1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ourarmy

    ourarmy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2008
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    54
    Nghe mà sợ quá bác ơi! Hiện nay tinh thần bộ đội không biết thế nào chứ mâý tháng trước gặp mâý chú hải quân ở 171, và 128 cứ than trời bảo sợ quá! Có anh sĩ quan bảo đi thì sợ, không đi thì không có tiền kể có bận ra biển cản tàu TQ, địch không đi, nghe chỉ huy xin lệnh trên cho đâm thẳng vào tàu địch mà anh em ai nâý mặt xanh lè xanh lét vì tàù họ bự quá, hên là trên không cho!
  2. boyhn77

    boyhn77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    52
    John MCain yêu cầu CP Mỹ hỗ trợ hệ thống cảnh báo giúp các nước Đông Nam Á rồi, tin vỉa hè nhìu khả năng Mỹ sẽ hỗ trợ thông tin tình báo cho VN nếu chiến tranh trên biển Trung-Viêt nổ ra.Mỹ đồng ý để Vũ khí Mỹ sẽ được bán cho các nước thứ 3 thông qua NHật.
    Biển Đông ngoài nguồn tài nguyên phong phú và về mặt chiến lược là cửa ngõ quan trọng từ Đông sang Tây.TQ miệng ra ra tự do hàng hải nhưng khi độc chiếm được Biển ĐÔng nó sẽ trở mặt, khi đó tàu bè các nước khác lai vãng chiu sự giám sát của tàu hải quân TQ.
    VN dù Sống chết ko để Biển Đông bị TQ kiểm soát mất biển đông khác gì chịu Bắc thuộc trên biển hơn nữa mất biển đông ta mất đường tiếp tế ra đảo Trường sa, ngư dân ra biển nhà mình đánh cá lại phải nộp thuế cho chúng nó, ngành dầu khí VN coi như bị triệt hạ,hải quân ta ra khỏi hơn chục hải lý bị coi xâm phạm vùng biển TQ. Đường lưỡi bò của TQ là đường không tưởng, việc luôn miệng muốn dùng chiến tranh cho thấy sự cùn và bất lực của TQ ( ko dám đưa vấn đề này ra tranh cãi diễn đàn quốc tế hay đàm phán đa phương ).Giờ đây cà thế giới đều biết TQ muốn châm ngòi chiến tranh để xâm lược Biển Đông chắc hẳn công lý sẽ thắng và VN nếu phải đương đầu với gã khổng lồ hiếu chiến sẽ ko đơn độc.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Nghe đã thấy điêu trên ra lệnh phải kìm chế chứ ko HQ đã ra ủi mấy tàu TQ gây hấn từ lâu[r23)][r23)]
  3. ninjavn2007

    ninjavn2007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Bài viết:
    853
    Đã được thích:
    219
    Cái vụ ĐL cũng muốn hợp đồng tác chiến với TQ để giành giật biển đông chắc là hô hào hay khích đểu vậy thôi, ĐL không làm vậy đâu, vì thế là tiến gần hơn về TQ, Mỹ không thích như thế, nếu ĐL có hành động như thế thì các phi vụ vũ khí sẽ tan vỡ nhanh lắm vì Mỹ e ngại ngày Radio về lại với mẫu quốc sẽ càng gần hơn, họ sẽ bị chôm nhiều công nghệ. ;)), bác Ninja nghĩ là họ lớn tiếng để ráng giữ "phần" của mình thôi, không phải là điều đáng lo (nhưng cũng nên tính trước) ... ĐL họ cũng biết rõ là sau khi thịt được Biển Đông và VN thì họ là con mồi kế tiếp của TQ, 1 là tình nguyện sát nhập, 2 là bị bắt sát nhập, điều này thì phải xem coi người ĐL yêu tự do và tư bản chủ nghĩa ra sao.
  4. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    MẠI DZÔ!!! DZÔ COI BỘ MẶT THIỆT CỦA KHỰA BẨN ĐÂY

    ++++++++++++++++++++++

    Bắc Kinh chưa thuộc lời dạy của Khổng Tử.

    Hiểu được sức mạnh của văn hóa, nên gần đây, bên cạnh việc tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa quân đội, Trung Quốc đã tăng cường công tác truyền bá văn hóa ra nước ngoài.Đến hiện tại, nước này đã cho xây dựng hơn 150 Viện Khổng Tử trên thế giới, với mục đích quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa.Việc chọn Khổng Tử để đặt tên cho các viện không phải là ngẫu nhiên, bởi ở Trung Quốc, Khổng Tử được phong là “vạn thế sư biểu” (Biểu trưng người thầy ở mọi thời đại).Ông là người khai sáng Nho giáo, một học phái không chỉ ngự trị ở Trung Quốc hàng ngàn năm, mà còn ảnh hưởng sang nhiều nước trong khu vực, như Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên.Ngày nay, học thuyết Khổng Tử được nghiên cứu trên khắp thế giới.Cố tình không theo? Trung Quốc xem trọng Khổng Tử như thế, nhưng lạ thay, nước này có vẻ chỉ biết khai thác tiếng tăm của đức Khổng, bởi trong hành động, Bắc Kinh tỏ ra không hề hiểu, hoặc đã hiểu mà cố tình không làm theo lời dạy của ngài.Chúng ta chỉ cần nhìn vào ba điểm then chốt nhất của Khổng Giáo để chứng minh cho lời nhận định trên.1) Khổng Tử dạy: Người quân tử lấy nghĩa làm đầu, không vì lợi mà quên nghĩa.Năm 1974, nhân thế cuộc chiến tranh Việt Nam lúc cao trào, Trung Quốc thừa cơ đánh chiếm Hoàng Sa. Nên nhớ rằng, trong thời gian đó, quan hệ Việt-Trung là đồng chí, anh em.Năm 1988, Trung Quốc lại tấn công Trường Sa, gây thương vong cho nhiều chiến binh Việt Nam. Hai sự kiện này cả thế giới ai cũng biết. Tức Trung Quốc cũng biết rõ hành động chiếm đoạt lãnh thổ của bằng hữu mình là trước thanh thiên bạch nhật, thế mà vẫn làm.Rõ ràng là thấy lợi quên nghĩa!Gần đây, Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa quân đội, xây dựng căn cứ tàu ngầm Tam Á, và ngày càng có thái độ hung hăng trên Biển Đông. Thái độ và hành động hung hăng của Trung Quốc vừa qua cả thế giới điều biết, báo đài quốc tế đã tốn nhiều giấy mực để phân tích.Tại sao Trung Quốc lại tăng cường tấn công Biển Đông như thế mà không ngại trắng trợn vị phạm luật quốc tế, không ngại mất tình láng giềng, không ngại mang tiếng lấn lướt người yếu thế?Câu trả lời rất đơn giản mà cả thê giới đều biết, đó là dưới lòng Biển Đông trong khu vực Trung Quốc áp đặt đường lưỡi bò có một trữ lượng dầu hỏa và khí đốt khổng lồ.Rõ ràng lại vì lợi quên nghĩa!2) Khổng Tử dạy: Người quân tử không sợ kẻ mạnh, không hiếp người yếu.So với Trung Quốc, các nước có tham gia tranh chấp Biển Đông điều là nước nhỏ hơn, kinh tế kém phát triển hơn, quân lực yếu hơn.Gần đây, Trung Quốc tăng cường ngân sách đáng kể cho quốc phòng, xây dựng căn cứ tàu ngầm Tam Á trên đảo Hải Nam. Trung Quốc cũng vừa soán ngôi Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới.Trung Quốc lại là một trong năm nước có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Như vậy, có thể nói rằng, dù Bắc Kinh luôn “khiêm tốn” không thừa nhân, nhưng trên thực tế, Trung Quốc là một cường quốc kinh tế, chính trị và cả quân sự.“Tri kỉ tri bỉ”, Trung Quốc hiểu rõ vị thế của mình, và đã tận dụng lợi thế này để lấn lướt các nước trong khu vực, dùng sức mạnh để đe dọa láng giềng, không kể gì đến luật pháp quốc tế và tình nghĩa cận thân.Rõ ràng là ỷ mạnh hiếp yếu!3) Khổng Tử dạy: Trong quan hệ bằng hữu, lấy chữ tín làm đầu.Trên các diễn đàn chính thức, Bắc Kinh luôn tuyên bố không cậy mạnh hiếp yếu, muốn giải quyết tranh chấp bằng hòa bình. Thế mà sự thật đã chứng minh, Trung Quốc tỏ ra

    Philippines vừa rồi tố cáo Trung Quốc nhiều lần xâm phạm lãnh hải, trong khi quan chức Bắc Kinh đến thăm Philippines để tăng cường tình hữu nghị. Tàu hải giám Trung Quốc vào trong phạm vi đặc quyền kinh tế của Việt Nam để tấn công tàu Việt Nam.
    Thế mà, người phát ngôn Bộ Ngoại giao của Trung Quốc lại cáo buộc điều ngược lại, trong khi báo đài thế giới đều ghi nhận sự xâm phạm lãnh hải Việt Nam này của phía Trung Quốc.
    Rồi tại diễn đàn Shangri-La 2011, trước phản ứng của Philippines, Việt Nam, Malaysia, tổng trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt lại tuyên bố mạnh mẽ rằng Trung Quốc không hề dùng sức mạnh đe dọa láng giềng, Trung Quốc theo đuổi giải pháp hòa bình...
    Sau cuộc "trấn an", tàu Trung Quốc lại tiếp tục tấn công tàu Việt Nam một lần nữa.
    Rõ ràng là không giữ điều tín nghĩa ?
    Đức Khổng Tử răn dạy hậu thế tu thân để thành người quân tử. Thế nhưng, chỉ xét sơ ba điều cơ bản của Nho Giáo nói trên, thì đủ thấy rằng bài học cơ bản của đức Khổng đã không được Bắc Kinh học thuộc.
    Như vậy, chính phủ Bắc Kinh có xứng đáng là con cháu Khổng Tử chăng? Nếu phải, thì nên chăng Bắc Kinh phải học lại Khổng Giáo trước khi truyền bá cho người.
  5. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9
    Chém gió kiểu này sang diễn đàn teen và tiền mãn teen sẽ phù hợp hơn !

    Trên này anh em đi biển , HQ không ít, nói vậy người ta cười cho đấy!
  6. turivn

    turivn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2007
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    Xác nhận! Nguồn từ hóng hớt nên không thể lộ.
  7. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    Khổng từ có dạy nữa dạy mãi thì TQ cũng chỉ cần biết có câu: "Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta"
    Các bác chỉ cần nhớ như in câu đấy là được rồi ;))
  8. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh thăm Trung Quốc lần thứ hai trong chưa đầy một năm để thúc đẩy quan hệ hợp tác.
    Ông Tea Banh, người cũng giữ chức phó thủ tướng, hôm 21/06 đã hội kiến với Phó ************* kiêm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.
    Phó Chủ tịch Trung Quốc phát biểu trong buổi gặp, rằng hai nước nay đã bước vào giai đoạn mới của quan hệ đối tác chiến lược, với "sự tin cậy to lớn về chính trị".
    Ông Tập, người được cho sẽ là nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc nay mai, nhấn mạnh cam kết của Bắc Kinh trong việc đẩy mạnh quan hệ quốc phòng giữa hai bên.
    Mới đây, Trung Quốc đã cấp hai đợt viện trợ quân sự trị giá nhiều triệu đôla cho Campuchia.
    Đáp lễ, Tướng Tea Banh tỏ lòng biết ơn rằng trong nhiều năm, Trung Quốc đã trợ giúp Campuchia một cách "bất vụ lợi".
    Ông nói chuyến thăm này của ông là nhằm "phát triển sâu hơn" quan hệ chiến lược giữa đôi bên.
    Các bình luận gia nói Campuchia đang muốn bồi đắp quan hệ với Trung Quốc, vốn không giống các quốc gia phương Tây ở chỗ không hề chỉ trích Campuchia về tệ tham nhũng, thiếu dân chủ hay yếu kém về nhân quyền.

    ko biết
    đây là động thái gì đây?
  9. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    - Trung Quốc yêu cầu Mỹ tránh xa vấn đề Biển Đông, trong khi báo chí nước này đề cập tới khả năng sử dụng sức mạnh tại vùng biển tranh chấp, rạn nứt mới trong quan hệ giữa Nga và Mỹ... là những tin nóng rãy trong ngày 22/6.

    Cảnh cáo trực diện

    Hôm 22/6, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Thôi Thiên Khải, cảnh báo Mỹ để các bên tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông tự giải quyết với nhau, và rằng sự tham dự của Mỹ chỉ khiến cho tình hình tại khu vực này trở nên xấu hơn. Đây là cảnh báo trực diện nhất của Trung Quốc đối với Mỹ trong vài tuần qua.

    "Mỹ không phải là một bên tuyên bố chủ quyền" ở Biển Đông, bởi vậy "Mỹ tốt nhất là để các bên tự giải quyết với nhau", Thứ trưởng Khải phát biểu trong một cuộc họp báo trước vòng một cuộc tham vấn châu Á - Thái Bình Dương ở Hawaii.


    Tàu Hải tuần 31 của Trung Quốc.

    Cũng trong cuộc họp báo này, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã phủi tay trách nhiệm gây hấn ở Biển Đông. "Chúng tôi rất lo ngại trước các diễn biến gần đây" ở Biển Đông, "nhưng chúng tôi không phải là người châm ngòi các vụ việc", ông Khải nói.

    Tờ Nhật báo Trung Quốc số ra cùng ngày cũng đăng bài đổ lỗi gốc rễ tranh chấp Biển Đông đang diễn ra, là từ các hành động đơn phương của Việt Nam và Philippines. Bài báo cũng cáo buộc Mỹ dù không phải là một phần trong khu vực nhưng đã “đổ thêm dầu vào lửa”.

    Trước đó, tờ Hoàn cầu, phụ trương của Nhân dân nhật báo, tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong bài xã luận đăng ngày 21/6 đã lớn tiếng rằng, Bắc Kinh sẽ "thực hiện các biện pháp cần thiết", bao gồm cả hành động quân sự, để bảo vệ quyền lợi ở Biển Đông.

    Thời báo Hoàn cầu cho biết, nếu không đạt được một giải pháp hòa bình trong tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc có thể huy động cảnh sát biển và lực lượng hải quân (nếu thấy cần thiết) để bảo vệ quyền lợi của họ.

    "Tùy diễn biến như thế nào, Trung Quốc phải sẵn sàng cho hai kế hoạch: thương lượng để đạt được một giải pháp hòa bình, hoặc đáp trả sự khiêu khích bằng những trận đánh trả vào chính trị, kinh tế hoặc thậm chí cả quân sự", tờ báo này viết.

    Phát ngôn ấn tượng


    Đường yêu sách lưỡi bò vô lý của Trung Quốc.
    “ASEAN không thể đứng đơn độc trong việc chống lại Trung Quốc”, Baladas Ghoshal, một học giả Đông Nam Á từ Viện Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột ở New Delhi, Ấn Độ nhận định. Theo ông, ASEAN nên khuyến khích các đối tác như Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản cùng giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

    “Việc chúng ta có thể làm là liên hệ với những quốc gia như Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản, gửi một thông điệp tới Trung Quốc rằng quốc gia này không thể làm bất kì điều gì với ASEAN”, ông Ghoshal phát biểu tại Hội thảo về triển vọng hợp tác và những vấn đề ở Biển Đông.

    Các tin nóng khác

    Al-Qaeda lại hành động


    Các tay súng của tổ chức khủng bố Al-Qaeda.

    Hôm 22/6, các tay súng thuộc mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda tấn công nhà tù trung tâm ở thành phố al-Mukalla, thủ phủ tỉnh Hadramout, miền đông nam Yemen. Ít nhất 40 tù nhân thoát ngục, trong khi một quản giáo thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.

    Thủ tướng Phần Lan

    Quốc hội Phần Lan ngày 22/6 đã chính thức phê chuẩn ông Jyrki Katainen, Chủ tịch Đảng Liên minh Dân tộc cánh hữu, làm Thủ tướng mới của nước này. Ông Katainen, nguyên là Bộ trưởng Tài chính, đã cam kết kiềm chế chi tiêu để đảm bảo Phần Lan duy trì được tình hình tài chính ổn định.

    Rạn nứt Mỹ - Nga


    Tàu khu trục Monterey của Mỹ.

    Văn phòng thông tin báo chí Bộ Ngoại giao Nga ra thông cáo cho biết, việc Mỹ điều tàu khu trục Monterey đến khu vực Biển Đen, đã gây ra "những vấn đề nghiêm trọng mới" trong quan hệ với Nga. Phía Nga cho rằng, động thái của Mỹ không thúc đẩy việc củng cố ổn định trong khu vực.

    Bất đồng NATO

    Hôm 22/6, Italy đã kêu gọi liên quân ngừng các hành vi thù địch, để tạo hành lang an toàn cho các hoạt động nhân đạo. Lời kêu gọi được đưa trong bối cảnh số dân thường Libya thiệt mạng do không kích của NATO đang gia tăng. Đây được xem là dấu hiệu mới về bất đồng trong NATO.

    Ảnh ấn tượng


    Hai anh em cậu bé Imran ở khu ổ chuột của thành phố Mumbai (Ấn Độ) trên đường đi học. Ảnh: Vivek Prakash/Reuters.
    Ngày này năm ấy

    Ngày 23/6/1994, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 9, kỳ họp thứ năm đã thông qua Bộ luật Lao động. Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 1/1/1995. Bộ luật Lao động quy định về việc làm, học nghề, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, tiền lương, thời giờ làm việc...

    Ngày 23/6/1888, ban đồng ca công nhân thành phố Linlơ (Pháp) đã biểu diễn "Quốc tế ca" lần đầu tiên. Từ năm 1918 đến năm 1943, "Quốc tế ca" là quốc ca của Liên Xô. "Quốc tế ca" là bài ca chính thức của giai cấp vô sản trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên dịch "Quốc tế ca" ra tiếng Việt.

    Thanh Vân (Tổng hợp)
  10. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9
    Kề dao vào mạng sườn hàng xóm!

Chia sẻ trang này