1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Lo_To

    Lo_To Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    53
    Cambodia Daily: Một người Việt bị sát hại tại Phnom Penh
    Hồng Thủy 17/02/14 09:44
    (GDVN) - Anh Ngọc lại bị một nhóm khoảng 6 người Campuchia xông vào đánh túi bụi vào đầu và mặt cho đến chết vì thấy nạn nhân và chiếc xe máy "cản đường" họ


    [​IMG]
    Hình minh họa.

    Tờ Cambodia Daily ngày 17/2 đưa tin, một đám đông phân biệt chủng tộc đã tấn công và sát hại một người đàn ông Việt Nam khi nạn nhân đang chạy xe máy trên đường tại huyện Meanchey, Phnom Penh vào tối Thứ Bảy 15/2, cảnh sát khu vực và quan chức địa phương cho biết.

    Nạn nhân được cho là có tên gọi Nguyễn Yaing Ngọc, 28 tuổi đã tông vào phía sau một chiếc xe hơi trên đường quốc lộ 2 chạy qua xã Chak Angre Loeu khoảng 9 giờ 45 phút tối, chiếc xe hơi tiếp tục chạy và bỏ lại anh Ngọc đang bị thương nằm trên đường.

    Sau đó, anh Ngọc lại bị một nhóm khoảng 6 người Campuchia xông vào đánh túi bụi vào đầu và mặt cho đến chết vì thấy nạn nhân và chiếc xe máy "cản đường" họ, Huot Vanna, Phó trưởng công an xã Chak Angre Loeu cho biết.

    Vụ tấn công bắt đầu khi một người nào đó hô lên rằng anh Ngọc đã đánh người Khmer để cho đám đông nhảy vào đánh hội đồng nạn nhân đang trong tình trạng bị thương sau vụ tai nạn.

    Von Chanvutha, 50 tuổi đã bị bắt sau đó vì đã kích động đám đông đánh anh Ngọc đến chết. Phó trưởng công an xã Huot Vanna cho biết kẻ thủ ác đã bị giao cho cảnh sát thẩm vấn, còn thi thể nạn nhân đã được hỏa táng tại một ngôi chùa tại địa phương.

    Dân làng đã nói với cảnh sát rằng nạn nhân là một người Việt. Huyện trưởng huyện Meanchey, Kuoch Chamroeun cho biết ông đã nhận được thông tin về vụ việc và cho rằng đây là một vụ án nghiêm trọng do nạn phân biệt chủng tộc.

    Chan Soveth, một người phụ trách tổ chức nhân quyền Adhoc chỉ trích vụ sát hại và kêu gọi cảnh sát điều tra kỹ lưỡng, xử lý nghiêm minh kẻ thủ ác.
  2. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Thằng lo to kia,mầy về tung cẩu sống,vét máng đi ku,đây là đất Việt,ko cần mầy lớn giọng ca ngợi tung cẩu.
    "Trung Quốc vĩnh viễn sẽ không thể thay Mỹ trở thành bá chủ toàn cầu"
    Trung Quốc có thể cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu với Mỹ là hoang đường, cho dù ở Đông Á thì họ cũng không dễ dàng, Trung Quốc có nhiều kẻ thù và đối thủ.

    [​IMG]
    Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc huấn luyện-thử nghiệm trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
    Tuần san "The Week" Mỹ ngày 13 tháng 2 đăng bài viết nhan đề "Trung Quốc chưa thay thế Mỹ - vĩnh viễn cũng sẽ không" của tác giả Zach Beecham.

    Theo bài viết, rất nhiều người dường như cho rằng, Trung Quốc vươn lên vị trí lãnh đạo thế giới chỉ là vấn đề thời gian, chứ không phải là vấn đề có thể hay không.

    Họ nghĩ, nước Mỹ dân số 314 triệu người làm sao có thể vĩnh viễn thắng một quốc gia có dân số trên một tỷ người? Giả thiết nông cạn này là sai lầm. Trung Quốc hiện nay vẫn chưa thay thế Mỹ trở thành bá chủ toàn cầu, trong tương lai cũng vĩnh viễn sẽ không.

    Trung Quốc đối mặt với quá nhiều vấn đề bên trong và đối thủ khu vực, không thể thực sự làm nhà lãnh đạo toàn cầu.

    Trước hết so sánh từ vấn đề quân sự tương đối nổi bật. Quân đội Trung Quốc tuyệt đối không thể tung hoành toàn cầu như Mỹ. Cách nói cho rằng trong ngắn hạn Trung Quốc có thể cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu là hoang đường, cho dù ở Đông Á, Trung Quốc cũng hoàn toàn không phải dễ dàng.

    [​IMG]
    Trung Quốc đang ra sức chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 dùng cho tác chiến ở biển gần, nhất là ưu tiên biên chế ở Biển Đông.
    Đây không phải là phủ nhận sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang mạnh lên. Sẽ có một ngày, Mỹ có thể buộc phải cân nhắc lại sự triển khai chiến lược ở Đông Á, nhưng sức mạnh cứng của Trung Quốc sẽ không mạnh đến mức tiếp cận thay thế hoặc dự kiến thách thức bá quyền quân sự của Mỹ.

    Về tình hình địa-chính trị xung quanh của Trung Quốc, do thái độ thù địch trong lịch sử và chêch lệch xa về sức mạnh, Bắc Kinh sẽ rất khó làm cho Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan tin rằng tăng cường quân bị không có tính đe dọa. Khác với Mỹ, Trung Quốc bị đối thủ bao vây ở tứ phía, do TQ tự tạo ra, không thể không lo ngại địa bàn của mình, trong tình hình này rất khó chứng tỏ sức mạnh trên toàn cầu.

    Nhưng, nếu như sau khi GDP vượt Mỹ thì Trung Quốc sẽ như thế nào? Thứ nhất, chúng tôi không hề tin điều này lúc nào sẽ xảy ra. Mặt khác, chính phủ Trung Quốc ý thức được rằng, tăng trưởng hiện nay không thể lâu dài về kinh tế và sinh thái.

    Đến nay, tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc bằng khoảng một nửa so với năm 2007. Có phân tích cho rằng, GDP của Trung Quốc muốn vượt Mỹ ít nhất phải đến thế kỷ 22. Hơn nữa, khoảng cách GDP bình quân đầu người của Trung Quốc cách tiêu chuẩn phương Tây vẫn rất xa.

    [​IMG]
    Trung Quốc biên chế toàn bộ tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn Type 071 cho Hạm đội Nam Hải và ưa thích tập trận đánh chiếm đảo, đá
    Đây chính là chỗ bắt đầu của vấn đề đau đầu trong nội bộ Trung Quốc. Cùng với tỷ lệ tăng trưởng chậm lại, bất đồng chính kiến ở trong nước có thể sẽ tăng nhiều. Ảnh hưởng tiêu cực tăng lên - nguy cơ sinh thái chưa từng có - cũng là một nguồn gốc lớn gây kêu than cho người dân.

    Chi phí cho làm sạch môi trường có thể lên tới 3% GDP của Trung Quốc, có nghĩa là sẽ mất không 30% tỷ lệ tăng trưởng bình quân (thập niên tăng trưởng tốc độ cao trước năm 2013).

    Cho dù thuyết suy thoái kinh tế này là sai, Trung Quốc cũng tuyệt đối sẽ không thay thế Mỹ trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu, nguyên nhân rất đơn giản: Trung Quốc không muốn.

    Ngoại giao Trung Quốc có đặc điểm chủ nghĩa thực tế mang tính tiến dần nhất định. Các loại dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc không cảm thấy hứng thú đối với thay thế Mỹ trở thành người bảo vệ lợi ích chung của toàn cầu.

    Trái ngược, Trung Quốc hài lòng với việc để cho Mỹ và đồng minh duy trì sự thông suốt của các tuyến đường biển. Nói cách khác, một nước Trung Quốc mạnh rất có thể vui với việc theo đuổi lợi ích trong trật tự hiện có.

    Năm 2003, học giả Johnston thuộc Đại học Harvard đã từ 5 cấp độ phân tích số liệu Trung Quốc phản đối hiện trạng toàn cầu, ông phát hiện Trung Quốc "hòa nhập hơn vào cơ chế quốc tế so với trước đây, cũng hợp tác hơn trong cơ chế quốc tế", cho rằng bằng chứng Trung Quốc có ý thách thức Mỹ là "không rõ rệt". Năm 2013, Johnston tiến hành đánh giá lại kết luận của mình, cho rằng chưa thay đổi bao nhiêu.

    [​IMG]
    Đảo Hải Nam trở thành căn cứ quân sự khổng lồ của Hải quân và Không quân Trung Quốc hỗ trợ cho tác chiến trên hướng Biển Đông.
    Nói như vậy, nếu coi nhẹ người Trung Quốc là sai, tức là kinh tế Trung Quốc thế kỷ 21 phát triển không ngừng, điều này thực ra cũng không phải chuyện xấu đối với Mỹ.

    Trung Quốc có thể chưa có thủ đoạn quân sự thách thức nền tảng của sự ổn định và thịnh vượng toàn cầu, hơn nữa nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như cũng chưa bộc lộ rõ điều đó(?).
    Lần cập nhật cuối: 17/02/2014
  3. Jamelee

    Jamelee Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    9
    Uhm, không có gì xoắn và nâng quan điểm gì đâu, chỉ là biết mình biết ta thôi.... Uh thì qua bên đó kiếm được tiền nhiều hơn chỉ loanh quoanh ao nhà móc tiền dân ta, các anh kỹ sư qua bên đó cũng lãnh tiền đô thay vì cũng Vtel ở VN chỉ lãnh tiền Việt.
    Thế ddc chưa nào, đúng ý các tồng chí chjuws../
    Túm lại, kiếm thêm được chút tiền, thế thôi.
    brs
  4. Jamelee

    Jamelee Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    9
    Không cần hỏi đâu pác ahj. keke. Chắc nhiều người việt mình cũng tự hào và mong có nhiều vietel như pác lắm, keke.
  5. Jamelee

    Jamelee Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    9
    Thống nhất quan điểm, ai chả biết như vậy, gọi là lấy ngắn nuôi dài.....hây dà.....tại sao cứ có tật dật mình thía không biết, nhưng như thế cũng tốt, nghĩa là biết mình đang ở đâu và mình cần phải làm gì.
    Một câu: Kẻ thù nguy hiểm nhất của ta là chính bản thân chúng ta, là chính sự dốt nát và kiến thức của chúng ta...
    hanhgl thích bài này.
  6. Premium...

    Premium... Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    170
    Nói lên sự thật không là kích động chủ nghĩa dân tộc
    Dân Việt - "Chúng ta cần phải kỷ niệm sự kiện này hàng năm và có chính sách đãi ngộ những gia đình có công trong cuộc chiến", Thiếu tướng Lê Văn Cương nói về cuộc chiến tranh biên giới bắt đầu ngày 17.2.1979.
    [​IMG]
    Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an.

    Mở đầu cuộc trò chuyện với PV NTNN - Dân Việt, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng: Kỷ niệm cuộc chiến là việc bình thường nên làm và nhiều nước đã làm, bất kỳ quốc gia có độc lập chủ quyền nào cũng làm thế.

    Tướng Cương đánh giá: Nói về cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung cần phải nhận thức rõ về bản chất của cuộc chiến.

    “Chúng ta phải khẳng định thêm một triệu lần rằng, ngày 17.2.1979, nhà cầm quyền Trung Quốc đã cho 60 vạn quân vượt biên giới vào lãnh thổ thuộc chủ quyền của Việt Nam để xâm lược chúng ta. Cuộc chiến diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 17.2 đến 15.3 là cuộc chiến đấu của quân và dân Việt Nam chống lại quân xâm lược. Bản chất của cuộc chiến là Trung Quốc đi xâm lược và chúng ta chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Trong cuộc chiến này, hàng chục ngàn người con ưu tú của Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ đất nước. Vấn đề thứ 2 là chúng ta phải khẳng định những người con của dân tộc Việt Nam ngã xuống trong trận chiến này là anh hùng, chúng ta phải vinh danh, ghi công, tạc tượng họ vào dòng chảy của lịch sử Việt Nam”, Tướng Lê Văn Cương khẳng định.

    Cũng theo ông Lê Văn Cương, đây là cuộc chiến tranh cả thế giới biết đến, chứ không phải chỉ diễn ra một đêm, vì vậy sự thật không thể nói khác được. Về bản chất, cuộc chiến này không khác gì các cuộc kháng chiến oanh liệt trong lịch sử như nhà Lý chống quân Tống, nhà Trần chiến thắng quân Nguyên, nhà Lê tiêu diệt quân Minh, và Quang Trung Nguyễn Huệ đánh thắng quân nhà Thanh. Năm 1788 đầu 1789, trong vòng 10 ngày, Quang Trung Nguyễn Huệ đã hành quân thần tốc để giải phóng và tiêu diệt 29 vạn quân Thanh vào ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu 1789. Hàng năm ta vẫn kỷ niệm sự kiện này trong lễ hội Gò Đống Đa.

    “Trong khi đó, cuộc chiến năm 1979, chỉ với khoảng thời gian 18 ngày, ta đã đuổi được 60 vạn quân Trung Quốc ra khỏi bờ cõi. Một cuộc kháng chiến chống xâm lược như vậy rất oanh liệt, vĩ đại, cần phải vinh danh và đền đáp công ơn. Chúng ta cần phải kỷ niệm sự kiện này hàng năm và có chính sách đãi ngộ những gia đình có công trong cuộc chiến”, Tướng Lê Văn Cương bày tỏ quan điểm.

    Ông Lê Văn Cương nhấn mạnh thêm, việc kỷ niệm cuộc chiến là việc làm bình thường, nhiều nước trên thế giới đã làm: “Ví dụ với sự kiện Trân Châu Cảng 7.12.1941, hàng năm nước Mỹ vẫn kỷ niệm và thế hệ sau vẫn hiểu rất sâu sắc về thảm họa, coi nó như một bài học lịch sử quân sự đắt giá. Còn thanh niên Nhật vẫn tỏ tường tội ác của Mỹ khi ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nước Nhật ghi rõ sự kiện này trong sách giáo khoa và cũng tưởng niệm hàng năm. Như vậy không có nghĩa là Nhật Bản đang chống lại Mỹ. Hoàn toàn không có chuyện đó, họ vẫn là đồng minh của nhau…”.

    Nói về những tổn thất do cuộc chiến gây ra, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng, cuộc chiến trong khoảng thời gian từ ngày 17.2 đến 15.3 được coi là cuộc “chiến tranh nóng”, còn sau thời điểm Trung Quốc rút quân đó mới là “cuộc chiến tranh lạnh”, kéo dài nhiều năm sau đó, khiến nền kinh tế Việt Nam suy kiệt. Quá trình phát triển của Việt Nam bị đẩy lùi, tụt hậu khoảng 20 năm.

    Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng: “Nhắc lại lịch sử, nói lên sự thật không liên quan đến kích động chủ nghĩa dân tộc, mà chỉ nhằm tưởng nhớ và ghi nhớ công ơn của những người đã ngã xuống. Thế hệ những người đang sống không bao giờ quên ơn những anh hùng đã ngã xuống trong trận chiến này. Nhắc đến công lao, sự hi sinh và lòng dũng cảm của họ là để nhắc nhở các thế hệ tiếp theo luôn cảnh giác, hun đúc lòng yêu nước…”.

    “Tôi muốn nhắc lại một nguyên tắc bất di, bất dịch là: Việt Nam không bao giờ kích động dân tộc, chống lại Trung Quốc. Đảng và Nhà nước ta không bao giờ liên kết với nước khác để chống lại Trung Quốc. Việt Nam mong muốn cháy bỏng xây dựng quan hệ hòa hiếu với Trung Quốc trên nguyên tắc tôn trọng độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ, bình đẳng hai bên cùng có lợi. Việt Nam luôn có ý thức trong việc củng cố quan hệ Việt – Trung, khiến cho “cái cây” quan hệ này ngày càng đơm hoa kết trái”, ông Lê Văn Cương nhấn mạnh.
  7. Gnuhlehcimm

    Gnuhlehcimm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2012
    Bài viết:
    1.468
    Đã được thích:
    96
    Viel kiếm đô ở châu phi có liên quan gì đến biển đông nhỉ, không nói về mặt công nghệ, quan điểm cá nhân mình nghĩ có anh này đi trước mấy doanh nghiệp theo đuôi làm ăn dễ hơn, qua năm mình cũng định trở lại lục địa hắc một lần nữa để kinh doanh, lâu quá không qua bển cũng nhớ mấy em hoa hậu hoàn vũ, nghỉ lại khoảng thời gian ở đó nhiều kỷ niệm đẹp thật
  8. longmuonhieu

    longmuonhieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2013
    Bài viết:
    1.081
    Đã được thích:
    232
    bác Cương viết bài này có vẻ nhu quá
  9. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Thực ra cũng theo các cụ mình ngày xưa thôi. Hàng xóm với nhà 1 thằng khùng mà cũng căng với nó chẳng được lợi cái gì cả. Như vua Quang Trung ngay sau khi dựng lên mấy quả đồi như gò Đống Đa thì cũng sang nghị hoà...
    longmuonhieu, yetkieukarate_hn thích bài này.
  10. Lo_To

    Lo_To Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    53
    Bắc Kinh chửi đô đốc Mỹ bênh Philippines
    9:46 PM, 17/02/2014, Views: 452 | By PM
    VietnamDefence - Trung Quốc hôm 14/2/2014 đã chỉ trích phát biểu của Đô đốc Jonathan Greenert liên quan đến Biển Đông và yêu cầu Mỹ giữ quan điểm trung lập với tranh chấp lãnh thổ Trung Quốc-Philippines.

    [​IMG]
    Jonathan Greenert phát biểu tại bàn tròn truyền thông ở Malaysia, ngày 12.2.2014. (CFP)
    Tư lệnh Hải quân Mỹ Jonathan Greenert nói hôm 13/2/2014 rằng, Mỹ sẽ tới giúp Philippines khi xảy ra bất kỳ xung đột nào với Trung Quốc về vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã phản ứng lại phát biểu trên tại cuộc họp báo thường kỳ. Bà ta cho biết, Trung Quốc đã nhiều lần bày tỏ vị thế vững chắc của mình trong các tranh chấp và sẽ giải quyết vấn đề thông qua các cuộc thảo luận và đàm phán trực tiếp với các bên liên quan. Là một thỏa thuận song phương, liên minh Mỹ-Philippines không nên làm tổn hại lợi ích của bên thứ ba.

    Bà Hoa cũng nhấn mạnh rằng, Mỹ không phải là một bên liên quan trong tranh chấp Biển Đông và nên giữ lời hứa giữ lập trường trung lập về vấn đề này. Mỹ nên hành động thận trọng để đóng hóp thực sự cho hòa bình và ổn định trong khu vực.

    Trước đó, trong chuyến thăm Trung Quốc mới đây, ngoại trưởng Mỹ John Kery khẳng định tranh chấp ở Biển Đông vẫn là ưu tiên hàng đầu đối với Washington.
    Đàm phán mới đây giữa Kerrt và các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy, căng thẳng ở Biển Đông vẫn là vấn đề hàng đầu đối với Mỹ. Ông Kerry đã đến Bắc Kinh hôm 14/2 và đã gặp riêng rẽ chủ tịch Tập Cận Bình và thủ tướng Lý Khắc Cường.

    Trong cuộc gặp dài 70 phút giữa Kerry và Tập, hai ông đã thảo luận các vấn đề gay cấn như Bắc Triều Tiên mà sau đó ông Kerry tiết lộ là Trung Quốc đã sẵn sàng gây áp lực mạnh hơn để Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân.

    Mối quan tâm chính của Washington, tuy nhiên, không phải là Bắc Triều Tiên khi hai nước đã đạt được đồng thuận về xử lý vấn đề sắp tới như thế nào mà mục tiêu chính của Kerry thực tế là nỗ lực và khẳng định lập trường của Mỹ đối với tranh chấp đang diễn ra giữa Trung Quốc với Nhật Bản về chủ quyền quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông.

    Trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama dự định thúc đẩy các cuộc đàm phán liên quan đến thỏa thuận Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP gây tranh cãi trong số 12 quốc gia đàm phán, Washington không muốn có bất kỳ xung đột khu vực nào gây mất ổn định tình hình.

    Trong cuộc gặp, Kerry nói với Tập Cận Bình rằng, Washington hy vọng có sự minh bạch hơn ở Biển Đông để giảm khả năng có “những hiểu nhầm” và ông tin rằng, Trung Quốc đã sẵn sàng để thiết lập một bộ quy tắc ứng xử cho khu vực bất ổn sau những cuộc thảo luận của họ với ASEAN.

    “Điều đó sẽ giúp làm giảm căng thẳng xuất phát từ tranh chấp lãnh thổ và biển, và trong khi đó, điều rất quan trọng là tất cả mọi người đang tạo dựng các công cụ quản lý khủng hoảng và tránh các biện pháp cưỡng chế hoặc đơn phương để khẳng định bất cứ yêu sách chủ quyền mà bất kỳ nước nào trong khu vực có thể có”, ông Kerry nói.

    Hai nhà lãnh đạo cũng đã thảo luận về khu vực nhận dạng phòng không mới mà Trung Quốc đã lên kế hoạch ở Biển Đông mà Kerry đã nói rõ rằng, Washington cho đó là một ý tưởng tồi.

    “Chúng tôi đã nói rất rõ rằng, một sáng kiến đơn phương, không báo trước, không tính toán như thế có thể là rất thách thức đối với các dân tộc nhất định trong khu vực, và do đó là cả đối với ổn định khu vực”, ông Kerry nói và cho biết thêm rằng, lời khuyên đó không giới hạn đối với Trung Quốc.

    Kerry cũng đã có những phát biểu tương tự vào năm ngoái khi Trung Quốc lập một khu vực nhận dạng phòng không tương tự ở biển Hoa Đông.

    Hoa Xuân Oánh cho biết, trong một tuyên bố rằng, Bắc Kinh đồng ý tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết thông qua luật pháp quốc tế, nhưng cảnh báo Washington chớ làm trầm trọng thêm tình hình.

    “Mỹ không phải là một bên trực tiếp trong tranh chấp Biển Đông và nên giữ cam kết không đứng về bên nào trong các vấn đề chủ quyền lãnh thổ và thận trọng trong lời nói và hành động”, bà Hoa nói.

Chia sẻ trang này