1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Bà Clinton đã gạt sang bên lời cảnh báo của Trung Quốc về việc Mỹ nên đứng ngoài tranh chấp khi tuyên bố, lợi ích quốc gia của Mỹ nằm ở tự do hàng hải và tuân thủ luật pháp quốc tế đang bị đe doạ.
    "Chúng tôi quan ngại về những sự việc gần đây ở Biển Đông có thể xói mòn hoà bình và ổn định khu vực. Chúng tôi thúc giục tất cả các bên thể hiện sự kiềm chế, và chúng tôi sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ với mọi quốc gia liên quan bao gồm cả đồng minh Philippines của chúng tôi”, Ngoại trưởng Mỹ nói trong trong buổi họp báo chung với người đồng cấp Philippines Albert del Rosario.
    "Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông, nhưng chúng tôi phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của bất kỳ bên nào”, bà khẳng định.
    Trung Quốc đang gia tăng sự quả quyết thậm chí là gây hấn trong khi đưa ra tuyên bố chủ quyền với toàn bộ Biển Đông – vùng biển được tin là giàu tài nguyên dầu khí. Trung Quốc đã hai lần cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam khi tàu thăm dò hoạt động trong phạm vi chủ quyền của Việt Nam. Quan chức Philippines cũng cáo buộc việc Trung Quốc ít nhất sáu lần xâm nhập vùng biển của họ.
    Biển Đông là nơi diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam. 
    Năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ đã ra tuyên bố mạnh mẽ về quan điểm của Washington với Biển Đông. Bà khẳng định, Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo các xung đột được giải quyết theo con đường hoà bình.
    Trước đó, ông Del Rosario nói rằng, Philippines trông cậy vào sự ủng hộ vững chắc của Mỹ trong việc củng cố các khả năng hải quân, và Ngoại trưởng Clinton đã nói rằng, Washington sẽ đứng bên cạnh bạn bè mình. "Tôi muốn nhấn mạnh cam kết của chúng tôi là bảo vệ Philippines”, bà Clinton nhấn mạnh, Mỹ sẽ tuân thủ cả hiệp ước phòng thủ chung và liên minh chiến lược lâu dài với quốc gia Đông Nam Á này.
    Manila đã tìm kiếm sự khẳng định rõ ràng từ Washington về phản ứng thế nào với tình hình Biển Đông theo Hiệp ước Phòng thủ chung giữa hai nước năm 1951 cũng như muốn Mỹ hỗ trợ nâng cấp các khả năng hải quân.
    Philippines, vốn từ lâu nhận được các trang bị quân sự tân trang của Mỹ, nay mong muốn xem xét những thoả thuận mới như cho thuê các thiết bị mới hơn, cung cấp nhanh chóng hơn, Ngoại Del Rosario nói trong một cuộc gặp trước đó tại Washington.
    Bà Clinton tuyên bố: "Chúng tôi quyết tâm và cam kết hỗ trợ cho việc phòng thủ của Philippines và có nghĩa là sẽ cố gắng tìm cách cung cấp các trang thiết bị phù hợp”.
    Tranh cãi giữa Manila và Bắc Kinh trở nên căng thẳng sau khi tàu hải quân và tàu hải giám Trung Quốc đã thả phao, dựng cột trụ ở gần một bãi ngầm trong khu vực mà Manila khẳng định là vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Ông Del Rosario nói, sự xâm nhập của Trung Quốc “rõ ràng trở nên gây hấn hơn và thường xuyên hơn”.
    Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải hôm thứ Tư nói với báo chí nước ngoài ở Bắc Kinh rằng, Trung Quốc không chịu trách nhiệm gây ra các vụ việc ở Biển Đông và rằng nếu Washington muốn đóng một vai trò thì họ nên thúc giục sự kiềm chế từ các bên tuyên bố chủ quyền khác.
  2. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
  3. ivancutonhuphich

    ivancutonhuphich Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/06/2011
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Vẫn 1 câu....

    Mỹ nô thì là CHÓ
    Nga nô mới được là NGƯỜI
    =))=))=))=))=))
  4. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    918
    Bình tĩnh và kìm chế.
    Nếu nhìn lại quá trình đấu tranh của VN để dành lại chủ quyền của mình, không thể nói chính phủ không có tầm nhìn dài hạn. Không có 10 năm phát triển kinh tế (1991-2001) thì lấy đâu ra tiềm lực mà đầu tư cho hải và không quân. Không có 10 năm tích lũy lực lượng quốc phòng với các hợp đồng mua bán, đào tạo lớn (2001 -2011), VN lấy gì ra để có thể tự tin đối đầu (dù chỉ là trên mặt báo chí - truyền thông) với Khựa trọc. Nói thẳng trắng ra là trong suốt thời kỳ vừa qua,VN mình đã phải chịu đè nén nhiều - cầm 16 chữ vàng - dù biết là vàng giả mà mặt vẫn giả bộ vui mừng - để mua thêm thời gian, củng cố thế trận.
    Nói cho đúng thì với kinh nghiệm "di truyền" của người VN mình, sống trong một đất nước mà 1000 năm qua, chưa có thời kỳ nào mà hòa bình kéo dài được quá 50 năm, người Việt biết thừa là chẳng thể tin nổi bố con thằng nào. Chẳng thể là Mỹ mà chắc chắn không phải là Tàu. Chưa bao giờ mơ hồ về chính trị hay ngoại giao ngay cả trong giấc ngủ.
    Tàu cũng là đối thủ truyền kiếp và quá hiểu Việt. Tại sao Tàu lại gây hấn và thời điểm này mà không phải là sớm hay muộn hơn. Đơn giản vì đây là thời điểm lịch sử duy nhất. Việt chưa kịp trở thành quá mạnh đến mức không thể nuốt được, vũ khí Việt thì vẫn nằm một phần tại Nga chưa kịp về nhà. Nội bộ Tàu mới chỉ chớm nở rạn nứt, chưa phải là mối lo hàng ngày. Mẽo chuẩn bị cho bầu cử, vì thế chính sách đối ngoại với DNA chưa thể định hình được trong nửa cuối 2011 và nửa đầu 2012. Vì thế thúc đẩy va chạm quân sự không bây giờ, lúc này thì còn bao giờ. Thời cơ của Tàu đã hội đủ, địa lợi - thiên thời, còn nhân hòa thì không xét.
    Vậy thì cái gì Tàu muốn thì mình quyết không làm. Không có gì lợi cho Tàu hơn bằng một cuộc va chạm quân sự trong 12 tháng tới. Trên sân chơi biển Đông, Việt Nam mới là người nắm thế chủ động về thời gian và địa điểm. Để cho biển Đông an lành chắc chắn là lại phải có một cuộc chiến với Tàu. ***** ngày xưa từng tiên đoán với Mèo là chỉ khi nào B52 có rơi tại Hà Nội thì Mèo với ngồi xuống đàm phán và rút quân. Chắc là trong thời điểm hiện đại, chỉ khi Giang Vệ chìm ở miền Trung thì biển Đông mới hòa bình. Tuy nhiên đừng phải là trong vòng 12 tới.
    Khẩn trương gây chiến là vấn đề không cần bàn với Tàu, đã thế ta cứ hòa hoãn và thong dong. Lui quân, điều quân, luyện quân đến khi khí tài thao tác thành thạo, thế trận ngoại giao vững như bàn thạch thì chỉ cần một chiến thắng như Điện Biên Phủ, như chiến dịch HCM trên biển là đủ sức giữ gìn lãnh thổ.

    Nhưng chẳng hiểu làm vậy thì có bị coi là hèn nhát không nhỉ. Đặc biệt là với các chí sĩ "râm chủ"????.
    Kích động chống Úc thì khó chứ chống Tàu thì như thả diêm vào kho xăng.
    Kìm chế đợi thời mới khó - mới như thao lược của đức Trần.
  5. tk_46kd2

    tk_46kd2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Thằng Kam nó thuộc dạng Chí Phèo, cứ thằng nào cho nó tiền là nó gọi bằng bố ngay, phải cẩn thận nó cắn sau lưng.
  6. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    918
    Kệ nó, láo quá thì mình cho sĩ quan du lịch Thái, bộ trưởng BQP đi thăm và làm việc ở Thái. [r2)]. Con gì cũng chỉ có một mõm thôi, đâu cắn tứ phía được.
  7. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.503
    Đã được thích:
    3.596
    [​IMG]
    Chó và Chủ
  8. nguyenlantb

    nguyenlantb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2009
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    11
    Những bình luận phải nói là không biết dùng từ gì cho xứng! Nói trực tiếp mod del bài!:((
  9. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.503
    Đã được thích:
    3.596
    Gì mà bức xúc, theo tinh thần TTVNOL thôi, thằng nào dựa vào Mẽo đều là Chó hết mà =))=))=))=))=))=))=))
    " Thằng đang mạnh sẵn, có đàn em lâu la nhiều, cầm trịch toàn bãi thì cần sự tôn vinh, cần uy quyền, cần phục tùng và thu lợi một cách " sạch sẽ", mặc dù về bản chất cũng đ éo có gì là sạch sẽ cả! Muốn thế thì nó phải khoác cho mình cái áo đẹp là : Nghĩa , là Tín, là Tự do! Có vậy thì bọn chó , chồn lóc nhóc nó mới yên tâm đi theo để xin cơm rơi thịt vã"
  10. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Su-30MK2, 'ông hoàng' của Không quân Việt
    24/06/2011 11:03:07 AM (GMT+7)

    Theo hãng tin RIA Novosti, Nga đã bắt đầu thực hiện hợp đồng cung cấp cho Việt Nam lô hàng máy bay tiêm kích Su-30MK2.
    Theo đó, 4 chiếc chiến đấu cơ Su-30MK2 đầu tiên đã được chuyển giao cho Không quân Việt Nam.
    TIN BÀI KHÁC
    Làm chuyện ấy với bố đẻ vì 'lần đầu được yêu...'
    Lao xe vào công nhân: Chỉ đạo từ trong?
    Ghê người nhìn 'quái nhân' ăn động vật sống
    Một người đàn ông bị giết, cắt đứt tai
    Phút kinh hoàng của bà bầu bị xe tải cố ý đâm
    HLV Lê Minh Khương vẫn bị xử phạt 2 triệu đồng
    Xin giới thiệu với độc giả một số thông tin về chiến đấu cơ Su-30MK2.

    Su-30MK2 có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không bằng tên lửa điều khiển tầm trung và tầm ngắn, tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và mặt nước bằng tất cả các loại vũ khí có độ chính xác cao.

    Su-30MK2 có thể tác chiến độc lập hoặc theo biên đội trong nhiều kiểu thời tiết. Chiến đấu cơ này cũng có thể được sử dụng để huấn luyện các kỹ thuật bay và cách sử dụng các phương tiện tiêu diệt đường không cho phi công.

    Đây là loại máy bay 2 chỗ ngồi, có khả năng thực thi nhiệm vụ trong điều kiện đêm tối, đặc biệt có thể sử dụng cả các loại vũ khí tác chiến tầm xa và tiếp nhiên liệu trên không.

    Máy bay tiêm kích Su-30MK2 Theo đánh giá của các chuyên gia Nga, phiên bản Su-30MK2 dành cho Việt Nam có nhiều cải tiến để tác chiến hỗn hợp.

    Với tính năng linh hoạt có thể bổ nhào, quay tròn và dễ dàng thay đổi góc bay, Su-30MK2 có thể làm nhiệm vụ tiêm kích (không chiến) nhằm đánh chặn và giành ưu thế trên không.

    Khi thực hiện nhiệm vụ cường kích, máy bay có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên mặt đất, tiêu diệt hệ thống phòng không - radar của đối phương. Loại máy bay tiêm kích này cũng là "quả đấm" lợi hại trong các trận không - hải chiến, có khả năng diệt gọn các mục tiêu trên biển.

    Su-30MK2 có kết cấu khung càng chắc chắn bảo đảm độ tin cậy, có khả năng cất cánh với tải trọng tác chiến tối đa lên đến 38 tấn.

    So sánh khả năng của Su-30MK2 với một số máy bay chiến đấu Mỹ. Thiết bị trinh sát hiện đại

    Ở chế độ “không đối không”, radar của Su-30MK2 làm việc bảo đảm sục sạo các mục tiêu trên không, làm cơ sở cho các quyết định tấn công các mục tiêu bằng tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa với các hệ thống điều khiển khác nhau; sục sạo, chặn bắt và bám các mục tiêu quan sát được bằng mắt thường trong hoạt động tác chiến tầm gần.

    Ở chế độ "không đối đất", radar của Su-30MK2 bảo đảm phát hiện mục tiêu trong nhiều điều kiện thời tiết, đo tọa độ các mục tiêu mặt nước và mặt đất, cung cấp tọa độ cho việc điều khiển tên lửa Kh-31А, Kh-35E, Kh-59МК tấn công.

    Buồng lái Su-30MK2
    Hệ thống ngắm bắn quang – điện tử của máy bay gồm thiết bị định vị - quang học và hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ phi công. Thiết bị định vị - quang học là khối kết hợp giữa thiết bị định vị quan sát ảnh nhiệt – theo dõi và thiết bị đo xa – chỉ thị mục tiêu bằng laser, được sử dụng để phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên không ở bán cầu phía trước và phía sau mục tiêu theo bức xạ nhiệt, đo cự ly từ máy bay đến các mục tiêu mặt đất và trên không bằng tia laser.

    Ngoài ra, nó còn được sử dụng để chiếu laser vào các mục tiêu mặt đất, "dẫn đường" cho các tên lửa “không đối đất” có đầu tự dẫn laser chủ động tấn công.

    Vũ khí đa dạng

    Vũ khí của Su-30MK2 gồm pháo tự động cỡ 30mm loại GSh-301 (150 quả đạn), bom hoặc tên lửa được bố trí trên 12 điểm treo dưới cánh và thân.

    Vũ khí tên lửa “không đối không” gồm các tên lửa có điều khiển tầm trung R-27 (R-27T1 và R-27ET1 được trang bị đầu tự dẫn nhiệt, R-27R1 và R-27ER1 được trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động), tên lửa R-27P1, R-27EP1, tên lửa tầm ngắn R-73E với đầu tự dẫn hồng ngoại, tên lửa tầm trung RVV-AE với đầu tự dẫn radar chủ động.

    Để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất (mặt nước), Su-30MK2 sử dụng các loại vũ khí có điều khiển và không có điều khiển.

    Vũ khí có điều khiển “không đối đất” bao gồm tên lửa Kh-59ME, Kh-35E và Kh-59MK, tên lửa đối hạm siêu tốc tầm trung Kh-31P với đầu tự dẫn radar thụ động, tên lửa tầm ngắn Kh-29T (E) với đầu tự dẫn nhiệt hoặc Kh-29L với đầu tự dẫn laser, bom hàng không điều khiển KAB-500KP (KAB-500-OD).

    Vũ khí không có điều khiển bao gồm bom hàng không loại 500kg, 250kg và 100kg, bom cháy và tên lửa không có điều khiển S-8, S-13, S-25-OFM.

    Thông số cơ bản của Su-30MK2

    Động cơ: 2xAL-31F
    Dài: 21,9m; Cao: 6,4m; Sải cánh: 14,7m
    Trọng lượng cát cánh tối đa 34.500 kg
    Trọng lượng tải tác chiến: 8.000kg
    Dự trữ nhiên liệu: 9.720kg
    Vận tốc bay tối đa: Mach 2
    Trần bay thực tế: 17.300m

Chia sẻ trang này