1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    :)
  2. ILTknight

    ILTknight Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    5
    Khổ Dâm Nương Nương lại cứ thích cưỡng bức lịch sử là sao thế? Sau WWII vẫn còn một loạt các nước Châu Á, Châu Phi, Mỹ Latinh bị thực dân đô hộ nhé! Chính chiến thắng ĐBP đã cổ vũ cho các nước thuộc địa đứng lên giành độc lập, chỉ cần coi lại ngày độc lập của các nước đó thôi mà...

    Nguồn này: http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Dien_Bien_Phu , http://www.historynet.com/battle-of-dien-bien-phu.htm

    Hi vọng lúc ở sa mạc, Nương Nương đã được phổ cập tiếng Anh vỡ lòng [:D]
  3. boyhn77

    boyhn77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    52
    lập luận của bác này đúng. TQ có dân số chiếm hơn 1/5 dân số thế giới nhu cầu để duy trì sự tồn tại của lượng dân số khổng lồ rất cao . Việc chiếm Biển Đông ko nằm ngoài mục đích đó xa hơn chiếm BiỂN Đông ko chỉ thoả mãn cơn khát dầu mỏ,tài nguyển thuỷ hải sản về chiến lược TQ muốn đảm bảo an nình đường biển riêng cho mình ( con đường tơ lụa mới của TQ nối từ đại lục sang châu PHi) lục địa đen nghèo đói trình độ thấp kém nhưng giàu tài nguyên.Chiếm được Biển Đông TQ sẽ không chế hầu hết các nước Asean từ đó làm bàn đạp vươn xa ra các khu vực khác nhất là Ấn Độ Dương hiện tại TQ đã thiết lập trạm căn cứ hậu cần tại 1 số cảng ở Myanma,Bangladet và chuẩn bị là Pakitan.TQ cay mũi khi Liby đối tac châu Phi lớn của TQ bị châu Âu và Mỹ oanh tạc xét về kinh tế các doanh nghiệp TQ thiệt hại nhiều và TQ có lượng lao động lớn nhất ở đây.TQ càng khát khao xây dựng 1 lực lượng quận sự lớn mạnh vươn xa đến những vùng đất m ới,TQ chế tạo tàu sân bay cái trc mắt là đe doạ các nước láng giềng để làm chủ Biển Đông.Nhưng mục đich xa hơn nữa khi có nhiều tàu sân bay, TQ muốn hiện diện lực lượng quân sự tại châu phi bảo kê cho mối quan hệ kinh tế chính trị tại đây.Châu phi với đa phần các quốc gia nghèo đói trình độ dân trí thấp có nguồn tài nguyên phong phú.Trong khi các chính sách nhập cư ngày càng khắt khe ở các nước châu Âu cũng như các nước phát triển nói chung thậm chí các quốc gia châu á đang cảnh giác với làn sóng di dân và Hán hoá của TQ.Chỉ có châu phi điểm đến mới trong tương lai cho bài toán dân số của TQ.TQ mua rất nhiều đất ở châu phi,xây dựng nhiều cơ sở kinh tế ở đây nhưng châu phi luôn mang màu sắc bạo loạn cho nên về lâu dài cần duy trì lực lượng quân sự ở châu Phi. Biển Đông sẽ là căn cứ chính và bến xuất phát của lực lượng quân sự TQ trong tương lai.
  4. ivancutonhuphich

    ivancutonhuphich Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/06/2011
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Ai chả biết là nó muốn đánh, đặc biệt là sau đợt hạn hán khủng khiếp + Lũ lụt lịch sử vừa rồi, nó lại càng muốn có chiến tranh với nước ngoài....

    Nhưng vấn đề là, nó không thể 1 mình chống lại cả thế giới, 1 khi xảy ra xung đột qui mô tầm cỡ thì cái nền kinh tế của nó cũng bốc hơi luôn
  5. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    >> TNS McCain chỉ trích Trung Quốc "hiếu chiến" ở Biển Đông

    >> Học giả Trung Quốc lại phân bua về Biển Đông

    Một phóng viên nước ngoài đã nhận xét, có lẽ vì vấn đề Biển Đông nên thu hút rất đông học giả và chính khách tên tuổi đến dự hội thảo về an ninh hàng hải tại Biển Đông do CSIS tổ chức. Căn phòng chật kín đến mức TS Termsak Chalermpalanupap phải ngạc nhiên và nghiệm ra độ nóng của vấn đề Biển Đông.

    Ngày thảo luận đầu tiên 20/6 (giờ Washington) căng và nóng rẫy sau phần tham luận trình bày quan điểm và chủ trương của Trung Quốc ở Biển Đông của GS Tô Hạo đến từ ĐH Ngoại giao Trung Quốc.

    Chất vấn và chỉnh huấn, có vẻ đó là những gì các học giả và chính khánh quốc tế tại Hội thảo đã làm với vị giáo sư Trung Quốc và những đồng sự của ông. Đã có lúc, TS Tô Hạo phải kêu lên: "tôi không phải là người phát ngôn của Trung Quốc".

    Ai sợ ai?

    Trong bài phát biểu của mình, GS Tô Hạo cho rằng, chính hành động của các nước trong khu vực đã làm cho Trung Quốc "sợ" (scared).

    "Một vài nước nói rằng Trung Quốc những năm gần đây có thái độ quá mạnh đối với vấn đề biển Đông, nhưng tôi tin là lý do Trung Quốc có thái độ quyết đoán như vậy bởi một vài nước đã có những phản ứng quá mạnh đối với những gì đang xảy ra chống lại Trung Quốc. Đó là lý do làm cho Trung Quốc sợ và làm cho chúng tôi phải nói gì đó để bảo vệ chủ quyền đối với Biển Đông".

    Đến từ Viện nghiên cứu Brookings, TS Tạ Tuấn đặt câu hỏi, "hành động nào của láng giềng khiến Trung Quốc sợ? Là hoạt động đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam và Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở được công nhận bởi Công ước Luật biển quốc tế 1982 của mỗi nước chăng? Là hoạt động thăm dò của công ty dầu khí cũng trong vùng đặc quyền kinh tế ấy mà Trung Quốc đã cho tàu hải giám (tàu quân sự cải hoán) cắt cáp chăng?

    Không chỉ ra được hành động nào, vị GS Trung Quốc phân bua: "Không hẳn là sợ... Nhưng cá nhân tôi lo ngại. Rõ ràng, những năm trước, có rất nhiều hoạt động hợp tác giữa Trung Quốc và các nước ở Biển Đông. Một năm trở lại đây, căng thẳng gia tăng...

    Vì sao căng thẳng gia tăng một năm trở lại đây? Câu hỏi của ông Tô Hạo đã được hầu hết các học giả tại diễn đàn này chỉ ra. Thỏa thuận về các nguyên tắc ứng xử trên Biển Đông đã không thể ngăn được leo thang tranh chấp, không ngăn được hành động gây hấn của Trung Quốc. Hơn nữa, như TNS Mỹ John McCain chỉ ra, các hành động này dựa trên "các quyền tự phong" của Trung Quốc.


    GS Tô Hạo, ĐH Ngoại giao Trung Quốc
    Điều đáng nói, như TS Termsak Chalermpalanupap lưu ý, khi chiến hạm Mỹ đi qua đường chữ U để vào Đà Nẵng thì Trung Quốc không lên tiếng phản đối, nhưng khi ngư dân Việt Nam hay các tàu của VietnamPetro hoạt động ở khu vực này thì gặp những phiền nhiễu do phía Trung Quốc gây nên.

    "Nghe phần trình bày của GS Tô Hạo, tôi mới thấy rõ một điều, Trung Quốc và ASEAN khác nhau về phong cách", TS Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc Ban an ninh chính trị thuộc ban thư ký ASEAN nhận xét.

    Dừng một chút, ông tấn công: "Các nước ASEAN thì nói và nói (talk and talk) còn Trung Quốc thì miệng nói và tay làm (talk and take)".

    Giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Mỹ chia sẻ, "nếu tôi là các nước ASEAN, tôi sẽ rất lo lắng".

    "Theo tôi biết, Trung Quốc đề xuất thương lượng với ASEAN, rằng cùng hợp tác, lo phát triển kinh tế, và chấp nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Đó là cuộc thương lượng tồi, bởi lẽ ASEAN sẽ phải hi sinh lợi ích lâu dài để đổi lại lợi ích thương mại ngắn hạn với Trung Quốc".

    "Tại sao Trung Quốc quyết tâm thực hiện kiểm soát Biển Đông và các nguồn tài nguyên của nó?", TS Peter Dutton nêu câu hỏi trong khi chính học giả Trung Quốc lại thắc mắc với học giả Việt Nam, tại sao các sự kiện giữa tàu Trung Quốc và tàu thăm dò của Việt Nam lại xảy ra vào thời điểm này.

    "Đây cũng là câu hỏi của chúng tôi. Tại sao tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam vào thời điểm ngay trước khi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như Hội nghị Shangri-la", TS Trần Trường Thủy, Học viện Ngoại giao Việt Nam đáp lời.

    Bà Bonner Glaser, Giám đốc Ban Trung Quốc của CSIS nhắc lại việc Trung Quốc vi phạm Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) như dựng cột mốc chủ quyền trên các bãi đá ngầm ở Amy Douglas Bank thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và cắt dây cáp thăm dò dầu khí thuộc tàu Bình Minh 2 và tàu Viking của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khu vực trước đây chưa hề bị tranh chấp.

    Theo bà, những diễn tiến xảy ra tại Biển Đông gắn chặt với các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, nơi mà chủ nghĩa quốc gia đã đi hơi quá đà, đặt ra thách thức cho giới lãnh đạo Bắc Kinh trong thời điểm nhạy cảm khi Trung Quốc đang bước vào giai đoạn chuyển giao lãnh đạo.

    Trước đó, dẫn lại lời của GS Tô Hạo, "chủ quyền là lợi ích quốc gia mà một chính thể không thể từ bỏ, nếu muốn tồn tại", một học giả đến từ Philippines đưa ra nghi vấn, phải chăng, có quá nhiều vấn đề chính trị nội bộ của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

    Hơn nữa, "Trung Quốc chưa thu được giọt dầu nào từ Biển Đông, trong khi nhiều nước ASEAN như Việt Nam, Philippines đã khai thác được dầu khí. Chúng tôi đòi chia sẻ lợi ích công bằng", GS Tô Hạo nói.

    "Đường lưỡi bò - một yêu sách tham lam, thiếu căn cứ"

    "Vấn đề là Trung Quốc yêu sách tất cả", học giả đại diện cho ASEAN, TS Termsak Chalermpalanupap lên tiếng. "Vì yêu sách này, Trung Quốc đã tạo chồng lấn với các nước thành viên ASEAN, và đó là lí do Trung Quốc luôn muốn tiếp cận song phương", ông nói.


    Ông Bower, bà CAitlyn, TS Trần Trường Thủy, GS Carl Thayer và Ian Storey tại hội thảo.
    Các học giả đều chia sẻ quan điểm rằng Trung Quốc đang "yêu sách tham lam, thiếu căn cứ" với bản đồ 9 đoạn hình chữ U mới được trình lên LHQ cách đây chưa lâu.

    Với yêu sách đường chữ U, Trung Quốc thực sự đòi bao nhiêu trên Biển Đông? Tất cả Biển Đông chăng? Bản đồ 9 đoạn hình chữ U thực chất thể hiện điều gì, và dựa trên cơ sở nào, rất nhiều học giả nêu câu hỏi.

    Khẳng định "không phải Trung Quốc đòi hỏi toàn bộ Biển Đông", thế nhưng GS Tô Hạo cũng không lí giải được nguồn cơn của đường chữ U. "Đây là vấn đề phức tạp".

    Ông đã viện dẫn "di sản lịch sử" để biện minh cho đường chữ U, rằng đó là di sản lịch sử sau Chiến tranh thế giới thứ 2, là di sản của thời Tống để lại...

    Giám đốc Ủy ban Pháp quyền Đại dương của Mỹ, Caitlyn Antrim, khẳng định đường chữ U không có cơ sở theo luật quốc tế bởi cơ sở lịch sử là rất yếu và rất khó bảo vệ.

    "Tôi không hiểu Trung Quốc tuyên bố cái gì trong đường chữ U đó. Nếu họ tuyên bố chủ quyền với các đảo do đường ấy bao quanh, thì câu hỏi đặt ra là họ có chứng minh được chủ quyền với các đảo đó hay không. Nếu Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền với các đảo từ 500 năm trước, nhưng sau đó lại bỏ trống thì tuyên bố chủ quyền trở nên rất yếu. Đối với các đảo không có cư dân sinh sống thì họ chỉ có thể tuyên bố lãnh hải, chứ không thể tính vùng đặc quyền kinh tế từ các đảo đó", bà Caitlyn Antrim nói.

    Không đồng tình với cách giải thích của Trung Quốc về ý nghĩa của đường lưỡi bò liên quan tới lịch sử, TS Peter Dutton nói: "Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan gì cả, mà phải tuân theo UNCLOS...Việc dùng lịch sử để giải thích chủ quyền làm xói mòn các quy tắc của UNCLOS".

    Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia nói rằng việc học giả Trung Quốc sử dụng "di sản lịch sử" để giải thích về tuyên bố chủ quyền một lần nữa bộc lộ việc thiếu cơ sở pháp lý theo luật quốc tế trong tuyên bố chủ quyền này.

    "Trung Quốc yêu sách đường chữ U nhưng lại không rõ thực ra đường chữ U thể hiện điều gì. Trung Quốc nói quan hệ bạn bè, thực ra cũng không biết có phải là bạn hay không. Giống như anh vừa giơ tay ra bắt, vừa cướp thức ăn trên tay bạn", một học giả Philippines nói.

    "Nếu Trung Quốc đã tự tin như vậy về cơ sở cho yêu sách của mình, sao lại phản đối sự tham gia của bên thứ ba trong việc giải quyết vấn đề? Hiện có nhiều cơ chế theo UNCLOS hay ICJ...

    Chia sẻ góc nhìn này, một học giả gốc Việt đang sống tại Mỹ nói, sao Trung Quốc lại khăng khăng đòi giải quyết song phương với các nước nhỏ? Để Trung Quốc dễ bề "chia rẽ các nước ASEAN, để các nước đối đầu với nhau" như nhận định của TNS John McCain chăng?

    Hành xử trách nhiệm?

    Học giả Trung Quốc luôn khẳng định, Trung Quốc "hành xử trách nhiệm", "hành xử theo luật và các quy chuẩn quốc tế", vì "hình ảnh quốc gia". Trung Quốc luôn "cố gắng hạ nhiệt để giảm căng thẳng", "sẵn sàng chia sẻ lợi ích trên Biển Đông".

    "Nghe Trung Quốc nói về chính sách, nước nào cũng thấy vui, nhưng hi vọng, Trung Quốc thực hành những gì mình nói", TS Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam dẫn lại phát biểu của một quan chức ASEAN. Đáng tiếc "vẫn tồn tại khoảng cách giữa lời nói và việc làm của Trung Quốc, và khoảng cách ấy đang lớn lên".


    TNS John Mc Cain: Trung Quốc đang hành xử hiếu chiến và yêu sách tham lam ở Biển  Đông
     

    Thiện chí hợp tác của Trung Quốc đến đâu, cứ nhìn quá trình chuyển từ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC, mang tính cam kết chính trị, sang Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC mang tính ràng buộc pháp lý cao là thấy.

    ASEAN đã rất nỗ lực để đạt đồng thuận trong vấn đề COC, TS Termsak Chalermpalanupap cho hay.

    Gần 10 năm trước, khi bàn về DOC, chính các nước ASEAN đã không thể thống nhất được phạm vi điều chỉnh của các quy tắc ứng xử, đành chấp nhận một giải pháp tình thế, không nhắc đến trong văn bản.

    "Lúc này, tất cả các thành viên ASEAN đã sẵn sàng thảo luận về phạm vi điều chỉnh của Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông COC", vượt qua trở ngại cũ.

    20 lần, các nước ASEAN đã thống nhất được đề nghị về COC để đưa ra bàn với Trung Quốc. Và cả 20 lần, Trung Quốc đều bác bỏ. Tuần qua, ASEAN lại vừa họp, và bản đề nghị thứ 21 đã hình thành.

    "Trung Quốc đang gây khó khăn trong đàm phán về quy tắc ứng xử", vị học giả đại diện cho ASEAN nói.

    "Muốn giải quyết vấn đề Biển Đông, trước hết, Trung Quốc phải thay đổi quan điểm của mình", một học giả nói.

    Muốn "giữ hình ảnh quốc gia", Trung Quốc sẽ không được quên, thế giới đang nhìn vào hành xử của nước này ở Biển Đông.

    "Thái độ hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông giúp Ấn Độ hiểu được thái độ và hành xử mà Trung Quốc có thể áp dụng với nước láng giềng Ấn Độ và với biển Ấn Độ Dương", ông Amer Latif, thuộc Trung Tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế Ấn Độ nói.

    Tại Hội thảo, có học giả đã lạc quan hi vọng, GS Tô Hạo và các đồng nghiệp của ông sẽ "thay đổi cách nhìn về Biển Đông" bằng cách lắng nghe các nước. Và sự thay đổi nhận thức từ những học giả lớn của Trung Quốc sẽ lan tỏa đến chính sách.

    Còn Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam nhắn nhủ tới đồng nghiệp Trung Quốc, có lẽ, ông nên tới Hà Nội hay Manila, để nhìn chính sách của Trung Quốc theo cách khác.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Đó là một trong những bí mật khó giữ nhất ở một quốc gia thường ngày vốn rất kín đáo trong những tiến bộ quân sự. Cuối cùng thì Trung Quốc đã xác nhận đang xây dựng tàu sân bay đầu tiên, con tàu nặng 67.500 tấn và chỉ ngắn hơn các tàu sân bay Nimitz của Mỹ vài mét.

    >>Tàu sân bay Trung Quốc có thể trình làng trong tuần tới

    Trên thực tế, con tàu ấy không hoàn toàn mới, nó được nâng cấp trên cơ sở con tàu cũ có tên Varyag của Ukraine thuộc lớp Đô đốc Kuznetsov thời Liên Xô, và mới chỉ hoàn thành 70% khi Trung Quốc mua lại năm 1998. Nhưng ít nhất, nó đang được coi là tài sản của hải quân và là điều từ lâu Bắc Kinh thèm muốn.

    Giờ đây, tàu sân bay đã được tân trang hoàn toàn và được trang bị với hệ thống điện tử, vũ khí hiện đại, có thể bắt đầu thử nghiệm trên biển mùa hè này và ra nhập hạm đội của quân đội Trung Quốc vào cuối năm nay. Mặc dù được dự đoán từ lâu, nhưng việc Trung Quốc xác nhận thông tin về con tàu đã làm đảo lộn cân bằng khu vực địa chiến lược Thái Bình Dương.

    Trong nhiều năm nay, Trung Quốc đã nỗ lực đến tuyệt vọng để sở hữu một con tàu sân bay. Nước này đang chinh phục đỉnh cao của một siêu cường toàn cầu, họ cần phải bảo vệ các tuyến đường biển và sức mạnh không quân hải quân là một nhân tố quan trọng trong các hoạt động can thiệp hiện đại. Bên cạnh đó, việc sở hữu một tàu sân bay là một tuyên bố công khai về sức mạnh và tham vọng - có một sự thật mà nhiều người công nhận rằng, một nhóm tàu sân bay chiến đấu là hệ thống vũ khí phi hạt nhân uy lực nhất trên thế giới. Điều này giải thích vì sao Mỹ sở hữu nhiều tàu sân bay và vì sao các nước láng giềng Trung Quốc như Nga, Ấn Độ và Thái Lan đang đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống ấy.

    Một nhóm tàu sân bay chủ yếu là tấn công, trong khi đội tàu chiến mới của Trung Quốc đã đủ để gây nên cuộc tranh cãi về các ý định của Bắc Kinh trong tương lai không xa. Và, Trung Quốc có nhiều tranh chấp chủ quyền trong khu vực.

    Biểu tượng ảo hay sức mạnh thật

    Một tàu sân bay hoạt động đầy đủ sẽ là sự bổ sung uy lực mạnh mẽ vào kho vũ khí của Trung Quốc. Hãy nhớ là hải quân nước này không ngừng công cuộc mua sắm các loại tàu nổi, tàu ngầm hạt nhân, máy bay chiến đấu để hoàn thành khát vọng sở hữu một đội tàu tác chiến hoàn hảo.


    Không ai nói rằng, tài sản mới sẽ được lập tức sử dụng để tiến hành hoạt động chống lại một bên nào đó. Với sân bay ấn tượng, tàu Varyag mà Trung Quốc gọi là Thi Lang đúng là biểu tượng sức mạnh hải quân nhưng còn xa để có thể đi vào hoạt động đầy đủ.

    Việc có một con tàu sân bay không đơn giản là tự động chuyển đổi trở thành một lực lượng hải quân sở hữu tàu sân bay. Trung Quốc có thể mất 15-20 năm trước khi có một nhóm tàu sân bay tác chiến gồm 4-6 sáu chiếc. Và, các thách thức đặt ra với việc vận hành hoạt động hạm đội này không hề nhỏ. Hạ cánh trên tàu sân bay là công việc căng thẳng nhất trong hoạt động bay. Đồng thời, boong tàu sân bay là một khu vực làm việc rất nguy hiểm vì kích cỡ tương đối nhỏ, và số lượng nhiều hoạt động cùng diễn ra ở một nơi trong cùng một thời điểm. Do đó, rủi ro dẫn đến cái chết của một phi công hay người hỗ trợ là rất cao.

    Hoạt động tàu sân bay là cả một gánh nặng. Hơn mọi tàu chiến khác, tàu sân bay là "hệ thống của hệ thống" bên trong và của chính bản thân nó. Các tàu sân bay có thể có những loại máy bay khác nhau trên boong. Một tàu sân bay Mỹ có khoảng bốn phi đội chiến đấu cơ riêng biệt, một phi đội chiến đấu điện tử, một phi đội chống tàu ngầm và các trực thăng tìm kiếm cứu hộ, một phi động cảnh báo sớm và một phi đội vận chuyển hàng hóa. Hơn thế nữa, cái gọi là "chu kỳ hoạt động" - khởi động và phục hồi liên tục của các sứ mệnh bay trong một ngày - đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa con người và máy móc, tất cả đều đòi hỏi sự thực hành liên tục để sẵn sàng tiếp cận với bất kỳ mức độ nào. Điều đó có nghĩa là không chỉ cần tới một cơ sở đào tạo lớn trên bờ mà còn cần đến việc diễn tập thường xuyên trên biển.

    Đó là chưa kể, tàu Varyag sử dụng thiết kế kiểu nhảy cầu "ski-jump". Kiểu này cung cấp nhiều lợi thế: khi cất cánh nó sẽ không tạo ra áp lực cho khung máy bay và phi công, cho phép trọng lượng máy bay nhẹ hơn vì ít phải tăng cường cấu trúc khung. Khi đã lên không, máy bay sẽ có được góc tấn công lớn, làm tăng thêm tốc độ bay. Nhưng mặt khác, máy bay cất cánh kiểu này không thể mang tải trọng nặng (như trang bị vũ khí và nhiên liệu), vì thế bị hạn chế lớn về hỏa lực và phạm vi hoạt động.

    Chưa kể chi phí cho vận hành, bảo dưỡng, hoạt động con tàu.

    Ai sẽ thống trị những ngọn sóng

    Kết quả là, những tranh cãi tiếp tục xảy ra về việc nên hay không có những nỗ lực đáng giá và đầu tư quá lớn vào loại tài sản này. Phía chỉ trích cho rằng, tàu sân bay rất dễ tổn thương trước những loại vũ khí rẻ tiền như tên lửa hành trình, trong khi phe ủng hộ lại khẳng định, tàu sân bay thực sự là lý tưởng cho khát vọng phô diễn sức mạnh và nếu cần là sử dụng nó.

    Bất chấp các thách thức, Trung Quốc vẫn muốn có tàu sân bay. Những bình luận từ các quan chức chính phủ Trung Quốc cho thấy, nước này coi tàu sân bay là biểu tượng sức mạnh đang trỗi dậy của họ. Trung Quốc cũng tin rằng, tàu sân bay có thể giúp lực lượng hải quân thực hiện sứ mệnh tốt hơn ở những khu vực cách xa bờ biển Trung Quốc khi các lợi ích kinh tế đất nước ngày một mở rộng.

    Sứ mệnh chống hải tặc của Trung Quốc tại vịnh Aden đã nhấn mạnh một điều, hải quân nước này đã phải vật lộn để giúp các binh lính trên một con tàu được cung cấp đủ nước ngọt và lương thực. Một căn cứ nổi trên biển sẽ cho phép sự hạ cánh dễ dàng với các máy bay chiến đấu, trực thăng có thể góp phần giải quyết nhiều vấn đề, Bắc Kinh tin như vậy. Nhiều nguồn tin quân sự Trung Quốc tránh đề cập tới các tính năng chiến đấu có thể của một tàu sân bay, nhưng những nhà phân tích quân sự độc lập cho rằng, một tàu sân bay đi vào hoạt động sẽ đẩy Trung Quốc tiến gần tới mục tiêu chiếm ưu thế trên không.

    Trung Quốc sẽ tiếp tục đổ tài nguyên vào việc hiện đại hóa quân sự - gần đây nhất là việc nâng chi tiêu quốc phòng lên 12,7% ở mức 91,5 tỉ USD. Nếu Trung Quốc thành công trong việc có được không chỉ một mà là cả một hạm đội tàu sân bay, thì hạm đội ấy sẽ tạo nên những đột phá lớn trong nỗ lực mở rộng sức mạnh quân sự Trung Quốc.

    Có thể tới năm 2015, Trung Quốc mới hoàn thành con tàu của chính mình, và quan trọng hơn là xây dựng những con tàu khác. Rồi sau đó, câu hỏi là ai sẽ thống trị những ngọn sóng?
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Trung Quốc phủi trách nhiệm trong tranh chấp Biển Đông
    22/06/2011 11:12:43 AM (GMT+7)

    Trước sự cảnh báo và chỉ trích từ nhiều nước về cách hành xử gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian gần đây, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải đã tuyên bố rằng, nước ông không chịu trách nhiệm trong việc gây ra tranh chấp trong vùng biển biển này.

    Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải Ảnh: THX
    Theo đài Phượng Hoàng, Hong Kong, tuyên bố mà ông Thôi đưa ra nhằm trả lời các câu hỏi về thông điệp mà Trung Quốc sẽ mang tới vòng tham vấn đầu tiên về các vấn đề châu Á – Thái Bình Dương giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuộc tham vấn sẽ bắt đầu vào thứ Bảy này ở Honolulu, Hawaii.
    "Vấn đề Biển Đông không nằm trong lịch trình tham vấn. Nhưng nếu phía Mỹ đề cập, Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục xác định lập trường của mình – đó là chúng tôi không phải là phía tạo ra tranh chấp”, ông Thôi nhấn mạnh. “Mặc dù có một số xu hướng đảo lộn trong khu vực, nhưng không phải do Trung Quốc gây ra, chúng tôi không thay đổi quan điểm trong vấn đề này. Chúng tôi hy vọng các nước khác có thể kiềm chế, có trách nhiệm và xây dựng vấn đề cùng với chúng tôi. Nếu tất cả chúng ta có thể làm vậy, vấn đề sẽ giải quyết dễ dàng hơn”.
    Vị thứ trưởng Trung Quốc khẳng định: "Chúng tôi không muốn những tranh chấp này ảnh hưởng tới ổn định khu vực hay mối quan hệ giữa các nước liên quan”.
    Ông Thôi và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell sẽ đồng chủ trì cuộc tham vấn này, hai bên sẽ trao đổi các quan điểm về tình hình trong khu vực và những vấn đề cùng quan tâm khác.
    Cùng lúc đó, tờ Nhật báo Trung Quốc hôm nay (22/6) đã đăng bài bình luận đổ lỗi cho gốc rễ tranh chấp Biển Đông đang diễn ra là từ các hành động đơn phương của Việt Nam và Philippines. Bài báo viết, hai nước đã tăng cường các nỗ lực khai thác tài nguyên, chiếm một số phần của quần đảo Tây Sa và Nam Sa (cách Trung Quốc gọi tên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), tháo dỡ các dấu mốc mà Trung Quốc dựng nên ở quần đảo Trường Sa để đánh dấu biên giới hàng hải.
    Đề cập đến vai trò của Mỹ, bài báo lớn tiếng nói Mỹ dù không phải là một phần trong khu vực nhưng đã “đổ thêm dầu vào lửa” bằng cách yêu cầu tự do hàng hải và tiến hành các cuộc tập trận trong vùng biển.
    Dù bị cáo buộc vi phạm Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) cũng như không tuân thủ Tuyên bố Hành xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tờ báo Trung Quốc vẫn không ngại ngần mà kêu gọi rằng, để đảm bảo trật tự và không ******** hình xấu hơn, các bên liên quan tới tranh chấp cần tuân thủ UNCLOS và DOC.
    Thời gian gần đây đã có nhiều diễn biến căng thẳng trên Biển Đông liên quan tới hành động của các tàu thuyền Trung Quốc tại khu vực thuộc chủ quyền của Philippines và Việt Nam.
    Ngày 26/5 và 9/6, các tàu Trung Quốc đã hai lần cắt cáp tàu thăm dò Việt Nam khi tàu thăm dò hoạt động trong phạm vi chủ quyền Việt Nam. Quan chức Philippines cho biết, trong năm nay, Trung Quốc ít nhất đã sáu lần xâm nhập vùng biển của họ. M ột trong những vụ việc nghiêm trọng nhất là tàu Trung Quốc đã bắn vào ngư dân Philippines, và vụ tàu Trung Quốc tháo dỡ vật liệu xây dựng, dựng cột trụ và thả phao ở vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền.
    Trước tình hình này, nhiều nước khác đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc có thể gây bất ổn cho an ninh khu vực.
    Singapore đã kêu gọi Trung Quốc làm rõ các tuyên bố của họ ở Biển Đông sau những diễn biến căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines.  Singapore cho rằng, “sự mơ hồ” của Trung Quốc đã khiến cộng đồng quốc tế lo ngại. Singapore không tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng khẳng định, họ quan tâm “tới bất kỳ điều gì ảnh hưởng đến tự do hàng hải trong các tuyến đường biển quốc tế”.
    Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Mỹ - Nhật cũng kêu gọi Trung Quốc thể hiện sự kiềm chế; rằng thực lực quân sự của Trung Quốc có thể làm mất ổn định tình hình an ninh khu vực, đồng thời hai nước cần hạn chế Bắc Kinh trong việc theo đuổi các đòi hỏi chủ quyền của họ.
    Chiều ngày 20/6 (giờ địa phương), Thượng nghị sĩ John McCain đã có bài phát biểu tại hội nghị “An ninh hàng hải trên Biển Đông” tại Washington. Ông nhấn mạnh Mỹ cần giúp Đông Nam Á tăng cường sức mạnh hải quân trước một Trung Quốc "hành xử hiếu chiến, yêu sách tham lam, thiếu căn cứ" trên Biển Đông.
    Cũng tại Washington ngày 17/6, sau cuộc Đối thoại về chính trị-an ninh-quốc phòng Việt-Mỹ lần thứ tư, hai bên đã cùng nhau kêu gọi tự do hàng hải và bác bỏ sử dụng vũ lực ở Biển Đông. Tuyên bố sau cuộc hội đàm này có đoạn: "Phía Mỹ lần nữa khẳng định rằng, những sự việc gây phiền hà trong vài tháng gần đây không thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực”.
    Trước đó, một số nghị sĩ Mỹ đã trình lên Thượng viện nghị quyết lên án các hành động của Trung Quốc. Nghị quyết ủng hộ việc tiếp tục các hoạt động của lực lượng Mỹ nhằm bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông và thúc giục Mỹ tạo điều kiện cho một tiến trình đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
    ·         Thái An
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Trung Quốc phủi trách nhiệm trong tranh chấp Biển Đông
    22/06/2011 11:12:43 AM (GMT+7)

    Trước sự cảnh báo và chỉ trích từ nhiều nước về cách hành xử gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian gần đây, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải đã tuyên bố rằng, nước ông không chịu trách nhiệm trong việc gây ra tranh chấp trong vùng biển biển này.

    Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải Ảnh: THX
    Theo đài Phượng Hoàng, Hong Kong, tuyên bố mà ông Thôi đưa ra nhằm trả lời các câu hỏi về thông điệp mà Trung Quốc sẽ mang tới vòng tham vấn đầu tiên về các vấn đề châu Á – Thái Bình Dương giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuộc tham vấn sẽ bắt đầu vào thứ Bảy này ở Honolulu, Hawaii.
    "Vấn đề Biển Đông không nằm trong lịch trình tham vấn. Nhưng nếu phía Mỹ đề cập, Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục xác định lập trường của mình – đó là chúng tôi không phải là phía tạo ra tranh chấp”, ông Thôi nhấn mạnh. “Mặc dù có một số xu hướng đảo lộn trong khu vực, nhưng không phải do Trung Quốc gây ra, chúng tôi không thay đổi quan điểm trong vấn đề này. Chúng tôi hy vọng các nước khác có thể kiềm chế, có trách nhiệm và xây dựng vấn đề cùng với chúng tôi. Nếu tất cả chúng ta có thể làm vậy, vấn đề sẽ giải quyết dễ dàng hơn”.
    Vị thứ trưởng Trung Quốc khẳng định: "Chúng tôi không muốn những tranh chấp này ảnh hưởng tới ổn định khu vực hay mối quan hệ giữa các nước liên quan”.
    Ông Thôi và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell sẽ đồng chủ trì cuộc tham vấn này, hai bên sẽ trao đổi các quan điểm về tình hình trong khu vực và những vấn đề cùng quan tâm khác.
    Cùng lúc đó, tờ Nhật báo Trung Quốc hôm nay (22/6) đã đăng bài bình luận đổ lỗi cho gốc rễ tranh chấp Biển Đông đang diễn ra là từ các hành động đơn phương của Việt Nam và Philippines. Bài báo viết, hai nước đã tăng cường các nỗ lực khai thác tài nguyên, chiếm một số phần của quần đảo Tây Sa và Nam Sa (cách Trung Quốc gọi tên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), tháo dỡ các dấu mốc mà Trung Quốc dựng nên ở quần đảo Trường Sa để đánh dấu biên giới hàng hải.
    Đề cập đến vai trò của Mỹ, bài báo lớn tiếng nói Mỹ dù không phải là một phần trong khu vực nhưng đã “đổ thêm dầu vào lửa” bằng cách yêu cầu tự do hàng hải và tiến hành các cuộc tập trận trong vùng biển.
    Dù bị cáo buộc vi phạm Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) cũng như không tuân thủ Tuyên bố Hành xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tờ báo Trung Quốc vẫn không ngại ngần mà kêu gọi rằng, để đảm bảo trật tự và không ******** hình xấu hơn, các bên liên quan tới tranh chấp cần tuân thủ UNCLOS và DOC.
    Thời gian gần đây đã có nhiều diễn biến căng thẳng trên Biển Đông liên quan tới hành động của các tàu thuyền Trung Quốc tại khu vực thuộc chủ quyền của Philippines và Việt Nam.
    Ngày 26/5 và 9/6, các tàu Trung Quốc đã hai lần cắt cáp tàu thăm dò Việt Nam khi tàu thăm dò hoạt động trong phạm vi chủ quyền Việt Nam. Quan chức Philippines cho biết, trong năm nay, Trung Quốc ít nhất đã sáu lần xâm nhập vùng biển của họ. M ột trong những vụ việc nghiêm trọng nhất là tàu Trung Quốc đã bắn vào ngư dân Philippines, và vụ tàu Trung Quốc tháo dỡ vật liệu xây dựng, dựng cột trụ và thả phao ở vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền.
    Trước tình hình này, nhiều nước khác đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc có thể gây bất ổn cho an ninh khu vực.
    Singapore đã kêu gọi Trung Quốc làm rõ các tuyên bố của họ ở Biển Đông sau những diễn biến căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines.  Singapore cho rằng, “sự mơ hồ” của Trung Quốc đã khiến cộng đồng quốc tế lo ngại. Singapore không tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng khẳng định, họ quan tâm “tới bất kỳ điều gì ảnh hưởng đến tự do hàng hải trong các tuyến đường biển quốc tế”.
    Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Mỹ - Nhật cũng kêu gọi Trung Quốc thể hiện sự kiềm chế; rằng thực lực quân sự của Trung Quốc có thể làm mất ổn định tình hình an ninh khu vực, đồng thời hai nước cần hạn chế Bắc Kinh trong việc theo đuổi các đòi hỏi chủ quyền của họ.
    Chiều ngày 20/6 (giờ địa phương), Thượng nghị sĩ John McCain đã có bài phát biểu tại hội nghị “An ninh hàng hải trên Biển Đông” tại Washington. Ông nhấn mạnh Mỹ cần giúp Đông Nam Á tăng cường sức mạnh hải quân trước một Trung Quốc "hành xử hiếu chiến, yêu sách tham lam, thiếu căn cứ" trên Biển Đông.
    Cũng tại Washington ngày 17/6, sau cuộc Đối thoại về chính trị-an ninh-quốc phòng Việt-Mỹ lần thứ tư, hai bên đã cùng nhau kêu gọi tự do hàng hải và bác bỏ sử dụng vũ lực ở Biển Đông. Tuyên bố sau cuộc hội đàm này có đoạn: "Phía Mỹ lần nữa khẳng định rằng, những sự việc gây phiền hà trong vài tháng gần đây không thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực”.
    Trước đó, một số nghị sĩ Mỹ đã trình lên Thượng viện nghị quyết lên án các hành động của Trung Quốc. Nghị quyết ủng hộ việc tiếp tục các hoạt động của lực lượng Mỹ nhằm bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông và thúc giục Mỹ tạo điều kiện cho một tiến trình đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
    ·         Thái An
  6. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
    Các bác thư giãn chút với bức tranh trên South China Morning Post.[​IMG]
  7. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Bởi vậy mới nói.

    Dân Ngu Khu Đen thì suốt đời chỉ thấy được những cái mà bên trên cho thấy, hô khẩu hiệu trong khi bị xỏ mũi xếp hàng dắt đi thôi.

    Cũng như những động thái của chính quyền TQ & VN gần đây vậy.

    Sao khi trước nhà nước cấm sinh viên biê?u ti`nh, bây giờ lại làm ùm lên thế? :-??

    Đừng nói là Viking II quan trọng hơn tàu đánh cá của dân nhá.
  8. ILTknight

    ILTknight Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    5
    nói gì thế Nương Nương? nguồn đó của nước ngoài chứ của VN éo đâu mà nói ai bị xỏ mũi [:P] não VY có cặn sữa ở trong đó à? Nương Nương giỏi đánh trống lảng quá =))
  9. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    Cho hỏi nhà nước ủng hộ b.iểu tình hồi nào thế ;))
  10. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Theo như bình luận của Tân Hoa Xã vào tháng 3/2011, thì khả năng phòng không tầm xa của không quân Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, nó đã có thể thể hiện được sức mạnh trong tác chiến phòng không tấn công. Nếu như có vấn đề xảy ra, lực lượng phòng không - không quân của Việt Nam có thể triển khai tấn công đến các mục tiêu ở xa trên mặt đất và trên không, trên biển - nhất là khu vực vịnh Bắc Bộ.
    Bài báo còn cho biết, gần đây, Trung Quốc cũng đã trang bị 8 tiểu đoàn S300PMU1, tầm bắn 150 km. Tính năng của loại tên lửa S300PMU1 mà Trung Quốc và Việt Nam đang sử dụng có giống nhau hay không? Theo như một nguồn tin từ nước Nga cho biết: Loại tên lửa S300PMU1 mà Trung Quốc sử dụng không được trang bị tính năng tấn công các loại máy bay chiến đấu của Nga đã trang bị cho Việt Nam.

    Logo Không quân VN (VPAF)
    Việt Nam đã tiến thêm một bước trong việc thúc đẩy kế hoạch nhập khẩu loại tên lửa đất đối không S300PMU2 thậm chí là S400. Tầm bắn của hai loại tên lửa này lần lượt là 200 và 250 km. Do đã trang bị tên lửa S300PMU1 nên không quân Việt Nam được đánh giá là đội quân có sức mạnh lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
    19/8, công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga tiết lộ, Nga sẽ hoàn tất hợp đồng giao 8 máy bay Su-30MK2 cho Việt Nam vào năm 2010, nâng tổng số lên 32 chiếc trong cùng năm này.

    Su-30MK2 là phiên bản hai chỗ ngồi tiên tiến của máy bay chiến đấu đa năng Su-27 Flanker với khả năng phóng tên lửa chống tàu và được trang bị hệ thống điện tử tối tân. Su-30MK2 được dùng để giành ưu thế trên không, tiêu diệt mục tiêu mặt nước và mặt đất bằng vũ khí chính xác cao, trinh sát trên chiến trường đất liền và trên biển, huấn luyện người lái, có thể hoạt động độc lập và theo tốp trong mọi điều kiện thời tiết.



    MiG 27 và MiG 29: Quả đấm thép



    Theo một thống kê của Trung Quốc năm 2007, tổng binh lực của không quân Việt Nam khoảng 30 000 người. quản lí 4 hàng không sư, 13 đoàn phi hành ( 5 đoàn chiến đấu cơ, 3 đoàn vận tải cơ, 3 đoàn huấn luyện cơ, 2 đoàn tăng cường lục chiến cơ ), có các loại máy bay Su - 27, Su - 30 và Mic - 23, Mic - 21 và nhiều loại khác tổng số hơn 500 chiếc, bộ đội phòng không quản lí 17 binh đoàn tên lửa, 7 binh đoàn pháo cao xạ, 6 đoàn Rada, có các thiết bị cảnh giới trên không và Rada khoảng hơn 1000 bộ. Con số này đang tăng lên nhanh chống vài năm tới để đối phó với tình hình tranh chấp phức tạp ở Biển Đông.
    ->Thách thức mọi đối thủ trên không trừ Nga và Hoa Kỳ.
    Nga đóng 6 tàu ngầm cho Việt Nam

    Nhật báo trích lời ông Vladimir Aleksandrov - Tổng Giám đốc công ty Admiralty Shipyards – cho hay: Nga và Việt Nam đã đàm phán một hợp đồng chế tạo 6 tàu ngầm điện diesel hạng Kilo trị giá 1,8 tỉ USD để giao cho hải quân Việt Nam trong vòng một năm.
    Tàu ngầm hạng Kilo có độ chiếm nước 2.300 tấn, độ lặn sâu tối đa 350m, tầm xa 6.000 hải lý và yêu cầu đoàn thủy thủ 57 người. Chúng được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ nòng 533mm, hệ thống tên lửa hành trình Club-S,...



    DHC-6 Twin Otter của hải quân Việt Nam

    Theo tập đoàn Viking Air, 06 máy bay DHC-6 do Canada chế tạo sẽ được giao cho Việt Nam trong giai đoạn từ 2012 - 2014. Công ty Pacific Sky Aviation, một chi nhánh thuộc tập đoàn Viking Air, đặt tại sân bay quốc tế Victoria sẽ chịu trách nhiệm về đào tạo kỹ thuật và huấn luyện bay.
    Thủy phi cơ được thiết kế khá khoa học với phi hành đoàn từ 01 đến 02 người; DHC-6 Twin Otter có thể chở được 19 hành khách khi có 02 phi công; tốc độ bay tối đa 183 hải lý (210 mph (340 km/h)); tốc độ hành trình 143 hải lý (165 mph (266 km/h)); tầm bay 920 hải lý (1.050 dặm (1.690 km)); trần bay 26.700 ft (8.140 m); mức độ nâng 1.600 ft/phút (8,1 m/giây). Hợp đồng này gây chú ý đặt biệt vì đây là lần đầu tiên Việt Nam trang bị máy bay quân sự mua từ phương Tây ngoài Nga. Liệu nó có phải là bước khởi đầu ?
    Tàu chiến Đinh Tiên Hoàng Tàng Hình lớp Projekt 11661E Gepard-3.9 tại cảng nhà

    Việt Nam và Nga đã ký hợp đồng trị giá 350 triệu USD đóng 2 chiến hạm lớp Gepard-3.9 do Viện thiết kế ZPKB ở Zelenodolsk thiết kế cho Hải quân Việt Nam vào tháng 12.2006.
    Chiếm hạm này có thể trang bị thêm vũ khí tên lửa, vũ khí pháo, vũ khí chống ngầm, thậm chí cho phép trực trăng chống ngầm Ka-27, Ka-28, ngầm có thể đậu đỗ.

    Gepard-3.9 thử nghiệm trên biển Baltic
    Vài clip làm nóng người






    Và đây là một số hình ảnh về vũ khí chiến lược:

    Mô hình hệ thống tên lửa Bastion phòng thủ bờ biển

    ->Thách thức mọi đối thủ trên biển
    Đại liên PKMS

    Súng phóng lựu - Việt Nam tự sản xuất

    BMP2 mua từ Nga



    Phòng không tự hành ZU 23

    Tăng T-72
    Clip minh họa đây về sức mạnh của BM-21



    Tên lửa đạn đạo lớp Scud

    Scud D tầm bắn 950 km, đã bắn thử từ Hải Dương vào Huế
    ->Thách thức mọi đối thủ trên bộ
    Phòng không tầm xa Favorit

    KA 28

    Tên lửa hình trình siêu âm Shaddock - Đây là tên lửa mà Trung Quốc cho rằng: "Việt Nam đe dọa Trung Quốc bằng tên lửa hành trình"


    Siêu tên lửa chống chiến hạm Yakhont - Việt Nam tự sản xuất theo giấy phép của Nga.
    Theo Fox của Hoa Kỳ lịch sử xung đột trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có năm 1988. Phía Trung Quốc đã bị thiệt hại ít hơn Việt Nam, nhưng cũng được coi là một chiến thắng của họ. Với Hải quân Trung Quốc hiện nay họ mạnh hơn tất cả mọi thời đại trước đó. Nhưng nếu chiến sự xảy ra trong năm 2012 thì họ khó có thể dành được một chiến thắng nhanh chóng như trong thế kỷ 20 trước đó. Đó là lực lượng Trung Quốc phải đối mặt với tàu ngầm của Việt Nam, đối mặt với các vũ khí phòng vệ từ trong bờ của Việt Nam, lực lượng không quân hùng hậu được trang bị tên lửa diệt hạm… Nếu xung đột càng kéo dài khả năng xảy ra là Trung Quốc sẽ mất biển Đông.
    Theo nhiều nguồn tin quân sự không chính thức, Việt Nam đang xây dựng một căn cứ quân sự liên hợp dưới lòng đất ở miền Bắc được che chở bởi những dãy núi phía trên. Nếu có chiến sự xảy ra, đối phương không thể phá hủy các căn cứ này bằng không lực theo kiểu NATO đánh I-Rắc hay Libya. Các chiến đấu cơ Việt Nam trong tương lai sẽ xuất kích từ lòng đất.

    Và đây là vũ khí tối thượng của Quân Đội ND Việt Nam.
    ->Đó chính là lòng dân: Giặc chưa đến nhà mà họ đã đuổi đi!
    Ngày 05/06/2011 tại TP. Hồ Chí Minh



    Đúng là một "Quân đội bảo vệ hòa bình" theo tuyên bố của Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh khi Ông đang ở Singapore để tham gia Diễn Đàn An Ninh Khu Vực Shangri La.

    Khái niệm "Quân đội bảo vệ hòa bình" mới nghe qua thì có vẻ bình thường nhưng suy nghĩ kĩ lại thì nó hẵn phải là một đội quân đẵng cấp quốc tế và thách thức mọi đối thủ!

Chia sẻ trang này