1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.054
    Đã được thích:
    29.134
    Càng ngày càng thấy chú oắt con này tội nghiệp vãi...chốn này hết đất viết hịch tập hợp chó dại cho thực dân nội địa oỳ:D
    Boeing01 thích bài này.
  2. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.111
    Đã được thích:
    663
    không dây với thằng CÙI này nữa nói chuyện mất D... quá, chuyển đề tài khác hay hơn
    Lần cập nhật cuối: 07/04/2014
  3. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.111
    Đã được thích:
    663
    Thời nay sức mạnh tiếng súng nhường bước cho sức mạnh đồng tiền.... kinh tế chi phối quyền lực của cả quốc gia .... nó biến tinh thần dân tộc thành một con số không to tướng

    Người miền đông Ukraine biểu tình chiếm tòa nhà chính phủ

    Những người Ukraine thân Nga hôm qua chiếm các tòa nhà chính quyền ở ba thành phố miền đông Ukraine và đòi tổ chức trưng cầu dân ý giống như Crimea.

    [​IMG]
    Người ủng hộ Nga chiếm tòa nhà chính phủ ở Kharkiv hôm qua. Ảnh: Reuters

    Khoảng 1.500 người biểu tình xông vào tòa nhà chính phủ ở trung tâm công nghiệp Donetsk, cắm cờ Nga ở ban công tầng hai, một nhân chứng nói với Reuters. Những người ở ngoài cổ vũ và hô vang "Nga! Nga!".

    Các người tổ chức biểu tình kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập giống như Crimea. "Đại biểu hội đồng khu vực nên nhóm họp trước nửa đêm và đưa ra quyết định thực hiện một cuộc trưng cầu", một lãnh đạo biểu tình nói bằng loa phóng thanh.

    Ảnh: Người biểu tình chiếm tòa nhà chính phủ

    Video: Người Donetsk đối mặt cảnh sát

    Những người ủng hộ Nga cũng chiếm văn phòng Cơ quan An ninh ở thành phố Luhansk. Họ yêu cầu chính quyền Ukraine trả tự do cho 15 người bị bắt vì có kế hoạch nổi dậy tại khu vực nói tiếng Nga ở miền đông.

    "Chúng tôi không muốn gia nhập EU hay NATO. Chúng tôi muốn con em mình được sống trong hòa bình", một người phụ nữ giấu tên nói vớiChannel Five Ukraine. Theo đài truyền hình Ukraine, có ba người bị thương trong cuộc biểu tình ở Luhansk.

    Tòa nhà chính phủ ở Kharkiv, thành phố lớn thứ hai ở Ukraine, cũng bị người ủng hộ Nga chiếm đóng. Cả ba thành phố Donetsk, Luhansk và Kharkiv đều nằm gần biên giới Nga – Ukraine.

    [​IMG]
    Bản đồ thể hiện vị trí các thành phố Donetsk, Luhansk và Kharkiv của Ukraine. Đồ họa: BBC

    Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov tuyên bố sẽ lập lại trật tự ở miền đông mà không sử dụng bạo lực. Ông Avakov đồng thời cáo buộc ông Viktor Yanukovych thông đồng với Nga để làm gia tăng căng thẳng.

    "Ông Putin và Yanukovych đứng sau làn sóng đòi ly khai gây nhiễu loạn miền đông Ukraine", ông Avakov viết trên trang Facebook cá nhân. "Tình hình sẽ được kiểm soát mà không có đổ máu, tuy nhiên không ai có thể tha thứ và giữ gìn được hòa bình trước tình trạng lộn xộn mà những kẻ khiêu khích gây ra".

    Tổng thống tạm quyền Ukranie Oleksander Turchinov cũng triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với các lãnh đạo an ninh ở thành phố Kiev và đích thân nắm quyền kiểm soát tình hình.

    Căng thẳng bắt đầu xuất hiện ở miền đông Ukraine từ khi ông Viktor Yanukovych bị quốc hội phế truất hồi tháng hai. Những người biểu tình ủng hộ Nga trong các tuần gần đây thường tổ chức tuần hành tại khu vực miền đông Ukraine.

    Mối quan hệ Nga - Ukraine xấu đi kể từ khi Moscow ký sắc lệnh chấp thuận cho bán đảo Crimea sáp nhập vào Liên bang Nga hồi giữa tháng ba. Động thái trên dẫn đến cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất giữa Nga với phương Tây kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
  4. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.111
    Đã được thích:
    663
    Indonesia sẽ 'đấu' Trung Quốc về Biển Đông?
    Việc Indonesia công khai tuyên bố tranh chấp trên biển với Trung Quốc có tiềm năng trở thành một nhân tố làm thay đổi cục diện ở Biển Đông. Với việc chính thức phản đối yêu sách của Trung Quốc, sự mơ hồ chiến lược từng cho phép Indonesia đóng vai trò nhà hòa giải giữa Trung Quốc và ASEAN đã không còn
    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/168835/indonesia-se--dau--trung-quoc-ve-bien-dong-.html
    karate_hn thích bài này.
  5. karate_hn

    karate_hn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2012
    Bài viết:
    3.646
    Đã được thích:
    422
    Việt Nam thua Campuchia: Làm ôtô nữa hay thôi?

    trích:

    " Một ông trói một ông mở thì làm cả đời cũng không xong, thua Campuchia là bằng chứng rõ ràng nhất. Quản lý kiểu mạnh ai nấy làm, tầm nhìn chiến lược đến năm 2030 nhưng mỗi bác nhìn một hướng mới ghê chứ. Chúng ta thua Campuchia vì chúng ta chỉ chăm chăm thu thuế thôi chứ chẳng giúp ích gì cho các doanh nghiệp trong nước cả, cái chúng ta giỏi hơn Campuchia là nói hay hơn làm thôi "
    yetkieu thích bài này.
  6. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Đã có thằng nào ngồi trong chiếc xe của Cam để biết nó mần cái chi trong nớ mô mà chém dữ. Mấy tay kinh tế sờ voi dạo này cũng xì tin ác chiến.

    VN ta đã định hướng đúng cho ngành otô, đó là bảo hộ để phát triển công nghiệp chế tạo trong nước - **, thằng nhà báo lại nói lại nói là thu thuế, ngu vãi, ngu hết phần ngu của lợn - tuy nhiên, thằng cơ hội thì nó lại nhìn ngược ra đc chuyện khác, nó phá đi, rút cục là hỏng mịe nó ngành này...

    Thằng @ yetkieu đâu òi, vào giải thích chủ quỳên của mày với bản đồ ấy ra nàm sao anh nghe coi. Nhanh lên.
    HaNoiOld thích bài này.
  7. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Hạm đội Mỹ muốn Cam Ranh sửa chữa tàu chiến, tàu ngầm
    Nhiều tàu của Hạm đội 7 (Mỹ) đã ghé Quân cảng Cam Ranh sửa chữa tàu và sắp tới nhu cầu đó còn tăng cao nếu Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu cần thiết.
    Trưa 7/4, đại tá Paul Schilse, Hạm trưởng tàu USS John S. McCain, đã chủ trì buổi họp báo ngắn sau khi tàu mang tên lửa dẫn đường này và tàu cứu hộ đa năng USNS Safeguard cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Việt Nam 6 ngày (từ 7 đến 12/4).

    "Nhu cầu sửa chữa tàu của Hạm đội 7 đang tăng lên. Do đó, nếu Quân cảng Cam Ranh và công ty cung cấp dịch vụ của Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu của tàu Mỹ, hai nước sẽ có nhiều hoạt động sửa chữa, bảo trì tại quân cảng này", ông nói.

    [​IMG]
    Đại tá Paul Schise tại buổi họp báo ngay trên tàu. Ảnh: Nguyễn Đông.

    Hải quân Mỹ cũng cho biết, nhiều tàu của Hạm đội 7 đã ghé quân cảng Cam Ranh sửa chữa những hỏng hóc, nhưng không phải tàu chiến, mà là các tàu cứu hộ, cứu nạn phục vụ hậu cần.

    "10 năm qua, Hải quân Mỹ và Hải quân Việt Nam đã bắt đầu hợp tác, trao đổi chuyên môn phi tác chiến. Từ đó xây dựng lòng tin và hiểu biết chung, cung cấp địa điểm chính để giải quyết các ưu tiên an ninh biển, phát triển khả năng hoạt động tự tin trên biển", đại tá Schlise cho hay.

    Trong chuyến thăm hữu nghị lần này, Hải quân Mỹ và Việt Nam lập kế hoạch ứng phó cứu nạn tàu ngầm. Tuy nhiên, đại tá Schlise cho biết, kế hoạch này sẽ do phía Việt Nam chủ động đưa ra.

    Trước đó, làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa hôm 2/4, Thủ tướng *************** nói, Quân cảng Cam Ranh có thể gắn với dịch vụ sửa chữa tàu thuyền các loại, kể cả dịch vụ cho tàu ngầm, tàu chiến để tạo thêm nguồn thu.

    "Vừa rồi xí nghiệp đóng tàu của Vinashin sửa chữa một số tàu cho Hạm đội 7 của Mỹ. Việc này chúng ta công khai với quốc tế", Thủ tướng chia sẻ.
    source
  8. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Bài bình luận của bác Lê Ngọc Thống xem khá hay,mời các bác vào "chém "tiếp
    Nước cờ nào của Trung Quốc trên Biển Đông?

    - Nghi binh, lừa địch, phân tán lực lượng, tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu, điều động địch theo ý đồ của ta... là mưu kế của nhà binh...
    Việc chiếm trọn Biển Đông hay biến Biển Đông thành “ao nhà” cũng đồng thời với việc khống chế làm chủ được eo biển Malacca hoặc 3 eo biển dự phòng Sunda, Lombok và Makassar thuộc chủ quyền của Indonesia là mục tiêu chiến lược trọng yếu của Trung Quốc trong “giấc mơ Trung Hoa”.

    Vấn đề là, đâu trước, đâu sau, đâu chính, đâu phụ…là những nước cờ mang tính trí tuệ cao, rất phức tạp cho Trung Quốc.

    Khống chế các eo biển nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương

    Trong thế trận của Trung Quốc ở Tây TBD thì Biển Đông là hướng yếu hơn hẳn so với hướng biển Hoa Đông, cho nên, đây là hướng chính Trung Quốc phải bằng mọi cách triệt để khai thác và là đấu trường chính.

    Vì thế chắc chắn Trung Quốc sẽ không bao giờ chọn Hoa Đông làm chiến trường chính để đối đầu với liên minh Mỹ-Nhật Bản đang quá mạnh để cầm chắc phần thua.

    Lâu nay, Indonesia, Malaysia và thậm chí cả Úc “bình chân như vại” cứ nghĩ rằng Việt Nam sẽ bị Trung Quốc chọn làm cú mở đầu khai quang con đường bành trướng của Trung Quốc về phía Nam. Câu nói "bất hủ" thể hiện chính sách đối ngoại quốc phòng của Bộ trưởng quốc phòng Malaysia là: “Chỉ vì bạn có kẻ thù, điều đó không có nghĩa là kẻ thù của bạn cũng là kẻ thù của tôi” đã phản ánh tư duy của một “nước cờ thấp” đó. Trong năm 2013 đã 2 lần Trung Quốc đưa lực lượng đến đánh dấu điểm cực Nam “lưỡi bò” tại James Shoal nhưng Malaysia cứ lờ đi coi như không biết, không có chuyện gì xảy ra.

    Còn Indonesia từ sự chủ quan, mơ hồ chiến lược đã tự định vị mình như một trung gian hòa giải tranh chấp giữa Trung Quốc và các đối tác ASEAN mà quên mất quần đảo Natuna của mình. Indonesia nhận ra sai lầm, họ chính thức phản đối tuyên bố chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông.

    Vào ngày 01/2/2014 ba tàu chiến gồm tàu đổ bộ 989 Trường Bạch Sơn (Type 071) cùng 3 trực thăng và một đại đội thủy quân lục chiến và các tàu khu trục 171 Hải Khẩu( Type 052C), tàu khu trục 169 Vũ Hán (Type 052B) từ đảo Hải Nam Trung Quốc vượt qua eo biển Sunda ở Indonesia, dọc theo bờ biển phía nam của Java và đảo Christmas vào Ấn Độ Dương. Tại đây, trước của eo biển Lombok, Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã tiến hành một cuộc tâp trận với hàng loạt tình huống chiến đấu dã định như “Phá vỡ mặt đất theo nhiều cách”...rồi tiến về Tây TBD qua eo biển Lombok và Makassar sau khi khẳng định chủ quyền tại điểm cực Nam Biển Đông, bãi đá James Shoal cách Malaysia 80 km.

    Cuộc tập trận này có 3 mục tiêu mà mục tiêu lớn nhất, đầu tiên là chuẩn bị cho tình huống khi eo biển Malacca bị phong tỏa với Trung Quốc. Mục tiêu thứ hai là buộc Mỹ phải triển khai lực lượng vào Darwin (Úc) để đối phó, "nắn cái trục xoay" sang châu Á-TBD của Mỹ khi nguồn tài chính bị cắt giảm. Mục tiêu thứ ba là chứng tỏ PLAN có đủ sức hoạt động xa bờ tại cực Nam Biển Đông.

    Không rõ mục tiêu Trung Quốc đạt được ra sao, song khiến cho nước Úc dù không có tranh chấp với Trung Quốc phải "giật mình" và Mỹ vội điều 1150 lính thủy đánh bộ cùng 4 máy bay trực thăng hạng nặng CH-53E Sea Stallion cấp tốc đến căn cứ Darwin (Úc).

    Đến đây, Indonesia từ sự chủ quan, mơ hồ chiến lược đã tự định vị mình như một trung gian hòa giải tranh chấp giữa Trung Quốc và các đối tác ASEAN mà quên mất quần đảo Natuna của mình. Indonesia nhận ra sai lầm, họ chính thức phản đối tuyên bố chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông và lập tức điều 4 trong số 8 máy bay trực thăng AH-64E Apache mà Indonesia đặt mua của Mỹ ra trấn giữ vùng biển Natuna ở cực nam biển Đông nơi mà Trung Quốc đang lăm le nhắm đến. Malaysia thì vội vàng tăng cường quân sự, thành lập các căn cứ Hải quân, đơn vị lính thủy đánh bộ…chuẩn bị sẵn sàng bảo vệ chủ quyến trước tham vọng Biển Đông của Trung Quốc.

    Có vẻ như “nước đã đến chân” trước việc Trung Quốc chứng tỏ PLAN có đủ khả năng vươn đến vùng biển phía Bắc nước Úc.

    Chắc chắn Trung Quốc không thể khống chế được eo biển Malacca vì không đời nào nào Mỹ "cho không" căn cứ chốt chặn lợi hại của mình tại Singapore. Chính vì thế 3 eo biển dự phòng là nước cờ đầu mà Trung Quốc đã thi thố.

    Dấu hiệu này thì Philipines hãy cẩn thận, Trung Quốc sẽ không ngại ngần dùng sức mạnh quân sự để đánh chiếm Bãi Cỏ May thuộc Trường Sa của Việt Nam mà Philipines đang chiếm giữ. Việc báo chí của Trung Quốc cho rằng, tấn công Philippines có tác dụng "giết gà dọa khỉ", khi nỗ lực giải quyết vấn đề quần đảo Trường Sa bằng "phương thức hòa bình" đã không còn!”...không phải là “vô thưởng vô phạt”. Và cái mà Trung Quốc "học Nga" trong vụ Crimea chỉ có thể là đây. (Tại sao như vậy? Vấn đề được sáng tỏ dần dưới đây trong bài viết)

    Rốt cuộc, khống chế eo biển Malacca hoặc 3 eo biển dự phòng là Sunda, Blombok và Makascha là bước quan trọng, đầu tiên trong chiến lược bảo vệ tuyến hàng hải sống còn của Trung Quốc.

    Nhưng, rõ ràng, vấn đề quyết định nhất về sự sống còn các tuyến hàng hải của Trung Quốc lại phụ thuộc vào vị trí chiến lược của Việt Nam, về hoạt động quân sự của Việt Nam mà đối đầu hay hữu nghị, hòa bình (dù tạm thời) đều do Trung Quốc chủ động quyết định.

    Bàn cờ chiến lược Biển Đông của Trung Quốc

    Trở ngại lớn nhất của Trung Quốc khi biến Biển Đông thành “ao nhà” là Việt Nam vì tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông xâm phạm quà nhiều, quá trắng trợn đến chủ quyền Việt Nam. Thật ra, nếu không có Việt Nam, Biển Đông đã thành “ao nhà” của Trung Quốc từ lâu rồi, cho nên, chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông là cuộc đối đầu rất căng thẳng, không khoan nhượng của Việt Nam với Trung Quốc trong suốt thời gian từ năm 1974 đến nay.

    Làm chủ được Biển Đông nhưng không khống chế được eo biển Malacca hoặc 3 eo biển dự phòng thì tuyến hàng hải sống còn của Trung Quốc vẫn bị đứt mạch, gián đoạn, nhưng ngược lại, khống chế được eo biển Malacca hoặc 3 eo biển dự phòng nói trên dù Biển Đông chưa thành “ao nhà” (tức là Trung Quốc chưa gây xung đột với Việt Nam) thì tuyến hàng hải sống còn của Trung Quốc vẫn hoạt động bình thường.

    Tại sao vậy? Điều logic rất thú vị ở đây là nếu xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản mà Mỹ nhảy vào can thiệp hoặc xung đột Trung Quốc-Philipines thì trên Biển Đông sẽ có 2 tuyến hàng hải an toàn dành cho 2 bên: Tuyến hàng hải sau khi qua eo biển Malacca hay qua 3 eo biển dự phòng (nếu Malacca bị phong tỏa, mà chắc chắn bị Mỹ phong tỏa) sẽ lấy Trường Sa làm điểm chuyển hướng, một hướng cắt mặt căn cứ quân sự Subic và một hướng cắt mặt vịnh Cam Ranh để vào Trung Quốc và Đông Bắc Á.

    Đương nhiên, Trung Quốc buộc phải chọn tuyến hàng hải cắt mặt Cam Ranh (nếu như không xung đột quân sự với Việt Nam) chứ không thể chọn tuyến cắt mặt căn cứ quân sự của Mỹ tại Subic.

    Vị trí Việt Nam rất quan trọng với Trung Quốc khi nó án ngữ tuyến hàng hải sống còn, vì thế, nếu xung đột quân sự với Việt Nam thì dứt khoát tuyến hàng hải bị gián đoạn. Sự gián đoạn là tạm thời nếu khi Trung Quốc làm chủ thế trận vùng trời, vùng biển hoặc có thể lâu dài khi Trung Quốc bị sa lầy là một ẩn số khó lường, đầy rủi ro bất trắc.

    Lực lượng phòng thủ biển của Việt Nam đang ngày càng mạnh nhanh chóng, đặc biệt sự răn đe lớn nhất của Việt Nam là ý chí, bản lĩnh bảo vệ chủ quyền biển đảo là truyền thống muôn đời, cho nên, mơ ước chiến thuật “đánh nhanh thắng nhanh” với Việt Nam là không thực tế.

    Vì thế, Việt Nam có thể là nước cờ sau cùng, là nước cờ tàn của Trung Quốc, cho nên, chiến cuộc hoặc là hòa hoặc bên nào chủ quan, coi thường đối thủ (phía Trung Quốc) hay sơ hở thiếu cảnh giác, thiếu chuẩn bị (phía Việt Nam) là thất bại.

    Các cuộc tập trận lớn với tàu đổ bộ, máy bay… phô trương đánh chiếm quần đảo Sekaku của Nhật Bản trên biển Hoa Đông thực chất là làm giảm sự chú ý của mục tiêu trên Biển Đông của Trung Quốc. Thay vì trên biển Hoa Đông, Trung Quốc phải tập phòng thủ đảo (sau khi đưa quân lên quần đảo không người Senkaku) trước sự tấn công đánh chiếm lại của Mỹ-Nhật Bản thì họ lại tập đổ bộ đánh chiếm đảo. Đây là điều ngớ ngẩn?.

    Phương án tác chiến của Nhật Bản-Mỹ là tấn công đánh chiếm lại đảo khi Trung Quốc đổ quân lên đó, nhưng Trung Quốc đâu có dại dột khẳng định chủ quyền bằng cách đưa quân lên cái “cối xay thịt” Senkaku. Vì tại Senkaku/Điếu Ngư tác chiến phòng ngự không có lợi thế bằng tác chiến tấn công.

    [​IMG]
    Trung Quốc tập trận đánh chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư năm 2013

    Tình huống giả định trong những cuộc tập trận của Trung Quốc trên biển Hoa Đông rất không hợp lý và có vẻ ngớ ngẩn bao nhiêu thì lại là chuẩn xác tại Biển Đông bấy nhiêu.

    Đồng thời, hàng loạt phương tiện quân sự, tàu chiến hiện đai, lực lượng lính thủy đánh bộ và tàu sân bay Liêu Ninh đều được biên chế cho Hạm đội Nam Hải và biến nó trở thành một hạm đội mạnh nhất PLAN để tác chiến trên Biển Đông.

    Tổ chức bố trí lực lượng, giả định trong các cuộc diễn tập của PLAN Trung Quốc đã cho thấy tương lai gần Biển Đông sẽ rất căng thẳng, sóng ngầm đang cuồn cuộn

    Tham vọng của Trung Quốc là không thay đổi, cho nên, bất luận mưu kế nào để biến Biển Đông thành “ao nhà” thì Trường Sa của Việt Nam cũng sẽ là điểm quyết chiến chiến lược. Việt Nam luôn khắc cốt ghi tâm điều đó. Và, do đó, cũng không thiếu sự chuẩn bị mang tính chiến lược của các bên liên quan mà trong đó an ninh của Nhật Bản và Trung Quốc gắn chặt với an toàn của các tuyến hàng hải trên Biển Đông là ngang nhau.
    source
    Dargon_VN thích bài này.
  9. mao_2.0

    mao_2.0 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    41
    Theo TQ

    Năm 2014: Campuchia sẽ tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á
    Quote:
    Theo dự báo mới của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 7/4, Campuchia sẽ là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay cao nhất tại khu vực Đông Nam Á.

    [​IMG]
    Một nhà máy may của Campuchia.


    Phóng viên TTXVN tại Phnom Penh dẫn số liệu cho biết tốc độ tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Campuchia năm 2014 này ước tính đạt 7,2%, cao hơn dự báo trước đó 0,2%, ngang bằng với Lào.

    Trong khi đó, Myanmar được dự báo đạt mức tăng trưởng 7,6%; tiếp đó lần lượt là Philippines với 6,6%; Việt Nam là 5,5%. Indonesia - 5,3%; Malaysia - 4,9% và Thái Lan đạt mức tăng trưởng 3%.

    WB đã điều chỉnh dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Campuchia dựa trên những đánh giá tích cực về triển vọng ổn định chính trị trong nước cùng với bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng trở lại.

    Theo đánh giá của WB, kinh tế Campuchia đang trong quá trình cải cách nhằm tăng cường hiệu lực quản lý kinh tế nội địa và duy trì tăng trưởng.

    Nước này đã giữ được mức tăng trưởng kinh tế ổn định khoảng 7,4% trong năm ngoái bất chấp những ảnh hưởng từ bất ổn chính trị hậu bầu cử và tình trạng đình công lan tràn hồi cuối năm. Đối với các năm 2015 và 2016, WB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế của Campuchia ở mức 7%.

    Mức dự báo tăng trưởng kinh tế Campuchia của WB có những khác biệt so với đánh giá trước đó của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Theo ADB, Campuchia sẽ đạt mức tăng trưởng GDP khoảng 7% trong năm nay và 7,3% trong năm sau.
  10. mao_2.0

    mao_2.0 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    41
    Theo Nga thì như VN, theo Mỹ thì như Phi toàn nghèo và hèn

Chia sẻ trang này