1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
  2. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    cả world chống lại khựa>:). quá mất mặt, nhưng cũng chẳng dám làm gì bởi toàn là anh lớn. :))
    Với sự ủng hộ của World, chúng ta có thể giải quyết bằng hoà bình theo law quốc tế, dĩ nhiên mềnh là người có lợi.
    [r2)]
  3. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Học giả Trung Quốc lại phân bua về Biển Đông
    21/06/2011 03:44:26 PM (GMT+7)

    - Phát biểu tại Hội thảo ở Washington về Biển Đông sáng 20/6, GS Tô Hạo, ĐH Ngoại giao Trung Quốc phân trần về "chính sách thật", "chủ trương thật" của Trung Quốc ở Biển Đông.
    >> TNS McCain chỉ trích Trung Quốc "hiếu chiến" ở Biển Đông
    Liệt ra một loạt những cái được gọi là bằng chứng về chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc ở Biển Đông, GS Tô Hạo làm rõ lợi ích và chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông, mà nước này gọi là Nam Hải.
    Trung Quốc “lo sợ vì hành động của láng giềng”
    Trong khi giới học giả quốc tế quan ngại điểm nóng Biển Đông, Trung Quốc chỉ xem Biển Đông là “vấn đề tranh cãi” (debating).
    Theo GS Tô Hạo, ông luôn băn khoăn tại sao căng thẳng Biển Đông lại gia tăng. “Biển Đông không phải là vấn đề quá nghiêm trọng”, ông nhiều lần nói.

    GS Tô Hạo, ĐH Ngoại giao Trung Quốc tại hội thảo. Vị GS người Trung Quốc này cho rằng, Biển Đông thực sự căng thẳng từ tháng 7/2010, khi Ngoại trưởng Mỹ có bài phát biểu ở ARF tuyên bố lợi ích của Mỹ ở Biển Đông.  “Có lẽ Mỹ có trách nhiệm trong việc đưa Biển Đông thành điểm nóng”, ông nói.
    Trong khi đó, vị Giáo sư này hoàn toàn bỏ qua những hành động gây hấn của Trung Quốc thời gian qua trên biển Đông.  Theo GS Tô Hạo, Trung Quốc luôn hành xử trách nhiệm để xây dựng hình ảnh quốc gia, và duy trì ổn định và hòa bình ở khu vực”.
    Về những hành động gần đây trên Biển Đông, ông Tô Hạo phân bua, chính hành động của các nước trong khu vực đã làm cho Trung Quốc lo lắng (scared).
    Một vài nước nói rằng Trung Quốc những năm gần đây có thái độ quá mạnh đối với vấn đề biển Đông, nhưng tôi tin là lý do Trung Quốc có thái độ quyết đoán như vậy bởi một vài nước đã có những phản ứng quá mạnh đối với những gì đang xảy ra chống lại Trung Quốc. Đó là lý do làm cho Trung Quốc lo lắng (scared) và làm cho chúng tôi phải nói gì đó để bảo vệ chủ quyền đối với Biển Đông, GS Tô Hạo nhấn mạnh.
    Theo ông, những hành động của Trung Quốc không phải là hiếu chiến như những học giả nước ngoài nhìn nhận. Ngay cả những hành động mang tính quyết đoán cũng “không phải là Trung Quốc có chủ trương hành xử như vậy”, ông nói.
    Trung Quốc luôn cố gắng hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông, vị giáo sư từ ĐH Ngoại giao TQ nói. “Trung Quốc luôn thực hiện chính sách láng giềng tốt. Đó không phải chỉ để tuyên truyền, mà là sự thực”, ông nói.
    Nếu láng giềng thấy thoải mái, Trung Quốc mới thực sự an toàn.
    Theo ông, Trung Quốc chỉ là cậu bé to xác (big boy) ở châu Á, chưa phải là người khổng lồ, vì nước này còn phải đối mặt với nhiều vấn đề.
    Trung Quốc luôn “lưu tâm để có hành xử cẩn trọng mới mong có quan hệ tốt với láng giềng”.
    “Trung Quốc đang trỗi dậy, nhiều người cho rằng theo hướng bá quyền. Tôi không cho là như vậy”, ông Tô Hạo nói. Trung Quốc không phải là mối đe dọa mà là cơ hội, và nước này “mong hợp tác với các nước hơn là cạnh tranh với láng giềng và nước lớn.
    Phân trần lợi ích Trung Quốc ở Biển Đông
    Lưu ý những phát biểu của mình trên tư cách học giả, thế nhưng, trong bài phát biểu gần 40 phút của mình, GS Tô Hạo nhiều lần phân trần về “chính sách thật”, “chủ trương thật”, “mong muốn thật” của Trung Quốc ở Biển Đông.
    Tranh thủ diễn đàn, GS Tô Hạo lý giải, Biển Đông thuộc về vấn đề chủ quyền, là lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Trung Quốc không thể từ bỏ.
    “Trung Quốc xem Biển Đông là lợi ích quan trọng (important interest) nhưng không thể so với vấn đề Đài Loan hay Tây Tạng, lợi ích cốt lõi, liên quan đến sống còn của Trung Quốc”.
    Dù vấn đề Biển Đông quan trọng, nhưng lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông và Tây Tạng, Đài Loan là “không giống nhau”.
    Trước đó, nNăm 2010, Trung Quốc lần đầu tiên đưa Biển Đông vào nhóm “lợi ích cốt lõi” của nước này. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc không loại trừ việc sử dụng vũ lực trong giải quyết vấn đề này, làm dấy lên mối quan ngại trong dư luận quốc tế.
    Hơn nữa, theo GS Chu Hạo, do xu hướng quốc tế hóa và khu vực hóa, lợi ích quốc gia của Trung Quốc vượt ra khỏi ranh giới quốc gia, mà tính cả lợi ích khu vực. ….
    Không loại trừ giải quyết đa phương
    Liên quan đến giải quyết vấn đề Biển Đông, GS Tô Hạo nói, chính sách rõ ràng của Trung Quốc quyết định hành xử của nước này với láng giềng là đàm phán song phương.
    “Đó là nền tảng cho chính sách Trung Quốc ở Biển Đông”, ông nói.
    Ông phân trần, vì Biển Đông gắn với vấn đề an ninh cứng, nhạy cảm, sẽ dễ quản lý hơn thông qua con đường song phương.
    Tuy nhiên, “việc giải quyết tranh chấp qua đa phương cũng là một cách. Bản thân Trung Quốc đã là thành viên của nhiều cơ chế an ninh đa phương để thảo luận các vấn đề về an ninh khu vực biển Đông”, GS Chu Hạo nói.
    Ông nói thêm, nhiều phương tiện truyền thông nói Trung Quốc không muốn giải quyết qua cơ chế đa phương. Sự thực không hẳn như vậy. “Trung Quốc không loại trừ việc sử dụng cơ chế đa phương như là cách giải quyết tranh chấp”.
    Ông nhấn mạnh Trung Quốc có kế hoạch thực sự để giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực. Lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố “gác tranh chấp, cùng khai thác” với láng giềng…
    “Đó là chính sách thật, quan điểm thật trong việc định dạng chính sách của Trung Quốc”, ông nói.
    Về sự can dự của Mỹ, Giáo sư Tô Hạo cho rằng việc Mỹ tham gia một cách tích cực để giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông cũng được Trung Quốc chào đón.
    Tuy nhiên “những can thiệp của Mỹ có nhiều khi không tích cực ở ĐNA và đó là lý do vì sao Trung Quốc không chào đón những can thiệp này”.
  4. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
  5. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Mẹ Trường Sa

    Tôi trở lại Đà Nẵng vào một ngày mùa đông, phố xá còn ẩm ướt và gió rét căm căm. Hướng mắt về phía ngoài khơi kia là Hoàng Sa, và câu chuyện Trường Sa lại cháy lên, như ngọn lửa ấm lòng nhưng cũng mang đầy trăn trở.

    Ngồi đối diện với mẹ Hồ Thị Lai, đôi mắt trũng sâu của mẹ làm sống mũi tôi cay cay, mẹ đang khóc khi kể về liệt sĩ Trương Quốc Hùng - người con trai dũng cảm của mẹ, anh nhập ngũ khi tuổi mới đôi mươi.

    Ở tuổi 21, người ta vừa mới bắt đầu cuộc đời đã phải vội vàng kết thúc nó. Nhưng mẹ bảo: chết vì lý tưởng thì không có gì hối tiếc, mẹ chỉ có một điều hãy còn thương mãi, đó là khi xưa ở nhà gạo còn không đủ nấu cháo, bây giờ sung túc hơn thì lại không thể nấu cơm cho con mình được nữa. Tuổi tác không làm trí nhớ mẹ mờ đi. Biết bao nhiêu kí ức, từ những câu chuyện cũ thuở mẹ còn thiếu nữ, cho tới những chuyện kể của nửa thế kỷ sau - tất cả vẫn được mẹ nâng niu, cất giữ. Đó có lẽ là "két sắt vô hạn" ngay trong chính tâm khảm của mẹ. Đúc kết sau gần một đời người, mẹ chưa phải ân hận với bất cứ điều gì đã làm. Chợt nhớ tới phương châm sống của nhân vật  Pavel trong tác phẩm "Thép đã tôi thế đấy" mà một thời thế hệ thanh niên Việt Nam đã thuộc nằm lòng: "Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi phải xót xa, ân hận vì những năm tháng sống hoài, sống phí" - Với phẩm chất ấy, tôi xin được gọi mẹ là mẹ Việt Nam anh hùng.


    Khi đau thương là tột cùng, người ta hoặc sẽ chấp nhận nó, hoặc lãng quên nó cho tâm tình vơi theo cát bụi. Trong khi gia đình liệt sỹ Trương Quốc Hùng chọn cách thứ hai thì gia đình liệt sỹ Lê Văn Xanh đã giữ lại tất cả những kỉ vật của anh: từ những lá thư, những trang nhật ký, những bộ quần áo đến cả chứng minh nhân dân...


    Nghỉ Tết, anh trở về quê hương Hòa Cường đoàn tụ gia đình. Bao tâm tư nỗi niềm người lính, anh được dịp trút bầu tâm sự hết với mẹ. Mẹ nói: anh tài hoa nghệ sỹ lắm, viết- vẽ- đàn- ca đủ cả. Đã hai mươi ba năm trôi qua, không biết ngoài gia đình anh còn mấy ai biết được chuyện tình của người lính tên Xanh? Thời còn ở nhà, anh quen một người con gái, theo gia đình kể lại thì giữa họ chắc chắn là tình yêu.

    Tin anh hi sinh tại đảo Gạc Ma báo về quê nhà, người con gái đau đớn khóc ròng mấy ngày dài. Dù rằng giữa họ chưa rõ đã có hứa hẹn gì hay chưa, nhưng bởi nỗi nhớ mong, chị xin phép gia đình lập bàn thờ anh tại nhà riêng. Hàng năm, người con gái ấy vẫn qua lại gia đình nhang khói cho anh mỗi dịp lễ Tết và giỗ chạp, việc này diễn ra cho tới khi chị quyết định lấy chồng. Không biết phải nghĩ thương đau với chị là thế nào, hay do đường duyên tình trắc trở mà  người chồng của chị cũng chết vì ngã trong khi thắp hương cho anh Xanh. Có lẽ  là do sự đời quá trái ngang, chị đã mang theo chân nhang anh mà tìm đến nương tựa cửa Phật.

    Sau tất cả những đau thương,  người ta sẽ cố gìn giữ và ghi nhớ nó như một phần đã diễn ra trong cuộc đời mình, hay sẽ tự chôn kín như một điều gì đó riêng tư, khó chạm? Trong suốt cuộc trò chuyện, mẹ Lê Thị Muôn không tâm sự nhiều, nhưng gương mặt mẹ lại ẩn hiện nhiều nỗi niềm khó nói. Người con trai của mẹ - liệt sỹ Phan Văn Sự nhận lệnh nhập ngũ khi người anh cả đang tại ngũ và cha bệnh nặng trên giường. Được gia đình động viên "cứ yên tâm làm nhiệm vụ", anh Sự lên đường. Trước khi ra Trường Sa theo chiến dịch chủ quyền 1988 ( gọi tắt là chiến dịch CQ88), anh được nghỉ phép về thăm gia đình. Có lẽ đến giờ mẹ vẫn không tin, đó cũng là lần cuối gặp anh.

    Cuộc hành trình tìm về những câu chuyện nơi Trường Sa của tôi tiếp tục dừng lại ở một ngôi nhà nhỏ quạnh vắng, chỉ có hai người tuổi đã xế chiều ngày ngày vui vầy với nhau. Đó là cha mẹ liệt sỹ Nguyễn Phú Đoàn. Cha anh trước đây cũng từng là lính, cũng có biết bao tấm huân chương ghi dấu chặng đường đấu tranh mà ông đã trải qua. Nhưng giờ đây, tuổi già đã khiến ông không còn đủ khỏe để chống lại bệnh tật, "cha" cứ cố ngồi dậy nghe cho rõ câu chuyện giữa mẹ-con tôi. Người phụ nữ mà tôi ngồi đối diện lúc ấy, bình thường và giản dị như bao người dân thường khác, nhưng mẹ đã hi sinh tuổi thanh xuân vò võ chờ chồng và rồi dâng cho đất nước một chiến sỹ quả cảm. Những chấm đồi mồi, từng nếp nhăn cứ xếp lớp như con sóng xô bờ, đến cuối đời, mẹ vẫn chưa hết những vất vả những lo toan. Cuộc đời lúc này cô quạnh, vắng bóng người... có ai hiểu vì sao? Màu áo hải quân, và giọt nước mắt người đầu bạc khóc kẻ tóc xanh...!

    Người đầu bạc khóc kẻ tóc xanh... (Ảnh: mẹ liệt sỹ Nguyễn Phú Đoàn và Phạm Văn Lợi)
    Sự đánh đổi được qui từ máu - nước mắt - tự do và hạnh phúc của nhiều người cho an lành của muôn người. Nhưng rồi, người ta cũng vô tình bị lãng quên...?!

    Đây không phải là tất cả những câu chuyện làm thay đổi cung bậc cảm xúc trong tôi, cũng chưa phải là tất cả những gì tôi có thể diễn tả được như khi tôi được cảm nhận bằng mắt, bằng tai và bằng cả trái tim. Biết là thế, tôi xin phép được dừng lại, hi vọng có chút dấu lặng trong lòng các bạn. Tuy vậy, tôi chắc chắn một điều rằng, còn trải nghiệm thì tôi sẽ vẫn còn kể tiếp, kể tiếp các bạn nghe về Trường Sa nơi Đà thành vào một dịp khác không xa...

    Theo chiều dài Tổ Quốc

    "Lịch sử vùng III hải quân 1975 - 2005" do NXB Quân đội nhân dân đã ghi lại: "Ngày 14 tháng 3 năm 1988, khi các tàu vận tải cùng với bộ đội của ta đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao, thì các tàu chiến của đối phương lao đến ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế, họ đã dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở đảo Len Đao và HQ-505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma nhổ cờ Tổ quốc, nổ súng vào bộ đội gây cho chúng ta nhiều tổn thất...".

    Không sợ nguy hiểm,  người chiến sĩ Trần Văn Phương đã lao vào giành giật lá cờ Tổ Quốc và trúng đạn. Anh để lại cho đời sau một di chúc: "Thà hi sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu mình tô thắm lá cờ truyền thống của quân chủng hải quân anh hùng".  Giây phút đó, anh đang là Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn). Người thanh niên 23 tuổi này đã lỡ mất lời hứa "...về trông nhà cho em" với vợ mình.

    Trở về Sài Gòn, đến bây giờ, tôi vẫn không ngờ mình gặp vợ người anh hùng ấy ngay giữa chốn phồn hoa đô thị này. Tôi gặp cô Mai Thị Hoa - vợ liệt sỹ Trần Văn Phương ( Quảng Trạch -Quảng Bình) giữa một chiều mưa gió. Nhắc tới anh, cô vẫn nghẹn ngào như câu chuyện vừa mới hôm qua. Trước khi theo tàu HQ 604 ra Trường Sa, anh còn dặn dò:

    -  "Mẹ cho con gửi nhà con ở đây, sau này hoàn thành nhiệm vụ, con sẽ về làm một căn nhà nhỏ rồi con đón vợ con qua"

    - " Nếu em muốn biết thông tin về anh thì cứ nghe trên báo đài, đừng đợi thư anh"

    " Sau này mà anh về, anh sẽ chỉ giữ nhà cho em đi làm thôi, anh không đi làm đâu"...


    Vẫn là một ngày cuối đông gió rét, chúng tôi đi trên con đường xứ Thanh gập ghềnh sỏi đá, tới một ngôi nhà đã phủ rêu phong, quạnh vắng tiếng người. Nơi đây, chúng tôi được gặp những người con của liệt sỹ Vũ Phi Trừ - thuyền trưởng tàu HQ604. Tiếp bước cha mình, người con trai lớn của anh - anh Đăng hiện đang là chiến sỹ hải quân thuộc Lữ đoàn 125 - nơi cha anh đã từng sống và cống hiến, tiếp tục theo cha ghi dấu chân đứng trên mũi tàu bảo vệ biên cương Tổ Quốc. Người con trai út bây giờ đã là cựu sinh viên của Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM.

    Trái đất tròn, dòng đời xô đẩy những bước chân vô tình chạm nhau. Đôi khi bần thần, tôi chợt nghĩ: lòng Sài Gòn rất rộng, ôm trọn mọi kiếp người, từ Đông tới Tây, từ Nam chí Bắc.

    Nghe vang vọng câu ca nơi vĩ tuyến:

    "Đò xuôi Thạch Hãn ơi chèo nhẹ

    Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

    Có tuổi hai mươi thành sóng nước

    Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm"

    Đất mẹ Quảng Trị anh hùng ghi dấu những người con ra đi không hẹn ngày trở về. Gió Lào và cát trắng, nghe như rát đến cả tâm can. Anh trai liệt sỹ Tống Sỹ Bái (Đông Hà - Quảng Trị) ngậm ngùi: "Không một kỷ vật, không một manh áo, không một nấm mồ!" - 'Nghe xót xa như rụng bàn tay'!. Cuộc nói chuyện của chúng tôi với gia đình liệt sĩ Hoàng Ánh Đông trở nên đầy xúc động khi mẹ của liệt sĩ nghẹn ngào trong nước mắt: "Năm tháng qua lo làm ăn lăn lộn với cuộc sống làm quên đi chứ tới những ngày này các con về thăm, mẹ thấy đau khổ lắm!". Sống mũi cay cay và đôi mắt nhòe đi, tôi cố gắng ghi lại những hình ảnh giây phút đó.

    Nỗi đau mất mát là nỗi đau chung của bao người mẹ trên đất nước Việt Nam này, là nỗi đau của cả một thế hệ đứng giữa đoạn trường mà lịch sử phân chia. Ngày ấy, anh ra đi với tâm hồn phơi phơi của tuổi trẻ, hẹn ngày trở về với những khát vọng yêu thương. Dòng thơ viết nghiêng nghiêng trong trang lưu bút nói nên những tâm tư của buổi biệt ly: Biết khi nào gặp lại? Biết khi nào nhìn được mẹ thương yêu? Những người chiến sĩ ấy lên đường, hành trang mà họ tự gói ghém cho mình còn là niềm tin trở về. Dẫu bao gian nan đang chờ đợi, mặc cho sóng gió bão táp giữa biển khơi, các anh vẫn sống hết lòng cho lý tưởng, dành trái tim mình dâng tặng quê hương.


    Một trang lưu bút của LS Hoàng Ánh Đông.
    Hai mươi ba năm trôi qua không phải là quá dài nhưng chừng đó cũng đủ để con người ta lãng quên nhiều thứ. Hành trình tìm lại ký ức một thời máu lửa của những chiến sĩ Trường Sa năm nào của chúng tôi dẫu bị không gian địa lý ngăn cách, dẫu bị che mờ bởi thời gian nhưng tên tuổi của các anh sẽ được lưu danh sử sách muôn đời.
  6. UnitedKondom

    UnitedKondom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2011
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    Nhân có bài báo nhắc đến Liệt sĩ Trần Văn Phương, hôm trước, sau vụ Viking 2, Kondom mỗ đọc đâu bên link hay có bài hịch cũng nhắc tới Anh, may là copy về máy kịp, nay mời các thầy cùng xem



    Ta thường nghe chuyện: Tướng quân Lý Thường Kiệt xuất binh Bắc phạt chấn động phương xa; Đức Trần Hưng Đạo cùng quan quân đại phá giặc Nguyên; Trần Bình Trọng khí khái mắng giặc, thà làm Quỷ nước Nam chứ không làm vương đất Bắc; Quang Trung Hoàng đế dụng binh như thần trăm trận trăm thắng; lại nghe Nguyễn Trung Trực nguyền rằng khi nào nước Nam hết cỏ, thì mới không còn người Nam đánh giặc! Võ Nguyên Giáp cùng binh sĩ đánh trận Điện Biên chấn động năm châu, vang dội địa cầu! Giả-sử mấy người ấy cũng cứ bo bo theo lối thường tình, chết già ở xó nhà thì sao cho lưu danh sử-sách đến nghìn muôn đời như thế được?

    Nay các ngươi vốn dòng vũ-tướng, không hiểu văn-nghĩa, nghe những chuyện cổ-tích ấy, nửa tin nửa ngờ, ta không nói làm gì nữa; ta hãy đem chuyện thời cận đại mới rồi mà nói: Hoàng Sa là đảo của ta, vậy mà giặc phương Bắc côn đồ cướp mất, 58 binh sĩ Việt Nam đã xả thân giữ đảo không thành. Trường Sa cũng là đảo của ta, giặc phương Bắc cũng trắng trợn đánh chiếm, thêm 64 chiến sĩ Việt Nam ngã xuống dùng máu mình vệ quốc, bao thế hệ đến nay còn lưu tiếng tốt. Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh là ai, Thiếu úy Trần Văn Phương là ai mà bị giặc bắn, giặc đâm đến chết vẫn quyết hi sinh bảo vệ bờ cõi chốn biển xa, dùng máu mình tô thắm Quốc kỳ, khiến hậu sinh đến nay vẫn kính cẩn cúi đầu mỗi khi nhắc đến!
    Huống chi ta cùng các ngươi sinh ở đời khó khăn, gặp phải buổi gian-nan này, trông thấy những tàu bè giặc đi lại rầm-rập ngoài Biển Đông, uốn lưỡi cú diều mà xỉ-mắng triều-đình, đem tàu dê chó mà bắt-nạt ngư dân, lại cậy thế cường quốc mà đòi chiếm đảo, lại vẽ ra lưỡi chó mà la liếm biển khơi; tài nguyên có hạn, lòng tham không cùng, khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, giữ sao cho khỏi tai-vạ về sau!

    Ta đây, bỏ cả tennis, chẳng màng đánh golf, đến bữa quên ăn, nửa đêm đốt thuốc, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm-tức rằng chưa được một trận đập tan tàu giặc, hai trận quét sạch Biển Đông! Dẫu thân này tan vào sóng nước, xác này vùi nơi hải đảo, thì cũng đành lòng. Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh-quyền, cũng đã lâu ngày, quân phục cũ thì ta cho quân phục mới đẹp hơn, vũ khí cũ thì ta mua mới, cấp còn nhỏ thì ta thăng thưởng, lương có ít thì ta thêm cơ chế, giữa lúc bất động sản sốt rầm rầm thì quân binh vẫn được cấp đất như thường, đi thủy thì ta cho tàu HQ, đi bộ thì ta cho xe biển đỏ, lúc hoạn-nạn thì cùng nhau sống chết, lúc nhàn-hạ thì cùng nhau hưởng thụ, những cách cư-xử so với các bậc Quân Vương ngày xưa cũng chẳng kém gì.

    Nay các ngươi trông thấy nước yếu mà không biết lo, nhà nguy mà không biết sợ, tiêu xài toàn hàng của giặc mà không biết thẹn, thân làm tướng phải nhịn giặc, mà không biết tức, mắt xem phim ảnh của giặc suốt ngày mà không biết căm; hoặc lấy việc đầu tư sinh lợi làm mục đích, hoặc lấy việc ăn chơi sa đọa làm tiêu-khiển, hoặc vui thú về vườn ruộng đầu tư trang trại, hoặc quyến-luyến về vợ con, bồ nhí phòng nhì, hoặc nghĩ về lợi riêng mà quên việc nước, hoặc ham về buôn bán mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngoại, hoặc mê chân dài.

    Nếu có giặc đến, thì xe xịn như RollRoyce Phantom cũng không thể cản xích tăng Type 98; mẹo lướt sóng đầu cơ sao cho dùng nổi được hải chiến khơi xa; dẫu rằng trang trại, resort khắp nơi, khi có biến thì cũng vào tay giặc; ngày đêm đê mê chân dài ôm ấp, nước này trăm sự nghĩ sao; dollar đâu mà mua cho được đầu giặc; hàng hiệu ấy thì địch sao nổi quân thù; ****** 21 không làm được cho giặc say chết, hải sâm, yến sào cũng không làm giặc đầy bụng ; khi bấy giờ chẳng những là bất động sản của ta không còn, mà dự án resort của các ngươi cũng hết; chẳng những là gia-quyến của ta bị đuổi, mà chân dài của các ngươi cũng bị giặc chén tan nát; chẳng những là ta chịu nhục bây giờ, mà trăm năm về sau, tiếng xấu hãy còn mãi mãi; mà gia-thanh của các ngươi cũng chẳng khỏi mang tiếng phường súc vật bất tài, đến lúc bấy giờ các ngươi dẫu muốn vui-vẻ, phỏng có được hay không?

    Nay ta bảo thật các ngươi: nên cẩn-thận như nơi củi lửa, nên giữ-gìn như kẻ húp canh, dạy-bảo quân-sĩ, luyện-tập tàu bè, tăng pháo, khiến cho người nào cũng có sức khỏe như Lý Đức, thông minh như Ngô Bảo Châu, thì mới có thể dẹp tan được quân giặc, mà lập nên được công-danh. Chẳng những là tài khoản ta được vững bền, mà các ngươi cũng đều được hưởng phú quý; chẳng những là gia quyến của ta được yên-ổn, mà các ngươi cũng đều được ăm ắp chân dài vây quanh, chẳng những là tiên-nhân ta được vẻ-vang, mà các ngươi cũng được thăng quan tiến chức, tiền của đầy nhà, con cháu sang Tây du học; chẳng những là một mình ta được sung-sướng, mà các ngươi cũng được lưu-truyền sử sách, nghìn đời thơm-tho; đến bấy giờ các ngươi dầu không muốn sa đọa, cũng tự khắc phải hưởng lạc đủ đầy.

    Giặc Bắc cùng ta, là kẻ thù không đội trời chung, thế mà các ngươi cứ điềm-nhiên không nghĩ đến việc báo thù, lại không biết dạy quân-sĩ, khác nào như quay súng mà đi theo kẻ thù, giơ tay không mà chịu thua quân giặc, khiến cho xảy có giặc Bắc đánh biển mà ta phải chịu mất đảo muôn đời, thì sử sách cháu con muôn kiếp khinh cho kẻ nhát gan vô dụng , há còn mặt-mũi nào đứng trong trời đất nữa. Vậy nên ta phải làm ra bài hịch này để cho các ngươi biết bụng ta.
  7. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Trung Quốc chạy thử tàu sân bay tuần tới

    Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ chạy thử trên biển tuần tới, nhằm "răn đe các nước đang nhòm ngó Biển Đông", một tờ báo Trung Quốc đưa tin hôm nay.
    > Ảnh tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc


    Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hiện được cho là mang tên Shi Lang. Ảnh: US Navy.
    Tờ Hong Kong Commercial Daily dẫn các nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc cho hay việc chạy thử sẽ diễn ra vào ngày 1/7 song con tàu chỉ chính thức hoạt động sau tháng 10. Tờ này từng có bài phỏng vấn với Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức, trong đó xác nhận sự tồn tại của con tàu này, AFP cho biết.

    Cuộc thử được tiến hành trùng với thời điểm căng thẳng ở Biển Đông tăng cao trong vài tuần trở lại đây với "hy vọng nó sẽ thể hiện sức mạnh của hải quân Trung Quốc, để răn đe các quốc gia đang nhòm ngó Biển Đông nhằm làm dịu căng thẳng", nguồn tin cho hay.

    Nguồn tin cũng thêm rằng ngày chạy thử tàu được chọn để đánh dấu 90 thành lập **** Cộng sản Trung Quốc, song cho biết những yếu tố như thời tiết có thể ảnh hưởng tới kế hoạch này.

    Đại diện của quân đội Trung Quốc chưa có bình luận gì về thông tin trên.

    Căng thẳng giữa Bắc Kinh và các bên trong tranh chấp Biển Đông lên cao trong thời gian gần đây. Việt Nam và Philippines chỉ trích Trung Quốc ngày càng ngang nhiên ở Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định họ cam kết giải quyết vấn đề này một cách hòa bình.

    Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức xác nhận sự tồn tại của con tàu có chiều dài 300 mét trong bài phỏng vấn với báo Hong Kong hồi đầu tháng. Ông nói con tàu từng là tàu sân bay của Liên Xô, có tên là Varyag, đang được hoàn thiện. Nó đang đỗ tại cảng Đại Liên, đông bắc Trung Quốc.

    Một chuyên gia về quân đội Trung Quốc tàu sân bay này sẽ được sử dụng cho mục đích huấn luyện và là mô hình cho tàu sân bay tương lai do Trung Quốc tự chế. Varyag ban đầu được đóng cho hải quân Xô viết song quá trình này bị gián đoạn do Liên Xô sụp đổ.

    Nguyên bản chiếc tàu sân bay Trung Quốc được Liên Xô khởi công đóng từ năm 1985. Sau khi chuyển giao cho Ukraina, con tàu nằm "đắp chiếu" do thiếu kinh phí hoàn thiện và cuối cùng phải bán thanh lý bộ khung sườn cho Trung Quốc. Năm 2002 nó được kéo và cảng Đại Liên và thay vì biến thành khách sạn nổi như kế hoạch, nó được quân đội Trung Quốc hoàn thiện để trở thành một tàu sân bay như thiết kế nguyên thuỷ.

    Tạp chí quân sự Mỹ Jane’s Fighting Ships cho rằng Varyag đã được đổi tên thành Shi Lang, một đô đốc thời Minh - Thanh từng chỉ huy đánh chiếm đảo Đài Loan năm 1681. Tàu sân bay Shi Lang hoàn thiện từ Varyag của Ukraina được đánh giá có khả năng chứa tối đa 50 chiếc máy bay phản lực và 18 trực thăng.

    Thực chất chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc lai tuần dương hạm, không thể so sánh với các tàu sân bay tiêu chuẩn của Mỹ hay châu Âu hiện nay. Chiến hạm này khi mua chỉ có khung sườn nên đã được Trung Quốc nội địa hoá đáng kể, phức tạp nhất là bộ phận động cơ của tàu.

    Khi hạ thuỷ Shi Lang, Trung Quốc sẽ thành quốc gia Đông Bắc Á đầu tiên có tàu sân bay kể từ Thế chiến II. Tuy nhiên sự kiện này được đánh giá là mang ý nghĩa chính trị hơn là quân sự. Giới quân sự Mỹ cũng cho rằng tàu sân bay đầu tiên của Bắc Kinh sẽ không gây ra mối đe doạ nào đối với Mỹ, nhưng sẽ khiến các nước trong khu vực nâng cao nhận thức về một biểu tượng mới trong sự mở rộng sức mạnh quân sự của Trung Quốc
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Học giả quốc tế bác bỏ 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc


    Đảo Đá Lớn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: TTXVN.
    Nhiều học giả quốc tế phản bác các lập luận của Trung Quốc về "cơ sở lịch sử" của đường lưỡi bò, trong Hội thảo quốc tế về an ninh Biển Đông đang diễn ra tại Washington, Mỹ.
    > Học giả quốc tế bàn về an ninh Biển Đông

    Sau khi ông Su Hao, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế của Đại học Ngoại giao Bắc Kinh, có bài phát biểu về tuyên bố chủ quyền cũng như chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông, ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc phụ trách chính trị và an ninh của Ban Thư ký ASEAN, lên tiếng: "Tôi không cho rằng Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) công nhận lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền".

    Theo Vietnamplus, giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Mỹ, không đồng tình với cách giải thích của Trung Quốc về ý nghĩa của đường lưỡi bò liên quan tới lịch sử. Ông nói: "Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan gì cả, mà phải tuân theo UNCLOS."

    Tiến sỹ Dutton cũng nói rằng việc dùng lịch sử để giải thích chủ quyền làm xói mòn các quy tắc của UNCLOS.

    Nhà nghiên cứu nổi tiếng, giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia nói rằng việc học giả Trung Quốc sử dụng "di sản lịch sử" để giải thích về tuyên bố chủ quyền một lần nữa bộc lộ việc thiếu cơ sở pháp lý theo luật quốc tế trong tuyên bố chủ quyền này.

    Cũng liên quan đến khía cạnh luật quốc tế, bà Caitlyn Antrim, Giám đốc Ủy ban Pháp quyền Đại dương của Mỹ, khẳng định tuyên bố đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) không có cơ sở theo luật quốc tế bởi cơ sở lịch sử là rất yếu và rất khó bảo vệ.

    Bà Antrim nói: "Tôi không hiểu Trung Quốc tuyên bố cái gì trong đường lưỡi bò đó. Nếu họ tuyên bố chủ quyền với các đảo do đường ấy bao quanh, thì câu hỏi đặt ra là họ có chứng minh được chủ quyền với các đảo đó hay không. Nếu Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền với các đảo từ 500 năm trước, nhưng sau đó lại bỏ trống thì tuyên bố chủ quyền trở nên rất yếu. Đối với các đảo không có cư dân sinh sống thì họ chỉ có thể tuyên bố lãnh hải, chứ không thể tính vùng đặc quyền kinh tế từ các đảo đó."

    Trong phiên thảo luận buổi chiều 20/6, các học giả Bonnie Glaser của Mỹ, Trần Trường Thủy của Việt Nam, Carl Thayer của Australia và Ian Storey của Singapore đã trình bày về các diễn biến gần đây trên Biển Đông, đưa ra cách giải thích cho các sự kiện này.

    Trước câu hỏi của học giả Trung Quốc về việc tại sao các sự kiện giữa tàu Trung Quốc và tàu thăm dò của Việt Nam lại xảy ra vào thời điểm này, tiến sĩ Trần Trường Thủy nói: "Đây cũng là câu hỏi của chúng tôi. Tại sao tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam vào thời điểm ngay trước khi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như Hội nghị Shangri-la".

    Tại hội thảo, ngoài các học giả còn có bài phát biểu của Thượng nghị sĩ John McCain, cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia John Negroponte và một số quan chức của Mỹ.

    Về tình hình tại Biển Đông, Thượng nghị sĩ McCain nói: "Một trong nhưng nguyên nhân chính làm xấu thêm những căng thẳng tại Biển Đông và khiến cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp tại đây trở nên khó khăn hơn là thái độ hiếu chiến của Trung Quốc và tuyên bố chủ quyền mà Trung Quốc muốn thúc đẩy."

    Hội thảo sẽ tiếp tục trong buổi sáng ngày 21/6 với các phiên thảo luận về tính hiệu quả của các khuôn khổ và cơ chế an ninh trên biển hiện nay cho Biển Đông và các đề xuất chính sách nhằm thúc đẩy an ninh trong khu vực.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Học giả quốc tế bác bỏ 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc


    Đảo Đá Lớn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: TTXVN.
    Nhiều học giả quốc tế phản bác các lập luận của Trung Quốc về "cơ sở lịch sử" của đường lưỡi bò, trong Hội thảo quốc tế về an ninh Biển Đông đang diễn ra tại Washington, Mỹ.
    > Học giả quốc tế bàn về an ninh Biển Đông

    Sau khi ông Su Hao, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế của Đại học Ngoại giao Bắc Kinh, có bài phát biểu về tuyên bố chủ quyền cũng như chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông, ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc phụ trách chính trị và an ninh của Ban Thư ký ASEAN, lên tiếng: "Tôi không cho rằng Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) công nhận lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền".

    Theo Vietnamplus, giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Mỹ, không đồng tình với cách giải thích của Trung Quốc về ý nghĩa của đường lưỡi bò liên quan tới lịch sử. Ông nói: "Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan gì cả, mà phải tuân theo UNCLOS."

    Tiến sỹ Dutton cũng nói rằng việc dùng lịch sử để giải thích chủ quyền làm xói mòn các quy tắc của UNCLOS.

    Nhà nghiên cứu nổi tiếng, giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia nói rằng việc học giả Trung Quốc sử dụng "di sản lịch sử" để giải thích về tuyên bố chủ quyền một lần nữa bộc lộ việc thiếu cơ sở pháp lý theo luật quốc tế trong tuyên bố chủ quyền này.

    Cũng liên quan đến khía cạnh luật quốc tế, bà Caitlyn Antrim, Giám đốc Ủy ban Pháp quyền Đại dương của Mỹ, khẳng định tuyên bố đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) không có cơ sở theo luật quốc tế bởi cơ sở lịch sử là rất yếu và rất khó bảo vệ.

    Bà Antrim nói: "Tôi không hiểu Trung Quốc tuyên bố cái gì trong đường lưỡi bò đó. Nếu họ tuyên bố chủ quyền với các đảo do đường ấy bao quanh, thì câu hỏi đặt ra là họ có chứng minh được chủ quyền với các đảo đó hay không. Nếu Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền với các đảo từ 500 năm trước, nhưng sau đó lại bỏ trống thì tuyên bố chủ quyền trở nên rất yếu. Đối với các đảo không có cư dân sinh sống thì họ chỉ có thể tuyên bố lãnh hải, chứ không thể tính vùng đặc quyền kinh tế từ các đảo đó."

    Trong phiên thảo luận buổi chiều 20/6, các học giả Bonnie Glaser của Mỹ, Trần Trường Thủy của Việt Nam, Carl Thayer của Australia và Ian Storey của Singapore đã trình bày về các diễn biến gần đây trên Biển Đông, đưa ra cách giải thích cho các sự kiện này.

    Trước câu hỏi của học giả Trung Quốc về việc tại sao các sự kiện giữa tàu Trung Quốc và tàu thăm dò của Việt Nam lại xảy ra vào thời điểm này, tiến sĩ Trần Trường Thủy nói: "Đây cũng là câu hỏi của chúng tôi. Tại sao tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam vào thời điểm ngay trước khi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như Hội nghị Shangri-la".

    Tại hội thảo, ngoài các học giả còn có bài phát biểu của Thượng nghị sĩ John McCain, cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia John Negroponte và một số quan chức của Mỹ.

    Về tình hình tại Biển Đông, Thượng nghị sĩ McCain nói: "Một trong nhưng nguyên nhân chính làm xấu thêm những căng thẳng tại Biển Đông và khiến cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp tại đây trở nên khó khăn hơn là thái độ hiếu chiến của Trung Quốc và tuyên bố chủ quyền mà Trung Quốc muốn thúc đẩy."

    Hội thảo sẽ tiếp tục trong buổi sáng ngày 21/6 với các phiên thảo luận về tính hiệu quả của các khuôn khổ và cơ chế an ninh trên biển hiện nay cho Biển Đông và các đề xuất chính sách nhằm thúc đẩy an ninh trong khu vực.
  8. eddiengn

    eddiengn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2011
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Chả biết nguồn ở đâu vì thấy bài này ở 1 trang teen mà trang đó cũng không chú thích nguồn, nhưng thấy cũng hay nên post vậy

    TQ có tiến đánh Việt Nam không và khi nào?

    Hiện nay, tình hình biển Đông đang có những diễn biến hết sức phức tạp với những động thái trắng trợn từ phía Trung Quốc. Trung quốc ngày càng lộ rõ hơn tính cách nước lớn và không ngại đưa ra những quyết định vi phạm nghiêm trọng công ước quốc tế về luật biển đối với các nước láng giềng nhỏ hơn như Philippines hay Việt Nam. Và nhiều người đã tự hỏi: “Liệu Trung Quốc có đánh Việt Nam không?”. Bài viết này xin đăng tải một số ý kiến về vấn đề này để chúng ta cùng tham khảo.
    Trung Quốc có đánh Việt Nam không?


    Trung Quốc nên chăng tấn công quân sự đối với Việt Nam?

    Nếu quân đội Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng vũ lực, phải tiến hành điều tra dân ý về vấn đề “đánh ai trước”, chắc chắn trên 80% dân chúng Trung Quốc đều hô to một tên – Việt Nam. Về bề ngoài, Việt Nam hung hăng nhất, quốc lực tổng hợp yếu nhất và năng lực kiểm soát chiến tranh kém nhất trong số 5 nước có tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông, dựa vào thực lực quân sự của Trung Quốc hiện nay có thể khẳng định rằng, nếu hải quân hai nước Trung-Việt xảy ra chiến tranh tại quần đảo Hoàng Sa hoặc quần đảo Trường Sa, quân đội Việt Nam chỉ có thể chống đỡ, không có sức đánh trả, cuối cùng phải chịu thất bại, quân đội Trung Quốc khẳng định sẽ giành chiến thắng gọn gàng, triệt để. Với thực lực quốc gia và thực lực quân đội hiện nay của Việt Nam căn bản không chịu nổi một trận đánh của Trung Quốc. Mặc dù, tác giả bài viết này nhất trí với đánh giá của đa số người dân Trung Quốc, nhưng mặt khác tác giả cũng tán thành với một bộ phận có quan điểm nhìn xa trông rộng, không chủ trương tiến đánh Việt Nam ngay lập tức, vậy vì sao?
    Tác giả bài viết cho rằng trong một thời gian dài kiên trì theo dõi các chương trình quân sự trên truyền hình và trên các phương tiện truyền thông khác, lắng nghe các chuyên gia quân sự đánh giá về tình hình Biển Đông và trong các cuốn sách chuyên đề cũng như các bài bình luận trên mạng của các chuyên gia quân sự, cũng đọc thấy nhiều bài viết và ý kiến về chủ trương không tiến đánh Việt Nam trước, tác giả có cùng một quan điểm với chủ trường này: Trung Quốc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông, mục tiêu tiến đánh đầu tiên không nên là Việt Nam, và không chủ trương lập tức khai chiến với Việt Nam, một khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam sẽ tạo ra nhiều hậu quả, trong đó có 4 điểm vô cùng bất lợi cho Trung Quốc:

    Một là, hiện nay Việt Nam có thể nói đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, từ sau Chiến tranh Lạnh, Việt Nam bắt đầu mất dần ký ức chiến tranh, mặc dù trong những năm gần đây họ giơ cành ô liu với người Mỹ, nhưng lịch sử thảm khốc của cuộc Chiến tranh Việt Nam và hình thái ý thức của **********************, khiến Mỹ băn khoăn lo lắng, huống hồ người Mỹ cũng biết rất rõ, người Việt Nam chẳng qua là muốn hàng không mẫu hạm của Mỹ đến để kiềm chế và hù doạ Trung Quốc mà thôi. Nếu Trung Quốc đánh Việt Nam, người Việt Nam sẽ kêu gọi sự bảo vệ của Mỹ, Nhật Bnả, cung cấp căn cứ quân sự cho Mỹ, Nhật, như vậy tuyệt đối không phải là một tin tốt cho Trung Quốc, Trung Quốc sẽ mất đi “vùng đệm hoà hoãn” phía Nam trong sự đối kháng với Mỹ. Cục diện này là ước nguyện của người Mỹ mấy chục năm qua, cũng là mục đích mà người Mỹ phải sử dụng biện pháp chiến tranh trong mười mấy năm mà chưa đạt được, và một khi xuất hiện cục diện này, dưới sự “giúp sức” của Trung Quốc, chắc chắn người Mỹ sẽ thực hiện được mục tiêu này. Nếu quân đội Mỹ có thể quay trở lại cảng Cam Ranh, có thể khẳng định cuộc sống của Trung Quốc sẽ không còn tốt đẹp.
    Hai là, chiếm giữ các đảo của Trung Quốc tại Trường Sa còn có các nước Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây, nếu các nước này nhận được sự ủng hộ và xúi giục từ Mỹ, sẽ liên hợp với Việt Nam tiến hành chiến tranh chống lại Trung Quốc, cục diện này rất có khả năng xảy ra, vậy Trung Quốc phải làm sao? Toàn bộ khu vực Biển Đông sẽ trở thành chiến trường, hoàn toàn có thể khiến toàn bộ các nước Đông Nam Á thoái thác triệt để cho Mỹ, thảm hoạ chiến tranh sẽ tiếp nối, đồng minh của Trung Quốc tại khu vực này sẽ ngày càng ít, thậm chí bị cô lập hoàn toàn, hình tượng nước lớn có trách nhiệm của khu vực được Trung Quốc xây dựng từ năm 1999 đến nay bị sụp đổ hoàn toàn, nếu nhân cơ hội này Đài Loan đi theo hướng độc lập, Nhật Bản chiếm đóng tại đảo Điếu Ngư, Nam Tây Tạng lại có vấn đề, Trung Quốc thật sự xuất hiện cục diện “bốn bề gặp hoạ”, phiền phức không để đâu cho hết.

    Ba là, các đảo Việt Nam chiếm giữ tại Biển Đông phân bố rải rác và trong phạm vi rộng, đại bộ phận đều nằm ở cực Nam của Biển Đông, đánh chiếm các đảo trên với Việt Nam như thế nào, mặc dù nó một tấc lãnh thổ cũng không thể nhường, nhưng đối với Trung Quốc, một số đảo thuộc khu vực Trường Sa thực sự quá xa, xa đến mức nếu dựa vào biện pháp kỹ thuật hiện nay, cho dù khai thác, phát triển thì lợi ích thu được so với cái giá phải bỏ ra để bảo vệ cũng không thể so sánh được, ngược lại, những đảo này rất gần với phía Việt Nam, huống hồ sau khi đánh chiếm những đảo này, hải quân Trung Quốc không thể dụng cả một hạm đội tác chiến bố trí lâu dài tại cực Nam của Biển Đông, vì vậy đánh chiếm các đảo này sẽ rất khó phòng thủ, rất có thể xuất hiện cục diện mất rồi lại được, được rồi lại mất, nếu xuất hiện cục diện này, hao người tốn của là chuyện không phải bàn, Việt Nam sẽ làm tiêu hao một lượng lớn sức chiến đấu của hải quân Trung Quốc, trong khi đó hải quân Mỹ cũng sẽ nhân cơ hội này gây ra những phiền phức cho hải quân Trung Quốc.

    Bốn là, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam trước, chắc chắn sẽ gặp sự phản đối kiên quyết từ nước láng giềng phương Bắc – đó là Nga, vì sau khi Liên Xô tan rã, Nga kế thừa và phát triển quan hệ đồng minh hữu nghị với Việt Nam, hiện nay Nga là nguồn cung cấp trang bị vũ khí quân sự và hoả lực lớn nhất của Việt Nam, ngược lại, người Nga nhập khoảng 30% hàng nông sản, thực phẩm từ Việt Nam, một khi Trung-Việt xảy ra chiến tranh, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quan hệ đối tác mật thiết Trung-Nga mà hai nước mới thiết lập, tình hình quốc tế hiện nay đòi hỏi hai nước Trung-Nga phải đoàn kết mật thiết, cùng nhau đối phó với nguy cơ quân sự ngày càng nghiêm trọng, nếu Nga cũng gia nhập vào tập đoàn tuyên truyền về thuyết “mối đe doạ từ Trung Quốc”, như vậy Trung Quốc sẽ ở vào địa vị quốc tế hết sức khó xử, Nga cũng sẽ đối xử thù địch với Trung Quốc, Trung Quốc thật sự bị Mỹ bao vây toàn diện. Trong khi đó, kinh tế của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đây là bất lợi lớn nhất.

    Căn cứ vào 4 nguyên nhân trên, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam đầu tiên để giải quyết vấn đề Biển Đông là sự lựa chọn không sáng suốt, nếu tiến đánh Việt Nam đầu tiên, các nước tranh chấp khác dưới sự xúi giục và ủng hội của Mỹ, khẳng định sẽ không khoanh tay đứng nhìn, nhưng nếu Trung Quốc tiến đánh Philippin đầu tiên hoặc nước khác, tác giả có đầy đủ lý do chứng minh rằng, cho dù Mỹ gây chia rẽ như thế nào, Việt Nam đều sẽ không dám tham gia, trong vấn đề Biển Đông, hai nước Trung-Việt dường như có một dạng hiểu ngầm là: “anh không đánh tôi, tôi không tham gia” và “tôi không đánh anh, anh không tham gia”, năm ngoái Trung Quốc và Philippin xảy ra xung đột xung quanh vấn đề đảo Hoàng Nham, biểu hiện giữa Trung Quốc và Việt Nam đã cho thấy tồn tại sự hiểu ngầm đó.

    Mặc dù, chiến tranh là tàn khốc, là không nhân đạo, nhưng có lúc cũng là điều phải làm và cũng là biện pháp hiệu quả nhất. Những vấn đề đang đặt ra cho Chính phủ và quân đội Trung Quốc là: Đánh ai trước? Khi nào đánh? Sau khi thu hồi các đảo bị chiếm đóng tại Biển Đông nên củng cố và bảo vệ như thế nào?

    Căn cứ vào tình hình Biển Đông hiện nay, tác giả đưa ra cách nhìn sau:

    1. Nước nào quan hệ tốt nhất với Mỹ?
    2. Nước nào hô hào chống Trung Quốc mạnh nhất?
    3. Nước nào quy hoạch các đảo chiếm đóng của Trung Quốc vào bản đồ nước mình đầu tiên?
    4. Nước nào chiếm các đảo của Trung Quốc có cự ly gần với Trung Quốc đại lục nhất?
    Nếu quốc gia nào đồng thời phù hợp với 4 điều kiện kể trên, thì đó chính là đối tượng mà quân đội Trung Quốc cần tiến đánh đầu tiên, căn cứ vào tình hình Biển Đông hiện nay thì quốc gia đó chính là Philippin.
    Philippin chiếm giữ 10 đảo. Philippin là nước có lực lượng hải quân yếu nhất trong số các nước tranh chấp tại Biển Đông. Để chiếm giữ hữu hiệu các đảo, Philippin đã áp dụng một số biện pháp cầu cứu sự ủng hộ và bảo vệ từ bên ngoài. Tháng 4/1992, Philippin khởi xướng “Hiệp ước thân thiện và hợp tác ASEAN”, Hiệp ước này yêu cầu giải quyết hoà bình tranh chấp Biển Đông. Hai năm sau, Philippin ký hợp đồng với một công ty của Mỹ, tiến hành cái gọi là hoạt động thăm dò và nghiên cứu địa chất ở khu vực tranh chấp phía Tây quần đảo Palawan, hành vi của Philippin dẫn đến sự phẫn nộ của Trung Quốc.
    Được coi là một phản ứng, Trung Quốc đã dựng cột mốc trên đảo đá ngầm Mỹ Tế (Việt Nam gọi là Vành Khăn, Philippin gọ là Panganiban) thuộc quần đảo Trường Sa, xây dựng nhà đan và nhà tránh bão dân dụng cho ngư dân, Philippin cho rằng đảo Mỹ Tế thuộc Philippin, vì vậy, đã tiến hành phá hoại có chủ ý, đồng thời bắt giữ các ngư dân Trung Quốc đang hoạt động tại vùng nước cách phía Tây quần đảo Palawan 80 km. Đây là tranh chấp đảo Mỹ Tế giữa Trung Quốc và Philippin. Sau này, do cảnh cáo nghiêm khắc từ phía Chính phủ Trung Quốc, Philippin đã phải thả toàn bộ ngư dân Trung Quốc. Được biết, Philippin làm như vậy tất cả đều do cuộc bầu cử trong nước sắp diễn ra, khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippin đề cập đến vấn đề này, đã viện dẫn Hiệp ước phòng thủ chung mà Philippin ký với Mỹ, trong Hiệp ước này nói, một khi Philippin bị tấn công, Philippin sẽ tiến hành thảo luận song phương với Mỹ, có lẽ do nguyên nhân của Hiệp ước này mà Ngoại trường Mỹ đã nhắc nhở Ngoại trưởng Trung Quốc: Mỹ có nghĩa vụ với Philippin theo Hiệp ước.

    [​IMG]

    Phải chăng Mỹ nhúng tay vào vấn đề tranh chấp Biển Đông?
    Mỹ nhúng tay vào tranh chấp Biển Đông là điều hoàn toàn khẳng định, đây là một trong những bước đi chiến lược “quay trở lại châu Á, xưng bá châu Á” của Mỹ, mục đích là kiềm chế Trung Quốc tăng tốc trỗi dậy trên phạm vi toàn cầu, để củng cố địa vị bá chủ của mình trên phạm vi toàn cầu, chính vì vậy việc tích cực nhúng tay vào vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ không có gì làm lạ, Trung Quốc cũng đã quen với bất cứ phiền phức nào đều có “bạn đồng hành” là Mỹ, cho dù là nhận được sự giúp đỡ của Mỹ, chẳng nhẽ người Mỹ triển khai hàng triệu quân và mười mấy chiếc hàng không mẫu hạm đến Biển Đông để giúp một nước nhỏ không quan trọng hay sao? Mỹ thực hiện chiến lược kiềm chế Trung Quốc, hoàn toàn không có nghĩa là chiến lược chiến tranh, thủ đoạn là “trò chơi bên miệng hố chiến tranh” chứ không phải “trò chơi chiến tranh”, không vì một hòn đảo nhỏ mà Mỹ khai chiến với Trung Quốc. Người Mỹ nhiều nhất cũng chỉ đem hàng không mẫu hạm đến uy hiếp Trung Quốc, viện trợ một chút vũ khí và ủng hộ về mặt nhân đạo. Người Mỹ liên hợp triển khai đối kháng quân sự nhằm vào Trung Quốc, là lấy đá đập vào chân mình.

    Ngày cả Mỹ thật sự xuất quân can dự, liệu Trung Quốc có từ bỏ vũ lực thu hồi chủ quyền các đảo tại Biển Đông? Đáp án là phủ định. Trung Quốc không phải là Ápganixtan, Irắc hay Libi, Trung Quốc ngày nay không yếu hèn như vậy, Trung Quốc tuyệt đối không tỏ ra yếu kém trước bất cứ quốc gia nào tại Biển Đông, có sự can thiệp của người Mỹ càng khiến Trung Quốc kiên định hơn vào quyết tâm và ý chí chiến đấu nhằm thâu tóm Biển Đông. Nếu “Trung-Mỹ tất phải có một cuộc chiến”, trước khi Chính phủ và quân đội Trung Quốc sử dụng vũ lực thu hồi các đảo tại Biển Đông, nên làm tốt mọi sự chuẩn bị để có thể quyết chiến với Mỹ tại Biển Đông.
  9. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Đến ngày hôm nay, lên Internet rồi mà vẫn còn tin vào ba cái khẩu hiệu này à?

    Lúc đó Pháp nó đã là bại quốc, tàn quân... So với những Chiến Dịch @ WW II thì Điện Biên Phủ chỉ là cái lô cốt ở vùng ... thôi.

    "Chấn Động Địa Cầu"?

    Pờ liz!!! =))
  10. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    [:D] ùhm, nhưng cái lô cốt này bị đánh bởi 1 đội quân thiếu thốn trăm bề, cái nước Đại Pháp của Youth được mớm bởi cậu Anh, bố Mỹ máy bay ném bom, vũ khí hạng nặng mà không làm gì được mấy anh ốm nhom ốm nhách, đánh đến nỗi các anh Đại Pháp ấy thà đầu hàng chứ không để bị ... bắt :))
    may nhờ bố Mỹ của youth sủa nhặng lên, chứ không là Đại Pháp nhảy tọt mẹ nó xuống biển luôn ấy chứ! :-"
    quay về cái topic trên box quansu đi! ;))

Chia sẻ trang này