1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gdviet

    gdviet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2012
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    36
    Đất nước giờ tiến bộ hơn rồi đó.
  2. trungth1b

    trungth1b Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/03/2014
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    78
    Chúng tao chỉ chơi với người thôi, bọn ch ó tụi bây chỉ ngồi chờ liếm ****, cắn bậy thôi, thằng con ch ó hoang mày về nhà chơi với chị, má mày nhe.
  3. trungth1b

    trungth1b Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/03/2014
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    78
    Chúng tao chỉ chơi với người thôi, bọn ch ó tụi bây chỉ ngồi chờ liếm ****, cắn bậy thôi, thằng con ch ó hoang mày về nhà chơi với chị, má mày nhe.
  4. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Thằng mao ver 2 kia,độ này ông ít vào 4rum nên thấy mầy sủa hơi nhiều nha,câm cái mõm ăn **** lại đi con,đó chó đ...............ẻ....................!
  5. Vietnampro

    Vietnampro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/09/2012
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    18
    Cũng hay, công nhận TQ học học cũng nhanh đấy, hơn tỷ dân thì cứ cho khả năng 1 người TQ = 1/2 người Việt thôi thì tổng tại vẫn gấp đôi :D Hèn chi bao năm nay cứ phải gây sự với người Việt, vì người Việt mà chơi giống TQ thì người TQ cạp gì mà ăn?
  6. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.111
    Đã được thích:
    663
    Bản chất thâm hiểm không thay đổi... thì mãi mãi không trở thành nước lớn được

    Trung Quốc bị nghi tham gia tìm kiếm MH370 để do thám nước khác
    Trung Quốc đang có vai trò là một trong những nước tham gia tìm kiếm máy bay MH370 mất tích, nhưng nhiều quốc gia cùng tham gia nghi ngờ rằng cường quốc châu Á này đang lợi dụng vụ việc để do thám họ, tờ Wall Street Journal (Mỹ) ngày 26.3 dẫn lời các chuyên gia quân sự cho hay.
    [​IMG]
    Một trực thăng cất cánh từ tàu đổ bộ Tĩnh Cương Sơn của Hải quân Trung Quốc để tìm kiếm máy bay MH370 - Ảnh: Reuters

    Một quan chức quốc phòng cấp cao của Ấn Độ nói với Wall Street Journal rằng vào tuần trước, yêu cầu cho tàu vào vùng biển gần quần đảo Andaman thuộc Ấn Độ từ phía Trung Quốc đã bị từ chối vì lo ngại Bắc Kinh dùng chiến dịch tìm kiếm để do thám các căn cứ quân sự quan trọng tại đây.

    “Họ có thể đang lợi dụng tình cảnh và cố tìm cách đi vào khu vực này. Chúng tôi có đủ các phương tiện hiện đại để tự tìm kiếm chiếc máy bay nếu nó rơi trong vùng biển của Ấn Độ”, vị quan chức giấu tên này cho hay.

    Giáo sư Brahma Chellany, một trong những chuyên gia phân tích chiến lược quốc tế hàng đầu của Ấn Độ, đồng ý với lập luận nói trên, đồng thời nhận định rằng đó là ví dụ mới nhất cho thấy Trung Quốc đang dần trở nên mạnh tay hơn trong các vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh thổ.

    Wall Street Journal đã liên lạc với bộ ngoại giao Trung Quốc để yêu cầu bình luận về nhận định nói trên, nhưng đã không được hồi đáp.

    Việc Bắc Kinh hăng hái hỗ trợ cho cuộc tìm kiếm cũng xuất phát từ mong muốn nắm bắt cơ hội “tăng uy tín” với dư luận quốc tế, và quan trọng hơn là với người dân trong nước, ông Andrew Davies, một nhà phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Úc, đánh giá.

    Ngoài máy bay, Trung Quốc đã gửi tàu chiến đến khu vực tìm kiếm và đã điều động 21 vệ tinh rà quét khu vực nghi máy bay rơi để lùng tìm mảnh vỡ, theo Wall Street Journal.

    “Chưa bao giờ Trung Quốc, gồm lực lượng hải quân hay tuần duyên, tiến hành một chiến dịch có quy mô lớn cỡ này. Tốc độ triển khai lực lượng của họ khá ấn tượng. Chúng ta đã quen với việc người Trung Quốc không thích mạo hiểm”, ông Gary Li, chuyên gia phân tích cấp cao thuộc hãng nghiên cứu hàng hải IHS Maritime (Mỹ), cho hay.

    Trước khi vụ máy bay Malaysia mất tích diễn ra, chiến dịch lớn nhất mà hải quân Trung Quốc từng tiến hành trong vài năm đó là tham gia các hoạt động tuần tra chống hải tặc cùng các nước khác tại Vịnh Aden, theo ông Li.

    Tuy nhiên, các hoạt động tuần tra nói trên chỉ đòi hỏi sự tham gia của 2 tàu chiến và 1 tàu hậu cần. Và chiến dịch tìm kiếm máy bay số hiệu MH370 có quy mô vượt xa các chiến dịch trước đây, theo chuyên gia Li.

    Nhưng các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, thông qua việc điều động 2 máy bay vận tải quân sự Ilyushin Il-76, vốn không có khả năng chuyên biệt nào có ích cho cuộc tìm kiếm, Bắc Kinh cũng để lộ sự hạn chế trong sô trình diễn sức mạnh quân sự của mình.

    “Một máy bay tuần tra biển hiện đại có tầm bay xa, với radar tối tân là thứ mà dường như họ đang thiếu”, chuyên gia Davies thuộc Viện Chính sách Chiến lược Úc nói.

    [​IMG]
    Hai máy bay Ilyushin Il-76 của Không quân Trung Quốc tham gia tìm kiếm máy bay MH370 - Ảnh: Reuters

    Còn ông Li thuộc IHS Maritimes thì chỉ ra rằng Trung Quốc mới chỉ gửi một tàu hậu cần để hỗ trợ các tàu tham gia tìm kiếm máy bay MH370, đồng nghĩa với việc các tàu Trung Quốc sẽ sớm gặp khó khăn trong việc hoạt động xa nhà.

    Giới quan sát còn nhận định thêm rằng Trung Quốc cũng để lộ một số hạn chế khi tham gia tìm kiếm máy bay MH370 tại Ấn Độ Dương.

    Cụ thể, một máy bay vận tải Ilyushin Il-76 của Trung Quốc đã đáp nhầm xuống đường băng sân bay thành phố Perth (Úc) vào hôm 22.3, thay vì hạ cánh theo dự kiến xuống căn cứ không quân Pearce nằm cách đó 42 km về phía bắc.

    Các chuyên gia nhận định vụ việc trên cho thấy không quân Trung Quốc không quen đi xa về phía nam đến như vậy để hoạt động cùng với lực lượng từ Úc, Nhật Bản, New Zealand và Mỹ, vốn là các nước quen với việc gửi quân đi xa.
  7. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Copy cái post của bác yetkieu
    Bản chất thâm hiểm không thay đổi... thì mãi mãi không trở thành nước lớn được

    Báo Hàn Quốc mới đây đưa tin một trong những học viện quân sự hàng đầu của Triều Tiên đã treo tấm biển tố Trung Quốc là “kẻ trở mặt và kẻ thù” của nước này.



    [​IMG]
    Triều Tiên được cho là muốn "dùng Trung Quốc nhưng không tin Trung Quốc"?


    Thông tin được tờ Chosun Ilbo, một tờ báo bảo thủ của Hàn Quốc, đăng tải vào ngày 24/3 vừa qua.



    Theo tờ báo, tấm biển hiệu cho rằng Trung Quốc là “kẻ trở mặt và kẻ thù” được treo ở Học viện quân sự Kang Kong của Triều Tiên. Tờ báo đăng tải thông tin dựa trên “các nguồn tin” và không nói rõ thêm về các nguồn tin này.



    Tờ báo cũng dẫn một nguồn tin khác cho biết: “Quan điểm của chính quyền Triều Tiên là dùng Trung Quốc, chứ không tin họ”.



    Do nguồn tin trích dẫn không cụ thể, nên một số nhà phân tích tỏ ra nghi ngờ tính xác thực của thông tin do tờ Chosun đăng tải.



    Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, việc gọi Trung Quốc là “kẻ trở mặt và kẻ thù” không phải là điều chưa từng có tiền lệ với Triều Tiên. Trên thực tế, cụm từ này được lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành từng nói ngay sau khi Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc vào năm 1992. Sau đó, các tấm biểu ngữ với cụm từ này đã được treo ở học viện quân sự Kang Kon suốt 3 năm cho đến tận năm 1995.



    Những tấm biểu ngữ tương tự cũng được treo trong một thời gian ngắn ở học viện này sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ hai năm 2009.



    Theo tờ Chosun, “lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh treo lại tấm biển tại học viện sau khi Trung Quốc gia nhập cùng Hội đồng bảo an Liên hợp quốc trừng phạt họ vào năm ngoái, do nước này tiến hành bắn thử tên lửa tầm xa và thử hạt nhân lần 3”.



    Ahn Chan-il, chủ tịch của Viện Thế giới nghiên cứu về Triều Tiên, cho biết với tờ NK News, tờ báo chuyên đưa tin về Triều Tiên, rằng thông tin mới trên là sự thực. “Cuộc gặp giữa Tổng thống Hàn Quốc và Chủ tịch Trung Quốc chắc chắn đã ảnh hưởng đến quyết định treo lại tấm biển hiệu của Triều Tiên”, ông nhận định.



    “Triều Tiên sợ ảnh hưởng của Trung Quốc và treo tấm biển hiệu là một trong những cách để chống lại bất kỳ ảnh hưởng nào từ phía Trung Quốc”, ông cho biết thêm.
    link
  8. mao_2.0

    mao_2.0 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    41
    Đã quá aaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

    Nga sắp chuyển giao tàu ngầm thế hệ thứ 5 cho Trung Quốc
    Quote:
    Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ cho phép Trung Quốc nhập khẩu thế hệ tàu ngầm thứ 5 lớp Kalina hiện đại thay cho tàu ngầm lớp Ladar như đề xuất của Hải quân Trung Quốc trước đó.
    Hôm 20/3, Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Chirkov đã chính thức thông báo rằng tàu ngầm thông thường thế hệ thứ 5 lớp Kalina sẽ được trang bị "hệ thống đẩy không khí độc lập tối tân" (AIP).
    “Ngành công nghiệp đóng tàu của chúng tôi sẽ hoàn tất phát triển hệ thống AIP trước năm 2017. Chiếc tàu ngầm đầu tiên được trang bị hệ thống này sẽ hoàn thành trước năm 2018”, ông Chirkov cho biết.

    [​IMG]
    Tàu ngầm lớp Lada của Nga Theo Đô đốc Chirkov, tàu ngầm thế hệ thứ 5 có đặc điểm nổi bật là phát ra tiếng ồn thấp hơn để bảo đảm tính bí mật và được trang bị các hệ thống điều khiển tự động hiện đại.
    Trong khi đó, giới chức Nga cũng thông báo ngừng chương trình sản xuất thế hệ tàu ngầm lớp Lada. Tàu ngầm lớp Lada thuộc Dự án 677 là tàu ngầm điện diesel thế hệ thứ tư được Nga sản xuất dựa trên mẫu thiết kế của tàu ngầm lớp Kilo.
    Trước đó, Trung Quốc đã tiến hành đàm phán với Nga để mua 4 tàu ngầm lớp Lada từ Cục Thiết kế Hàng hải trung ương Rubin tại St Petersburg. Theo tạp chí Kanwa Defense Review tại Canada, Bắc Kinh hy vọng sau khi nhập 4 tàu ngầm lớp Lada, chúng sẽ được tân trang và lắp các động cơ cũng như hệ thống kiểm soát cháy điện tử do Trung Quốc chế tạo.
    Trong bối cảnh hiện nay khi Nga đang bị cộng đồng quốc tế cô lập sau những động thái can thiệp vào cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, Matxcova đã nâng Trung Quốc trở thành một trong những đối tác chiến lược quan trọng.

    Tờ Tiếng nói nước Nga dẫn lời nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ tại Matxcova, ông Vassily Kashin cho rằng Hải quân Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ việc Nga ngừng chương trình sản xuất tàu ngầm lớp Lada. Bởi đây là cơ hội để Trung Quốc nhập khẩu thêm những công nghệ tiên tiến từ Nga nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tự thiết kế và sản xuất các tàu ngầm nội địa trong tương lai.

    He he bán cho VN tàu hạng 2, bán cho TQ tàu hạng 5 :D đúng là Nga
  9. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.813
    Đã được thích:
    14.230
    Nhật Bản sắp càn quét tàu cá Trung Quốc ở Senkaku/Điếu Ngư

    Báo The Japan Times ngày 26-3 cho biết Chính phủ Nhật Bản đang lập hồ sơ yêu cầu sửa đổi hiệp định đánh bắt cá song phương với Trung Quốc. Sửa đổi này sẽ cho phép lực lượng tuần tra Nhật Bản bắt và trừng phạt mạnh hơn tàu cá Trung Quốc săn trộm san hô đỏ ở quanh khu vực Senkaku/Điếu Ngư.

    Một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết việc ngư dân Trung Quốc khai thác trộm san hô đỏ quanh đảo Okinawa đang là vấn đề nhức nhối và gây ảnh hưởng nặng đến nguồn khai thác chính của ngư dân Nhật Bản.

    Quan chức này cho biết Nhật Bản đã đưa vấn đề trên ra Ủy ban Hợp tác nghề cá Nhật Bản - Trung Quốc năm 2013 và hai nước đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác loại bỏ việc săn trộm san hô. Song dù thỏa thuận đã được ký kết nhưng người Trung Quốc vẫn tiếp tục săn trộm san hô ngoài khơi Okinawa. “Số tàu Trung Quốc đào bới san hô cứ tăng theo thời gian” - quan chức trên cho biết. Chính vì lẽ đó, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định đưa ra một giải pháp rắn hơn là báo trước cho Trung Quốc biết, sau đó Tokyo sẽ thực thi biện pháp ngăn chặn mạnh mẽ hơn.

    San hô đỏ tập trung nhiều ở các vùng biển giữa đảo Okinawa và Miyakojima của Nhật Bản. Những người săn trộm Trung Quốc thường khai thác loại san hô quý hiếm này để bán cho ngành công nghiệp nữ trang. Họ thường dùng lưỡi câu và lưới rà để khai thác, nếu khai thác nhiều lần theo cách này thì môi trường biển sẽ bị phá hoại. Giới bảo vệ môi trường đang quan ngại loài san hô nói chung và san hô đỏ sẽ bị tuyệt chủng với tốc độ khai thác trộm của ngư dân Trung Quốc như hiện nay.
  10. heoconbungbu

    heoconbungbu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    13
    Đúng là thằng này không phải người!? Hạng 2 với hạng 5 hạng nào ngon hơn?
    hanhgl thích bài này.

Chia sẻ trang này