1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.111
    Đã được thích:
    663
    Tụi này coi thiên triều không ra gì cả ...... rủ nhau tới trước cổng nhà múa kiếm thế này ....Khà Khà ... không thấy thiên triều nói gì về vụ này cả

    Hải quân 6 nước diễn tập ở Biển Đông
    Tàu hải quân của 6 quốc gia gồm Việt Nam, Nga, Australia, Nhật Bản, Indonesia và Philippines hôm qua bắt đầu giai đoạn đầu tiên của cuộc diễn tập đa phương Komodo 2014 trên Biển Đông.

    "Tàu Nga cùng các lực lượng đa quốc gia sẽ diễn tập hoạt động tìm kiếm và cứu nạn, thông tin liên lạc và hỗ trợ bằng trực thăng", Voice of Russia dẫn lời Roman Martov, người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, cho biết. Đây là cuộc diễn tập đa phương giữa Hải quân ASEAN và các nước đối tác mang tên KOMODO.

    Các lực lượng tham gia bài tập tìm kiếm và cứu nạn sáng qua đã tập trung gần quần đảo Natuna. Khu vực gặp thảm họa giả định có tín hiệu bằng khói. Lực lượng cứu hộ có nhiệm vụ phải nhanh chóng tìm thấy khu vực trên.

    Cùng ngày, các trực thăng trên tàu khu trục Marshal Shaposhnikov của Nga, tàu khu trục nhỏ Yos Sudarso của Indonesia và tàu khu trục Akebono của Nhật Bản thực hiện cất cánh và hạ cánh trên tàu chiến của nhau, đưa đón những nhóm cứu hộ.

    Những bài tập liên lạc và trao đổi thông tin bằng tín hiệu đèn diễn ra vào buổi tối, người phát ngôn hạm đội cho biết thêm. KOMODO hôm nay tiếp tục với bài diễn tập sơ tán nạn nhân trong một trận sóng thần giả định.

    Diễn tập KOMODO do Indonesia tổ chức, có chủ đề "Hợp tác cho sự ổn định", tập trung vào các chiến dịch Hải quân về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Theo kế hoạch, cuộc tập trận KOMODO 2014 sẽ kết thúc vào ngày 3/4.

    [​IMG]
    Vị trí các quần đảo Anambas và Natuna. Đồ họa: vnbp.org.
    cuchuoi_kt115 thích bài này.
  2. anhvao

    anhvao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/03/2009
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    75
    Tầu mà giây vào qđ Natuna của Indonesia là Indo nó đập luôn.
    zzsubmarinezz thích bài này.
  3. thanhthuyhuongtb

    thanhthuyhuongtb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    221
    Ngày 30/3 tại thành phố Mậu Danh (Quảng Đông) xảy ra vụ biểu tình của hàng vạn người dân phản đối việc xây dựng một nhà máy hóa chất gây ô nhiễm. Các lo[​IMG] ại cảnh sát được huy động để đàn áp... 8 người chết, 200 người bị thương...Tin mới nhất, một đoàn xe tăng (đúng ra là xe bọc thép chở quân bánh xích) đã được điều đến. Nguy cơ một cuộc đàn áp quy mô lớn có thể xảy ra. Link về vụ ngày 30/3 đây:
    http://www.secretchina.com/news/14/03/31/535682.html

    Còn đây là hình ảnh xe bọc thép mới xuất hiện:
    zzsubmarinezzkarate_hn thích bài này.
  4. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.111
    Đã được thích:
    663
    nguyên nhân chính khiến nhà vịt không mặn mà với vũ khí của Mỹ:D

    Vận tải cơ C-130J Ấn Độ tan xác vì trang bị linh kiện Trung Quốc?

    [​IMG]

    Tin liên quan: C-130J của Không quân Ấn Độ rơi, toàn bộ phi hành đoàn tử nạn


    Sáng 28/3, một máy bay C-130J Super Hercules của Không quân Ấn Độ đã bị rơi khi đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện thường xuyên, khiến toàn bộ phi hành đoàn gồm 5 người thiệt mạng.

    Được biết chiếc C-130J gặp nạn nằm trong tổng cộng 6 chiếc C-130J mà Không quân Ấn Độ mới tiếp nhận từ Mỹ. Sau khi tiếp nhận và đưa vào sử dụng những chiếc C-130J đầu tiên, Không quân Ấn Độ đã tỏ ra khá hài long về chất lượng của những máy bay này. Chính vì vậy, cuối tháng 12/2013, Ấn Độ tiếp tục đặt mua thêm 6 chiếc C-130J từ Mỹ.

    Tuy nhiên những bê bối trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ trong thời gian gần đây cộng với vụ tai nạn vừa xảy ra khiến người ta nghi ngờ chất lượng loại máy bay do Mỹ sản xuất.

    [​IMG]
    Xác chiếc máy bay vận tải C-130J Super Hercules Không quân Ấn Độ rơi ngày 28/3
    Ấn Độ cũng vô cùng lo ngại điều này. Do đó, vài tháng trước, khi có cuộc điều tra của Thượng viện Mỹ liên quan đến chương trình máy bay C-130J trang bị các linh kiện Trung Quốc, Không quân Ấn Độ đã gửi một số thiết bị điện tử khả nghi cho phía Mỹ để phục vụ phân tích, tuy nhiên theo kết quả phân tích cho đến nay không có bộ phận nào trong số các thiết bị bị nghi ngờ đó chứa lỗi hoặc thiết bị giả.

    Phản hồi trước những lo ngại quanh vụ việc máy bay C-130J gặp nạn có thể trang bị những bộ phận đáng nghi ngờ trong các hệ thống điện tử như trên các bảng hiển thị, một quan chức Không quân Ấn Độ cho hay vấn đề này đã được thông báo cho phía Mỹ trong năm 2012 sau khi một bản báo cáo của tờ Indian Express đề cập tới cuộc điều tra của Thượng viện Mỹ.

    “Sau bản báo cáo, chúng tôi đã liên hệ với nhà sản xuất phía Mỹ và nhận được phản hồi rằng nếu có bất kì lỗi nào phát hiện trong những hệ thống này, chúng sẽ được thay thế. Tuy nhiên chúng tôi yêu cầu họ phải chia sẻ thông tin nếu bất kì hệ thống nào trên 6 chiếc máy bay của chúng tôi trang bị linh kiện Trung Quốc” - Một quan chức quốc phòng Ấn Độ cho biết.

    [​IMG]
    C-130J của Không quân Ấn Độ
    Sau yêu cầu của Ấn Độ, nhà sản xuất phía Mỹ đã đưa ra một danh sách các hệ thống tương ứng trên khoang của máy bay sản xuất cho Ấn Độ với khoảng hơn 20 hệ thống có thể có bộ phận trang bị linh kiện bị nghi là giả của Trung Quốc như chip, thiết bị bán dẫn...

    “Sau khi nhận được danh sách này, chúng tôi yêu cầu bắt buộc rằng tất cả các hệ thống bị nghi ngờ cần được kiểm tra lại và thay thế nếu như tìm thấy các bộ phận bị làm giả. Tuy nhiên trong số các bộ phận được gửi đi cho tới nay, chưa phát hiện ra bộ phận giả nào”, quan chức Ấn Độ cho hay.

    Lô thiết bị cuối cùng đã được gửi đi hiện vẫn ở Mỹ và có khả năng sẽ được gửi lại không lâu sau khi kiểm tra. Các quan chức Không quân Ấn Độ cho hay “nguyên nhân của vụ tai nạn không thể liên hệ với những bộ phận làm giả trong hệ thống hiển thị bởi chúng không thực sự quan trọng đối với an toàn bay và chúng còn được chế tạo với nhiều hệ thống hỗ trợ khác”.

    “Một cuộc điều tra cặn kẽ sẽ tìm ra gốc rễ nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn nhưng vẫn có một câu hỏi về mặt kĩ thuật của máy bay. Máy bay không chứa lỗi và mọi hệ thống trên khoang vẫn hoạt động tốt” quan chức này cho hay.
    zzsubmarinezz thích bài này.
  5. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    các cụ óanh giá thử tàu chiến bọn Myanmar mới đóng phát
    [​IMG]
    trang bị 1 pháo hạm otto merala 76mm, 4 cwis của TQ, tên lửa chống hạm C802 :D
    Lần cập nhật cuối: 02/04/2014
  6. mao_2.0

    mao_2.0 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    41
    Ông Nguyễn Trần Bạt: Lào, Campuchia đã vượt Việt Nam rồi
    (Doanh nghiệp) - Cơ sở hạ tầng, chất lượng nhân lực, chính sách cũng như những tồn tại vấn đề tham nhũng, gánh nặng quy định pháp luật... là những rào cản thu hút FDI.


    Trong cuộc trao đổi với PV Đất Việt sau khảo sát của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI thực hiện với các doanh nghiệp nước nước ngoài (FDI), so sánh các chỉ số cơ bản ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ vào Việt Nam với các nước láng giềng khác, chuyên gia Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch InvestConsult Group đã phân tích kỹ hơn về những điểm mạnh, yếu của Việt Nam trong vấn đề thu hút FDI thời gian qua.
    Ngoài ra, ông Nguyễn Trần Bạt cũng cho rằng, môi trường của Việt Nam hiện nay chưa thuận tiện cho các chuyển giao công nghệ, bởi vì không thể "giao trứng cho ác" nên Việt Nam phải chứng minh không là ác để cho người ta giao trứng.

    Sự hấp dẫn FDI đang kém đi

    PV: - Báo cáo đưa ra tại lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2013 của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa qua cho thấy, có đến 54% doanh nghiệp nước ngoài (FDI) được khảo sát trước khi chọn Việt Nam đã từng cân nhắc đầu tư vào các nước như Trung Quốc (11,1%), Thái Lan (10,6%) và Campuchia (7,7%)… đặc biệt là Lào (4,13%) trong khi năm 2011, 2012 con số này khoảng 32%.

    Theo ông, thực tế trên cho thấy điều gì, phải chăng Việt Nam đã kém hấp dẫn so với các nước khác trong khu vực?

    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Cách đưa số liệu như vậy không phản ánh hay không tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta đưa ra bất kỳ kết luận gì chắc chắn.

    Các nhà đầu tư nước ngoài trước khi đến Việt Nam có thể cân nhắc đến Lào, Campuchia hay Thái Lan, Trung Quốc là một chuyện thông thường. Cân nhắc là bản năng của các nhà đầu tư, họ cân nhắc bằng chính họ và họ cân nhắc bằng kết quả của các tổ chức cung cấp dịch vụ nghiên cứu cho họ bởi vì phát triển thị trường là một việc rất nghiêm túc.

    Cách so sánh như thế này là chúng ta thương mại hóa sự so sánh quốc gia. Chưa kể việc đưa ra những so sánh ấy rất bất lợi, trong quan hệ của chúng ta với Trung Quốc, vì đây là hai đối tượng rất khó để so sánh với nhau.

    Còn so sánh với Lào, Campuchia thì có vẻ trịch thượng. Trong quan hệ quốc tế thì thái độ này không thích hợp cho lắm. Tuy nhiên, chúng ta cũng buộc phải kết luận rằng sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài của Việt Nam là kém đi.

    [​IMG]
    Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch InvestConsult Group

    PV: - Các nhà đầu tư nước ngoài cũng xếp hạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam ngang bằng với Campuchia và Lào, trong khi tham nhũng và gánh nặng quy định pháp luật Việt Nam bị đánh giá là hơn 2 nước này. Đây có phải là nguyên nhân khiến doanh nghiệp FDI cân nhắc đầu tư vào Campuchia và Lào trước khi quyết định vào Việt Nam?

    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Có một lần khi tôi làm việc với Sở du lịch TP Đà Nẵng, anh Giám đốc Sở có nói với tôi rằng, nếu đem so với Huế và Hội An thì Đà Nẵng kém ở chỗ không có di sản trong khi Hội An và Huế có nhiều di sản.

    Tôi có nói là nếu chúng ta không có di sản thì chúng ta có tài sản. Người ta tham gia vào quá trình cạnh tranh bằng rất nhiều tiêu chuẩn, văn hóa, còn cơ sở hạ tầng được xét vào loại tài sản, bởi nó là kết quả của đầu tư.

    Như vậy, nếu đem so Việt Nam với Campuchia và Lào thì chúng ta thấy rằng chúng ta kém Campuchia một cách rất rõ ràng về mặt di sản, chúng ta kém Lào về sự bảo tồn các trạng thái tự nhiên của nước Lào, tức là tính hoang vu, tính hoang vắng, tính tồn tại một cách tự nhiên. Thiên nhiên có lẽ cũng là một loại di sản, cho nên khái quát hóa khái niệm di sản chúng ta thấy di sản của chúng ta kém hai nước này. Chúng ta chỉ có tài sản, chúng ta phát triển trước họ, chúng ta đi trước họ trong chuyện mở cửa, trong chuyện kêu gọi đầu tư nước ngoài.

    Công ty của tôi đã từng giúp Bộ Khoa học và Công nghệ Lào trong việc xây dựng một số các dịch vụ liên quan đến sở hữu trí tuệ, qua đó tôi hiểu được họ đi sau chúng ta.

    Họ đi sau chúng ta thì chúng ta mặc nhiên xem họ là kém thì không đúng, chúng ta không thể nói là hoa hậu Ngọc Hân và hoa hậu Bùi Bích Phương ai đẹp hơn ai được. Tất nhiên bao giờ thế hệ trẻ cũng có ưu thế của nó, các nước mới phát triển, mới mở cửa có ưu thế của nó.

    Nhưng người Lào tạo ra ưu thế chứ không phải chỉ có chúng ta giúp người ta tạo ra ưu thế. Người Lào mở cửa với cánh phía Tây của nó là Thái Lan, cho nên các nguồn lực kinh tế không chỉ đi từ phía Đông là Việt Nam sang. Chúng ta có đường 7, có đường 9, có một số đường đi sang Lào, nhưng ở Thái Lan họ cũng sang Lào bằng rất nhiều con đường. Gần đây họ mở cửa cả biên giới phía Bắc tức là Trung Quốc. Người Lào cố dứt ra khỏi tình trạng lệ thuộc một phía trong quá trình mở cửa đất nước của họ, đấy là một sự sáng tạo địa chính trị. Tất cả các quốc gia đều tìm cách để bứt ra khỏi tình trạng lệ thuộc, Camuchia cũng thế.

    Còn cơ sở hạ tầng, nếu bây giờ người ta đánh giá Việt Nam kém hay bằng với Lào hay Campuchia là một vấn đề, bởi vì chúng ta đi trước mà chúng ta không giải quyết được cơ sở hạ tầng.

    Chúng ta đầu tư một cách dàn trải, đất nước không được phân chia, không được quy hoạch để có thể dồn tiền vào làm từng bước một, cho nên chúng ta không tạo ra bằng phương pháp cuốn chiếu để hoàn thiện dần dần đất nước của mình về mặt cơ sở hạ tầng, cái đấy là một lỗi.

    Do đó đứng ở góc nào người ta cũng thấy không hoàn thiện, và người ta có thể kết luận là đầu tư cơ sở hạ tầng của mình kém, kém sau khi đã triển khai một đống tiền.

    Đây là một cảnh báo buộc phải lưu ý, chưa kể chúng ta lại còn là một nước có thứ bậc tham nhũng cao hơn Lào và Campuchia. Tham nhũng phản ánh sự phiền hà của hệ thống quản lý, thể hiện tính không hiệu quả của quá trình đầu tư và thể hiện sự suy thoái đạo đức trong việc tiếp đối tượng mà các nhà đầu tư hoặc các nhà du lịch người ta tiếp xúc.

    Chúng ta phải cảnh báo là thua kém về di sản, cho nên bây giờ chúng ta đang nói rất nhiều về các di sản phi vật thể. Những di sản phi vật thể tức là những di sản không nhìn thấy. Mà đại bộ phận những người du lịch người ta thích nhìn thấy hơn là người ta nghe mình nói. Bởi vì hầu hết du lịch là không chuyên nghiệp trong việc thưởng thức các di sản phi vật thể.

    Cho nên tự nhiên chúng ta giống một người nói nhiều về mình. Một người nói nhiều về mình, một quốc gia nói nhiều về mình thì thường không hấp dẫn con người.

    Di sản kém, cơ sở hạ tầng kém, tức là cạnh tranh bằng di sản không ưu thế, cạnh tranh bằng tài sản cũng không ưu thế, và cạnh tranh bằng đạo đức cũng không ưu thế. Đây là một cảnh báo khổng lồ, đây mới là cảnh báo chứ không phải so sánh phần trăm.

    PV: - Ngoài ra còn có những nguyên nhân nào khác ngoài nguyên nhân cơ sở hạ tầng hay gánh nặng quy định pháp luật, vấn đề tham nhũng sẽ làm cho việc thu hút FDI của Việt Nam bị giảm đi, thưa ông?

    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Chúng ta vừa kiêu ngạo lại vừa thiếu hiểu biết, chúng ta hội nhập hàng chục năm rồi nhưng xã hội hiểu biết về các quy tắc quốc tế rất kém. Đến mức nhầm lẫn địa vị của ông Bộ trưởng một bộ với địa vị của ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong những chuyện gần đây.

    PV: - Theo ông, để khắc phục tình trạng như ông vừa chỉ ra thì giải pháp trong ngắn hạn, dài hạn có thể là gì?

    [​IMG]
    Cơ sở hạ tầng, chất lượng nhân lực, chính sách cũng như những tồn tại vấn đề tham nhũng, gánh nặng quy định pháp luật... là những rào cản thu hút FDI.

    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Gần đây có hai Nghị quyết mà tôi rất thích thú. Nghị quyết thứ nhất là Nghị quyết TW IV, Nghị quyết thứ hai là Nghị quyết Hành pháp, Nghị quyết của Chính phủ về việc nâng cao sức cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.

    Trong nội dung của hai Nghị quyết đã mô tả khá đầy đủ công việc đó, chúng ta vừa chấn chỉnh lại tư cách đạo đức của cả một hệ thống chính trị bằng Nghị quyết IV, chúng ta vừa xắp xếp trật tự xã hội lại cho nó thông thái, cho nó hợp lý bằng Nghị quyết của Chính phủ về nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia.

    Làm tốt hai chuyện này thì chúng ta sẽ đạt được, khắc phục được những khuyết tật mà chúng ta vừa thảo luận từ nãy đến giờ.

    Lào, Campuchia đã “vượt mặt” Việt Nam

    PV: - Theo quan sát và đánh giá của ông, Campuchia và Lào có thể "vượt mặt" Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài hay không, nếu có thời gian có thể là bao lâu?

    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tôi nghĩ bây giờ Lào, Campuchia đã vượt Việt Nam rồi. Dân số Campuchia, Lào ít hơn Việt Nam tức là gánh nặng để giải quyết mọi vấn đề xã hội thấp hơn, nhẹ hơn. Đây là một tham số rất quan trọng. Nếu một cố gắng nào đó để giải quyết cơ sở hạ tầng, để giải quyết vấn đề phổ biến kiến thức liên quan đến quá trình hội nhập của Lào và Campuchia thì nó đi nhanh hơn chúng ta rất nhiều.

    Họ đã có ưu thế về di sản, về quy mô tài sản cần phải đầu tư, họ lại thực thi chính sách tốt hơn chúng ta. Có thể chỉ số hình thức về tham nhũng của họ cũng chẳng kém mình, nhưng cơ cấu nhẹ hơn và ít hơn cho nên dễ giải quyết hơn.

    Rõ ràng họ có ưu thế trong việc khắc phục các khuyết tật cơ bản của một nền kinh tế hay của một quốc gia. Họ vượt chúng ta rồi chứ không phải mất bao nhiêu lâu.

    Trong khi chúng ta đi trước, chúng ta ý thức trước, những người lãnh đạo của thế hệ cách đây vài ba chục năm thông thái đến mức tìm ra lối thoát để mở cửa đất nước trước cả Lào, Campuchia. Chúng ta có ưu thế là đã từng có một thế hệ lãnh đạo hết sức nhạy cảm, nhưng chúng ta không tận dụng được điều ấy, chúng ta ề à, chậm chạp. Chúng ta không phân tích các đặc điểm quốc gia, chúng ta vẫn say sưa trong việc nói về mình và chúng ta thua.

    Nhớ một điều rằng bằng sự phát triển của công nghiệp hàng không việc nước Lào không có biển cũng không phải là khuyết tật sống còn. Và bằng thái độ nhân nhượng, bằng kích thước vừa phải một quốc gia không gây nguy hiểm cho ai cả, thì Lào và Campuchia rất có ưu thế với các quốc gia tầm cỡ với kích thước trong khu vực hiện nay.

    Chúng ta so với khu vực là hơi to một tí, sự khôn khéo đôi khi không tỉ lệ thuận với kích cỡ của chúng ta. Cho nên chúng ta có thể có một chính sách đối ngoại thông minh từ phía trên cao của sự lãnh đạo, nhưng sự triển khai chính sách lại kém ở phía dưới. Do đó phải nói thẳng là không còn dự trữ ưu thế cho Việt Nam nếu đem so với Lào và Campuchia.

    Tuy nhiên, tôi lưu ý thế này, đây là cách quan niệm của một anh nông dân, tức là đem đối lập giữa mình với Lào và Campuchia. Nhưng nếu chúng ta xem đây là không gian kinh tế Đông Dương, tức Lào, Campuchia, Việt Nam thì phải nói rằng nếu cả Lào và Campuchia đều phát triển tốt hơn lên, điều kiện cơ sở hạ tầng, nền kinh tế tốt hơn lên thì nền kinh tế của bán đảo Đông Dương sẽ tốt hơn.

    Nền kinh tế của bán đảo Đông Dương tốt hơn thì chưa chắc đã có hại cho Việt Nam mà còn có lợi cho Việt Nam. Cho nên chúng ta phải cân đối giữa việc đi nhanh một chút của Lào và Campuchia kéo mất đầu tư của chúng ta, với việc đầu tư nhảy dù vào toàn bộ bán đảo Đông Dương này. Bởi vì người Lào và người Campuchia rất cần Việt Nam như là cửa biển.

    Cho nên rõ ràng trong chính sách đối ngoại, trong cách giải thích tìm ra chiến lược phát triển của bán đảo Đông Dương chúng ta phải hiểu chúng ta giữ địa vị gì, chúng ta phải thấy rằng sự vươn lên của cả Lào và Campuchia là lợi thế của bán đảo Đông Dương.

    Bây giờ chúng ta mở rộng TPP tức là chúng ta vươn sang bên kia bờ Thái Bình Dương, thế thì tại sao chúng ta lại sốt ruột và đau khổ vì Lào và Campuchia vượt mặt chúng ta.

    Xin trân trọng cảm ơn ông!

    (Còn nữa)

    Tâm An (Thực hiện)
  7. mao_2.0

    mao_2.0 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    41
    Thấy chưa các em, đồ của TQ ĐNA dùng no nê lun :D
  8. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    "...
    Liên quan đến công dân VN sang Trung Quốc lao động ngày càng nhiều thời gian qua, ông Nhân cho biết xảy ra tình trạng các lao động không chính thức khi vào Trung Quốc phía hải quan nước này yêu cầu phải ký một tờ giấy công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc mới cho vào làm việc. Chủ tịch MTTQ VN đề nghị Chính phủ lưu ý và giải quyết thực trạng này."

    Anh Vũ
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140402/hang-trieu-viet-kieu-co-nguy-co-mat-quoc-tich-vn.aspx
    thâm điểu như tụi chính quyền TQ
    zzsubmarinezzkarate_hn thích bài này.
  9. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    Phi bắt đầu chơi điếm với ta đây :mad:
    tọa độ của baodatviet là:10.5 độ vĩ bắc và 117.0 độ kinh đông(lúc ngư dân nhận tin báo)
    http://www.baodatviet.vn/chinh-tri-...i-khong-che-chua-xac-dinh-2-nguoi-la-3031473/
    theo báo này thì
    nhưng theo google map thì
    [​IMG]
    vị trí mất tích cách đảo palawan tới gần 100hl o_O
    vậy khả năng lớn thằng Phi chơi chó cho lính của nó khống chế tàu ta rồi lái vào lãnh hải nó rồi mới bắt (mấy trò này thái gay cũng hay làm)
    yetkieu thích bài này.
  10. mao_2.0

    mao_2.0 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    41
    VN chú mày ăn ở thế nào mà nước nào cũng ghét vậy :D

Chia sẻ trang này