tên gọi này với từ tàu trong tàu bè. Xin chép Huình – Tịnh Paulus Của làm dẫn chứng: “Người An nam thấy tàu khách qua lại nhiều, lấy đó mà gọi là nước Tàu, người Tàu” (Đại Nam quấc âm tự vị, t.II, Saigon, 1896, tr.346).

    Có nhiều tìm tòi hơn là ý kiến của Vương Duy Trinh cho rằng Tàu là biến thể ngữ âm của Tào, là tiếng mà từ đời Tam quốc, người Việt đã dùng để gọi nước Ngụy của Tào Tháo (Xin x. Thanh – hóa quan phong, Nguyễn Duy Tiếu phiên diễn, Sài Gòn, 1973, tr.97). Nhưng nước ta, lúc bấy giờ là quận Giao Chỉ và một phần quận Cửu Chân – chúng tôi cho là chỉ một phần thôi – lại thuộc về Đông Ngô chứ không thuộc về Bắc Ngụy (chính vì thế mà bấy giờ người Việt đã gọi người Trung Hoa là người Ngô như vẫn còn thấy trong mấy tiếng “thằng Ngô con đĩ”) cho nên cách giải thích của Vương Duy Trinh xem ra vẫn chưa thỏa đáng. Vả lại, tại sao người ta không gọi thẳng bằng tên nước là Ngụy mà phải dùng họ Tào để gọi?

    Hồi 1993, chúng tôi đã viết như thế. Sau đó nhiều năm, có độc giả đã lần giở trang sách cũ, thấy An Chi nói vô lý, bèn gửi thư đến tòa soạn giảng giải rằng, lai lịch của cái tên “Tàu” là ở những cuộc vượt biển sang Đại Việt để tránh sự cai trị của bọn Mãn Thanh. Họ sang bằng thuyền (= tàu); do đó có tên là “Tàu”. Mà lại đi trên ba chiếc, nên còn được gọi là “Ba Tàu”.

    Vị độc giả kia đã quên (hay không hề biết?) rằng việc Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên đưa người sang xin làm thần dân nước Đại Việt là chuyện năm Kỷ Mùi 1679 mà “đồng bào” của họ thì đã được ta gọi là “Tàu” tự bao giờ. Bằng chứng trên giấy trắng mực đen là cái thứ mực mãi về sau mới được Vũ Đình Liên nhắc đến trong khổ thơ đầu bài “Ông đồ”:

    Mỗi năm hoa đào nở

    Lại thấy ông đồ già

    Bày mực tàu giấy đỏ

    Bên phố đông người qua


    Cái thứ mực đó đã được ghi nhận trong Từ điển Việt – Bồ – La của Alexandre de Rhodes, xuất bản ở Roma từ năm 1651 (Xin x. mục “tàu, mực tàu”), trước khi họ Trần và họ Dương dẫn đầu đoàn tị nạn của họ sang Đại Việt đến gần 30 năm. Còn chính những người vượt biển kia thì đã được dân sở tại, nghĩa là người Việt Nam, gọi là người Minh Hương, nghĩa là người mà quê hương gốc là nước Minh. Đây mới thật là danh xưng chính thức và chính xác mà người Việt đã dành cho đoàn di dân của hai nhân vật Dương, Trần.

    Còn lần này thì chúng tôi xin phản biện thêm như sau. Bất cứ nhà Hán ngữ học nào biết rõ tiếng Việt cũng thừa nhận rằng ngôn ngữ này còn lưu giữ trong lòng nó nhiều yếu tố của tiếng Hán thượng cổ. Với chúng tôi thì “tàu” là một trong những yếu tố đó, và, trong tiếng Hán cũng như tiếng Việt, thì nó còn có nghĩa là “xe”.

    Tàu (trong tàu bè) là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ,mà âm Hán Việt hiện đại là tào,có nghĩa là “thuyền”. Chữ tào 艚 này cũng thông với chữ tào 漕, mà theo biện luận của Lưu Quân Kiệt 刘鈞杰 trong Đồng nguyên tự điển tái bổ (Ngữ văn xuất bản xã, Bắc Kinh, 1999) thì đều còn có nghĩa là “xe” (Xin x. mục “dzu 漕 : dzu 艚”, tr.55). Cái nghĩa “xe” của tàu vẫn còn trong tiếng Việt.

    Cứ so sánh tiếng Bắc tiếng Nam thì thấy ngay. Cái mà trong Nam gọi là tàu thì ngoài Bắc gọi là thuyền. Ngoài Bắc gọi là tàu hỏa thì trong Nam gọi là xe lửa. Thế là cái nghĩa “xe” đã thấp thoáng trong danh ngữ tàu hỏa. Rồi ngược lên đầu thế kỷ XX, cả trong Nam ngoài Bắc đều gọi là tàu bay cái mà bây giờ cả nước đều gọi là máy bay. Thế là cái nghĩa “xe”, mở rộng là “phương tiện chuyên chở”, đã nằm ngay trong danh ngữ tàu bay.

    Cho nên trong thành ngữ tàu bay tàu bò thì cả hai thứ tàu này chẳng qua đều cùng là “xe”! Vậy thì có lẽ ta sẽ biện luận rằng vì ngày xưa họ sang ta bằng xe nên tổ tiên ta đã gọi họ là “Tàu” chăng? Nên nhớ rằng họ đã sang ta từ xưa và sang thành nhiều đợt, lẻ tẻ có, thành đoàn có và đây là cả một câu chuyện dài.

    Thực ra, phần lớn tình tiết ly kỳ, hấp dẫn đưa ra làm lời giảng cho lai lịch của từ ngữ lại thuộc về từ nguyên dân gian (folk etymology), chứ từ nguyên học đích thực, nghĩa là khoa học thì nhiều khi lại khô khan hơn. Chúng tôi hoàn toàn tán thành Vương Duy Trinh ở chỗ là, theo tâm thức của ông thì “Tàu” là một từ rất xưa, cụ thể là đã ra đời tự thời Tam Quốc. Và chúng tôi vẫn bảo lưu ý kiến sau đây của mình trên Kiến Thức Ngày Nay trước đây: “Chúng tôi cho rằng Tàu là âm cổ Hán Việt của từ ghi bằng 曹 mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa rộng là “quan”.

    Trong thời kỳ Bắc thuộc, nói chung quan cai trị là người Trung Hoa cho nên dân chúng đã quan niệm rằng người Trung Hoa là “tàu”, nghĩa là quan. Nếu cho rằng đây là một nếp nghĩ vô lý thì xin nhớ lại chuyện đã xảy ra hồi tháng 8, tháng 9-1945 tại Sài Gòn: Dân Việt Nam đã đánh bất cứ người Pháp nào mà họ gặp ngoài đường vì hễ là người Pháp thì đều là “thực dân”. Do quan niệm trên mà về sau tất cả mọi người Trung Hoa dù không làm quan – đây là tuyệt đại đa số – cũng được “vinh dự” gọi là “Tàu.”

    Thế là cái danh xưng “Tàu” có một lịch sử đặc biệt và nét đặc biệt này gắn liền với sự cai trị của bọn phong kiến phương Bắc đối với dân ta, nước ta. Chẳng thế mà từ xưa đến nay, nó luôn luôn mang tính xấu nghĩa (pejorative) và đã có mặt trong những thành ngữ thâm như (thằng) Tàu, quân tử Tàu, v.v.. Thâm là nham hiểm một cách kín đáo khó lường, mà về mặt này thì Tàu thuộc hạng hoàn cầu đệ nhất.

    Ta có thể thấy như trong chuyện đường lưỡi bò trên biển Đông và mới nhất là chuyện tàu Hải giám của chúng cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 ngay trong lãnh hải Việt Nam. Trong các cuộc hội nghị thì họ lên giọng quân tử nhưng trong thực tế thì nói một đằng làm một nẻo. Người Việt Nam có lạ gì cái kiểu quân tử Tàu. Quân tử Tàu chỉ là ngụy quân tử mà thôi!
    yetkieuhanhgl thích bài này.
  9. longmuonhieu

    longmuonhieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2013
    Bài viết:
    1.081
    Đã được thích:
    232
    Chuyên gia Nga: Đã đến lúc Nga cần liên minh với Mỹ-Nhật thay vì TQ
    Chuyên gia Nga đánh giá các lợi ích và thiệt hại trong mối quan hệ của Nga với Trung Quốc và Mỹ-châu Âu-Nhật Bản, qua đó đề xuất đối tác cần liên minh.


    [​IMG]
    Máy bay tác chiến của Trung Quốc đã vượt Nhật, Nga, xếp thứ hai thế giới, sau Mỹ (về số lượng)
    Tờ "Moskovsky Komsomolets" ngày 15 tháng 1 đặt câu hỏi: Ai là kẻ địch hung ác nhất? Ai là bạn tốt nhất? Trong đối kháng toàn cầu tương lai, Nga sẽ đứng về phía ai? Là Mỹ hay là Trung Quốc?

    Học giả kinh tế, học giả xã hội và nhà hoạt động chính trị Nga Vladislav Inozemtsev cho rằng, Nga cần liên minh với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, chống lại Trung Quốc nhằm giành được lợi ích tối đa, chứ không phải là hợp tác với Trung Quốc, làm người tiên phong chống Mỹ.

    Vladislav Inozemtsev cho rằng, năm 2014 sẽ chào đón ngày kỷ niệm tròn 100 năm nổ ra Chiến tranh thế giới thứ nhất và tròn 25 măm kết thúc Chiến tranh Lạnh, ngày kỷ niệm thứ nhất là thời đại thống trị châu Âu của chính trị thế giới bắt đầu kết thúc, ngày kỷ niệm thứ hai đặt dấu chấm hết cho thế giới hai cực. Sự kết thúc của hai cuộc chiến tranh này đều không được bên thất bại chấp nhận.

    Vai trò ảnh hưởng thế giới của Nga giảm xuống nhanh chóng vào thập niên 90 của thế kỷ 20, bởi vì có lý do trở thành người phản đối tích cực nhất của chủ nghĩa bá quyền Mỹ, nhưng lý do hoàn toàn không phải luôn có thể trở thành lý do. Rất khó nói hành vi của Mỹ gây ra thiệt hại rõ ràng cho Nga.

    Kinh tế Mỹ đã làm cho thế giới thoát khỏi khủng hoảng toàn cầu năm 1997-1998. Đầu thế kỷ 21, Mỹ xâm lược Iraq làm cho giá dầu tăng lên, đã giúp Nga khôi phục trở lại. Huống hồ, nếu không có nền tảng vật chất, Nga cho dù có lý do không hài lòng với Mỹ, cũng không nên trở thành người tiên phong chống Mỹ, trong khi đó, nền tảng này thực sự còn chưa có.

    Trong 50 năm qua, tỷ trọng của Mỹ trong nền kinh tế thế giới từ 37,7% giảm xuống 25,4%, tỷ trọng của Liên Xô/Nga từ 6,9% giảm xuống còn 2,2%.

    Nếu không tính Belarus và Ukraine được mua chuộc, thì hiện nay Nga không có đồng minh sẵn sàng sống chết đi theo. Ngoài ra còn có một tình hình hoàn toàn mới: Trong lịch sử 500 năm, Nga chưa từng liên minh thực sự, cũng không từng đóng vai trò chủ đạo. Một khi đối kháng giữa Mỹ và Trung Quốc trầm trọng hơn, Nga bất kể đứng về bên nào đều sẽ không đóng vai trò chủ đạo.

    Người Nga luôn quen với hỏi dò ai đứng về phía họ, nhưng vĩnh viễn chưa từng nghĩ thông mình sẽ đứng về phía ai. Hiện nay hầu như đã đến lúc đưa ra vấn đề này, nếu như mâu thuẫn Trung-Mỹ sâu sắc thêm, Nga áp dụng lập trường nào sẽ có lợi hơn? Là thuyết phục mình tham gia vào Tổ chức hợp tác Thượng Hải, làm vai trò hạng hai, xung đột với Mỹ? Hay tái cân nhắc lập trường của mình, liên kết với Mỹ chống lại Trung Quốc?

    [​IMG]
    Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình thăm Nga vào tháng 3 năm 2013 - chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi lên nắm quyền
    Trung Quốc hôm nay, trên tất cả các phương diện ngoài lực lượng hạt nhân chiến lược, đều là nước lớn quân sự thứ hai, chỉ đứng sau Mỹ (về số lượng). Năm 2012, chi tiêu quân sự của Trung Quốc lên tới 166,1 tỷ USD, từ năm 2000 đã tăng lên 6,5 lần. Trong khi đó, tổng kim ngạch chi tiêu quân sự của Mỹ là 680,4 tỷ USD, đã tăng 1,3 lần.

    Nếu tình hình này tiếp diễn, qua 12 năm nữa, chi tiêu quân sự Trung-Mỹ sẽ ngang hàng. Nếu có đồng minh là Nga, Trung Quốc sẽ sớm giành được cỗ máy quân sự mạnh nhất thế giới hơn. Nhìn từ tình hình trên các phương diện, Trung Quốc sẽ không thỏa mãn với việc chỉ muốn có được vị thế nước lớn quân sự châu Á.

    Trung Quốc hiện đã ký kết thỏa thuận quân sự với các nước như Pakistan, Myanmar, Bangladesh, Sri Lanka, Madagascar, Seychelles, Maldives và Mauritius; từ Myanmar (?) đến Sudan đều có Quân đội Trung Quốc đồn trú.

    Mỹ đang cố gắng áp dụng tất cả các biện pháp, tăng cường quan hệ đối tác quân sự, chính trị với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Ấn Độ và các đồng minh khác, ngăn cản Trung Quốc trở thành nước lớn hải quân có thể ngang hàng với Mỹ ở Thái Bình Dương.

    [​IMG]
    Vũ khí trang bị của Trung Quốc được tuyên truyền là bước vào thời kỳ phát triển kiểu "giếng phun", tức là bùng nổ, tuôn trào.
    Chuyên gia Nga cho rằng, khi xác định lập trường của nước mình, Nga không thể bị kích động, cần bình tĩnh cân nhắc tất cả lợi-hại. Chủ yếu phải cân nhắc tới 2 nhân tố lớn:

    Một mặt, Nga cần tính toán tỉ mỉ khái niệm "Mỹ suy yếu". Hiện nay là lần thứ năm bàn về vấn đề Mỹ suy thoái trên phạm vi thế giới kể từ khi Liên xô phóng vệ tinh nhân tạo đến nay, mọi người quen bàn về nợ công khổng lồ của Mỹ, khủng hoảng kinh tế Mỹ và sự trỗi dậy của Trung Quốc.

    Nhưng, trên phương diện này, phải nhớ lại một chút, những lời tiên đoán trước đây cuối cùng kết thúc như thế nào, chẳng hạn Liên Xô giải thể, Nhật Bản chấm dứt tìm kiếm vị thế chủ đạo kinh tế thế giới.

    Huống hồ, nền kinh tế được cho là "thất bại" của Mỹ đã tăng trưởng 4,1% vào quý 4 năm 2013, trong khi đó, nền kinh tế được cho là "thành công" của Nga thì mức tăng lại không đến 1%. Hơn 200 năm qua, Mỹ đã thể hiện đầy đủ kỳ tích họ có thể không ngừng thích ứng với điều kiện thay đổi, nguồn lực này đến nay vẫn chưa cạn kiệt.

    Mặt khác, Nga cần đánh giá lợi ích của mình khi đối đầu với hợp tác của các bên. Mỹ, EU và Nhật Bản là các nền kinh tế khoa học công nghệ cao hậu công nghiệp. Vấn đề của Trung Quốc sẽ xuất hiện theo sự tăng trưởng kinh tế, đòi hỏi phải chuyển đổi sản xuất. Nga có tài nguyên phong phú, bất kể nhìn từ góc độ tái công nghiệp hóa hay phát triển khu vực Siberia và Viễn Đông, đều là ứng cử viên lý tưởng cho vai trò này.

    [​IMG]
    Trung Quốc ngày càng mạnh dạn công khai vũ khí trang bị để răn đe các đối thủ
    Trái lại, là cường quốc công nghiệp chủ yếu của thế giới, Trung Quốc không cần thiết tạo ra cho mình đối thủ cạnh tranh như Nga. Trung Quốc nghiêng về việc chỉ mua nguyên vật liệu của Nga, chứ không muốn tiến hành đầu tư vào năng lực sản xuất ở Nga.

    Nếu ủng hộ Bắc Kinh, liên minh với Trung Quốc, Nga sẽ trở thành nước lệ thuộc nguyên liệu của châu Á, chứ không còn là châu Âu. Thật không rõ, Nga và Trung Quốc liên minh về chính trị sẽ giành được những lợi ích kinh tế nào.

    Trái lại, cùng với việc mâu thuẫn Trung-Mỹ trầm trọng hơn, Nga sẽ có được cơ hội độc nhất vô nhị, thông qua xây dựng quan hệ với Mỹ và đồng minh của họ, nâng cao lập trường của mình ở phương Đông.

    Trong cơ cấu tổng GDP của tất cả các nước khu vực Thái Bình Dương, các nước châu Á chiếm 48,6%, Mỹ và Autralia chiếm 46,1%, Nga chiếm 5,3%. Ưu thế của châu Á hoàn toàn không rõ, càng không cần nhắc tới vị thế chủ đạo của Trung Quốc.

    Dưới sự phân bố sức mạnh này, vai trò của Nga đặc biệt quan trọng, Nga hoàn toàn có thể đặt cho đối phương điều kiện và mức giá sẵn sàng trả để có được đồng minh quan trọng - Nga.

    Trong đối đầu địa-chính trị mới, đối với vấn đề Nga sẽ đứng về phía ai, là liên kết với châu Á chống lại Mỹ-Âu hay là hợp tác với Mỹ (và châu Âu) đối phó châu Á, rất nhanh sẽ có câu trả lời. Đây cũng là vấn đề quan trọng nhất Nga gặp phải trong thế kỷ 21.

    [​IMG]
    Trung Quốc tìm mọi cách để buôn bán vũ khí kiếm lợi nhuận, nhưng ra sức tuyên truyền đòi Nhật Bản không được làm như vậy.
    Inozemtsev cho rằng, Nga nếu như lựa chọn đi theo Trung Quốc, phương hướng định vị chiến lược này thực chất không phải phương Đông, mà là phương nam, bởi vì ở phương Đông, tức Thái Bình Dương, Nga chủ yếu đối mặt với Canada, Mỹ, Mexico và Nhật Bản.

    Điều này có nghĩa là, trong tầng lớp tinh hoa chính trị Nga, tư tưởng chủ nghĩa Âu-Á đã chiếm thượng phong, vì thế không tiếc đầu tư vài chục tỷ USD hỗ trợ các nước Liên Xô cũ ở hướng nam.

    Nhưng, sự định vị thiên về hướng nam này sẽ khiến cho Nga mất đi ưu thế tự nhiên của mình, đó là cửa ra biển của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đối với Nga, liên minh với Trung Quốc chẳng khác nào tự đóng cửa, chứ không phải là mở rộng cánh cửa hướng ra thế giới, bất kể ở ở phương Tây hay ở phương Đông.

    Trái lại, nếu Nga liên minh với Mỹ và Nhật Bản sẽ hình thành liên minh Bắc Thái Bình Dương, về thực lực và năng lực đều có thể so sánh với NATO. Nga sẽ thu hút các nhà đầu tư phát triển khu vực phía đông, kiểm soát hành lang vận tải phía bắc, tăng cường hợp tác với Khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ.

    Hơn nữa, hứa hẹn xây dựng một "Liên minh phương Bắc", về tất cả các phương diện như lực lượng hạt nhân chiến lược, công nghệ đến tài chính và dự trữ nguyên liệu đều có ưu thế mang tính áp đảo đối với "Liên minh phương Nam toàn cầu".

    Khi đó, Nga sẽ có được cơ hội ngang nhau được mời, chứ không phải bị ép, gia nhập vào câu lạc bộ các nước phát triển nhất thế giới có truyền thống văn hóa chung.

    [​IMG]
    Trung Quốc tuyên bố "trỗi dậy hòa bình", "phát triển hòa bình", nhưng chủ trương "đường lưỡi bò" bất hợp pháp, năm 2013 ra sức biên chế tàu chiến cho Hạm đội Nam Hải, đẩy mạnh tập trận liên hợp quy mô lớn, đáng chú ý là tập trận tác chiến biên đội, tác chiến giữa các hạm đội lớn, tập trận đối kháng thực binh, bắn đạn thật, có rất nhiều khoa mục có tính chất nhằm vào đối tượng rõ ràng có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.

    http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc...lien-minh-voi-MyNhat-thay-vi-TQ-post137416.gd
  10. ChauBaTrieu

    ChauBaTrieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2012
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    25
    @ Liêu Phong. Nhà ngươi đã bao giờ tự hỏi: vì sao một nước cong nghèo như VN phải chắt chiu, thắt lưng buộc bụng đẻ mua vũ khí hiện đại chưa? Nếu trên đời không có thằng hàng xòm vừa già, vừa xấu, vừa tham lam, vừa độc ác... thì có cần thiết phải bỏ ra cả đống tiền mua đồ phòng thân không.:cool:
    HaNoiOld thích bài này.

Chia sẻ trang này