1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ang Lee

    Ang Lee Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2014
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    25
    Kinh chưa ?!

    Cách tổ chức quân đội nhà Trần giống quân đội La Mã
    (Kienthuc.net.vn) - Với cách tổ chức, quản lý quân đội một cách chặt chẽ về các mặt, quân đội nhà Trần được đánh giá là dũng mãnh một cách lạ thường.



    Tướng sĩ dũng mãnh lạ thường

    Năm Thiệu Bảo 6 (1284) và Trùng Hưng nguyên niên (1285), vùng biên giới hết sức lộn xộn, quân Nguyên lăm le kéo vào xâm lược nước ta, nhà vua truyền cho các vương hầu mộ thêm dũng sĩ, binh tráng làm quân gia thuộc.
    Để nắm rõ thế và lực của quân lính, tháng 8/1284 nhà vua thân chinh ra duyệt quân. Sai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn điều khiển các vương hầu, cùng bản bộ tập hợp binh lính ở Đông Bộ Đầu và phân đồn đóng ở bến Bình Than và các nơi sung yếu. Tháng 12 cùng năm, nhà vua lại ngự xa giá ra Hải Đông (tức Hải Dương hiện nay) sai Hưng Đạo Vương làm Tiết chế, đại hội tất cả quân trong nước ở Vạn Kiếp.
    Trong ngày duyệt quân ấy đều bắt các quân ở Hải Đông, Vân Trà, Ba Điểm đến hội làm đội quân tiên phong. Lại khiến Hưng Võ Vương, Hưng Nhượng Vương, Hưng Trí Vương (đây là ba người con của Hưng Đạo Vương) đốc xuất các bộ quân ở Bằng Hà, Bang Ngạn, Vân Trà, An Sinh, Long Nhãn các xứ, hợp với các binh của các vương hầu, tất cả khoảng 20 vạn quân.
    Dưới trướng Hưng Đạo Vương lúc ấy còn có các danh tướng: Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật lại còn có các gia tướng như Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng... Tướng sĩ dũng mãnh một cách lạ thường. Binh lính đóng liên tiếp một dải Vạn Kiếp, thuyền chiến san sát trên bến Lục Đầu, cờ xí trang nghiêm, qua mâu sáng ngời sẵn sàng xuất trận.
    Buổi hội quân ở Vạn Kiếp tuy thế nhưng vẫn chưa đông đủ, vì ở đây mới chỉ điều quân ở mấy lộ miền Đông Nam mà thôi. Còn đội quân từ Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh trở vào chưa điều động đến cho nên vua Trần Nhân Tông nói rằng: Cối Kê cựu sư quân tu ký, Hoan Diễn do tồn thập vạn binh (Cối Kê truyện cũ xin ghi nhớ; Hoan Diễn còn dư chục vạn quân).
    Quân lực lúc bấy giờ rất sung túc, lúc vô sự cho về điền dã, khi có chiến sự nhập ngũ làm lĩnh. Nhà nước không phải chu cấp lương ăn lúc thái bình.
    [​IMG] Tranh minh họa.

    Tổ chức giống quân đội La Mã
    Đến đời vua Trần Anh Tông (1293 - 1314), niên hiệu Hưng Long thứ 5 (1247) định lại phép quân, bắt thích ba chữ lên trán như: Thượng châu đô, Thuỷ dạ xoa, Toà Kim cương và thích hình rồng ở lưng và ở đùi. Đời Trần Minh Tông (1314 - 1324), niên hiệu Đại Khánh (1314) đổi phủ Liễu Đô ra làm Long Nha tướng và Phù Liễn quân ra làm Khấu Mã quân. Để phòng ngự mặt biển, năm Kỷ Sửu (1349) nhà vua đặt ra Vân Đồn trấn và Quân Bình Hải để canh phòng hải tặc và đi kiểm tra cuộc đồn binh ở bờ biển.


    Với cách tổ chức, quản lý quân đội một cách chặt chẽ hoạt bị về các mặt, nhà Trần đã tổ chức theo cách ngụ binh ư nông (khi đất nước có giặc ngoại xâm thì toàn dân ai ai cũng là người lính xông ra nơi chiến trường. Khi đất nước thanh bình không có giặc dã, những người lính ấy lại trở về làng xã tham gia sản xuất). Lối ngụ binh ư nông thời Trần giống như cách tổ chức quân đội La Mã cách đây hơn 2.000 năm trước.
    Ngoài biên chế quân đội do nhà vua quản lý thì ở các lộ, nhà vua cho các vương hầu được quyền mộ các tráng đinh làm lính. Đội quân của các vương hầu cũng là một lực lượng quan trọng. Hồi kháng chiến với giặc Mông Cổ, những vương hầu đã đem bản bộ gia binh tham gia cứu nước, hội quân tại Vạn Kiếp, dưới quyền tiết chế của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

    Ghê quá, đòi sánh vai với La Mã thời xưa cơ đấy ! La Mã làm đếck gì có ngụ nông !, La Mã Thần Thánh Đức, Hung ngày xưa bị Đại Nguyên đạp lên đầu đấy còn gì
  2. Tran-Trung

    Tran-Trung Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2010
    Bài viết:
    1.437
    Đã được thích:
    563
    Sau vụ nổ súng ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, thiết nghĩ nên chấn chỉnh lại nghiệp vụ của cán bộ cửa khẩu và ở đó lúc nào cũng phải có một lực lượng chiến đấu túc trực thường xuyên trong tình trạnh cảnh giác mọi lúc mọi nơi để không xảy ra tình trạng như thế nữa.
    [​IMG]
    longmuonhieu, MalogsBoeing01 thích bài này.
  3. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Chú Ăn Lờ ôn có thần kinh không? Nhà Trần đã đè bẹp Nguyên Mông nhà chú những quá tam ba bận cơ ...nói giống La Mã là khiêm tốn đấy...thực ra phải hơn ấy chứ lị...ngẫm lại đi con giai của cụ Tuệ hé hé:P
    dragonboy1080yetkieu thích bài này.
  4. Ang Lee

    Ang Lee Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2014
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    25
    Việt Nam tụt hậu quá xa
    Để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, một quốc gia cần tăng trưởng nhanh, liên tục. Điều đó khó xảy ra ở Việt Nam bởi nền kinh tế chưa vận hành theo cơ chế thị trường
    Dù mới đạt thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.200 USD/năm, đứng thứ 7/11 ở Đông Nam Á và thuộc nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp nhưng Việt Nam sẽ mắc kẹt trong mức này, khó trở nên thịnh vượng. Đó là nhận xét của nhiều đại biểu trong hội thảo khoa học “Tránh bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 15-4 tại Hà Nội.

    “Sập bẫy” hay chưa?
    Bẫy thu nhập trung bình là tình trạng trong phát triển kinh tế, một quốc gia đã đạt đến một mức thu nhập bình quân nhất định (do những lợi thế sẵn có) và mắc kẹt tại đó. Về khả năng Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình hay chưa, có 2 luồng ý kiến.

    GS Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu Chính sách quốc gia Nhật Bản, khẳng định Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Biểu hiện là năm 2008, Việt Nam đã đạt mức thu nhập bình quân đầu người 1.000 USD/năm. Song, từ đó đến nay là một giai đoạn tăng trưởng chậm, năng suất kém, chuyển dịch cơ cấu chỉ mang tính hình thức, trì trệ trong các chỉ số xếp hạng toàn cầu và có nhiều vấn đề nảy sinh do tăng trưởng đem lại.

    Ngược lại, một số chuyên gia cho rằng Việt Nam mới đạt mức thu nhập trung bình thấp nên chưa có khả năng rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Theo PGS Bùi Tất Thắng, Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nhà nghiên cứu bàn về bẫy thu nhập trung bình thường khảo sát những nước có thu nhập 5.000 USD trở lên, Việt Nam hiện vẫn dưới ngưỡng này nên mới ở diện cảnh báo. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy năm 2013, Việt Nam dự kiến đạt mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.200 USD/năm.

    [​IMG]
    Năng suất lao động của Việt Nam hiện chỉ bằng 35% Thái Lan, 54% Trung Quốc... Ảnh: HỒNG THÚY


    Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ dự đoán Việt Nam phải mất 20 năm nữa mới rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Song, các chuyên gia đều thống nhất rằng Việt Nam đang ở trong giai đoạn trì trệ.

    “Tôi chưa muốn bàn đến bẫy thu nhập mà cho rằng Việt Nam cần phải tìm cách vượt qua thời điểm khó khăn hiện nay” - TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, nêu ý kiến. Ông cho rằng Việt Nam có nguy cơ quay lại mức thu nhập thấp.

    Theo TS Cung, nhiều năm nay, tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm sút và chưa có dấu hiệu phục hồi rõ nét, tụt hậu rất xa so với các nước trong khu vực. Năng suất lao động của Việt Nam hiện chỉ bằng 13% Nhật Bản, 35% Thái Lan, 54% Trung Quốc... Kinh tế Việt Nam cũng chỉ tăng trưởng cao được trong vòng 10 năm, trong khi nhiều nền kinh tế khác tăng trưởng cao liên tục trong 30 năm.


    Dễ đánh mất cơ hội
    Để tránh rơi vào cũng như thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, theo các chuyên gia, chỉ có cách phải tăng trưởng nhanh, liên tục.

    GS Ohno khuyến nghị Việt Nam cần cải thiện năng suất, tiếp theo là thực hiện chuyển giao công nghệ từ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Quá trình này không nên nóng vội với hy vọng nhảy vọt lên công nghệ cao, công nghệ nguồn mà cần đi từ công nghệ cơ bản như giảm tiêu hao năng lượng, sử dụng giải pháp quản lý hiện đại.

    GS Ohno cũng chỉ ra một điểm yếu của Việt Nam cần phải thay đổi: Xây dựng chính sách không theo chuẩn quốc tế và rất cứng nhắc, chú trọng đến khâu soạn thảo văn bản mà không giám sát khâu thực hiện. “Tôi rất e ngại về khả năng sau hội thảo này, Việt Nam lại có hội thảo khác để xem ông Ohno đúng hay sai. Hành động như thế nào sẽ quan trọng hơn việc thảo luận xem Việt Nam rơi vào bẫy hay chưa. Chừng nào tư duy này chưa thay đổi thì Việt Nam chưa thể có hành động như các quốc gia khác” - ông nhấn mạnh. GS Ohno cảnh báo nếu không có hành động ngay từ năm nay, Việt Nam sẽ mất cơ hội, đến khi dân số già đi sẽ vẫn là nước nghèo.

    GS Lưu Bích Hồ lại cho rằng không thể coi FDI là chỗ dựa để tránh bẫy thu nhập trung bình. Vì thực tế, chỉ có 5% doanh nghiệp FDI ở Việt Nam sử dụng công nghệ cao, 15% doanh nghiệp sử dụng công nghệ tương đương Việt Nam và 75% dùng công nghệ đã lạc hậu. Chỗ dựa để tăng năng suất lao động, tăng trưởng GDP cao phải là cơ hội từ hội nhập quốc tế.

    Theo TS Nguyễn Đình Cung, Việt Nam muốn tăng trưởng nhanh, bền vững phải phân bổ lại nguồn lực. Nguồn lực hiện rất méo mó vì phân bổ theo địa tô nên nhiều chỗ không tạo ra giá trị nhưng thu nhập lại rất cao. Nguyên nhân là do kinh tế Việt Nam chưa thực sự vận hành theo cơ chế thị trường.

    Ông Cung thẳng thắn cho rằng nhà nước phải chủ động từ bỏ vai trò và quyền lực, thiết lập hệ thống luật pháp hỗ trợ sự chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Cơ hội để Việt Nam đột phá thể chế là Hiến pháp đã sửa đổi; hàng loạt luật căn bản, quan trọng như Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách, Luật Tổ chức Chính phủ… cũng đang được sửa đổi. Nếu tư duy thị trường được vận dụng triệt để trong luật thì sẽ tạo được nền tảng phát triển.

    “Việc này giống thắt vòi nước lại, không để nguồn lực như nước rót vào chiếc thùng không đáy chảy tuột đi. Chỉ khi nào tạo ra sự khan hiếm nguồn lực thì mới có động lực phải làm cho hiệu quả” - TS Cung lý giải.


    Quote:
    Từ năm 1950-2010, trong 124 nền kinh tế được Ngân hàng Thế giới đánh giá, có 52 nền kinh tế ở mức thu nhập trung bình, trong đó 30 nền kinh tế rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp. Chỉ có 13 nền kinh tế vượt được bẫy này, trở thành nước có thu nhập cao, như: Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore...
    karate_hn thích bài này.
  5. Ang Lee

    Ang Lee Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2014
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    25
    Quái thật, như bọn ả rập đào tài nguyên lên bán thành tỉ phú, vn đào lên bán lỗ, Cam vào WTO thì phát triển liên tục còn VN thì tụt hậu liên tục.....Rồi con đường tiến lên XHCN nữa chứ đi lệch mẹ rồi, bây giờ phe Mỹ mà
  6. Minhtue

    Minhtue Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2012
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    181
    Thì cũng tại xã hội có nhiều con Ăng Ẳng quá mà, người làm thì ít chó ăn thì nhiều con hỉ. Mà cũng tại con mẹ con cả, nó cứ lấy lỗ làm lãi làm cho xã hội đảo điên hết cả, như bố đây bao nhiêu tiền bỏ hết vào lỗ ... miệng con mẹ con cả, hỏi sao mẹ con nó sủa to thế không biết. Các cụ nói cấm có sai "Chết vì l..ồ..n tâm hồn đảo điên hết cả", thôi con về bảo con mẹ con nó lấp đầy cái lỗ.. miệng của nó là xã hội qua cái bẫy sập thu nhập trung bình vươn lên thu nhập cao ngay thôi.
  7. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    1.301
    Sao dân bên tao quay tay phun ra thứ bầy nhầy, chú lại liếm láp hít ngửi ghê thế.
    Vài cái binh chế lèo tèo xong đem so sánh với La Mã rực rỡ là cách dân bên tao thủ dâm nhé.
    Kể cũng lạ, chú thích liếm láp cái thứ sản phẩm ấy thế cơ à?
    :rolleyes::rolleyes::rolleyes:
  8. Ang Lee

    Ang Lee Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2014
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    25
    Quân đội Indo, lực lượng mạnh nhất khu vực ĐNA

    Tư lệnh quân đội Indonesia dùng đồng hồ "hàng nhái"
    Quote:
    Tổng tư lệnh quân đội Indonesia, tướng Moeldoko, không một chút e ngại khẳng định chiếc đồng hồ đeo tay mà mọi người đồn đoán trị giá 100.000 USD là hàng nhái của Trung Quốc.


    Để chứng minh lời mình nói là thật, hôm 23-4 trong buổi họp báo tại khách sạn Borobudur ở thủ đô Jakarta, tướng Moeldoko đã ném chiếc đồng hồ xuống đất nhằm thuyết phục giới phóng viên đó không phải là hàng thật như một trang web Singapore đưa tin.


    [​IMG]
    Trướng Moeldoko bị nghi dùng đồng hồ 100.000 USD. Ảnh: Mothership

    Sau đó, ông đã đưa chiếc đồng hồ cho một phóng viên có mặt ở đó kiểm tra và thấy rằng nó vẫn hoạt động tốt cũng như không hề có bất kỳ vết trầy xước nào. Trước đó, trang web mothership.sg tại Singapore đã đăng tải bức ảnh chụp tướng Moeldoko đeo chiếc đồng hồ được cho là nằm trong bộ sưu tập Filipe Massa của thương hiệu Richard Mille trị giá trên 100.000 USD và chỉ có 45 chiếc được sản xuất tại khu vực châu Á.

    [​IMG]
    Chỉ có 45 chiếc đồng hồ loại này được sản xuất ở châu Á. Ảnh: Jakarta Globe
    Ông Moeldoko cho hay bản thân chỉ tốn 430 USD để mua chiếc đồng hồ hàng nhái này và ông còn có cả một bộ sưu tập đồng hồ giả của Trung Quốc, trong đó có cả đồng hồ nhái hiệu Rolex.

    [​IMG]
    Ông cho biết đồng hồ của mình chỉ là hàng nhái do Trung Quốc sản xuất. Ảnh: Jakarta Post
    Ông nói: “Những người khác mua đồng hồ đắt tiền nhưng tôi chỉ mua hàng rẻ”. Khi được hỏi về việc đã mua chiếc đồng hồ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vị tướng này cho biết: “Đó không phải là việc của tôi”. Ước tính tổng giá trị tài sản của ông Moeldoko vào khoảng 2,75 triệu USD.
    VeMat thích bài này.
  9. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Khai mạc hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Myanmar
    (Vietnam+)
    [​IMG]
    (Nguồn: AFP/TTXVN)

    Ngày 24/4, Hội thảo quốc tế về Biển Đông 2014 với chủ đề “Thách thức hàng hải đối với ASEAN và triển vọng giải quyết tranh chấp Biển Đông” đã diễn ra tại thành phố Yangon, Myanmar.
    Hội thảo do Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Myanmar (MISIS) phối hợp với Tổ chức Stratcore Group, Ấn Độ tổ chức.
    Tham dự hội thảo có hơn 150 đại biểu là các quan chức Myanmar, quan chức ngoại giao đoàn và học giả, nhà nghiên cứu đến từ các quốc gia như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Indonesia, Malaysia, Việt Nam..., trong đó có Tổng Thư ký ASEAN, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Myanmar, Tư lệnh Hải quân Myanmar, Đại sứ Mỹ, Ấn Độ tại Myanmar... cùng phóng viên nhiều hãng thông tấn, báo chí.
    Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Ngoại giao Myanmar U Thant Kyaw khẳng định mục đích của hội thảo là cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác và khách quan về thực trạng tranh chấp Biển Đông, những thách thức hàng hải đối với ASEAN và sự ổn định của khu vực; vai trò của ASEAN cũng như của các nước trong và ngoài khu vực trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
    Theo ông U Thant Kyaw, hội thảo là cơ hội để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và dư luận quốc tế hiểu được và cùng nhau đưa ra những giải pháp giúp giải quyết tranh chấp Biển Đông, góp phần bảo vệ môi trường hòa bình, an ninh hàng hải ở Biển Đông nói riêng và hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới nói chung.
    Cũng tại phiên khai mạc, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh khẳng định vai trò và trách nhiệm của ASEAN trong việc thúc đẩy giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông, đặc biệt là quyết tâm thúc đẩy hoàn thiện việc ký kết Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), tạo cơ chế pháp lý góp phần giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông.
    Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Myanmar diễn ra trong một ngày với hai phiên thảo luận chính. Các báo cáo tham luận của các học giả tập trung đề cập và phân tích làm rõ thực trạng tranh chấp Biển Đông trong thời gian gần đây giữa Trung Quốc và một số nước trong ASEAN; tính phi lý trong yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc; tác động của việc Trung Quốc thiết lập khu vực nhận diện phòng không (ADIZ); các thách thức an ninh hàng hải ở Biển Đông.
    Các tham luận nhấn mạnh việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng giải pháp hòa bình, trong đó có việc ký kết và thực thi COC và vai trò, trách nhiệm của cộng đồng quốc tế cũng như các quốc gia liên quan trong và ngoài khu vực trong việc bảo vệ hòa bình và an ninh ở Biển Đông.
    Sau hội thảo, Ban tổ chức sẽ xây dựng Kết luận hội thảo và gửi đến Chính phủ, Bộ Ngoại giao Myanmar, Đại sứ quán các nước tại Myanmar và Ban Thư ký ASEAN.
    Hội thảo quốc tế về Biển Đông 2014 là sự kiện lớn nhất được tổ chức ở Yangon kể từ khi Myanmar đảm nhận chức Chủ tịch ASEAN vào đầu năm nay.
    Hội thảo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự đồng thuận và đoàn kết của ASEAN trước những thách thức về an ninh hàng hải ở Biển Đông nói riêng cũng như đối với hòa bình, ổn định ở khu vực nói chung.
    http://www.vietnamplus.vn/khai-mac-hoi-thao-quoc-te-ve-bien-dong-tai-myanmar/256283.vnp
    hanhglsu_30 thích bài này.
  10. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    663
    Nhục nhã vì cái nền văn hoá khôn lỏi, mất thể diện Quốc gia vì trình độ ngoại giao QS kém.... làm sao mà nhảy lên lảnh đạo được nhĩ .... một nước không bao giờ lớn nổi là đây

    Tư lệnh Hải quân TQ ê mặt vì bị Ấn Độ từ chối thẳng thừng

    Sĩ quan chỉ huy tàu INS Shivalik của Ấn Độ đã kiên quyết từ chối đề nghị của Tư lệnh Hải quân Trung Quốc khi vị này muốn vào quan sát khoang chỉ huy của con tàu.
    • Theo tường trình nhật báo Ấn Độ The Hindu, hộ tống hạm tàng hình thuộc loại hiện đại INS Shivalik của Ấn Độ đã ghé cảng Thanh Đảo ở miền Đông Trung Quốc từ Chủ nhật 20/04, để chuẩn bị tham gia cuộc tập trận chung đánh dấu 65 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc.

    Nhân dịp này, hôm thứ Ba 22/04, Đô đốc Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli), Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, đồng thời là thành viên của Quân ủy Trung ương đầy thế lực, đã có chuyến ghé thăm hữu nghị chiếc tàu Ấn Độ.

    Điều bất ngờ là khi tham quan tàu Ấn Độ, Đô đốc Ngô Thắng Lợi đã yêu cầu được vào xem Trung tâm Thông tin Tác chiến – tức là trung tâm chỉ huy của con tàu. Yêu cầu của lãnh đạo ngành Hải quân Trung Quốc tuy nhiên đã bị sĩ quan chỉ huy hộ tống hạm Shivalik kiên quyết từ chối, viện dẫn quy trình vận hành của tàu, theo đó khoang chỉ huy luôn được tuyệt đối đóng kín khi tàu đậu ở cảng.

    Theo báo The Hindu, yêu cầu của phía Trung Quốc đã khiến phía Ấn Độ ngỡ ngàng, vì đây là một sự kiện chưa từng xảy ra. Thông thường, các quan chức Hải quân khi lên thăm tàu của một nước khác, đều tuân thủ một quy trình bất thành văn chặt chẽ, và tránh việc đòi vào xem những khu vực được cho là nhạy cảm. Việc lãnh đạo Hải quân Trung Quốc lại phá lệ trong bối cảnh một chuyến thăm hữu nghị nhằm xây dựng lòng tin đã đẩy phía Ấn Độ vào trong một tình thế tế nhị.

    Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, đây không phải là lần đầu tiên mà Hải quân Ấn công khai tỏ thái độ nghi kỵ đối với Trung Quốc.

    Tháng Ba vừa qua, Ấn Độ đã bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc muốn được phép đưa tàu hải quân vào vùng biển Ấn Độ để tìm kiếm các mảnh vụn có thể có của chiếc phi cơ Malaysia bị mất tích. Theo giới quan sát Ấn Độ, công việc gọi là tìm kiếm của Hải quân Trung Quốc chỉ là những nỗ lực trá hình nhằm thu thập thông tin tình báo quân sự.

Chia sẻ trang này