1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
  2. mao_2.0

    mao_2.0 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    41
    yeahhha :D vậy là sắp có tô giới của TQ tại VN rồi :D

    Việt Nam mở đặc khu kinh tế như Thâm Quyến?
    Trong 3 thập kỷ, người Trung Quốc đã khiến cả thế giới ngưỡng mộ khi xây dựng Thâm Quyến từ “chỗ không có gì” trở thành một đặc khu kinh tế giàu có. Liệu Việt Nam có thể đạt được thành công tương tự?


    Cực tăng trưởng và nơi thử nghiệm

    Năm 2013, theo chỉ số phát triển của Down Jones, Thâm Quyến (Trung Quốc) đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng các trung tâm tài chính toàn cầu.

    Sự giàu có của Thâm Quyến được GS Lý Quốc Hoa, trợ lý Hiệu trưởng Viện Kinh tế, Đại học Thượng Hải (Trung Quốc) mô tả: tổng tài sản, thu nhập, quy mô lãi đứng đầu, số lượng công ty quỹ đứng thứ 2 toàn quốc. Đây là nơi tập trung những người khổng lồ của ngành tài chính Trung Quốc. Tổng giá trị gia tăng ngành này đã chiếm 13,8% tỷ trọng GDP quốc gia. Thế nhưng, hơn 30 năm trước, “vốn khởi điểm” cho kế hoạch thành lập đặc khu kinh tế ở đây gần như là “chẳng có gì”.

    Một câu chuyện khác được ông Parth Shri Tewari, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới Singapore dẫn ra: Singapore hông có một giọt dầu nào nhưng đã trở thành nơi trung chuyển dầu của cả thế giới. Diện tích nhỏ, dân số ít, tài nguyên không có nhưng sau 50 năm, Singapore đã có tốc độ tăng GDP trung bình tới 10,2%/năm.

    [​IMG]
    Phú Quốc sẽ là đặc khu kinh tế phát triển như Thâm Quyến?

    Đó chỉ là hai trong hàng loạt ví dụ điển hình được các chuyên gia kinh tế nêu ra tại Hội thảo khoa học về mô hình đặc khu kinh tế cho Việt Nam ở Quảng Ninh ngày 20/3. Một câu hỏi được đặt ra: Liệu Việt Nam có thể có những đặc khu kinh tế như vậy?

    GS Vương Đình Huệ, Trưởng Ban kinh tế Trung ương chia sẻ: “Đặc khu kinh tế sẽ tạo ra các cực tăng trưởng, kích hoạt các vùng kinh tế và nền kinh tế phát triển. Đây cũng là nơi để thử nghiệm các thể chế cơ chế mới trước khi áp dụng cho toàn quốc”.

    Trên thực tế, ý tưởng xây dựng đặc khu kinh tế ở Việt Nam đã có từ năm 1997 nhưng đến năm 2002, mới bắt đầu hiện thực hóa với việc thí điểm khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam). Tháng 10/2013, kết luận Hội nghị Trung ương 8 đã một lần nữa nhấn mạnh chủ trương này khi nêu rõ: cần sớm xây dựng một số khu hành chính- kinh tế đặc biệt

    GS Huệ cho rằng, Việt Nam cần phải sớm xây dựng Luật về Đặc khu kinh tế. Ngoài ra, cần vận động các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có ảnh hưởng lớn về tài chính, công nghê. Cùng đó, khi xây dựng đặc khu kinh tế thì thể chế hành chính và kinh tế tại đây phải được thiết kế hiện đại, mang tầm quốc tế, có sức cạnh tranh vượt trội so với các khu khác trên thế giới.

    Đừng sợ sai

    Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một đặc khu kinh tế nào đúng nghĩa mà mới có tiền thân của mô hình này. Đó là các khu công nghiệp, khu kinh tế tự do.

    Ông Huệ cho biết: “Việt Nam đã có 18 khu kinh tế ven biển, song còn thua kém nhiều, không đủ sức cạnh tranh với các khu kinh tế tự do khác trong khu vực và trên thế giới. Thể chế ở các khu này tuy vượt trội so với khu công nghiệp, nhưng chỉ tập trung ưu đãi về thuế, tiền thuê đất… Hầu như, chưa có những nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đầu tư ở các khu kinh tế này. Một số ít nhà đầu tư có các dự án lớn, nhưng lại ít có dự án có công nghệ hiện đại’.

    [​IMG]
    Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một đặc khu kinh tế nào đúng nghĩa.

    GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn Lâm khoa học xã hội và nhân văn chia sẻ: “Điểm mấu chốt chính là xây dựng một thể chế hiện đại và vượt trội và chuẩn mực. Về kinh tế, phải đảm bảo tính tự do cạnh tranh, về mặt hành chính, phải có tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm”.

    “Thế giới có 500 Tập đoàn kinh tế đa quốc gia lớn nhất thì 80% đã đổ về Trung Quốc. Việt Nam sẽ thu hút được bao nhiêu người khổng lồ này đến lập bản doanh”, GS nói.

    Như ông Thắng phân tích, cái khó là làm thế nào hình thành một đặc khu kinh tế trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay?.

    Ông nhấn mạnh, sẽ cần một quyết tâm chính trị rất lớn mới làm được. Khi xây dựng thể chế vượt trội đó thì không nên “sợ sai”. Vì phải có làm mới biết đúng hay sai. Nếu thể chế không đột phá, tư duy sợ sai thì khó mà có thể bứt phá.

    Ông Andrew Grant Giám đốc hợp danh cao cấp, lãnh đạo khối toàn cầu Khối khu vực công Tập đoàn Mc Kinsey, Singapore chia sẻ: “muốn xây dựng đặc khu kinh tế, không thể một sớm một chiều mà phải có nhiều cân nhắc lớn. Thất bại của các khu kinh tế là điều thường gặp, khi ước có 50% các khu kinh tế hoạt động kém hiệu quả so với mặt bằng nền kinh tế chung của quốc gia. Hầu hết, các đặc khu kinh tế sẽ phải mất hơn một thập kỷ trước khi được coi là thành công”, ông Andrew nói.

    TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã ví von: “Đặc khu kinh tế là cái tổ cho phượng hoàng đến đẻ trứng. Nếu ta làm tổ cho gà thì sẽ không thể nào có phượng hoàng đến đẻ trứng được”

    Quote:
    Hội nghị trung ương 8 đã chọn ba khu kinh tế tiêu biểu để ‘nâng cấp” thành đặc khu kinh tế là Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang) và Vân Phong (Khánh Hào).

    Ngoài ra, theo GS Vương Đình Huệ, có những địa điểm có thể được lựa chọn tiếp như ở TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà- Rịa, Vũng Tàu, hình thành các tuyến phát triển ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

    Tại phía Bắc, một số nơi có thể xem xét như Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh. Tại Miền Trung, những điểm vàng ven biển như Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định cũng được nhắc đến.
    Phạm Huyền
  3. karate_hn

    karate_hn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2012
    Bài viết:
    3.646
    Đã được thích:
    422
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bồi thường các tàu cá

    Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đã trao công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc phản đối việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền ở biển Đông và yêu cầu bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam.

    Theo Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), từ đầu năm đến nay một số tàu cá Việt Nam khi đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị phía Trung Quốc ngăn chặn, truy đuổi và gây thiệt hại về tài sản.

    Cụ thể, vào 14h45 ngày 7/1, tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90055 TS cùng 7 ngư dân bị tàu của Trung Quốc số hiệu 1239 truy đuổi và đập phá tài sản. Tiếp đó ngày 1/3, tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96074 TS cùng 12 ngư dân bị tàu Ngư Chính 02 của Trung Quốc khống chế, tịch thu một số tài sản.

    Ngày 17/3, đại diện Cục Lãnh sự đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối phía Trung Quốc về những vụ việc này. Việt Nam cho rằng những hành động trên của các lực lượng chức năng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, xâm phạm tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân.

    “Chúng tôi cũng đã yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc điều tra vụ việc, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam và không để tái diễn các vụ việc tương tự”, vị đại diện Cục lãnh sự cho biết thêm.

    Theo TTXVN
    su_30, capitulatehanhgl thích bài này.
  4. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Ai đó có giấc mơ thịnh vượng kiểu tàu nhưng sự thật tớ lại luôn có ác mộng với nhân tâm đầy nhẫn tâm của người tàu. Có quá không những chiêu trò khốn nạn, tàn độc của một số kẻ mất lương tâm người Việt hiện đầu độc đồng bào cũng từ bậc thầy giả, dởm, phù phép độc dược thành bổ dưỡng, thuốc tiên bên xứ tàu!
    http://nguyentandung.org/cd-14-chet-duoi-tay-trung-quoc-gioi-thieu.html
    http://nguyentandung.org/nguoi-trun...g-chet-boi-tay-cua-nguoi-trung-quoc-ky-1.html
    http://nguyentandung.org/nguoi-trun...g-chet-boi-tay-cua-nguoi-trung-quoc-ky-2.html
    karate_hn thích bài này.
  5. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    mày bớt sủa được rồi đó
    HaNoiOldVasilyTran thích bài này.
  6. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Cựu Ngoại trưởng Philippines: Nguy cơ Biển Đông thành Crimea của Trung Quốc
    Thứ sáu, 21/03/2014, 13:47 (GMT+7)
    ine) - Hiện nay Bắc Kinh đã tỏ ra hiếu chiến hơn và đây là những mối lo ngại “trong thời gian thực”, cựu Ngoại trưởng Philippines kết luận.

    [​IMG]
    Cựu Ngoại trưởng Philippines Roberto R.Romulo

    Philstar ngày 21/3 đăng bài phân tích của cựu Ngoại trưởng Philippines Roberto R.Romulo nhận định, Trung Quốc đang theo dõi sát sao tình hình Ukraine sau vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea và thái độ phản ứng của các bên để tìm cách nuốt trọn Biển Đông.

    Nhiều người Philippines quan tâm đến tình hình cục diện Ukraine và đặc biệt chú ý đến thái độ thụ động của Mỹ và châu Âu trước việc Moscow “lấy đất trắng trợn và thái quá”.

    Họ cho rằng phản ứng của phương Tây sau nhiều bước quanh co cuối cùng đã được chọn lọc và hạn chế vì phương Tây không muốn gánh những thiệt hại do biện pháp trừng phạt hoặc chiến tranh với Nga vì Crimea có thể gây ra.

    Ông Romulo bình luận, cũng giống như Nga, Trung Quốc chủ trương đòi cái gọi là “chủ quyền lịch sử” ở Biển Đông trong bối cảnh không có một xã hội dân sự hay phương tiện truyền thông quan trọng nào làm đối trọng với sự hung hăng của giới chức Bắc Kinh.

    [​IMG]
    Nga sáp nhập bán đảo Crimea đang là đề tài thu hút sự chú ý rộng rãi từ dư luận.

    Cục diện Ukraine sẽ khuyến khích Trung Quốc nghĩ rằng Mỹ sẽ không mạo hiểm tham gia các xung đột với Trung Quốc một khi xảy ra trên các đảo, bãi cát ngầm ở Biển Đông? Liệu Mỹ đã vạch ra trong các vùng biển tranh chấp?

    Có nhiều người Philippines ngày càng nghi ngờ về sự sẵn sàng của Mỹ trong việc thực hiện cam kết của họ theo Hiệp ước Quốc phòng Mỹ – Philippines nếu “toàn vẹn lãnh thổ” của Philippines bị tổn hại.

    Nhìn lại Ukraine, năm 1994 Kiev đặt bút ký vào biên bản ghi nhớ Budapest cùng Anh, Mỹ và Nga trong đó cam kết đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine, đổi lại Kiev chấp nhận tháo dỡ kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của mình.

    Nhưng vừa qua khi được hỏi làm thế nào để chắc chắn nhận được sự hỗ trợ từ phương Tây, Thủ tướng tạm quyền Ukraine Yatsenyuk đã không thể trả lời trực tiếp vào câu hỏi.

    [​IMG]
    Trung Quốc gần đây hung hăng hơn trên Biển Đông và ra sức củng cố cái gọi là yêu sách chủ quyền với đường lưỡi bò phi pháp.

    “Chúng tôi thực hiện biên bản ghi nhớ này. Và hôm nay chúng tôi yêu cầu được bảo vệ. Nếu chúng tôi không được bảo vệ, hãy cho tôi biết làm cách nào để yêu cầu các nước khác trên thế giới ngừng chương trình hạt nhân của họ?” ông Yatsenyuk hỏi lại các phóng viên.

    Romulo phân tích, Hoa Kỳ công bố trục chiến lược của họ xoay về khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã 2 năm qua, cho đến nay trục chiến lược này vẫn phần nhiều dừng ở từ ngữ mà thiếu hoạt động triển khai trên thực tế.

    Mỹ đang phải đối mặt với những lựa chọn khắc nghiệt trong bối cảnh Trung Đông vẫn đang hỗn loạn, trong khi Washington phải thu hẹp ngân sách quân sự của mình.

    Trong bối cảnh quốc tế và khu vực như vậy, việc Trung Quốc leo thang chiếm trọn Biển Đông không còn là nguy cơ xa vời, mà rất hiện hữu và thực tế. Hiện nay Bắc Kinh đã tỏ ra hiếu chiến hơn và đây là những mối lo ngại “trong thời gian thực”, cựu Ngoại trưởng Philippines kết luận.

    (Theo Giáo Dục)


    Chưa có gì gọi là tương tự Crime ở Biển Đông, nhưng có cái giống đó là quyết tâm của họ. Nước Nga hành sự còn có vớt vát chính danh, hợp pháp cho dù đối tác Âu Mỹ có phản đối dữ dội thế nào chăng nữa. Nhưng TQ thì khó có được tí hợp pháp nào cả, mặt khác khó có chiêu bài BV đồng bào ruột thịt như Nga. Điều này đã vô tình đưa tớ đên hiện trạng đồng bào mắt hí của Trung Nam Hải ngày càng hiện diện bắt rễ ở một sô địa bàn ở Miền trung và các vùng dự án có nhà thầu TQ tham gia. 5-10-20-50 năm sau kịch bản Crime rất có thể sẽ xảy ra trừ phi nhà vịt rúc bằng sạch bọn thâm tham nhà tàu ra khỏi ao vườn nhà mềnh.
    karate_hn thích bài này.
  7. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    1.301
    Hôm qua thì Triều Tiên là Crimea của Trung Quốc, hôm nay thì biển Đông là Crimea của Trung Quốc, khéo cái quần chíp của em cũng là Crimea của Trung Quốc ấy chứ! :rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes:

    Á đù, cũng hàng Trung Quốc thật, nó đòi khéo phải giả thôi! :oops::oops::oops::oops::oops:
    karate_hn, hk111333, kuyomuko1 người khác thích bài này.
  8. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.111
    Đã được thích:
    663
    Hôm trước tớ nhìn Crimea tớ có cảnh báo thằng khựa nó làm theo ... giờ nó bắt đầu làm thật


    Lợi dụng tình hình Crimea, Trung Quốc âm mưu ngư ông đắc lợi Biển Đông

    Chậm và kín đáo, nhưng Trung Quốc đang gia tăng sức ép trên Biển Đông. Khi cả thế giới đang dồn sự chú ý vào Crimea, hôm 10/3 tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã "trục xuất" 2 tàu Philippines ra khỏi khu vực bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cả Trung Quốc, Philippines và Đài Loan yêu sách "chủ quyền", Philippines đang duy trì quân đồn trú tại đây).

    Nếu Putin được xem là lấy Crimea thành công, có thể khuyến khích Trung Quốc nghĩ rằng các hành động đơn phương (cưỡng chế, chiếm đoạt) cũng có thể thành công.

    Bonnie Glaser nhận xét, nếu Mỹ được xem như miễn cưỡng chống lại Putin, thì người Trung Quốc sẽ nghĩ rằng họ có nhiều không gian để cứng rắn hơn, sử dụng các công cụ khác nhau theo ý của họ để cố gắng khẳng định "quyền lợi" của họ, Biển Đông và Hoa Đông là nơi có thể xảy ra điều này.

    Giới hoạch định chính sách ở Bắc Kinh đang đặc biệt chú ý đến sự phát triển của cục diện Đông Âu với một con mắt thận trọng không muốn khuyến khích ly khai thoặc thiết lập tiền lệ cho việc thế giới quan hệ với khu vực ly khai, nhưng con mắt còn lại của họ đang tò mò về những gì có thể giúp Trung Quốc kiếm lợi ích cho riêng mình.
    hanhgl thích bài này.
  9. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Dĩ nhiên dã tâm thu phục láng giềng sẽ trỗi dậy mạnh hơn ở tinh hoa Trung Nam Hải. Việt Nam cùng các đối tác có quyền và lợi ích ở Biển đông không bao giờ sao nhãng và đuối hơi trước động thái thừa nước đục thả câu của BK. Crimea là Crimea, BĐ có lịch sử và thân phận rất khác, hơn nữa lợi ích địa chính trị của các đại gia đã thiết lập rõ ràng và lâu đời ở đây. Mọi cố gắng thay đổi và tiến chiếm giành giật lợi ich BĐ sẽ biến thành xung đột quy mô lớn không khoan nhượng mà người ta tránh đi cái gọi là bùng nổ thế chiến thứ ba. Viễn tưởng tham tàn hiện thực hóa đường chín đoạn hay lưỡi bò không bao giờ được hậu thuẫn bằng cơ sở pháp lý quốc tế, thực tiễn lịch sử và nhân tâm. Chúng ta không chủ quan xem nhẹ nguy cơ mà cũng không vống lên động thái ác tâm từ bạo quyền. Xác lập chính nghĩa, thực thi công lý bằng chính khả năng sức mạnh, trí tuệ dân tộc và thời đại chắc chắn kịch bản Crimea sẽ không bao giờ được phô diễn tại KV ĐNA -CA TBD.:cool:
    karate_hnyetkieu thích bài này.
  10. mao_2.0

    mao_2.0 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    41
    [Thua Lào] Lào tấn công thị trường cà phê, Việt Nam thêm thua kém
    Quote:
    Thời gian qua nhiều biểu hiện cho thấy Việt Nam đang dần trở nên thua kém 2 nước láng giềng Lào, Campuchia.


    Tập đoàn cà phê lớn nhất Lào gia nhập thị trường cà phê Việt Nam và cho biết sẽ tự tin cạnh tranh tốt với các doanh nghiệp cà phê hiện đang có mặt tại Việt Nam. Cùng lúc, nhiều biểu hiện cũng cho thấy Việt Nam đang thua kém Campuchia khi Campuchia tự sản xuất được ô tô điều khiển tự động giá rẻ, lúa gạo sẽ tấn công thị trường Hàn Quốc, Mỹ và thương lái Việt đang đổ xô mua lúa gạo Campuchia thay vì mua của nông dân Việt Nam.

    Mới đây, các doanh nghiệp nước ngoài cũng cho biết, họ đang cân nhắc đầu tư vào Campuchia và Lào thay vì vào Việt Nam


    Cà phê Lào tự tin cạnh tranh tốt ở Việt Nam
    Tập đoàn Dao Heuang Group (DHG) - nhà sản xuất cà phê hòa tan lớn nhất của Lào - đã bắt đầu tham gia thị trường cà phê Việt Nam thông qua việc chọn một công ty Việt Nam làm nhà phân phối độc quyền sản phẩm tại Việt Nam.

    Bà Boonheuang Litdang, Phó Chủ tịch của DHG, cho rằng dù thị trường cà phê hòa tan Việt Nam có diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu nổi tiếng nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp mới và DHG tin tưởng có thể cạnh tranh tốt ở Việt Nam.


    [​IMG]
    Sản phẩm Dao Coffee của Lào sẽ có mặt tại thị trường Việt Nam


    Mặt khác theo bà Litdang, hiện nay thị trường cà phê hòa tan trong nước chủ yếu là cà phê robusta, trong khi Dao Heuang chuyên sản xuất cà phê arabica 3 in 1 (ba trong một) nên sẽ mang lại một hương vị mới cho người tiêu dùng.

    Sản phẩm cà phê Dao đã được xuất khẩu đến các thị trường khó tính như Nhật Bản, Thụy Sĩ, Ý, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore và Campuchia, trước khi đưa vào thị trường Việt Nam.

    Trong khi đó, các doanh nghiệp cà phê trong nước hiện đang phải đối mặt với tình trạng thua lỗ, phá sản hàng loạt và chưa tìm được giải pháp hiệu quả để khắc phục.

    Ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam (Vicofa) từng thừa nhận, doanh nghiệp trong ngành cà phê có nhiều điểm yếu nội tại liên quan đến chất lượng sản phẩm, trình độ kinh doanh thấp, thiếu chủ động đối phó với biến động của thị trường, đặc biệt là phải phụ thuộc quá nhiều vào vốn ngân hàng.

    Trước vòng luẩn quẩn trong việc tháo gỡ khó khăn nêu trên, báo chí nước ngoài cho rằng, ngành cà phê Việt Nam đang bị khủng hoảng trầm trọng.


    Việt Nam cũng đang thua kém Campuchia
    Bằng chứng là thời gian vừa qua Campuchia đã tự chế được xe ô tô điện với giá chỉ 5.000 USD, tương đương khoảng 100 triệu đồng.

    Chiếc ô tô được điều khiển bằng điện thoại thông minh và thẻ căn cước tần số rađiô (RFID) có trang bị hệ thống GPS, có vận tốc tối đa 60km/giờ và do nhà sáng chế Nhean Phaloek địa phương thiết kế. bằng điện thoại thông minh và thẻ căn cước tần số rađiô (RFID).

    Trong khi đó, tại Việt Nam thời gian vừa qua Madaz rồi đến Ford đã từ bỏ những dự án từ 700 triệu đến 1 tỷ USD sản xuất ô tô ở Việt Nam vì không thể tìm mua các loại linh kiện đơn giản như ốc vít, dây điện hay đồ nhựa.

    Hiện, số doanh nghiệp nội làm công nghiệp hỗ trợ rất ít. Các doanh nghiệp cung cấp linh kiện, bán sản phẩm hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc đang đầu tư vào Việt Nam, tiếp theo là Đài Loan cuối cùng mới là các doanh nghiệp Việt Nam với tỷ trọng ít ỏi.

    Trong lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là việc sản xuất lúa. Mới đây, Campuchia tuyên bố sẽ tấn công vào thị trường Mỹ và Hàn Quốc- 2 thị trường vốn được đánh giá là tiềm năng và khó tính.


    [​IMG]
    Hơn một nửa doanh nghiệp FDI trước khi lựa chọn Việt Nam đã từng cân nhắc đầu tư vào các quốc gia khác trong đó có Campuchia, Lào


    Và, trong lúc hàng ngàn nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long đang rơi vào cảnh điêu đứng khi lúa chất đầy nhà mà không thấy thương lái đến mua, hầu hết thương lái lại sang Campuchia để mua với giá hời và bỏ tiền đặt cọc với nông dân trong nước.

    "Với giá lúa trong nước và Campuchia chênh lệch như hiện nay thì vợ chồng tôi chỉ cần 2-3 ngày là mua đầy ghe 25 tấn sang lại cho các nhà máy xay xát thì kiếm lời hàng chục triệu đồng", thương lái tên Thành ở Cần Thơ cho biết.

    Ông Nguyễn Văn Lực, một người dân sống lâu năm tại xã An Nông cho biết đa phần giống lúa được các thương lái Việt Nam thu mua là các giống lúa cao sản có giá từ 4.500-5.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với giá lúa chất lượng cao, lúa thơm trong nước.

    Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, thống kê của Bộ Công thương cũng cho thấy, trong tháng 1 năm 2014 nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Campuchia đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2013.

    Không những thế, các doanh nghiệp nước ngoài cũng thông tin tại lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2013 của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI tổ chức cho biết, cơ sở hạ tầng của Việt Nam ngang bằng Campuchia, Lào. Riêng tham nhũng và gánh nặng quy định pháp luật, Việt Nam bị đánh giá là hơn 2 nước này.

    Vị đại diện doanh nghiệp nước ngoài cho biết, khi cân nhắc đầu tư vào Việt Nam họ sẽ cân nhắc với các đối thủ truyền thống trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Campuchia và một số nước mới nổi trước đây chưa từng được coi là “đối thủ” cạnh tranh về vốn đầu tư FDI đối với Việt Nam là Lào, Philippin, Myanmar nay đã xuất hiện trong danh mục quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

    Đặc biệt, vấn đề quan trọng hơn là trong suốt một thời gian dài, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam được Trung Quốc gom mua với giá cao không rõ mục đích sau đó ngừng thu gom khiến nông dân điêu đứng, giá xuống thấp kỷ lục, hàng tồn phải bỏ đi... không diễn ra ở các nước Lào, Campuchia.


    Anh cả mà để cho Lào, Cam nó vuợt mặt. Nhục quá
    karate_hn thích bài này.

Chia sẻ trang này