1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. boysnowshow

    boysnowshow Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2014
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    37
    Hải quân Việt Nam - Philippines sắp giao lưu tại đảo Song Tử Tây
    [​IMG]
    (Soha.vn) - Reuters cho biết, hải quân Việt Nam và Philippines sẽ giao hữu bóng chuyền và thực hiện một số hoạt động giao lưu khác tại đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa.
    BBC dẫn nguồn từ Reuters cho biết, hải quân Philippines sẽ giao lưu với hải quân Việt Nam trên đảo Song Tử Tây, đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác hai bên.

    Theo các nguồn tin này, hải quân Philippines sẽ tới đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào đầu tháng 6/2014 để cùng các thủy thủ Việt Nam “giao hữu bóng chuyền” và thực hiện một số hoạt động giao lưu khác.

    Cũng theo Reuters, đoàn đại biểu hải quân Philippines tới giao lưu sẽ bao gồm 40 người.

    Trước đó, trả lời phỏng vấn phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam ngay sau khi kết thúc Diễn đàn Quốc phòng Mỹ - ASEAN tại Hawaii, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh cho biết: “ASEAN cùng với Trung Quốc phải tiến tới xây dựng được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Việt Nam luôn tích cực tham gia quá trình này. Chúng ta cùng Philippines thỏa thuận sẽ tổ chức giao lưu giữa các lực lượng đóng quân trên đảo. Chúng ta là Song Tử Tây còn Philippines là Song Tử Đông, và 2 bên dự kiến sẽ giao lưu vào ngày 8/6 tới.”

    Còn tại buổi tiếp đoàn Tư lệnh Hải quân Philippines do Phó Đô đốc Jose Luis M. Alano dẫn đầu sang thăm và làm việc tại Việt Nam hồi cuối tháng 3 vừa qua, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho rằng, thời gian tới hải quân Việt Nam và Philippines cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực đào tạo, chia sẻ thông tin, tăng cường diễn tập cứu hộ, cứu nạn, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ ứng phó khi có tình huống xảy ra.

    Đặc biệt, thời gian tới Bộ Quốc phòng hai nước cần thiết lập đường dây nóng để trao đổi, chia sẻ thông tin về các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm.

    Theo Reuters, cuộc giao lưu ở Song Tử Tây trong tháng 6 tới sẽ cho thấy sự tin cậy giữa Việt Nam và Philippines. Đây là biểu tượng cho sự hợp tác giữa hai nước láng giềng ở khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp.

  2. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.054
    Đã được thích:
    29.134
    Người ta giao lưu giao hữu bóng chuyền bơi lội mòn cả tay, rách cả quần rồi nay ông Roi Tơ này mới lôi tin lên.


    Song Tử Đông và Song Tử Tây khá gần nhau. Khi thuỷ triều xuống có thể lội bộ qua đánh bóng chuyền, đá bóng bãi biển với nhau và về trước khi trời tối
    usadokhk111333 thích bài này.
  3. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    có lẽ loan tin chính thức thi đấu thì mới đây thôi bác nhỉ
  4. Ang Lee

    Ang Lee Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2014
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    25
    Nhập khẩu từ nhân công đến ốc vít
    Gi gỉ gì gi nhà thầu Trung Quốc cũng đem vào các dự án ở Việt Nam.

    Tuyến đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh (Hà Nội) hiện đang thi công cũng do doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu - Ảnh: Nguyễn Khánh Tuyến đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh (Hà Nội) hiện đang thi công cũng do doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu - Ảnh: Nguyễn Khánh
    Nội dung nổi bật:

    - Trung Quốc trúng thầu hàng loạt công trình lớn: Nhiệt điện Quảng Ninh, Nhiệt điện Hải Phòng, Nhà máy alumin Tân Rai, Nhà máy alumin Nhân Cơ, Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Nhiệt điện Duyên Hải 1, Nhà máy Đạm Cà Mau, đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh (Hà Nội)... Tổng giá trị các hợp đồng doanh nghiệp Trung Quốc giành được ở VN trong mười năm trở lại đây đã lên đến cả chục tỉ USD.

    - Bao hàng từbu lông đến nhân công: Chưa rõ chất lượng đến đâu thế nhưng tỉ lệ nội địa hóa gần như bằng 0% vì “họ đem cả bulông, ốc vít vào”. Và tại nhiều dự án, nhà thầu sử dụng tối đa hàng Trung Quốc và cả nhân công của họ.

    - Hệ quả cho cơ khí VN: Đến năm 2012 VN mới đáp ứng được 32,5% nhu cầu về cơ khí trong nước. Hệ quả, nếu như năm 2006 VN mới phải nhập khẩu 8,7 tỉ USD cơ khí thì năm 2013 nhập khẩu thiết bị cơ khí đã lên khoảng 24,8 tỉ USD.


    Tại hội nghị tổng kết mười năm thực hiện chiến lược phát triển ngành cơ khí VN do Bộ Công thương tổ chức ngày 11-4, Bộ Công thương cho biết đến năm 2012 VN mới đáp ứng được 32,5% nhu cầu về cơ khí trong nước. Hệ quả, nếu như năm 2006 VN mới phải nhập khẩu 8,7 tỉ USD cơ khí thì năm 2013 nhập khẩu thiết bị cơ khí đã lên khoảng 24,8 tỉ USD.

    Trung Quốc trúng thầu nhiều quá...

    Phát biểu ngay sau báo cáo đề dẫn của Bộ Công thương, TS Nguyễn Chỉ Sáng, viện trưởng Viện Nghiên cứu cơ khí, đã đưa ra bảng thống kê về thực trạng các nhà thầu ngoại trúng thầu tại VN.

    Cụ thể từ năm 2003-2013, VN có 20 dự án nhiệt điện thì 17 dự án đã rơi vào tay nhà thầu nước ngoài, trong đó 15 dự án là tổng thầu Trung Quốc (như Nhiệt điện Hải Phòng, Quảng Ninh... - PV). Hệ quả là tỉ lệ nội địa hóa của các nhà máy nhiệt điện chỉ đạt 7%. Nếu tính riêng các dự án Trung Quốc làm tổng thầu, ông Sáng cho rằng “tỉ lệ nội địa hóa gần như bằng 0%”!

    Trong khi đó, các nhà máy thủy điện mà nhiều nhà thầu VN được làm tổng thầu thì tỉ lệ nội địa hóa đã lên đến 30%. Nhờ có đơn hàng, đến nay các doanh nghiệp VN đã có thể tự thiết kế, chế tạo thiết bị thủy công cho cả các thủy điện lớn như Sơn La, Lai Châu với tỉ lệ nội địa hóa đến 90%. Vì vậy, theo ông Sáng, “rõ ràng là do cơ chế, cách chúng ta chuẩn bị, chứ không phải năng lực”.

    Với ngành công nghiệp nhiều “tai tiếng” về ô nhiễm như ximăng, ông Sáng công bố trong mười năm qua, VN có 24 nhà máy thì 23 nhà máy do nước ngoài làm tổng thầu EPC (đảm nhiệm từ tư vấn, mua sắm thiết bị và xây lắp). “Với các dự án nhà máy ximăng mà doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu, tỉ lệ nội địa hóa cũng cơ bản bằng 0%” - ông Sáng khẳng định.

    Dự án bôxit cũng tương tự, VN đang làm hai nhà máy ở Tây nguyên thì cả hai nhà máy đều do doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu. Và tỉ lệ nội địa hóa ở hai nhà máy này có khá hơn, nhưng cũng chỉ ở mức... 2%. “Trong khi đó, theo Công ty Hatch (của Úc) chuyên về nhôm thì VN có đủ năng lực để thiết kế, chế tạo trong nước tới 50% thiết bị trong ngành này” - ông Sáng dẫn chứng.

    Ông Nguyễn Văn Thụ, chủ tịch Hiệp hội Cơ khí, cũng dẫn chứng thời ông làm nhiệt điện Phả Lại mở rộng (bắt đầu từ năm 1998), đối tác Nhật là thầu chính đã giao cho doanh nghiệp VN làm hầu hết kết cấu thép cho nhà máy này. Tuy nhiên “khi Trung Quốc sang thì khác, đến cái bulông họ cũng đem vào”...

    Thiếu nhất quán

    Theo ông Lê Dương Quang, thứ trưởng Bộ Công thương, Thủ tướng đã có nhiều chỉ thị về việc sử dụng hàng hóa trong nước với những gói thầu dùng ngân sách. Ngay cả khi doanh nghiệp nước ngoài trúng tổng thầu EPC, tinh thần chỉ thị vẫn có thể chia dự án thành các gói thầu riêng như tư vấn, mua sắm, xây lắp... để doanh nghiệp trong nước có thể tham gia. Tuy nhiên, ông Quang thừa nhận việc thực thi các quy định còn hạn chế, thiếu nhất quán, các chủ đầu tư nhiều nơi chưa tạo điều kiện cho nhà thầu trong nước...

    Ông Lê Văn An, tổng giám đốc Tổng công ty Cơ điện nông nghiệp và thủy lợi, nêu các chỉ thị của Thủ tướng đã đủ về mặt pháp lý. Tuy nhiên, “có lẽ Thủ tướng hiền quá nên thực hiện chưa nghiêm”.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề cuộc họp, ông An khẳng định chỉ thị 494/2010 của Thủ tướng căn cứ Luật đấu thầu, đã cấm các dự án dùng vốn Nhà nước đấu thầu quốc tế nếu doanh nghiệp trong nước đáp ứng được (trừ khi theo yêu cầu nhà tài trợ vốn ODA).

    Dẫn chứng doanh nghiệp mình đã làm thủy điện 3MW Tam Kỳ, Đà Nẵng, từ nhiều năm trước tuôcbin giờ vẫn chạy tốt, ông An cho rằng việc hầu hết thủy điện nhỏ hiện nay dùng công nghệ Trung Quốc đã làm hại đến khả năng phát triển của doanh nghiệp VN. Kiến nghị với Thủ tướng, ông An đề nghị cần chế tài các chủ đầu tư, bộ ngành không thực hiện nghiêm chỉ đạo về việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước.
    [​IMG]
    Kim ngạch nhập khẩu cơ khí của VN qua các năm.
    Nguồn: Bộ Công thương - Đồ họa: V.Cường

    Phải sửa ngay


    Đánh giá những vấn đề của ngành cơ khí rất quan trọng, Thủ tướng *************** đồng ý kéo dài cuộc họp tới tận 13g (từ đầu giờ sáng). Trả lời cụ thể những vấn đề doanh nghiệp nêu về chủ đầu tư không thực hiện nghiêm chỉ thị về sử dụng hàng hóa trong nước, Thủ tướng nhấn mạnh cái nào thực hiện không nghiêm, hay văn bản không sát phải tập trung khắc phục ngay để đưa cơ khí phát triển nhanh, vững chắc hơn.

    “Không làm cái này công nghiệp hóa, hiện đại hóa không thành công” - Thủ tướng nói và yêu cầu bộ trưởng công thương sau cuộc họp phải dự thảo ngay chỉ thị của Thủ tướng để giao việc cho các bộ, ngành xử lý các việc cuộc họp nêu.

    Bộ Công thương cũng được yêu cầu rà soát, làm quy hoạch và chiến lược mới. Thủ tướng nêu hằng ngày VN có khoảng 1 triệu người đánh bắt trên biển, nay có tàu sắt, dân mừng, cần tiến tới thay thế hết tàu gỗ bằng tàu sắt.

    Với vấn đề doanh nghiệp giàn khoan nêu làm cơ khí trọng điểm nhưng vẫn phải nộp thuế VAT dù theo quy định được miễn, đến nay giàn khoan đã hoạt động ba năm vẫn chưa được hoàn thuế, Thủ tướng yêu cầu: phải sửa. Với các kiến nghị về thuế, Thủ tướng tiết lộ và hỏi: “Như Samsung, ta phải cho thuế thu nhập doanh nghiệp 10% họ mới đầu tư, tại sao cơ khí không có cái này?”.

    Việc bảo vệ sản xuất trong nước, Thủ tướng nêu Hoa Kỳ giàu như thế nhưng họ vừa áp các biện pháp bảo vệ cá da trơn. Ông chỉ đạo các bộ ngành phải rà soát chính sách đấu thầu, chỉ định thầu, quy định tỉ lệ nội địa hóa trong đấu thầu... để hỗ trợ doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc không đóng cửa cạnh tranh và phù hợp điều kiện hội nhập. Các chính sách tín dụng, cho vay ưu đãi, Thủ tướng nhấn mạnh cần đi vào sản phẩm trọng điểm, không tràn lan.
  5. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Cụ này càng ngày càng mất chất
    Ngư dân vượt biên thì để lại gia đình cho ai?
    Người Việt làm gì cũng nghĩ đến gia đình là đầu tiên, không như các dân tộc khác
    Thế nên ngày xưa những năm sau giải phóng họ thường đi cả gia đình và nếu chết cũng chết cả gia đình à
    Cụ cứ tưởng thuyền gỗ họ không vượt biên được chắc, thuyền gỗ chẳng qua là nó không bền bằng thuyền sắt thôi, chứ nó đi lên tận gần Đài Loan, đi biển gần 2 tháng nó mới vào bờ đấy
    Mà vượt biên bây giờ đơn giản lắm, chỉ cần làm hộ chiếu du lịch là đi được sang tận Nga, Anh đi lao động chui đấy. Sang đấy tha hồ tị nạn, cần gì mạo hiểm lênh đênh trên biển để làm mồi cho cá?
    Làm đếch được cái gì cho dân thì nhận béng cho nó xong lại còn đổ lỗi cho người dân vượt biên
    Ngư dân yêu cầu lãi suất thấp lại đi giã 12% năm trả trước 1 nửa
    Yêu cầu lắp máy công suất cao để lỡ bị tàu trắng nó đuổi thì còn chạy được thì đếch nghe
    Nhận đuợc tầu thì phong bì phong bao cũng sạt nghiệp.
    Nói ra thì lại bức xúc, mịa cái lờ đờ xứ Vịt ngan
  6. ALPHA3

    ALPHA3 Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    26.328
    Đã được thích:
    4.538
    Ơ cái lão này, hồi xưa sau giải phóng suy nghĩ của các cán bộ thế chứ phải suy nghĩ của tớ đâu, ơ....
    usadokcuchuoi_kt115 thích bài này.
  7. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    4.235
    Đã được thích:
    2.113
    karate_hn, Boeing01kuyomuko thích bài này.
  8. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.054
    Đã được thích:
    29.134
    Chính phủ cũng "của dân, do dân và vì dân" mà cụ. Mọi sự đều "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Ai biểu làm bậy hok kiểm tra rán chịu tớ đek bít đâu á:D
    usadok, longmuonhieu, karate_hn1 người khác thích bài này.
  9. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    4.235
    Đã được thích:
    2.113
    Á....! :eek:...
    karate_hn thích bài này.
  10. gdviet

    gdviet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2012
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    36
    Em thấy bác Hùng nói đúng mà, nhưng cái cách tụi lều báo nó đăng tin, dật tít khiến mọi người bực thôi. Bây giờ làm gì cũng phải có thằng nào đó chịu trách nhiệm như ý bác ấy, chứ không phải là tại cả quốc hội, tại nhà nước, chơi cái kiểu tội do tập thể, làm do cá nhân nhân.
    Quốc hội không quyết cái cụ thể nữa, cái cụ thể để cho tụi chuyên gia, nhà khoa học nó làm. Thằng nào làm láo thì chém thế thôi.

Chia sẻ trang này