1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ang Lee

    Ang Lee Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2014
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    25
    Hộ chiếu của quốc gia nào được "ưu ái" nhất thế giới?
    Quote:
    Công dân Phần Lan, Thụy Điển và Anh đang nắm trong tay những tấm hộ chiếu được chào đón nhiều nhất trên thế giới. Trong khi đó, hộ chiếu Việt Nam có thể nhập cảnh vào 45 nước mà không cần xin visa (thị thực).
    Theo Bảng chỉ số giới hạn visa (Visa Restrictions Index) do Công ty Tư vấn Henley & Partners nghiên cứu, tổng hợp cùng với sự phối hợp của Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế (IATA), 3/4 tổng cư dân thế giới cần phải xin visa mới có thể nhập cảnh các nước châu Âu.
    Sau quá trình nghiên cứu hoạt động nhập cảnh của 219 nước, Bảng chỉ số giới hạn visa cho thấy công dân châu Âu được miễn trừ visa vào loại nhiều nhất thế giới. Xếp đầu danh sách được miễn thị thực vào 173 nước là 3 quốc gia châu Âu gồm: Anh, Phần Lan và Thụy Điển. Trong 20 nước được hưởng miễn visa nhiều nhất thì có đến 16 nước Bắc Âu và Tây Âu.

    [​IMG] Hộ chiếu của Anh được miễn trừ visa tới 173 nước trên thế giới Hộ chiếu của Việt Nam được miễn trừ visa tới 45 nước. Tuy nhiên, con số này với Trung Quốc chỉ là 44 nước trong khi công dân Lào được miễn thị thực tại 46 quốc gia và vùng lãnh thổ.
    Điều bất ngờ là công dân Triều Tiên có thể dùng hộ chiếu đi du lịch tới 41 nước, vùng lãnh thổ mà không cần xin visa.
    Trong khối ASEAN, Singapore đứng đầu danh sách hộ chiếu được miễn thị thực vào 167 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.


    Danh sách 20 quốc gia được miễn trừ visa vào nhiều nước, vùng lãnh thổ nhất thế giới:
    1. Phần Lan (173)
    2. Thụy Điển (173)
    3. Anh (173)
    4. Đan Mạch (172)
    5. Đức (172)
    6. Luxembourg (172)
    7. Mỹ (172)
    8. Bỉ (171)
    9. Ý (171)
    10. Hà Lan (171)
    11. Canada (170)
    12. Pháp (170)
    13. Ireland (170)
    14. Nhật Bản (170)
    15. Na Uy (170)
    16. Bồ Đào Nha (170)
    17. Tây Ban Nha (170)
    18. Áo (168)
    19. New Zealand (168)
    20. Thụy Sĩ (168)



    Danh sách 20 quốc gia được miễn trừ visa vào ít nước, vùng lãnh thổ nhất thế giới:
    1. Afghanistan (28)
    2. Iraq (31)
    3. Somalia (32)
    4. Pakistan (32)
    5. Palestinian Territory (36)
    6. Eritrea (36)
    7. Nepal (37)
    8. Sudan (38)
    9. Sri Lanka (38)
    10. Lebanon (38)
    11. Kosovo (38)
    12. Syria (39)
    13. Nam Sudan (39)
    14. Libya (39)
    15. Cộng hòa Dân chủ Congo (39)
    16. Myanmar (40)
    17. Iran (40)
    18. Djibouti (40)
    19. Angola (40)
    20. Triều Tiên (41)

    Danh sách miễn trừ visa của các nước thuộc khối ASEAN:


    1. Singapore: 167
    2. Malaysia: 163
    3. Brunei: 146
    4. Thái Lan: 68
    5. Philippines: 58
    6. Indonesia: 53
    7. Campuchia: 47
    8. Lào: 46
    9. Việt Nam: 45
    10. Myanmar: 40
    VeMat thích bài này.
  2. Ang Lee

    Ang Lee Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2014
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    25
    Việt Nam bị cấm đi lại trên toàn thế giới thì phải, thế mà đòi sống hòa bình với thế giới đi đâu ai cũng dò sét cả Cuba còn không miễn cho VN
    VeMat thích bài này.
  3. Gnuhlehcimm

    Gnuhlehcimm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2012
    Bài viết:
    1.468
    Đã được thích:
    96
    chả phải nước khác ghét mình nhưng vì họ cần những công dân giàu hơn là những kẻ thích xuất khẩu lao động, kể cả Hùng khi đi Mỹ vẫn phải xin Vixa, cho mấy bạn xem nè:
    [​IMG]
  4. gorko

    gorko Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    2.439
    Hố hố, HÚng chó hóa ra là chú pê đê múa đám cưới à.
    Công ty giải chí chả là công ty chỉ ..ái thì đúng tổ con lươn, ha ha.
    Loại này được mẽo nó nhập khẩu nhiều là đúng rồi, nhiều mỡ như cá ba sa thế nầy, Mẽo nó yêu tiên là phải.

    Thời buổi hoạn nô lạm bàn chính sự, vui lắm thay.
    Lần cập nhật cuối: 27/04/2014
  5. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    663
    Củng nhò nhà vịt tư vấn hơi bi nhiêu
  6. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    663
    Mình đâu thây gi vui đâu mà ban có vẻ phấn khích thể... Người ta có nghê nghiệp hản hoi .... Còn hơn Thăng thất nghiệp
  7. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Trung Quốc lập mạng "mắt thần" phát hiện tàu ngầm ở Biển Đông
    (Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc đã triển khai hệ thống định vị thủy âm (sonar) bị động dưới nước tại khu vực ven biển để đối phó tàu ngầm trên nhiều vùng biển, gồm cả Biển Đông.
    Đây là thông tin mới được trang mạng Stategypage (Mỹ) đăng tải. Theo đó, hệ thống này đã triển khai vào năm 2011, có thể giúp giám sát tàu ngầm hoạt động ở nhiều nơi, gồm cả Biển Đông.
    Cũng theo Strategypage, năm 2011 Hàn Quốc cũng áp dụng cách làm như vậy đối phó với tàu ngầm Triều Tiên. Khi đó nước này tuyên bố đang triển khai cơ sở định vị thủy âm tại khu vực ven biển, công trình này dường như đã được hoàn thành vào năm 2013.
    [​IMG]
    Tàu ngầm Kilo của Hải quân Trung Quốc.
    Trung Quốc và Hàn Quốc đều không tiết lộ chi tiết công nghệ, nhưng các thiết bị này cũng giống với hệ thống sonar bị động (chỉ có thể thu được tín hiệu sóng âm dội lại) mà Mỹ triển khai tại đáy biển khu vực biển quan trọng trong thời gian Chiến tranh Lạnh.
    Hệ thống sonar bị động dưới nước giám sát tất cả tín hiệu sóng âm và thông qua mạng cáp quang đưa số liệu về trạm mặt đất. Từ đó những thông tin này lại được truyền đến trạm xử lý trung ương. Độ chính xác của hệ thống sonar dưới nước đủ để đưa vị trí tàu ngầm vào phạm vi khu vực vòng tròn có đường kính 100 km. Đây là một khu vực có diện tích rất lớn, nhưng nếu chất lượng tín hiệu đủ tốt, đường kính của khu vực vòng tròn này có thể thu hẹp xuống 10 km.
    Thiếu sót chủ yếu của hệ thống này là nó không thể bao phủ khu vực biển nước sâu cách bờ thềm lục địa ngoài 500 km. Strategypage cho rằng, hệ thống này đối với Hàn Quốc và Trung Quốc đều không phải là vấn đề, vì khả năng bao phủ của hệ thống này của hai nước đều là khu vực ven biển hoặc khu vực nước nông giống như Biển Đông.
    Bằng Hữu
    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan...an-phat-hien-tau-ngam-o-bien-dong-335718.html
  8. Ang Lee

    Ang Lee Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2014
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    25
    Những vũ khí "khủng" lỡ hẹn với Việt Nam
    (Soha.vn) - Nếu kế hoạch không bị hủy bỏ vào phút chót, những loại vũ khí sau đây đã có mặt trong biên chế của Quân đội nhân dân Việt Nam.
    1. Tiêm kích Mirage-2000

    Vào những năm 1980, Không quân Việt Nam thiếu một loại máy bay chiến đấu đa nhiệm, tức là vừa có thể làm tiêm kích phòng không bảo vệ không phận vừa có khả năng thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất.

    Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đã cho thấy giá trị của chiến thuật chi viện hỏa lực đường không đối với các hoạt động tấn công trên bộ, trong khi đó Không quân Việt Nam lại khá yếu trong lĩnh vực này. Đầu những năm 1990, Không quân Việt Nam đã tích cực tìm kiếm một ứng viên tiêm kích đa nhiệm để bổ sung cho số máy bay MiG-21 đã phần nào lạc hậu trong điều kiện chiến tranh hiện đại.

    Trong các ứng viên tiêm kích đa nhiệm lúc đó thì Mirage-2000 của tập đoàn Dassault Aviation là một lựa chọn khá lý tưởng. Mirage-2000 xuất khẩu cho một số quốc gia đã chứng minh được tính ưu việt trên cả hai tiêu chí: chi phí và tính năng. Đặc biệt trong cuộc xung đột Kargil, Mirage-2000 đã cho thấy năng lực vượt trội các máy bay MiG-27 và MiG-23 được Ấn Độ mua từ Nga khi tỏ ra rất xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ oanh kích tại độ cao lớn.

    Mirage-2000 là một tiêm kích đa nhiệm cánh tam giác rất nhanh nhẹn được sản xuất và đưa vào sử dụng trong Không quân Pháp từ năm 1982. Nó có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,2 (2.530 km/h), tầm bay 1.550 km. Mirage-2000 có khả năng mang theo tới 6,3 tấn vũ khí, các biến thể nâng cấp về sau có thể mang theo tới 7 tấn vũ khí.

    [​IMG]
    Mirage-2000 đã lỡ hẹn với bầu trời Việt Nam do áp lực từ phía Mỹ

    Máy bay có thể mang tên lửa không đối không tầm ngắn MICA hoặc R-550, tên lửa không đối đất AS-30L, tên lửa hành trình tấn công mặt đất ASMP, đặc biệt Mirage-2000 còn có thể mang theo 2 tên lửa không đối hạm AM-39 Exocet. Khi đó tác chiến không đối hạm là lĩnh vực mà Không quân Việt Nam vừa thiếu lại vừa yếu.

    BÀI LIÊN QUAN

    Hệ thống điện tử của Mirage-2000 khá hiện đại với cảm biến chính là radar xung Doppler Thomson-CSF RDY có tầm phát hiện mục tiêu tối đa 110 km ở chế độ đối không và 37 km ở chế độ đối đất. Radar có thể phát hiện 24 mục tiêu, theo dõi đồng thời 8 mục tiêu và dẫn đường cho vũ khí tấn công 4 mục tiêu cùng lúc.

    Với đặc tính kỹ-chiến thuật cao của mình, Mirage-2000 là lựa chọn phù hợp để nâng cao sức mạnh cho Không quân Việt Nam. Trang Defencetalk cho biết vào đầu những năm 1990, Không quân Việt Nam đã tiến hành đàm phán cùng tập đoàn Dassault và chính phủ Pháp về thương vụ mua bán 24 chiếc tiêm kích Mirage-2000.

    Quá trình đàm phán sơ bộ đã kết thúc thành công, hợp đồng chính thức dự kiến sẽ được ký kết trong năm 1996. Tuy nhiên vào phút chót, Washington đã gây áp lực với Paris buộc họ phải hủy bỏ hợp đồng bán tiêm kích Mirage-2000 cho Việt Nam. Nếu không gặp phải áp lực từ phía Mỹ thì chắc chắn Mirage-2000 đã được tung cánh trên bầu trời Việt Nam.

    2. Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72

    T-72 cũng là một vũ khí "khủng" khác lỡ hẹn với Việt Nam. Đầu những năm 2000, Việt Nam có dự định hiện đại hóa lực lượng tăng thiết giáp, tìm kiếm một ứng viên xe tăng chiến đấu chủ lực đủ mạnh để bổ sung và thay thế dần cho lực lượng T-54/55 đã già cỗi theo thời gian.

    [​IMG]
    T-72M1 đã lỡ hẹn với lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam để ưu tiên cho quá trình hiện đại hóa không quân-hải quân.
    Đúng lúc đó, Ba Lan đang có ý định thanh lý một số lượng khá lớn xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 do Liên Xô sản xuất để thay thế bằng các vũ khí theo chuẩn NATO. Xe tăng T-72 được xem là một ứng viên lý tưởng trên cả 2 tiêu chí đặc tính kỹ chiến thuật và chi phí.

    Tờ Army-guide cho biết, trong năm 2005 Việt Nam và Ban Lan đã tiến hành các cuộc đàm phán về việc mua 150 xe tăng chiến đấu chủ lực T-72M1 với đơn giá khoảng 1 triệu USD/chiếc. T-72M1 là biến thể xuất khẩu của xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 phục vụ trong lục quân Nga.

    T-72M1 của Ba Lan được nâng cấp khá nhiều về giáp bảo vệ, cụ thể tháp pháo được tăng cường với 108 khối giáp phản ứng nổ ERA, thân xe có 118 khối ERA, 2 bên hông có 84 khối ERA, tổng cộng là 394 khối. Các khối ERA này có khả năng làm giảm sức xuyên của vũ khí chống tăng đặc biệt là đạn xuyên lõm từ 50-70% tùy thuộc vào góc chạm.

    Xe tăng được trang bị pháo chính 125mm ổn định 2 trục có khả năng bắn chính xác trong khi đang di chuyển, tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng 9M119 Svir (AT-11 Sniper) qua nòng pháo. T-72M1 được trang bị động cơ diesel V-84MS công suất 840 mã lực cho phép xe chạy với tốc độ tối đa 70 km/h.

    Ban đầu, dự kiến hợp đồng sẽ được ký kết trong năm 2006 tuy nhiên sau đó thương vụ này đã không thành. Theo những thông tin được đưa ra thảo luận trên các diễn đàn quốc phòng thì sau khi tiến hành đánh giá lại đặc tính kỹ chiến thuật của xe tăng chiến đấu chủ lực T-72M1, phía Việt Nam nhận thấy nó vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của chiến tranh hiện đại.

    Mặt khác, vai trò của xe tăng chiến đấu chủ lực trên chiến trường đang giảm dần, nguy cơ các cuộc xung đột quân sự hiện tại và ở tương lai chủ yếu diễn ra trên không hoặc trên biển nên hiện đại hóa lực lượng xe tăng chưa phải là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.

    Sau khi từ chối thương vụ T-72M1 Việt Nam đã đầu tư khá mạnh cho không quân và hải quân bằng các hợp đồng mua tàu chiến, máy bay, tàu ngầm, tên lửa với số lượng tương đối lớn từ Nga đặc biệt là hợp đồng mua 6 tàu ngầm Kilo 636 - thương vụ mua bán vũ khí lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam.

    3. Tiêm kích Su-30KN

    Cuối năm 2012, Nga và Việt Nam đã tiến hành đàm phán về việc mua lại 18 tiêm kích Su-30KN đã qua sử dụng được Không quân Ấn Độ trả lại cho phía Nga sau khi đã nhận đủ số Su-30MKI theo hợp đồng.

    [​IMG]
    Su-30KN sau khi nâng cấp, sửa chữa có giá ngang với máy bay mới sản xuất

    Su-30KN đã trải qua quá trình nâng cấp tại nhà máy sửa chữa máy bay số 558 ở Belarus, máy bay được cải tiến khá nhiều về hệ thống điện tử, vũ khí, động cơ.

    Tuy nhiên trong tháng 07/2013, Ria Novosti dẫn lời Phó tổng giám đốc Rosoboronexport Aleksandr Mikheyev cho biết, Nga đang đàm phán để bán 18 chiếc Su-30K cho Ethiopia, điều đó có nghĩa là Việt Nam đã rút lui khỏi thương vụ này.

    Việc Việt Nam từ chối thương vụ Su-30KN có thể do đặc tính kỹ chiến thuật của tiêm kích này tương đối hạn chế trong khi sau nâng cấp, sửa chữa máy bay có giá lên tới 45 triệu USD, gần bằng giá của một chiếc Su-30MK2 sản xuất mới.

    Do chi phí bỏ ra để nâng cấp, sửa chữa là quá lớn trong khi máy bay đã trải qua nửa vòng đời sử dụng, mặt khác vào thời điểm đó diễn biến mua sắm vũ khí trong khu vực có nhiều thay đổi, khả năng Trung Quốc mua được Su-35 từ Nga là rất lớn vì vậy việc Việt Nam bỏ qua thương vụ Su-30KN để hướng đến một lựa chọn khác tốt hơn chẳng hạn như tiêm kích Su-35 là hoàn toàn hợp lý.

    Thực sự ra thì dù có mua Mirage 2000, T-72 hoặc Su-30K VN cũng không đấu lại TQ đâu, Mirage 2000 cũng chỉ ngang J-8II về khả năng A2A, thua JH-7 khả năng A2G. T-72 thì thua xa Type 96 cũ, Su-30K thì cũng chỉ ngang Su-27Sk, J-11A về chức năng A2A
    VeMat thích bài này.
  9. Ang Lee

    Ang Lee Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2014
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    25
    "TQ có thể tấn công Malaysia, Việt Nam và Philippines từ đất liền"
    Việt Dũng 0 thảo luận 27/04/14 06:47
    (GDVN) - Trong 1 năm qua, Trung Quốc đã trang bị 15 máy bay ném bom H-6K, trang bị tên lửa hành trình CJ-10A sẽ có thể tấn công các nước quanh Biển Đông từ đất liền TQ.


    [​IMG]
    Hình ảnh này được cho là máy bay ném bom chiến lược H-6K Trung Quốc trang bị tên lửa hành trình CJ-10 tầm bắn 1.500 - 2.000 km.

    Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày trong tháng 3/2014 từng có bài viết dẫn trang mạng Thời đại Phương Đông Nga ngày 25 tháng 2 đưa tin, Trung Quốc đang gấp rút sản xuất các loại vũ khí và trang bị quân sự tiên tiến nhất, trong đó có máy bay tấn công tàng hình không người lái.

    Theo bài báo, tháng 5 năm 2013 trên mạng đã xuất hiện hình ảnh Trung Quốc tiến hành thử nghiệm mặt đất đối với máy bay tác chiến không người lái Lợi Kiếm (LJ). Chuyên gia suy đoán cho rằng, loại máy bay tấn công không người lái này có công dụng tương tự máy bay không người lái X-47B Mỹ, thậm chí có thể trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của máy bay tấn công không người lái Mỹ.

    Ngoài ra, Trung Quốc còn đang mở rộng sản xuất các loại trang bị kỹ thuật hàng không khác, vừa có máy bay vừa có trực thăng. Trong 1 năm qua, Không quân Trung Quốc đã tiếp nhận trang bị 15 máy bay ném bom H-6K, chúng là phiên bản nâng cấp Trung Quốc của máy bay ném bom chiến lược Tu-16 Liên Xô.

    [​IMG]
    Hình ảnh này được cho là H-6K mang theo tên lửa hành trình

    H-6 được sản xuất tại Trung Quốc từ cuối thập niên 50 của thế kỷ 20, sau đó đã tiến hành cỉ tiến và nâng cấp lớn, kết cấu thân máy bay sử dụng vật liệu composite để giảm trọng lượng, tăng cường độ. Sau cải tạo, H-6K có thể trang bị tên lửa hành trình Trường Kiếm-10A (CJ-10A).

    Báo TQ viết: tên lửa CJ-10A có tầm bắn khoảng 2.000 km, vừa có thể lắp đầu đạn hạt nhân, vừa có thể lắp đầu đạn thông thường, từ đó làm cho máy bay ném bom H-6K từ đất liền Trung Quốc cũng có thể tiến hành tấn công đối với các mục tiêu trong đất liền của Malaysia, Việt Nam và Philippines.

    Máy bay ném bom H-6K phiên bản cải tiến hoàn thiện có tổng cộng 6 điểm treo vũ khí. Khoang bom cũng có thể mang theo thùng dầu phụ.

    Ngoài ra, Trung Quốc dự kiến sẽ còn trang bị lượng lớn máy bay trực thăng đa năng mới Z-20, máy bay này đã bay thử thành công lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2013. Theo dự đoán, nền tảng của Z-20 là 24 máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk mua của Mỹ vào năm 1984.

    [​IMG]
    Hình ảnh này được cho là máy bay tấn công không người lái Lợi Kiếm (LJ) Trung Quốc bay thử
    [​IMG]
    Hình ảnh này được cho là máy bay trực thăng thông dụng hạng trung Z-20 Trung Quốc bay thử
  10. Ang Lee

    Ang Lee Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2014
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    25
    Thực sự ra thì dù có mua Mirage 2000, T-72 hoặc Su-30K VN cũng không đấu lại TQ đâu, Mirage 2000 cũng chỉ ngang J-8II về khả năng A2A, thua JH-7 khả năng A2G. T-72 thì thua xa Type 96 cũ, Su-30K thì cũng chỉ ngang Su-27Sk, J-11A về chức năng A2A thua xa Su-30MKK/MKK2. Do vậy ban tham ưu, BQP VN không mua là đúng đắn, mua về cũng không vượt trội số lượng hoặc tính năng so với đối thủ thì mua làm gì cho tốn tiền....

Chia sẻ trang này